Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 104

LUYỆN THÉP LÒ ĐIỆN

1
LUYỆN THÉP LÒ ĐIỆN
• Trong lò điện có thể luyện thép hợp kim với hàm lượng
lưu huỳnh, photpho và các tạp chất phi kim thấp, ít cháy
hao các nguyên tố hợp kim. Trong quá trình nấu luyện lò
điện có thể điều chỉnh nhiệt độ và thành phần hóa học
của kim loại chính xác, nấu luyện bất kỳ hợp kim nào.
• Lò điện có các ưu điểm so với các lò luyện thép khác
cho nên người ta chỉ nấu luyện các loại thép dụng cụ,
thép ổ lăn, thép làm việc ở nhiệt độ cao và nhiều loại
thép khác trong các lò điện.
• Lò điện công suất lớn được sử dụng thành công để
luyện thép cacbon thấp và cacbon cao. Ngoài ra, lò điện
còn sử dụng để sản xuất các loại hợp kim fero khác
nhau.
2
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
1. Cấu tạo của lò điện hồ quang.
•Hiện nay, nước Nga đã đi vào sản xuất thép trong lò điện
100-250 tấn/mẻ, nước Mỹ sử dụng loại lò 200-360 tấn/mẻ
để sản xuất thép cacbon chất lượng, còn Trung Quốc, Ấn
Độ đã sử dụng lò điện cỡ 100-200 tấn/mẻ để sản xuất thép
cacbon và thép hợp kim.
•Trên hình 1 là lò hồ quang có dung tích 200 tấn. Lò gồm
có vỏ lò bằng thép dạng hình trụ với đáy hình cầu. Bên
trong vỏ thép là gạch chịu lửa. Lò được đậy bằng nắp tháo
rời được. Lò có cửa thao tác và lỗ tháo thép nối với máng
tháo.

3
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG

•Lò được cấp điện xoay chiều 3 pha. Nung nóng và nấu
chảy kim loại thực hiện được nhờ hồ quang giữa các đầu
của 3 điện cực và kim loại trong lò.
•Lò tựa trên hai trụ đỡ hình viên phân, lăn trên hai bệ lò.
Nhờ cơ cấu thanh răng, lò có thể nghiêng về phía máng
tháo hay cửa thao tác.
•Trước khi nạp liệu vào lò, nắp lò được nâng lên nhờ cần
trục, sau đó nắp lò và các điện cực được quay về hướng
máng tháo và liệu được nạp vào lò từ thùng chất liệu.

4
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
Hình 1. 1- Điện cực;
2- Kẹp điện cực; 3-
Nắp lò; 4- Móc treo
nắp lò; 5- Vành ôm
nắp lò; 6- Vỏ lò hình
trụ; 7- Sàn thao tác;
8- Cơ cấu nghiêng
lò; 9- Bệ lò; 10.Giá
lắc; 11. Máng tháo
thép; 12. Cần trục;
13. Dây dẫn mềm;
14. Trụ đỡ kẹp điện
cực; 15. Xà ngang
của kẹp điện cực;
16. Ống dẫn điện.
5
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
1.1. Các thiết bị cơ khí của lò điện hồ quang
• Vỏ lò. Vỏ lò phải chịu được tải trọng của vật liệu
chịu lửa và kim loại. Vỏ lò được hàn từ thép tấm
dày 16-50 mm tùy thuộc vào kích thước lò.
• Nội hình không gian làm việc của lò phụ thuộc vào
hình dạng vỏ lò. Phổ biến nhất là vỏ lò hình trụ-nón
(hình 2).
• Phần dưới vỏ lò có dạng hình trụ, còn phần trên –
hình nón cụt mở rộng về phía trên. Hình dạng vỏ lò
như vậy dễ vá lò bằng vật liệu chịu lửa, thành lò
nghiêng tăng độ bền của lớp xây vì xa hồ quang
hơn.
6
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG

• Người ta còn sử dụng vỏ lò hình trụ có các tấm


làm nguội bằng nước. Để giữ được dạng hình
trụ, vỏ lò được tăng cường bằng các gân, vành
cứng.
• Đáy vỏ lò có dạng hình cầu để đảm bảo độ bền
vỏ lò lớn nhất và khối lượng gạch chịu lửa nhỏ
nhất.
• Đáy lò được làm bằng thép không từ tính để lắp
đặt dưới lò thiết bị khuấy trộn bằng điện từ.

7
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG

Hình 2. Vỏ lò điện hồ quang hình trụ - nón


8
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
• Nắp lò. Phía trên của lò được đậy bằng nắp lò. Nắp
lò được xây bằng gạch chịu lửa trong vành ôm nắp
lò. Bên dưới vành ôm nắp lò có vành gờ nằm trong
rãnh cát của vỏ lò.
• Trong lớp xây vòm nắp lò có chừa lại 3 lỗ để đưa
các điện cực vào lò.
 Đường kính lỗ lớn hơn đường kính điện cực nên
trong thời gian nấu luyện khí nóng phun ra khe hở
gây hư hỏng điện cực và mất nhiệt.
 Do vậy, người ta đặt các vòng ôm điện cực để làm
kín lỗ đặt điện cực và làm nguội vòm lò. Trong vòm
lò còn có lỗ để hút khí mang bụi và lỗ để thổi oxi.
9
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
• Cửa thao tác. Để nạp liệu vào lò có dung tích nhỏ và để
đưa các thành phần hợp kim, trợ dung vào các lò lớn, để
cào xỉ, quan sát, vá sửa lò có cửa thao tác được viền
bằng khung đúc.
• Các thanh dẫn hướng được gắn vào khung cửa. Nắp
cửa lò sẽ trượt trên các thanh dẫn hướng này. Để nâng
nắp cửa lò, người ta sử dụng các cơ cấu dẫn động bằng
khí nén, thủy lực hay cơ điện.
• Phía đối diện với cửa lò có cửa tháo thép ra khỏi lò.
Máng tháo được hàn vào cửa tháo thép. Lỗ để tháo thép
có dạng tròn đường kính 120-150 mm hay chữ nhật
150x250 mm.

10
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
• Máng tháo được hàn vào vỏ lò với một góc nghiêng 10-
120 theo phương ngang. Phía trong máng tháo lót bằng
gạch samôt, chiều dài máng tháo khoảng 1-2 m.
• Kẹp điện cực để cấp điện cho điện cực và để kẹp điện
cực.
• Đầu của kẹp điện cực bằng đồng thanh hay bằng thép
và được làm nguội bằng nước vì bị nung nóng mạnh bởi
nhiệt từ lò và các dòng điện tiếp xúc.
• Bộ kẹp điện cực phải kẹp chặt điện cực và có điện trở
tiếp xúc nhỏ. Phổ biến nhất là kẹp điện cực kiểu lò xo-
khí nén (hình 3).

11
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
Hình 3. Cơ cấu dịch
chuyển các điện cực (a);
Kẹp điện cực kiểu lò xo -
khí nén (b)
1- Điện cực; 2- Vòng
kẹp; 3- Xà ngang của kẹp
điện cực; 4- Puly; 5- Trụ
đỡ; 6- Đối trọng; 7- Động
cơ của cơ cấu dịch
chuyển điện cực; 8-
Xilanh khí nén; 9-Ống dẫn
điện; 10- Lò xo; 11- Đầu
kẹp điện cực; 12- Thanh
kéo

12
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
• Việc kẹp điện cực thực hiện được nhờ không khí nén.
Kẹp điện cực được gắn vào xà ngang – côngxon, gắn
chặt với trụ di động (trụ trong) tạo thành một kết cấu
cứng. Trụ trong có thể di chuyển lên xuống bên trong trụ
cố định dạng hộp (trụ ngoài).
• Ba trụ ngoài cố định liên kết cứng vào một kết cấu
chung, đặt trên sàn của giá lắc. Trụ ngoài có gắn 4 hoặc
8 puly bên trong, có nhiệm vụ dẫn động trụ trong lên
xuống theo hướng nhất định.

13
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
• Sự dịch chuyển của các trụ trong nhờ hệ thống dây tời,
đối trọng, được truyền động bằng các động cơ hay thiết
bị thủy lực.
• Cơ cấu dịch chuyển điện cực phải đảm bảo nâng điện
cực nhanh trong trường hợp sụt liệu khi nấu luyện, hay
hạ điện cực xuống đều để tránh nhúng sâu vào kim loại
hay va đập với các cục liệu chưa nóng chảy.
• Tốc độ nâng điện cực khoảng 2,5-6,0 m/phút; tốc độ hạ
điện cực 1,0-2,0 m/phút.

14
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
• Cơ cấu nghiêng lò phải nghiêng lò đều đặn về phía lỗ
tháo một góc 40-450 và về phía cửa thao tác một góc 10-
150 để tháo xỉ.
• Sơ đồ cơ cấu nghiêng lò như hình 4. Thân lò đặt trên giá
lắc, tựa trên hai – bốn trụ đỡ hình viên phân, lăn theo
các thanh dẫn hướng nằm ngang.
• Trong các trụ hình viên phân có các lỗ, còn trong các
thanh dẫn hướng có các răng vấu để ngăn ngừa sự
trượt của các trụ hình viên phân khi nghiêng lò.
• Việc nghiêng lò nhờ thanh răng và cơ cấu bánh răng hay
dẫn động thủy lực. Hai xilanh được gắn chặt trên gối tựa
cố định của móng lò, còn cần pittông liên kết với trụ hình
viên phân bằng khớp nối.

15
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG

Hình 4. Sơ đồ nghiêng lò Hình 5. Sơ đồ thùng


điện hồ quang liệu
16
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
• Hệ thống nạp liệu. Thường có hai dạng: Nạp liệu qua
cửa thao tác bằng máy nạp liệu và nạp liệu từ trên
xuống bằng thùng liệu. Nạp liệu qua cửa thao tác chỉ sử
dụng cho các lò nhỏ.
• Khi nạp liệu từ trên xuống một-hai lần nạp trong ~5 phút,
gạch chịu lửa ít bị nguội hơn, rút ngắn thời gian nấu
luyện, giảm tiêu hao điện năng, sử dụng dung tích lò
hiệu quả hơn.
• Để nạp liệu vào lò, người ta nâng nắp lò lên trên vỏ lò
150-200 mm và quay cùng với các điện cực về một phía,
không gian lò được mở ra hoàn toàn để đưa thùng liệu
vào.

17
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
• Nắp lò được treo trên khung. Khung liên kết với các trụ
cố định của các kẹp điện cực thành một kết cấu cứng
tựa trên bàn quay, được gắn chặt với ổ lăn.
• Các lò lớn có tháp quay, trong đó tập trung tất cả các cơ
cấu quay nắp lò. Tháp quay xung quanh các khớp trên
các con lăn theo đường ray hình cung.
• Thùng liệu là hình trụ bằng thép, có đường kính nhỏ hơn
đường kính không gian làm việc của lò. Phía dưới hình
trụ có các tấm hình quạt mềm, di động ghép lại. Đầu
cuối của các tấm hình quạt được thắt chặt lại qua vòng
dây cáp.

18
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
• Việc cân và nạp liệu vào thùng liệu được thực hiện ở
sân liệu của phân xưởng luyện thép. Thùng liệu được
đưa vào xưởng luyện thép bằng xe goòng và được nhấc
lên bằng cầu trục và được thả xuống lò.
• Nhờ cơ cấu nâng phụ của cầu trục, người ta bứt dây
cáp ra khỏi tai vấu của các tấm hình quạt và khi nâng
thùng liệu, các tấm hình quạt mở ra, liệu rơi vào thùng
theo trình tự mà liệu đã được xếp vào thùng.
• Sơ đồ thùng liệu được thể hiện trên hình 5.

19
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
• Khi sử dụng liệu là sắt xốp dạng viên, việc nạp liệu có
thể được thực hiện liên tục theo ống dẫn đi vào lỗ trên
nắp lò.
• Trong thời gian luyện thép, các điện cực khoét ba hố
trong liệu, đáy của các hố này tập trung kim loại lỏng.
• Để nhanh chóng nấu chảy liệu, lò được trang bị thiết bị
quay thân lò về phía khác với một góc 800. Như vậy, các
điện cực sẽ khoét 9 hố trong liệu.
• Để quay thân lò, người ta nhấc nắp lò, nhấc các điện
cực cao hơn mức liệu và quay thân lò nhờ vành bánh
răng gắn trên vỏ lò và bánh răng truyền động. Thân lò
tựa trên các con lăn.

20
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
• Làm sạch khí thải. Khi làm việc, các lò hồ quang luyện
thép lớn sẽ thải vào môi trường khí quyển một lượng khí
lớn mang theo bụi. Khi sử dụng oxi và các vật liệu bột
còn tăng thêm bụi trong khí thải.
• Hàm lượng bụi trong khí lò điện hồ quang đạt đến
10g/m3, cao hơn nhiều so với tiêu chuẩn cho phép.
• Để thu bụi, người ta hút khí từ lò ra bằng quạt hút công
suất lớn. Để hút khí, người ta tạo bốn lỗ có ống hút khí
trong nắp lò. Ống đi qua khe hở, cho phép nghiêng lò
hay quay lò, đi đến ống dẫn khí cố định.

21
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
• Trên đường đi, khí được pha loãng bằng không khí, cần
thiết để đốt cháy khí CO. Sau đó khí được làm nguội
bằng các vòi phun nước trong thiết bị trao đổi nhiệt và
được đưa đến ống Venturi, ở đó bụi được giữ lại do
thấm nước.
• Người ta còn sử dụng các bộ lọc túi vải, lọc điện.
• Người ta sử dụng hệ thống làm sạch khí cho toàn bộ
phân xưởng luyện thép lò điện bằng cách đặt các chụp
hút khí dưới mái nhà xưởng, phía trên lò điện.

22
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
• Lớp lót của lò. Phần lớn các lò hồ quang có lớp lót
mang tính bazơ, bằng vật liệu cơ bản là MgO. Lớp lót lò
tạo ra bể chứa kim loại và đóng vai trò cách nhiệt, giảm
mất nhiệt.
• Các phần chính của lớp lót lò 100 tấn như hình 6.
• Nhiệt độ ở vùng hồ quang điện đạt đến vài ngàn độ. Mặc
dù lớp lót lò cách xa hồ quang, nó vẫn phải chịu sự nung
nóng đến 17000C.
• Do vậy, để xây lớp lót lò, vật liệu phải có độ chịu lửa, độ
bền cơ học, độ bền nhiệt và độ bền hóa học cao.

23
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
• Đáy lò được xây theo trình tự sau: Trên lớp vỏ thép
người ta lót amiăng tấm, trên lớp amiăng là lớp bột
samôt, rồi đến hai lớp gạch samôt và lớp gạch manhêzit
xây phía trong.
• Trên lớp gạch manhêzit, người ta đầm một lớp bằng bột
manhêzit với nhựa than đá và pec dầu mỏ.
• Chiều dày lớp đầm khoảng 200 mm. Chiều dày tổng của
lớp xây đáy lò gần bằng chiều sâu bể chứa kim loại và
có thể đạt đến 1 m đối với các lò lớn.
• Sau khi lót amiăng và xây gạch samôt, tường lò được
xây bằng gạch crôm-manhêzit không nung có kích
thước lớn với chiều dài đến 430 mm.

24
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG

Hình 6. Sơ đồ lớp lót lò hồ quang 100 tấn


1- Vỏ kim loại; 2- Amiăng tấm; 3- Lớp bột samôt; 4- Gạch samôt; 5-
Gạch manhêzit; 6- Bột manhêzit; 7- Vòng ray; 8- Nắp cửa thao tác;
9- Khung cửa thao tác; 10- Vòng ôm điện cực; 11- Cửa van cát; 12-
Gạch crom-manhêzit; 13- Amiăng vụn 25
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
• Tường lò có thể xây bằng gạch trong các khung sắt để
đảm bảo hàn các viên gạch thành một khối liền. Tuổi thọ
của tường lò khoảng 100-150 mẻ nấu. Tuổi thọ của đáy
lò khoảng một – hai năm.
• Lớp lót của nắp lò làm việc trong điều kiện khó khăn.
Lớp này phải chịu tải nhiệt lớn từ hồ quang điện và nhiệt
bức xạ từ xỉ.
• Nắp lò được xây bằng gạch crôm-manhêzit. Người ta sử
dụng gạch tiêu chuẩn và gạch định hình để xây nắp lò.
Trong mặt cắt ngang, nắp lò có dạng vòm để đảm bảo
sự liên kết chặt chẽ giữa các viên gạch với nhau.

26
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
• Tuổi thọ của nắp lò khoảng 50-100 mẻ nấu. Nó phụ
thuộc vào chế độ điện của mẻ nấu, thời gian kim loại
lỏng ở trong lò, thành phần của thép đang nấu và của xỉ.
• Phổ biến nhất là nắp lò có nước làm nguội và tấm làm
nguội tường lò. Các bộ phận này giảm nhẹ điều kiện làm
việc của lớp lót.
• Điện cực và hồ quang điện. Dòng điện đi vào không
gian nấu luyện của lò được cung cấp qua các điện cực
có đường kính từ 100 đến 610 mm và chiều dài đến
1500 mm.
• Trong các lò nhỏ, người ta sử dụng điện cực bằng than,
còn trong các lò lớn – điện cực graphit. Điện cực graphit
được làm từ các vật liệu cacbon ít tro: Cốc dầu mỏ,
nhựa than đá, pec dầu mỏ.
27
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
• Vật liệu làm điện cực được trộn đều và ép, sau đó nung
trong các lò đốt bằng gas ở 13000C rồi nung graphit hóa
ở 2600-28000C trong các lò điện trở.
• Trong quá trình vận hành, do sự oxi hóa bởi khí lò và
phun bụi khi hồ quang cháy, các điện cực bị cháy. Theo
mức độ ngắn dần của điện cực, người ta hạ các điện
cực xuống lò và kẹp điện cực sẽ ngày càng gần nắp lò.
• Đến lúc điện cực trở nên quá ngắn, không thể giữ được
hồ quang thì cần phải nối dài điện cực. Để nối dài điện
cực, ở đầu cuối điện cực có lỗ ren để vặn ống nối
chuyển tiếp vào. Nhờ ống nối chuyển tiếp, các điện cực
được nối dài.
• Tiêu hao điện cực vào khoảng 5-9 kg/tấn thép.

28
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
• Hồ quang điện là một dạng phóng điện. Khi phóng điện,
dòng điện truyền qua khí, hơi kim loại đã được ion hóa.
• Khi các điện cực đi xuống gần liệu hay các điện cực đến
gần nhau, trong thời gian ngắn sẽ xuất hiện sự ngắn
mạch, tạo ra dòng điện lớn. Các đầu cuối của điện cực
bị nung sáng trắng.
• Khi tách các điện cực ra, xuất hiện hồ quang điện giữa
các điện cực. Từ catốt bị nung nóng xảy ra phát xạ điện
tử bay về phía anốt, va chạm với các phân tử khí và ion
hóa các phân tử này.
• Các ion âm bay về phía anôt, còn ion dương về phía
catôt.

29
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
• Không gian giữa anôt và catôt trở nên ion hóa và dẫn
điện. Các điện tử và ion bắn phá anôt làm cho anôt bị
nung nóng mạnh. Nhiệt độ anôt đạt đến 40000C.
• Hồ quang có thể phát bằng dòng điện một chiều hay
xoay chiều. Các lò hồ quang làm việc với dòng điện xoay
chiều. Nước Đức đã xây dựng các lò hồ quang một
chiều.
• Trong chu kỳ đầu, khi catôt là các điện cực, hồ quang
cháy. Khi đổi cực, liệu trở thành catôt, hồ quang tắt.
• Trong thời gian nấu luyện ban đầu, kim loại chưa được
nung nóng, chưa đủ nhiệt độ phát xạ điện tử nên hồ
quang cháy không ổn định.
• Sau khi bể chứa kim loại lỏng được che phủ bởi lớp xỉ,
hồ quang trở nên ổn định và cháy đều hơn.
30
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
• Thiết bị điện. Điện áp làm việc của lò hồ quang khoảng
100-800V, còn cường độ dòng điện đến hàng chục ngàn
ampe.
• Công suất của từng thiết bị riêng lẻ đến 50-140 MV.A.
Dòng điện cấp cho trạm biến áp của xưởng luyện thép
có điện áp đến 110 kV. Cuộn sơ cấp của máy biến áp
được cấp điện với điện áp cao.
• Trên hình 7 là sơ đồ mạch điện lò hồ quang. Thiết bị
điện của lò hồ quang bao gồm các cụm chi tiết sau:
1. Cầu dao không khí (2) để ngắt mạch toàn bộ thiết bị lò
ra khỏi đường dây cao áp trong thời gian sửa chữa lò.

31
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
2. Cầu dao tự động chính (3) dùng để ngắt mạch khi có
phụ tải của mạch điện mà dòng điện cao áp đi qua. Khi
xếp liệu vào lò không chặt, trong thời gian nấu luyện
ban đầu, khi liệu còn nguội, hồ quang không ổn định,
xảy ra sụt liệu và ngắn mạch giữa các điện cực.
 Khi đó cường độ dòng điện tăng đột ngột, dẫn đến quá
tải ở máy biến áp, có thể gây hư hỏng máy biến áp.
 Khi cường độ dòng điện tăng quá mức quy định, cầu
dao chính tự động ngắt mạch. Để tự động ngắt mạch,
cầu dao chính được trang bị rơle cường độ dòng điện tối
đa.

32
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
• Cuộn cảm (7) của máy biến áp sẽ tạo ra một sức điện
động tự cảm trong cuộn dây. Sức điện động cảm ứng sẽ
chống lại nguyên nhân sinh ra nó.
 Nó sẽ làm tăng cường độ dòng khi dòng giảm và làm
giảm cường độ dòng khi dòng tăng, nghĩa là nó có tác
dụng duy trì và ổn định dòng hồ quang, biến hồ quang
gián đoạn thành hồ quang liên tục, dòng điện và hồ
quang ổn định, liệu chóng chảy.
 Tuy nhiên, khi hoạt động, cuộn cảm làm giảm hiệu suất
và công suất máy biến áp do bản thân cuộn cảm làm
cho hệ số cos giảm.

33
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
 Do vậy, khi liệu đã chảy và hồ quang ổn định, cuộn cảm
sẽ được ngắt khỏi mạch điện của lò để nâng cao công
suất lò và tiết kiệm năng lượng.
• Những cầu dao 2,3 và 8 đều là những nơi đóng ngắt
mạch có cường độ dòng điện cao, dễ phát sinh hồ
quang nên phải được chế tạo từ những vật liệu đặc biệt.
Vật liệu này có khả năng triệt tiêu hồ quang khi tiếp xúc.
3. Máy biến áp lò dùng để biến đổi điện áp cao thành điện
áp thấp (từ 6-10 kV xuống 100-800 V).
 Các cuộn dây cao áp, thấp áp và lõi thép dẫn từ được
đặt vào thùng chứa dầu để làm nguội các cuộn dây.

34
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG

Hình 7. Sơ đồ mạch điện lò


điện hồ quang.
1- Đường dây cao áp; 2. Cầu
dao không khí; 3. Cầu dao tự
động chính; 4. Biến dòng; 5.
Biến áp; 6. Rơle bảo vệ,
dụng cụ đo; 7. Cuộn cảm mở
lò; 8. Cầu dao ngắt cuộn
cảm; 9. Thiết bị chuyển cấp
điện áp; 10. Biến áp lò; 11.
Bộ điều chỉnh; 12. Điện cực;
13. Kim loại lỏng.

35
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
 Việc làm nguội được thực hiện bằng cách bơm cưỡng
bức dầu từ vỏ máy biến áp vào bể trao đổi nhiệt, ở đó
dầu được làm nguội bằng nước.
 Người ta đặt máy biến áp bên cạnh lò trong phòng đặc
biệt. Nó có thiết bị chuyển mạch cho các cuộn dây theo
từng cấp và điều chỉnh điện áp vào lò theo từng cấp.
 Ví dụ, biến áp của lò 200 tấn và công suất 65 MV.A có
23 cấp điện áp, có thể chuyển mạch khi có phụ tải mà
không phải tắt lò.
 Trên hình 8 là sơ đồ cấp điện năng cho lò hồ quang.

36
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG

Hình 8. Sơ mạch điện ngắn của lò hồ quang.


1- Điện cực; 2- Ống dẫn điện cứng; 3- Dây dẫn điện mềm’;
4- Fiđe; 5- Biến áp lò 37
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
• Phần mạch điện từ máy biến áp lò đến các điện cực gọi
là mạch điện ngắn.
 Nhờ các sợi cáp điện mềm, được làm nguội bằng nước,
các đường dây cáp (fiđe) đi ra khỏi tường trạm biến áp
cấp điện cho kẹp điện cực. Chiều dài đoạn cáp mềm
phải đủ để thực hiện nghiêng lò và quay nắp lò khi nạp
liệu.
 Các sợi cáp mềm nối với các ống đồng được làm nguội
bằng nước đặt trên xà ngang của kẹp điện cực. Ống
đồng nối trực tiếp vào đầu kẹp điện cực.
 Ngoài các cụm chi tiết trên, trong mạch điện còn có các
dụng cụ đo khác nhau nối vào các đường dây dẫn dòng
điện đi qua các máy biến dòng hay biến áp, cũng như
các dụng cụ điều chỉnh tự động quá trình nấu luyện.
38
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
• Điều chỉnh tự động.Trong tiến trình nấu luyện trong lò
điện hồ quang đòi hỏi cung cấp những lượng điện năng
khác nhau.
• Có thể thay đổi công suất cấp cho lò bằng cách thay đổi
điện áp hay cường độ dòng điện hồ quang.
 Thay đổi điện áp bằng cách chuyển mạch các cuộn dây
của máy biến áp.
 Thay đổi cường độ dòng điện hồ quang bằng cách nâng
hay hạ các điện cực để thay đổi khoảng cách giữa các
điện cực và liệu. Khi đó, điện áp hồ quang không thay
đổi.

39
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
• Việc nâng hay hạ các điện cực được thực hiện tự động
nhờ các bộ điều chỉnh tự động đặt trong từng pha của
lò.
• Trong các lò hiện đại, chương trình điều khiển tự động
có thể được thiết lập cho tất cả các giai đoạn nấu luyện.
• Thiết bị khuấy trộn kim loại bằng điện từ. Dùng để
khuấy trộn kim loại trong các lò hồ quang lớn, để tăng
tốc và dễ dàng thực hiện nguyên công cào xỉ.
• Ở dưới đáy lò, người ta đặt một cuộn dây trong hộp,
cuộn dây được làm nguội bằng nước hay không khí nén.

40
CẤU TẠO CỦA LÒ ĐIỆN HỒ QUANG
• Cuộn dây stato được cung cấp dòng điện tần số thấp từ
máy phát điện hai pha, tạo ra từ trường gây ra chuyển
động của các lớp kim loại phía dưới theo hướng chuyển
động của từ trường, dọc theo đáy lò.
• Các lớp kim loại phía trên cùng với xỉ chuyển động về
phía ngược lại.
• Như vậy, có thể hướng sự chuyển động về phía cửa
thao tác để dễ dàng tháo xỉ ra khỏi lò, hay về phía lỗ ra
thép để tạo đều kiện cho việc phân bố đồng đều các
chất hợp kim hóa và chất khử oxi, đồng đều thành phần
và nhiệt độ kim loại.
• Hiện nay, phương pháp này ít sử dụng do trong các lò
siêu công suất, kim loại được khuấy trộn tốt bằng hồ
quang điện.
41
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
2. Nấu luyện thép trong lò điện hồ quang.
• Nguyên liệu. Vật liệu cơ bản để nấu luyện thép lò điện
là thép vụn. Thép vụn phải sạch, không bị oxi hóa nhiều,
bởi vì lượng gỉ sắt lớn trong thép vụn sẽ mang vào thép
một lượng lớn khí hiđrô.
• Cần phân loại thép vụn theo từng nhóm tương ứng với
thành phần hóa học của chúng. Khối lượng thép vụn chủ
yếu để nấu luyện trong lò điện phải đặc, chắc và nặng.
• Thép vụn có khối lượng đống nhỏ, không thể chất toàn
bộ liệu vào lò, xảy ra gián đoạn quá trình nấu luyện do
phải chất liệu bổ sung. Điều này làm tăng thời gian nấu
luyện, dẫn đến tăng tiêu hao điện năng, giảm năng suất
lò.
42
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Hiện nay, người ta sử dụng sắt xốp dạng viên, được sản
xuất bằng phương pháp hoàn nguyên trực tiếp. Ưu điểm
của sắt xốp là chứa đến 85-93% Fe, không chứa đồng
và các tạp chất khác.
• Sắt xốp được sử dụng để nấu luyện thép kết cấu hợp
kim độ bền cao, thép kỹ thuật điện, thép ổ lăn.
• Phế liệu hợp kim sinh ra trong xưởng luyện thép lò điện
ở dạng thỏi đúc phế phẩm, hệ thống rót; sinh ra trong
các xưởng gia công ở dạng phoi, trong các phân xưởng
cán ở dạng rẻo cán, phế phẩm cán v.v…Ngoài ra, còn
nhiều phế liệu hợp kim từ các nhà máy chế tạo máy.

43
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Sử dụng phế liệu hợp kim cho phép tiết kiệm được các
thành phần hợp kim có giá trị cao, tăng hiệu quả kinh tế
của quá trình nấu luyện
• Sắt non được nấu luyện đặc biệt trong các lò mactanh
và lò thổi oxi, được sử dụng để điều chỉnh hàm lượng
cacbon trong quá trình luyện thép lò điện. Trong sắt non
chứa 0,01-0,15% C và 0,020% P.

44
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Để sản xuất thép hợp kim, người ta sử dụng các chất
hợp kim hóa khác nhau: niken điện phân hay NiO,
ferocrom, ferosilic, feromangan, feromolipđen,
ferovonfram v.v…
• Để làm chất khử oxi, ngoài feromangan và ferosilic,
người ta còn sử dụng nhôm sạch.
• Để tăng cacbon, người ta sử dụng gang luyện thép, vụn
điện cực.
• Để tạo xỉ, người ta sử dụng vôi vừa mới nung, huỳnh
thạch, vụn samôt, đolomit và MgO ở dạng manhêzit.

45
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Chuẩn bị liệu để nấu luyện. Tất cả các thành phần liệu
nạp vào lò điện hồ quang cần phải được nung nóng để
khử dầu mỡ và hơi ẩm.
• Nung nóng liệu cho phép ngăn ngừa sự xâm nhập của
hiđrô vào thép. Các hợp kim ferô được nung nóng để
tăng tốc độ nóng chảy.
• Các chất hợp kim hóa, khử oxi và tạo xỉ được cơ khí hóa
khi nạp liệu. Trên cầu bunke, nhờ băng chuyền thực
hiện được việc cân và phân phối vật liệu theo các thùng
chất liệu để nạp vào lò bằng máy nạp liệu.
• Vật liệu bột để tạo xỉ được đưa vào lò bằng máy phun.

46
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Công nghệ nấu luyện. Nấu luyện trong lò hồ quang bắt
đầu bằng việc vá lò. Xỉ nóng chảy ăn mòn lớp chịu lửa
của lò rất mạnh, có thể gây hư hỏng khi nạp liệu.
• Nếu đáy lò không được che phủ bởi lớp kim loại lỏng và
xỉ có thể bị hư hỏng do hồ quang điện. Do vậy, trước khi
bắt đầu nấu luyện, người ta vá đáy lò.
• Trước khi vá lò, cần làm sạch xỉ và kim loại còn lại trên
đáy lò và tường lò.
• Trên các chỗ hư hỏng của đáy lò và bờ dốc – chỗ
chuyển tiếp của đáy lò và tường lò - người ta phun bột
manhêzit khô, còn trong trường hợp hư hỏng lớn – bột
có thêm pec dầu mỏ và nhựa than đá.
47
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Vá lò được thực hiện bằng máy vá, nhờ không khí nén,
máy vá phun vật liệu vào lò qua ống phun hay phun vật
liệu theo chu vi của đĩa quay nhanh, được đưa vào lò từ
bên trên.
• Nạp liệu. Để sử dụng toàn bộ không gian làm việc của
lò, người ta nạp các cục liệu lớn ~40% vào phần trung
tâm lò, dưới các điện cực; nạp liệu có kích cỡ trung bình
(45%) vào gần bờ dốc; liệu nhỏ (15%) nạp ở đáy lò và
lớp trên cùng.
• Các cục liệu nhỏ phải điền đầy khoảng không giữa các
cục liệu lớn.

48
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Giai đoạn nấu chảy. Nấu chảy liệu trong lò chiếm thời
gian nhiều nhất của quá trình nấu luyện thép.
• Hiện nay, nhiều nguyên công như hợp kim hóa và khử
oxi cho kim loại được thực hiện trong thùng rót. Do vậy,
năng suất lò phụ thuộc chủ yếu vào thời gian nấu chảy.
• Sau khi nạp liệu xong, người ta hạ các điện cực và đóng
điện. Kim loại dưới các điện cực bị nung nóng, nóng
chảy và chảy xuống phía dưới, tập trung lại ở phần tâm
của đáy lò.
• Các điện cực khoét các hố trong liệu, các hố này bao
quanh hồ quang điện. Người ta phun vôi vào dưới các
điện cực để tạo xỉ che phủ kim loại, ngăn ngừa sự oxi
hóa kim loại.
49
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Dần dần, hố kim loại lỏng dưới các điện cực trở nên lớn
hơn. Nó nung chảy các cục liệu rơi vào kim loại lỏng.
Mức kim lỏng trong lò dâng cao, còn các điện cực được
nhấc lên dưới tác động của các bộ điều chỉnh tự động.
• Thời gian nấu chảy kim loại khoảng 1-3 giờ tùy thuộc
vào kích thước lò và công suất máy biến áp.
• Trong giai đoạn nấu chảy, biến áp làm việc với phụ tải
toàn phần, thậm chí quá tải 15% trong mức cho phép và
với cấp điện áp cao nhất.
• Trong giai đoạn này, hồ quang mạnh không gây nguy
hiểm cho lớp chịu lửa của nắp lò và tường lò bởi vì nó bị
che phủ bởi liệu.

50
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Vật liệu chịu lửa bị nguội trong thời gian nạp liệu có thể
nhận một lượng nhiệt lớn mà không nguy hại do quá
nung.
• Để đẩy nhanh giai đoạn nấu chảy liệu, người ta sử dụng
các biện pháp khác nhau. Hiệu quả nhất là sử dụng máy
biến áp có công suất lớn.
• Ví dụ, lò 100 tấn được trang bị máy biến áp 75,0 MV.A,
lò 150 tấn – máy biến áp 90-125 MV.A và lớn hơn. Thời
gian nấu chảy khi sử dụng máy biến áp mạnh giảm đến
1-1,5 giờ.
• Ngoài ra, để tăng tốc độ nấu chảy, người ta còn sử dụng
thêm các mỏ đốt dầu hay mỏ đốt gas, được đưa vào lò
qua cửa thao tác hay qua thiết bị đặc biệt trong tường lò.
51
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Việc sử dụng thêm mỏ đốt, tăng nhanh tốc độ nung
nóng và nấu chảy, đặc biệt là ở các vùng nguội của lò.
Thời gian nấu chảy giảm được 15-20 phút.
• Phương pháp hiệu quả là sử dụng khí oxi. Oxi được đưa
vào lò qua cửa thao tác bằng ống thép có lót lớp chịu
lửa hay bằng ống thổi được đưa vào lò từ phía trên qua
lỗ ở nắp lò.
• Nhờ các phản ứng tỏa nhiệt khi oxi hóa các tạp chất và
sắt cung cấp thêm một lượng nhiệt lớn để nung nóng
liệu và đẩy nhanh giai đoạn nấu chảy.
• Sử dụng oxi giảm được thời gian nung nóng bể kim loại,
giảm thời gian nấu chảy được 20-30 phút, giảm tiêu hao
điện năng được 60-70 kWh/tấn thép.
52
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Công nghệ luyện thép lò điện truyền thống có hai
phương án:
1) Nấu luyện liệu tươi, kèm theo sự oxi hóa;
2) Nấu luyện lại phế liệu.
• Khi luyện thép theo phương án thứ nhất, liệu bao gồm
phế liệu thép cacbon, thép vụn cacbon thấp, sắt xốp có
thêm chất tăng cacbon.
• Khối lượng dư cacbon bị oxi hóa trong quá trình nấu
luyện. Kim loại được hợp kim hóa bằng các loại hợp kim
ferô để được mác thép đúng thành phần.

53
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Trong phương án thứ hai, thành phần thép gần như phụ
thuộc hoàn toàn vào thành phần phế liệu, còn chất hợp
kim hóa chỉ đưa vào để điều chỉnh thành phần, không
tiến hành oxi hóa cacbon.
• Nấu luyện với sự oxi hóa. Sau khi kết thúc giai đoạn
nấu chảy, bắt đầu giai đoạn oxi hóa.
• Nhiệm vụ của giai đoạn oxi hóa bao gồm: Oxi hóa
cacbon dư, oxi hóa và khử photpho, khử khí, khử
tạp chất phi kim, nung nóng thép.

54
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Giai đoạn oxi hóa. Người ta bắt đầu giai đoạn oxi hóa
bằng cách đưa quặng sắt vào lò theo từng đợt.
• Kết quả đưa quặng sắt vào lò là xỉ bão hóa FeO và oxi
hóa kim loại theo phản ứng: (FeO) = Fel + [O]. Oxi hòa
tan tương tác với cacbon hòa tan trong kim loại theo
phản ứng: [C] + [O] = CO.
• Sự thoát ra của các bọt khí CO xảy ra mạnh, làm sủi bọt
bề mặt bể kim loại được xỉ che phủ.
• Do trong giai đoạn oxi hóa, người ta tạo xỉ bằng vôi có
độ chảy loãng cao nên xỉ cũng sủi bọt bởi các bọt khí
thoát ra.

55
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Mức xỉ trở nên cao hơn ngưỡng cửa thao tác và xỉ trào
ra khỏi lò. Sự tháo xỉ càng mạnh khi nghiêng lò về phía
cửa thao tác một góc nhỏ. Xỉ chảy vào thùng xỉ đặt dưới
sàn thao tác của xưởng.
• Trong thời gian oxi hóa, oxi hóa được 0,3-0,6% C với tốc
độ trung bình 0,3-0,5% C/giờ.
• Để phục hồi thành phần xỉ, người ta thêm vôi cùng lúc
với quặng sắt và một lượng nhỏ huỳnh thạch để đảm
bảo độ chảy loãng của xỉ.

56
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Oxi hóa kim loại lỏng liên tục và tháo xỉ là điều kiện tất
yếu để khử photpho.
• Để xảy ra phản ứng oxi hóa photpho: 2[P] + 5[O] =
(P2O5); (P2O5) + 4(CaO) = (CaO)4P2O5 cần hàm lượng
oxi trong kim loại và trong xỉ cao, tăng hàm lượng CaO
trong xỉ và giảm nhiệt độ.
• Trong lò điện, hai điều kiện đầu được thực hiện đầy đủ.
Điều kiện sau cùng được đảm bảo bằng cách tạo xỉ mới
và phục hồi xỉ liên tục, bởi vì xỉ bão hòa (CaO)4.P2O5
được tháo ra khỏi lò.

57
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Theo tiến trình của giai đoạn oxi hóa xảy ra sự khử khí
cho thép – khử hiđrô và nitơ, thoát ra khỏi kim loại lỏng
theo các bọt khí CO.
• Sự thoát ra của các bọt khí CO cũng kèm theo sự khử
tạp chất phi kim, được mang lên bề mặt kim loại lỏng bởi
các dòng kim loại hay nổi lên cùng với các bọt khí.
• Bể kim loại sôi mạnh đảm bảo khuấy trộn, làm đồng đều
nhiệt độ và thành phần kim loại.
• Tổng thời gian của giai đoạn oxi hóa khoảng 1 đến 1,5
giờ.

58
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Để cường hóa giai đoạn oxi hóa hay để sản xuất thép có
hàm lượng cacbon thấp như thép không gỉ crom-niken
có hàm lượng cacbon 0,1%, người ta thổi oxi vào kim
loại lỏng.
• Khi thổi oxi, quá trình oxi hóa xảy ra nhanh, còn nhiệt độ
kim loại tăng với tốc độ khoảng 8-100C/phút. Để kim loại
không bị quá nhiệt, người ta thêm chất làm nguội dưới
dạng thép phế liệu.
• Sử dụng oxi là phương pháp duy nhất để sản xuất thép
không gỉ chứa hàm lượng cacbon thấp mà không mất
mát nhiều crom có giá thành cao khi nấu luyện lại.

59
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Giai đoạn oxi hóa kết thúc khi hàm lượng cacbon trở nên
thấp hơn mức quy định, hàm lượng photpho 0,01%,
nhiệt độ kim loại cao hơn nhiệt độ ra tháo kim loại ra
khỏi lò một ít.
• Ở cuối giai đoạn oxi hóa, người ta tháo sạch xỉ khỏi lò
bằng cách cào xỉ từ bề mặt kim loại lỏng.
• Giai đoạn hoàn nguyên. Sau khi tháo xỉ oxi hóa, bắt
đầu giai đoạn hoàn nguyên.
• Nhiệm vụ của giai đoạn hoàn nguyên là: Khử oxi trong
kim loại, khử lưu huỳnh, điều chỉnh thành phần hóa
học của thép, điều chỉnh nhiệt độ bể kim loại, chuẩn
bị xỉ hoàn nguyên có độ chảy loãng cao để xử lý kim
loại trong thời gian rót từ lò vào thùng rót.
60
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Khử oxi trong kim loại lỏng là khử oxi hòa tan trong kim
lỏng bằng các chất khử oxi đưa vào kim loại và xỉ.
• Khi bắt đầu giai đoạn hoàn nguyên, kim loại được phủ
một lớp xỉ. Người ta đưa hỗn hợp các chất tạo xỉ với
thành phần cơ bản là vôi có thêm huỳnh thạch, vụn
samôt, quaczit.
• Feromangan, ferosilic, nhôm được sử dụng để làm chất
khử oxi. Khi đưa các chất khử oxi vào, xảy ra các phản
ứng: [Mn] + [O] = (MnO); [Si] + 2[O] = (SiO2); 2[Al] + 3[O]
= (Al2O3).
• Do kết quả của quá trình khử oxi, phần lớn oxi hòa tan
liên kết trong oxit và được khử ở dạng các tạp chất phi
kim không hòa tan trong kim loại.
61
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Quá trình này xảy ra đủ nhanh và thời gian của giai đoạn
hoàn nguyên được quyết định bởi thời gian để tạo xỉ
lỏng.
• Trong các lò nhỏ và trung bình, khi nấu luyện các mác
thép rất quan trọng, người ta tiếp tục sử dụng phương
pháp khử khuếch tán qua lớp xỉ với các chất khử oxi là
vụn điện cực được nghiền nhỏ, bột ferosilic đưa vào trên
lớp xỉ.
• Hàm lượng oxi trong xỉ giảm và tương ứng với định luật
phân bố, oxi từ kim loại chuyển vào xỉ.
• Phương pháp này mặc dù không để lại các tạp chất oxit
phi kim trong kim loại nhưng đòi hỏi nhiều thời gian thực
hiện.
62
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Trong giai đoạn hoàn nguyên, cũng như khi tháo kim loại
dưới lớp xỉ, xảy ra khuấy trộn kim loại với xỉ, diễn ra sự
khử lưu huỳnh rất hữu hiệu.
• Thép và xỉ được khử oxi tốt, hàm lượng vôi trong xỉ cao
và nhiệt độ cao tạo khả năng khử lưu huỳnh.
• Trong tiến trình của giai đoạn hoàn nguyên, người ta
nạp vào lò các chất hợp kim hóa – ferotitan, ferocrom
v.v…còn vài chất khác như niken được nạp cùng lúc với
liệu. Niken không oxi hóa và không mất mát khi nấu
luyện.

63
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Thêm các ferovonfram, feroniobi khó nóng chảy vào lúc
bắt đầu tinh luyện vì cần phải có thời gian để các chất
này nóng chảy.
• Hiện nay, phần lớn các nguyên công của giai đoạn hoàn
nguyên chuyển từ lò ra thùng rót. Ví dụ, người ta cho
các chất hợp kim hóa vào thùng rót và rót thép từ lò vào
thùng rót. Đưa các chất khử oxi vào trong lúc rót thép.
• Mục đích của giai đoạn hoàn nguyên là đảm bảo nung
nóng thép đến nhiệt độ quy định và tạo xỉ, khả năng khử
lưu huỳnh của xỉ được sử dụng khi tháo ra khỏi lò cùng
lúc với thép lỏng.

64
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Quá trình một xỉ. Để tăng cường quá trình luyện kim lò
điện, phương pháp nấu luyện trong lò điện hồ quang
dưới một xỉ được phổ biến rộng rãi.
• Thực chất của phương pháp này là: khử lưu huỳnh kết
hợp với giai đoạn nấu chảy. Trong thời gian nấu chảy,
người ta tháo xỉ và thêm vôi.
• Trong giai đoạn oxi hóa, người ta đốt cháy cacbon. Khi
đạt hàm lượng photpho <0,035% trong kim loại, người ta
khử oxi bằng ferosilic và feromangan cho thép mà không
tháo xỉ.

65
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Sau đó nạp ferocrom và thực hiện giai đoạn hoàn
nguyên ngắn (50-70 phút) với việc khử oxi cho xỉ bằng
bột ferosilic và bột than cốc và khử oxi cho kim loại bằng
các chất khử oxi dạng cục.
• Người ta khử oxi lần cuối trong thùng rót bằng ferosilic
và nhôm.
• Trong vài trường hợp, người ta hoàn toàn không khử oxi
cho xỉ trong lò bằng các chất khử oxi dạng bột.

66
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
Nấu luyện lại phế liệu.
• Trong các nhà máy luyện thép đặc biệt, khối lượng phế
liệu sinh ra đạt đến 25-40% lượng thép được nấu luyện.
Một phần phế liệu từ các nhà máy chế tạo máy.
• Do vậy, trong các xưởng luyện thép lò điện, 50% thép
hợp kim được nấu luyện từ phế liệu hoàn toàn.
• Sử dụng phế liệu hợp lý tiết kiệm nhiều chất hợp kim
hóa, năng lượng điện, tăng năng suất lò.
• Người ta phân loại phế liệu thép hợp kim ra thành các
nhóm theo thành phần hóa học. Khi tính liệu, cố gắng sử
dụng tối đa khối lượng phế liệu của mác thép cần nấu
hay mác thép gần nhất.

67
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Người ta phối liệu theo tính toán sao cho hàm lượng
cacbon trong bể kim loại thấp hơn quy định của mác
thép 0,05-0,10%.
• Các chất hợp kim không bị oxi hóa như: Ni, Cu, Mo, W
nạp vào lò cùng với liệu
• Các chất khác – V, Ti, Cr, Mn, Al, Si, Nb cố gắng đưa
vào muộn hơn nếu có thể, trong các giai đoạn nấu luyện
khác nhau, trong đó có cả thời gian rót kim loại vào
thùng rót.
• Kim loại có thành phần quy định đạt được trong quá
trình tinh luyện hay trong thùng rót.

68
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Trong thời gian nấu luyện, người ta tạo xỉ có độ bazơ
cao, có độ chảy loãng tốt và tháo một phần ra khỏi lò.
Điều này cho phép khử được đến 30% photpho.
• Nếu thành phần kim loại gần với tính toán thì không tháo
xỉ mà khử oxi cho xỉ bằng bột than cốc, ferosilic và
nhôm. Khi đó, các nguyên tố hợp kim được hoàn nguyên
từ xỉ và chuyển vào kim loại, ví dụ, hoàn nguyên oxit
crom: 2(Cr2O3) + 3(Si) = 3(SiO2) + 4[Cr].
• Thời gian của giai đoạn hoàn nguyên trong phương án
công nghệ này cũng giống như khi nấu luyện có oxi hóa.

69
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Thời gian nấu luyện phế liệu ngắn hơn nhiều so với nấu
luyện liệu tươi do không có giai đoạn oxi hóa. Do vậy,
năng suất lò điện tăng 15-20%, tiêu hao điện năng giảm
15%.
Biện pháp tăng cường quá trình luyện thép lò điện.
• Sử dụng oxi. Sử dụng khí oxi trong giai đoạn oxi hóa và
giai đoạn nấu chảy cho phép tăng cường quá trình nấu
chảy và oxi hóa cacbon.
• Sử dụng xỉ tổng hợp. Phương pháp này nhằm chuyển
nguyên công tinh luyện kim loại từ lò điện vào thùng rót.
• Để tinh luyện kim loại, người ta nấu chảy xỉ tổng hợp với
thành phần cơ bản là vôi (52-55%) và oxit nhôm (~40%)
trong lò hồ quang đặc biệt với lớp lót bằng than.
70
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Một lượng xỉ hoạt tính lỏng, nóng (4-5% khối lượng thép
nấu trong lò điện) được rót vào thùng rót chính.
• Dòng thép rót từ độ cao lớn, va đập lên bề mặt xỉ lỏng,
phân tán xỉ thành những giọt xỉ nhỏ và sủi bọt xỉ. Trong
thùng rót xảy ra khuấy trộn kim loại và xỉ, tạo điều kiện
xảy ra các quá trình trao đổi giữa kim loại và xỉ tổng hợp.
• Đầu tiên, xảy ra quá trình khử lưu huỳnh do hàm lượng
FeO trong xỉ và hàm lượng oxi trong kim loại thấp, hàm
lượng vôi trong xỉ cao, nhiệt độ cao và sự khuấy trộn
giữa thép và xỉ lỏng.

71
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Hàm lượng lưu huỳnh có thể giảm đến 0,001%. Đồng
thời xảy ra sự khử mạnh các tạp chất oxit phi kim ra khỏi
thép do xỉ đồng hóa, hấp thụ các tạp chất này và phân
bố lại oxi giữa kim loại và xỉ.
• Xử lý bằng khí argon. Sau khi tháo thép từ lò ra, người
ta thổi khí argon vào kim loại lỏng trong thùng rót bằng
cách thổi qua nút xốp gắn ở đáy thùng hay thổi qua cách
mạch hồ của lớp xây đáy thùng.
• Thổi khí argon vào thép lỏng trong thùng rót cho phép
làm đồng đều nhiệt độ và thành phần hóa học của thép,
giảm hàm lượng hiđrô, khử các tạp chất phi kim.

72
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Kết quả của việc thổi khí argon là tăng được cơ tính và
tính năng sử dụng của thép.
• Sử dụng vật liệu bột. Thổi các vật liệu bột vào thép trong
lò hồ quang theo dòng khí mang bột (argon hay oxi) cho
phép tăng tốc độ các quá trình tinh luyện quan trọng:
khử cacbon, khử photpho, khử lưu huỳnh, khử oxi trong
kim loại.
• Bột có thành phần chính là vôi, huỳnh thạch theo dòng
khí argon hay oxi được thổi vào bể kim loại.

73
NẤU LUYỆN THÉP TRONG LÒ ĐIỆN
HỒ QUANG
• Để khử oxi cho kim loại, người ta thổi bột ferosilic. Để
oxi hóa bể kim loại và tăng tốc độ khử cacbon, photpho,
người ta thêm oxit sắt.
• Vật liệu rắn ở dạng bụi nhỏ được thổi vào thép có diện
tích bề mặt tiếp xúc với thép lỏng lớn hơn rất nhiều so
với diện tích tiếp xúc của lớp xỉ nằm trên kim loại lỏng.
Đồng thời, xảy ra sự khuấy trộn mạnh kim loại lỏng với
các hạt bột rắn.
• Tất cả những điều trên tạo khả năng tăng tốc độ của các
phản ứng tinh luyện thép. Ngoài ra, trợ dung dạng bột có
thể được sử dụng để tạo xỉ nhanh hơn.

74
LUYỆN THÉP TRONG LÒ HỒ
QUANG AXIT
3. Luyện thép trong lò hồ quang axit.
• Lò điện hồ quang axit được lót bằng vật liệu chịu lửa có
thành phần cơ bản là oxit silic.
• Các lò này có độ sâu của bể chứa kim loại sâu hơn lò
bazơ, do vậy đường kính vỏ lò nhỏ, ít mất nhiệt và giảm
tiêu hao điện năng.
• Độ bền của lớp lót nắp lò và tường lò axit cao hơn nhiều
so với lò bazơ, do thời gian nấu luyện ngắn hơn.
• Lò axit có dung tích 1-3 tấn được sử dụng trong các
xưởng đúc để sản xuất các vật đúc bằng thép và gang
dẻo.

75
LUYỆN THÉP TRONG LÒ HỒ
QUANG AXIT
• Lò axit có thể làm việc theo chu kỳ, tức là làm việc gián
đoạn. Còn lò bazơ bị mòn hỏng nhanh khi bị nguội
thường xuyên.
• Tiêu hao vật liệu chịu lửa trên một tấn thép của lò axit
thấp hơn. Vật liệu chịu lửa axit rẻ hơn vật liệu chịu lửa
bazơ. Trong lò axit, kim loại được nung đến nhiệt độ cao
để đúc nhanh hơn.
• Nhược điểm trước tiên của lò axit liên quan đến đặc tính
của xỉ. Trong các lò này, xỉ có tính axit với thành phần cơ
bản là oxit silic. Với xỉ như vậy, không thể khử được
photpho và lưu huỳnh ra khỏi thép.

76
LUYỆN THÉP TRONG LÒ HỒ
QUANG AXIT
• Để hàm lượng các tạp chất này đạt giới hạn cho phép,
cần phải lựa chọn liệu đặc biệt, chứa ít photpho và lưu
huỳnh.
• Ngoài ra, thép nấu luyện trong lò axit có tính dẻo thấp so
với thép nấu luyện trong lò bazơ vì các tạp chất phi kim
chứa hàm lượng silic cao đi vào kim loại.
• Công nghệ nấu luyện trong các lò axit có các đặc điểm
sau: Giai đoạn oxi hóa không kéo dài, kim loại sôi yếu do
oxit silic liên kết với FeO trong xỉ làm giảm tốc độ chuyển
oxi vào kim loại để oxi hóa cacbon. Xỉ axit sệt hơn cản
trở sự sôi.

77
LUYỆN THÉP TRONG LÒ HỒ
QUANG AXIT
• Người ta tạo xỉ bằng cát thạch anh mới, cát khuôn cháy.
Vôi được thêm vào xỉ với hàm lượng không quá 6-8%
CaO.
• Thông thường, người ta khử oxi cho thép axit bằng
ferosilic cục. Một phần thép được khử oxi bằng silic,
được hoàn nguyên từ xỉ hay vật liệu chịu lửa theo các
phản ứng: (SiO2) + 2Fe = 2(FeO) + [Si]; (SiO2) + 2[C] =
2CO + [Si].
• Khác với quá trình bazơ, trong quá trình axit,
feromangan dạng nhỏ vụn được đưa vào trong thùng rót
ở cuối quá trình nấu luyện. Với cách sử dụng như vậy,
90% mangan được hấp thụ.
• Người ta khử oxi lần cuối bằng nhôm.
78
SẢN XUẤT THÉP KHÔNG GỈ CÓ
HÀM LƯỢNG CACBON THẤP
4. Sản xuất thép không gỉ có hàm lượng cacbon thấp.
• Các phương pháp sản xuất thép không gỉ hàm lượng
cacbon thấp ngoài lò được phố biến rộng rãi.
• Phương pháp AOD (Argon Oxygen Decarburisation).
Trong lò điện, người ta nấu luyện thép không gỉ chứa
hàm lượng crom và niken theo quy định bằng cách sử
dụng các loại hợp kim fero cacbon cao, rẻ tiền.
• Sau đó, thép cùng với xỉ được rót vào lò thổi có hình
dạng như hình 9a.
• Lớp lót của lò thổi được xây bằng gạch crom-manhêzit.
Tuổi thọ của lớp lót đến 200 mẻ nấu luyện.

79
SẢN XUẤT THÉP KHÔNG GỈ CÓ
HÀM LƯỢNG CACBON THẤP
• Trong vùng dưới của lớp lót, ở hàng gạch thứ ba tính từ
đáy lò, người ta đặt 5-6 ống thổi.
• Cấu tạo ống thổi gồm hai ống đồng tâm (hình 9b), ống
bên trong bằng đồng, ống ngoài bằng thép không gỉ,
đường kính trong ống thổi 12-15 mm.
• Hỗn hợp oxi và argon được thổi vào ống bên trong, còn
argon thổi vào khe hở giữa hai ống làm nhiệm vụ khí
bảo vệ.
• Hàm lượng cacbon ban đầu trong thép có thể là 2,0-
2,5%C đối với thép ferit crom; 1,3-1,7% C đối với thép
austenit.

80
SẢN XUẤT THÉP KHÔNG GỈ CÓ
HÀM LƯỢNG CACBON THẤP

a) b)
Hình 9. Cấu tạo lò thổi để thổi hỗn hợp khí argon – oxi
(quá trình AOD)
a- Lò thổi; b- Ống thổi
81
SẢN XUẤT THÉP KHÔNG GỈ CÓ
HÀM LƯỢNG CACBON THẤP
• Trong 35 phút, người ta thổi hỗn hợp oxi và argon theo
tỷ lệ 3:1. Để tránh quá nhiệt kim loại lỏng, người ta nạp
thép phế liệu có cùng thành phần với mác thép được
nấu luyện và ferocrom v.v…vào lò thổi.
• Sau đó, thổi bằng hỗn hợp khí oxi và argon có tỷ lệ 1:1
trong 9 phút. Trong thời gian này, hàm lượng cacbon
giảm đến 0,18%.
• Trong giai đoạn thứ ba, người ta giảm tỷ lệ oxi và argon
xuống đến 1:2 và thổi trong 15 phút. Sau thời gian này,
hàm lượng cacbon giảm đến 0,035%. Nhiệt độ tăng đến
17200C.

82
SẢN XUẤT THÉP KHÔNG GỈ CÓ
HÀM LƯỢNG CACBON THẤP
• Cuối quá trình thổi, người ta đưa vôi và ferosilic vào lò
thổi để hoàn nguyên crom từ xỉ.
• Sau khi hoàn nguyên, xỉ còn chứa 1% Cr2O3 được tháo
ra và sau khi tạo xỉ mới, người ta thổi lần cuối bằng khí
argon. Khi đó, lưu huỳnh chuyển vào xỉ, hàm lượng lưu
huỳnh trong kim loại giảm đến 0,010%S.
• Trong quá trình AOD, người ta sản xuất thép không gỉ
chất lượng cao với hàm lượng cacbon, lưu huỳnh, nitơ,
oxi, các tạp chất phi kim của sunfua, oxit thấp, cơ tính
của thép cao.

83
SẢN XUẤT THÉP KHÔNG GỈ CÓ
HÀM LƯỢNG CACBON THẤP
• Để tăng hiệu quả kinh tế của quá trình, trong giai đoạn
thổi đầu tiên, có thể thay argon bằng nitơ.
• Trong giai đoạn cuối, người ta thổi argon hoàn toàn để
có thể giảm mạnh hàm lượng oxi và lưu huỳnh (nhờ
khuấy trộn kim dưới lớp xỉ có độ kiềm cao).
• Thời gian trung bình của quá trình thổi khoảng 6—120
phút, tiêu hao argon khoảng 10-23 m3/tấn, oxi 23 m3/tấn.
• Trên hình 10 là sự thay đổi nhiệt độ và thành phần kim
loại. Hiệu suất thu hồi crom khoảng 98%.

84
SẢN XUẤT THÉP KHÔNG GỈ CÓ
HÀM LƯỢNG CACBON THẤP

Hình 10. Sự thay đổi nhiệt độ và thành phần kim loại


trong quá trình AOD.
85
SẢN XUẤT THÉP KHÔNG GỈ CÓ
HÀM LƯỢNG CACBON THẤP
Phương pháp VOD (Vacuum Oxygen Decarburisation)
• Đây là phương pháp khử cacbon bằng chân không-oxi
kết hợp với thổi argon.
• Cơ sở của phương pháp là phản ứng [C] + [O] = CO.
Trong chân không, cân bằng phản ứng dịch chuyển về
bên phải.
• Áp suất riêng phần CO càng thấp, hàm lượng cacbon
còn lại trong thép phải càng thấp, đồng thời, tạo điều
kiện thuận lợi để hoàn nguyên oxit crom bằng cacbon:
(Cr2O3) +3[C] = 2[Cr] + 3COk, cho phép thực hiện quá
trình khử cacbon mà không mất mát nhiều crom vào xỉ.

86
SẢN XUẤT THÉP KHÔNG GỈ CÓ
HÀM LƯỢNG CACBON THẤP
• Người ta nấu luyện thép không gỉ chứa hàm lượng
cacbon cao (0,3-0,5%) trong lò điện; tháo thép vào thùng
rót đặc biệt, lót bằng gạch crom-manhêzit, có ống thổi
khí argon ở đáy thùng.
• Người ta đặt thùng rót vào buồng chân không, hút không
khí và bắt đầu thổi oxi từ phía trên qua ống thổi được
làm nguội bằng nước, được đưa vào buồng qua nắp
buồng. Đồng thời, thổi khí argon qua đáy thùng rót.
• Sau khi kết thúc thổi, người ta đưa các chất khử oxi và
các chất hợp kim hóa vào thùng rót để điều chỉnh thành
phần thép.

87
SẢN XUẤT THÉP KHÔNG GỈ CÓ
HÀM LƯỢNG CACBON THẤP
• Tiêu hao argon trong phương pháp này nhỏ hơn rất
nhiều so với phương pháp AOD (tất cả 0,2 m3/tấn).
• Thép sản xuất được có hàm lượng cacbon rất thấp
(~0,01% C) và hàm lượng nitơ thấp. Crom bị oxi hóa
không nhiều.
• Để khử lưu huỳnh, người ta đưa vôi vào vào thùng rót
để sau khi khử oxi và khuấy trộn bằng argon trong thời
gian ngắn cho phép giảm hàm lượng lưu huỳnh trong
kim loại đến giới hạn cần thiết.

88
SẢN XUẤT THÉP KHÔNG GỈ CÓ
HÀM LƯỢNG CACBON THẤP
• So với phương pháp AOD, phương pháp này
phức tạp hơn, được sử dụng để sản xuất thép
với hàm lượng cacbon thấp, có công dụng quan
trọng.
• Ưu điểm của hai phương pháp trên là tiết kiệm
được ferocrom cacbon thấp, đắt tiền, thường sử
dụng để sản xuất thép không gỉ trong các lò
điện, cũng như đạt được hàm lượng cacbon
thấp mà không mất mát nhiều crom.

89
LÒ CẢM ỨNG VÀ NẤU LUYỆN THÉP
TRONG LÒ CẢM ỨNG
5. Lò cảm ứng và nấu luyện thép trong lò cảm ứng.
• Hiện nay, lò cảm ứng được sử dụng rộng rãi trong luyện
kim và trong chế tạo máy.
• Trong phòng thí nghiệm, người ta sử dụng lò tần số cao
(f = 35.000-74.000 Hz) với dung tích từ vài gram đến
100 kg, còn trong các xưởng đúc – các lò tần số trung
bình (f = 1.000-3.000 Hz) với dung tích 2-6 tấn; các lò
lớn có dung tích đến 60 tấn.
• So với các lò điện hồ quang, lò cảm ứng không có các
điện cực và hồ quang điện, có khả năng sản xuất thép
và hợp kim với hàm lượng cacbon và tạp chất khí thấp.

90
LÒ CẢM ỨNG VÀ NẤU LUYỆN THÉP
TRONG LÒ CẢM ỨNG
• Nấu luyện trong lò cảm ứng ít cháy hao các nguyên tố
hợp kim, hiệu suất điện cao, điều chỉnh nhiệt độ kim loại
chính xác.
• Nhược điểm của lò cảm ứng là xỉ nguội, khuấy trộn xỉ
không tốt nên không cho phép thực hiện tốt các quá
trình tinh luyện như trong lò điện hồ quang. Tuổi thọ nồi
lò thấp (khoảng 30-50 mẻ khi nấu luyện thép).
• Dạng cơ bản của lò cảm ứng là lò cảm ứng không lõi
thép. Kiểu lò này bao gồm cuộn cảm ứng, được quấn
lại từ các ống đồng có nước làm nguội bên trong.

91
LÒ CẢM ỨNG VÀ NẤU LUYỆN THÉP
TRONG LÒ CẢM ỨNG
• Người ta lắp nồi lò bằng vật liệu chịu lửa đã được chuẩn
bị trước hay nồi lò được đầm bằng bột chịu lửa vào phía
trong của cuộn cảm ứng.
• Khi cung cấp dòng điện xoay chiều có tần số từ 50 đến
400 kHz cho cuộn cảm ứng, tạo ra trường từ xoay chiều
xuyên qua không gian bên trong cuộn cảm ứng.
• Trường từ này tạo ra dòng điện xoáy trong kim loại được
nạp vào nồi lò.

92
LÒ CẢM ỨNG VÀ NẤU LUYỆN THÉP
TRONG LÒ CẢM ỨNG
Thiết bị của lò cảm ứng.
• Trên hình 11 là lò cảm ứng nấu luyện thép. Cuộn cảm
ứng được lắp đặt ở trung tâm lò. Cuộn cảm có dạng ống
xoắn (xolenoit), được quấn từ ống đồng định hình.
• Nước di chuyển bên trong ống đồng để làm nguội cuộn
cảm ứng.
• Người ta đầm nồi lò bên trong cuộn cảm ứng, sơ đồ nồi
lò như hình 12.
• Dòng điện được cung cấp nhờ cáp điện mềm. Lò được
bọc trong vỏ kim loại. Phía trên nồi lò có nắp đậy. Lò
quay được xung quanh một trục đặt dưới máng rót.
Ngõng trục quay của lò đặt trong ổ lăn của khung lò.
93
LÒ CẢM ỨNG VÀ NẤU LUYỆN THÉP
TRONG LÒ CẢM ỨNG

HÌnh 11. Lò cảm ứng nấu


luyện thép.
1- Cơ cấu nghiêng lò; 2-
Cuộn cảm ứng; 3- Nồi lò;
4- Nắp lò; 5- Máng rót; 6-
Ceramic phía trên; 7-
Ngõng trục phía trên; 8-
Ngõng trục phía dưới; 9-
Tấm đáy lò; 10- Dây dẫn
điện.

94
LÒ CẢM ỨNG VÀ NẤU LUYỆN THÉP
TRONG LÒ CẢM ỨNG
• Việc nghiêng lò thực hiện được nhờ cơ cấu thanh răng
truyền qua ngõng trục di động – khớp hay nghiêng lò
bằng thủy lực. Các lò nhỏ được nghiêng bằng palăng.
• Lớp lót của lò có thể mang tính axit hay bazơ, được đầm
hay xây bằng gạch.
• Để đầm lò, người ta sử dụng vật liệu chịu lửa có cỡ hạt
khác nhau, từ <0,1 mm đến 2-4 mm.
• Để đầm lớp lót bazơ, người ta sử dụng bột manhêzit có
thêm crom-manhêzit và axit boric để làm chất kết dính.
Hỗn hợp đầm mang tính axit được chuẩn bị với thành
phần cơ bản là quaczit được nghiền nhỏ.

95
LÒ CẢM ỨNG VÀ NẤU LUYỆN THÉP
TRONG LÒ CẢM ỨNG

Hình 12. Sơ đồ nồi lò


cảm ứng
1- Cuộn cảm ứng; 2-
Nồi lò; 3- Đáy lò xây
bằng gạch chịu lửa;
4- Nắp lò; 5- Máng rót

96
LÒ CẢM ỨNG VÀ NẤU LUYỆN THÉP
TRONG LÒ CẢM ỨNG
• Người ta đầm nồi lò theo từng lớp xung quanh dưỡng
kim loại có hình dạng tương ứng với nội hình nồi lò.
• Sau khi đầm xong, người ta thiêu kết và nung nóng lớp
chịu lửa, rồi chất gang vào trong dưỡng sắt, đóng điện
cho lò.
• Kim loại được nung nóng dần và nung nóng lớp chịu
lửa. Sau đó, người ta nung cho đến khi kim loại nóng
chảy.
• Trong mẻ nấu đầu tiên, người ta nấu chảy sắt non để
đạt nhiệt độ cao khi nung lớp chịu lửa. Các lò lớn được
xây bằng gạch chịu lửa định hình.

97
LÒ CẢM ỨNG VÀ NẤU LUYỆN THÉP
TRONG LÒ CẢM ỨNG
• Thiết bị điện. Lò cảm ứng được cấp dòng điện tần số
cao từ máy phát tần số kiểu đèn điện tử hay dòng điện
tần số trung bình từ máy phát tần số kiểu quay.
• Các lò lớn làm việc với dòng điện tần số thấp (50 Hz từ
điện lưới). Các lò này thường dùng để làm lò giữ nhiệt
kim loại lỏng trong xưởng đúc.
• Trên hình 13 là sơ đồ mạch điện của lò cao tần. Trong
sơ đồ này có máy phát tần số kiểu quay, bộ tụ điện, bộ
điều chỉnh tự động, mạch nấu chảy.

98
LÒ CẢM ỨNG VÀ NẤU LUYỆN THÉP
TRONG LÒ CẢM ỨNG
• Bộ đổi tần số bao gồm động cơ không đồng bộ,
máy tần số kiểu quay và máy phát điện (đinamô)
dùng để cung cấp dòng điện cho cuộn dây kích
thích từ của máy phát tần số.
• Để bù cos và để tạo cộng hưởng dòng điện,
người ta lắp đặt bộ tụ điện. Một phần bộ tụ điện
có thể được ngắt mạch để thay đổi thành phần
điện dung.

99
LÒ CẢM ỨNG VÀ NẤU LUYỆN THÉP
TRONG LÒ CẢM ỨNG
• Cộng hưởng sẽ xảy ra khi L = 1/C (L- hệ số
tự cảm của lò, C- điện dung của tụ điện, - tần
số góc). Người ta lựa chọn điện dung để lò làm
việc trong các điều kiện gần cộng hưởng, tức là
giữ cos gần bằng 1.
• Bộ điều chỉnh tự động chế độ điện giữ công suất
điện tối ưu bằng điều chỉnh tương tác của cos,
điện áp và cường độ dòng điện.

100
LÒ CẢM ỨNG VÀ NẤU LUYỆN THÉP
TRONG LÒ CẢM ỨNG

Hình 13. Sơ đồ mạch điện


của lò cảm ưng.
1- Cầu dao; 2- Động cơ
không đồng bộ; 3- Máy
phát tần số; 4- Máy phát
điện; 5- Bộ điều chỉnh; 6-
Bộ tụ điện; 7- Cuộn cảm
ứng và nồi lò

101
LÒ CẢM ỨNG VÀ NẤU LUYỆN THÉP
TRONG LÒ CẢM ỨNG
Công nghệ nấu luyện thép trong lò cảm ứng.
• Người ta nấu luyện thép trong lò cảm ứng với
thép vụn chất lượng cao, có hàm lượng photpho
và lưu huỳnh thấp.
• Người ta chất bằng tay các liệu lớn và nhỏ vào
nồi lò hay dùng thùng chất liệu cho các lò lớn để
chất liệu được khít chặt, đầy thể tích nồi lò. Các
hợp kim fero khó nóng chảy chất ở đáy nồi lò.

102
LÒ CẢM ỨNG VÀ NẤU LUYỆN THÉP
TRONG LÒ CẢM ỨNG
• Sau khi chất liệu, người ta đóng điện với công
suất toàn phần. Theo mức độ nóng chảy và lắng
chìm của liệu, người ta chất thêm liệu còn lại.
• Khi cục liệu cuối cùng được chất vào kim loại
lỏng, người ta phun các chất tạo xỉ lên bề mặt
kim loại lỏng: vôi, bột manhêzit, huỳnh thạch.
• Xỉ bảo vệ kim loại lỏng khỏi sự tương tác với
môi trường khí quyển, giảm mất mát nhiệt.

103
LÒ CẢM ỨNG VÀ NẤU LUYỆN THÉP
TRONG LÒ CẢM ỨNG
• Theo tiến trình nấu luyện, người ta khử oxi cho
xỉ bằng bột than cốc, bột ferosilic đã được
nghiền nhỏ. Kim loại được khử oxi bằng ferosilic
dạng cục và khử lần cuối bằng nhôm.
• Theo tiến trình nấu luyện, người ta đưa các chất
hợp kim hóa vào nồi lò.
• Do sự cháy hao các nguyên tố hầu như không
xảy ra nên có thể nấu luyện các hợp kim có
thành phần phức tạp trong các lò cảm ứng.

104

You might also like