Chuong 7 - G2G - Chinh Phu Dien Tu - Revised

You might also like

Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 22

Chương 7

Chính phủ điện tử (G2G, G2B, G2C,


C2G, B2G)
Khái niệm

• Định nghĩa CPĐT


Theo world bank:
CPĐT là việc các cơ quan Chính phủ sử dụng một cách có hệ thống
CNTT-TT để thực hiện quan hệ với công dân, doanh nghiệp và các
tổ chức xã hội. Nhờ đó giao dịch của các cơ quan Chính phủ với
công dân và các tổ chức sẽ được cải thiện, nâng cao chất lượng.
Lợi ích thu được sẽ là giảm thiểu tham nhũng, tăng cường tính
công khai, sự tiện lợi, góp phần vào sự tăng trưởng và giảm chi
phí".
• Mục tiêu cơ bản của CPĐT:
Là cải tiến quy trình công tác trong cơ quan Chính phủ thông qua nền
hành chính điện tử, cải thiện quan hệ với người dân thông qua công
dân điện tử và tiến tới xây dựng một xã hội tri thức trên nền tảng
CNTT.
2
Mục tiêu của CPĐT

• Nâng cao năng lực quản lý điều hành của Chính phủ và các cơ quan
chính quyền các cấp (trao đổi văn bản điện tử, thu thập thông tin chính
xác và kịp thời ra quyết định, giao ban điện tử …)
• Cung cấp cho người dân và doanh nghiệp các dịch vụ công tạo điều kiện
cho nguời dân dễ dàng truy nhập ở khắp mọi nơi.
• Người dân có thể tham gia xây dựng chính sách, đóng góp vào quá trình
xây dựng luật pháp, quá trình điều hành của Chính phủ một cách tích
cực
• Giảm được chi phí cho bộ máy Chính phủ
• Thực hiện một chính phủ hiện đại, hiệu quả và minh bạch.
• Chính phủ điện tử sẽ tạo ra phong cách lãnh dạo mới, phương thức mới,
cung cấp dịch vụ cho người dân và nâng cao được năng lực quản lý
điều hành đất nước

3
Chủ thể tham gia CPĐT

• Tham gia CPĐT gồm 3 chủ thể: người dân, Chính phủ và
doanh nghiệp. Các mối quan hệ tương tác giữa 3 chủ thể
gồm:
– G2C: Quan hệ Chính phủ với người dân.
– G2B: Quan hệ Chính phủ với doanh nghiệp.
– G2G: Quan hệ các cơ quan Chính phủ với nhau (one – stop)

4
Các mô hình giao dịch trong CPĐT
• G2C (Government to Citizens): khả năng giao dịch và cung cấp dịch vụ
của chính phủ trực tiếp cho người dân, ví dụ: Tổ chức bầu cử của công
dân, thăm dò dư luận, quản lý quy hoạch xây dựng đô thị, tư vấn, khiếu
nại, giám sát và thanh toán thuế, hoá đơn của các ngành với người thuê
bao, dịch vụ thông tin trực tiếp 24/7, phục vụ công cộng, môi trường giáo
dục.
• G2B (Government to Business): Dịch vụ và quan hệ chính phủ đối với
các doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ, nhà sản xuất như: dịch vụ
mua sắm, thanh tra, giám sát doanh nghiệp (về đóng thuế, tuân thủ luật
pháp,…); thông tin về quy hoạch sử dụng đất, phát triển đô thị, đấu thầu,
xây dựng; cung cấp thông tin dạng văn bản, hướng dẫn sử dụng, quy
định, thi hành chính sách nhà nước,… cho các doanh nghiệp.

5
Các mô hình giao dịch trong CPĐT (tiếp)
• G2E (Government to Employees): chỉ các dịch vụ, giao dịch trong mối
quan hệ giữa chính phủ đối với công chức, viên chức bảo hiểm, dịch vụ
việc làm, trợ cấp thất nghiệp, chăm sóc sức khoẻ, nhà ở…
• G2G (Government to Government): được hiểu như khả năng phối hợp,
chuyển giao và cung cấp các dịch vụ một cách có hiệu quả giữa các cấp,
ngành, tổ chức, bộ máy nhà nước trong việc điều hành và quản lý nhà
nước, trong đó chính bản thân bộ máy của Chính phủ vừa đóng vai trò là
chủ thể và khách thể trong mối quan hệ này.

6
Các hình thức hoạt động chủ yếu của CPĐT

• Thư điện tử (e-mail)


• Mua sắm công trong CPĐT
• Trao đổi dữ liệu điện tử EDI
• Tra cứu, cập nhật thông tin qua mạng

7
Các giai đoạn phát triển của CPĐT
• Một mô hình CPĐT đã được sử dụng rộng rãi, do hãng tư vấn và
nghiên cứu Gartner xây dựng nên, chỉ ra bốn giai đoạn (hay thời kỳ)
của quá trình phát triển Chính phủ điện tử.
– Thông tin: trong giai đoạn đầu, CPĐT có nghĩa là hiện diện trên trang web và cung
cấp cho công chúng các thông tin (thích hợp). Giá trị mang lại ở chỗ công chúng có
thể tiếp cận được thông tin của Chính phủ, các quy trình trở nên minh bạch hơn,
qua đó nâng cao chất lượng dịch vụ. Với G2G, các cơ quan Chính phủ cũng có thể
trao đổi thông tin với nhau bằng các phương tiện điện tử, như internet hoặc mạng
nội bộ.
– Tương tác: trong giai đoạn thứ hai, sự tương tác giữa Chính phủ và công dân (G2C
và G2B) được thông qua nhiều ứng dụng khác nhau. Người dân có thể trao đổi trực
tiếp qua thư điện tử, sử dụng các công cụ tra cứu, tải xuống các biểu mẫu và tài
liệu. Các tương tác này giúp tiết kiệm thời gian
– Giao dịch: với giai đoạn thứ ba, tính phức tạp của công nghệ có tăng lên, nhưng giá
trị của khách hàng (trong G2C và G2B) cũng tăng theo. Các giao dịch hoàn chỉnh có
thể thực hiện mà không cần đi đến cơ quan hành chính.
– Chuyển hóa: giai đoạn thứ tư là khi mọi hệ thống thông tin được tích hợp lại và
công chúng có thể hưởng các dịch vụ G2C và G2B tại một bàn giao dịch (điểm giao
dịch ảo). Ở giai đoạn này, tiết kiệm chi phí, hiệu quả và đáp ứng nhu cầu khách
hàng đã đạt được các mức cao nhất có thể được.

8
Các giai đoạn phát triển CPĐT

9
Các giai đoạn của Chính phủ điện tử

10
Các giai đoạn phát triển chính phủ điện tử

Giai đoạn 1: Phát hành thông tin


Giai đoạn 2: Giao dịch hai chiều với từng bộ phận chức
năng - mỗi bộ phận một lần
Giai đoạn 3: cồng giao dịch nhiều chiều
Giai đoạn 4: Cá nhân hoá cổng giao dịch
Giai đoạn 5: Nhóm các dịch vụ - chính sách 1 cửa
Giai đoạn 6: Kết hợp với dịch vụ của Chính phủ các nước
khác.

11
Bốn mức Chính phủ điện tử theo nghị định
43/2011/NĐ CP
Dịch vụ công mức độ 1:
– Dịch vụ bảo đảm cung cấp đầy đủ các thông tin về
thủ tục hành chính và các văn bản có liên quan về thủ tục hành
chính đó
Dịch vụ công mức độ 2 :
– Dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và cho phép người sử dụng tải
về các mẫu văn bản và khai báo để hoàn thiện hồ sơ theo yêu cầu.
Hồ sơ sau khi hoàn thiện được gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu
điện đến cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
Dịch vụ công mức độ 3:
– Dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 và cho phép người sử dụng điền
và gửi trực tuyến các mẫu văn bản đến cơ quan, tổ chức cung cấp
dịch vụ. Các giao dịch trong quá trình xử lý hồ sơ và cung cấp dịch
vụ được thực hiện trên môi trường mạng. Việc thanh toán lệ phí
(nếu có) và nhận được kết quả thực hiện trực tiếp tại cơ quan, tổ
chức cung cấp dịch vụ
Dịch vụ công mức độ 4: là dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và cho 12
phép người sử dụng thanh toán lệ phí (nếu có) được thực hiện
Các mức độ tương tác của CPĐT

13
Lợi ích của CPĐT

• CPĐT là chính phủ đảm bảo được cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết và
đúng lúc cho việc ra quyết định. CPĐT lý tưởng là một chính phủ cung
cấp đầy đủ thông tin, đúng thời điểm cho những người quyết định, đó là
lợi thế lớn nhất của CNTT.
• CPĐT sử dụng CNTT để tự động hoá các thủ tục hành chính của Chính
phủ, áp dụng CNTT vào các quy trình quản lý, hoạt động của Chính phủ.
Do đó, tốc độ xử lý các thủ tục hành chính nhanh hơn rất nhiều lần.
• CPĐT cho phép công dân có thể truy cập tới các thủ tục hành chính là
thông qua phương tiện điện tử, ví dụ như: Internet, điện thoại di động,
truyền hình tương tác.
• CPĐT giúp cho các doanh nghiệp làm việc với Chính phủ một cách dễ
dàng bởi mọi thủ tục đều được hiểu, hướng dẫn và mỗi bước công việc
đều được đảm bảo thực hiện tốt, tin cậy. Mọi thông tin kinh tế mà Chính
phủ có, đều được cung cấp đầy đủ cho các doanh nghiệp để hoạt động
hiệu quả hơn
14
Lợi ích của CPĐT (cont.)
• Đối với công chức
– CNTT dùng trong CPĐT là một công cụ giúp họ hoạt động hiệu
quả hơn, có khả năng dáp ứng nhu cầu của công chúng về thông
tin truy cập và xử lý chúng.
• Đối với người dân và doanh nghiệp
– Giảm thiểu thời gian cho công dân, doanh nghiệp và người lao
động khi truy nhập và sử dụng dịch vụ của chính phủ và do đó
giảm thiếu chi phí của nhân dân. Khuyến khích sự tham gia của
cộng đồng vào các hoạt động của chính phủ.
• Đối với Chính phủ
– Giảm “nạn giấy tờ” văn phòng - công sở, tiết kiệm thời gian, hợp lý
hoá việc vận hành công việc, cho phép các cơ quan Chính phủ
cung cấp các dịch vụ chất lượng cao hơn và giảm ngân sách chi
tiêu của Chính phủ.

15
Một số số liệu của VN về CPĐT

• Sinh viên cần tìm hiểu:


– Vietnam ICT Index
– Báo cáo TMĐT VN (có báo cáo tình hình triển khai
CPĐT của VN)
– Đánh giá của UN về thứ hạng chính phủ công của
Việt nam (Chỉ số dịch vụ công, Chỉ số hạ tầng viễn
thông, Chỉ số nhân lực)
• Câu hỏi:
– Đánh giá ứng dụng CNTT trong các cơ quan hành
chính công dựa trên các chỉ tiêu nào?
– Đánh giá của UN về chính phủ công dựa trên các tiêu
chí nào?
16
Một số số liệu của VN về CPĐT

• Đánh giá ứng dụng CNTT trong các cơ quan hành chính
công dựa trên các chỉ tiêu nào?
– Hạ tầng kỹ thuật CNTT (tỷ lệ trang bị máy tính, tỷ lệ kết nối máy
tính với internet, hệ thống phần mềm quản lý, máy chủ, tên miền,
thiết bị an ninh (tường lửa, chống sét,

• Đánh giá của UN về chính phủ công dựa trên các tiêu chí
nào?
– 88/193 (2018)
– Tiêu chí đánh giá:
• Chỉ số hạ tầng viễn thông (số người sử dụng internet/….. Số đt cố định, số
thuê bao dđ, băng thông, …..)
• Chỉ số nguồn nhân lực (tỷ lệ công dân từ 15 tuổi ….)
• Dịch vụ trực tuyến (trung ương (22 Bộ) – địa phương (tp/tinh 22 Sở ->
quận/huyện -> xã)
17
Một số số liệu của VN về CPĐT

• Chỉ số phát triển Chính phủ điện tử của Liên


hợp quốc được đánh giá dựa trên 3 tiêu chí:
dịch vụ công trực tuyến; hạ tầng viễn thông và
nguồn nhân lực
• 7 bộ, cơ quan ngang bộ và 49 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương đã triển khai mạng diện
rộng WAN, trong đó đã kết nối tới trên 80% số
đơn vị thuộc, trực thuộc các bộ, ngành và trên
75% các sở, ngành, quận/huyện các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương; tỷ lệ cán bộ, công
chức được trang bị máy tính phục vụ công việc
đạt 90,95% ở Trung ương, 97,14% ở các sở,
ban, ngành cấp tỉnh và 90,87% ở UBND cấp 18

huyện lực
Một số số liệu của VN về CPĐT

• Hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành


đã được triển khai tại 100% các bộ, ngành, địa
phương. Có 18 bộ, ngành và 46 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương triển khai hệ thống quản lý
văn bản và điều hành dùng chung giúp cho việc
gửi, nhận văn bản điện tử liên thông giữa các cơ
quan, đơn vị. 15 bộ, ngành và 44 tỉnh, thành phố
đã triển khai sử dụng chữ ký số chuyên dùng và
tích hợp với hệ thống quản lý văn bản, điều hành.
Các bộ, ngành có 98,8% cán bộ, công chức được
cấp và thường xuyên sử dụng hộp thư điện tử và
đối với các tỉnh, thành phố tỷ lệ này trên 82%

19
Ví dụ một số dịch vụ công trực tuyến của Việt
nam
• G2B
– Thuế
– Thuế VAT
– Hải quan
– Ecosys
– CP Một cửa (https://vnsw.gov.vn/) -
– Giấy phép kinh doanh (DN VVN) (https://dangkykinhdoanh.gov.vn/) -
– Mua sắm công trực tuyến (muasamcong.gov.vn)
– Đấu thầu (dauthau.info)
– Một cửa Tp. HCM: http://motcua.ict-hcm.gov.vn/ (có bao nhiêu trang 1 cửa???)
– ??????

• Văn bản pháp luật


– Nghị quyết 36a/NQ-CP của Chính phủ về Chính phủ điện tử
– ????

• G2C
– Thue thu nhap ca nhan
– Ho chieu 20
Một số số liệu của VN về CPĐT

• Chữ ký số
• Chứng chỉ số
• Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký kinh doanh
• Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính
• Đang triển khai:
 Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
 Cơ sở dữ liệu Đất đai quốc gia
 Cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm
 Cơ sở dữ liệu quốc gia về Tài chính

21
Kinh nghiệm triển khai chính phủ công của
một số nước

• Một số nước ASEAN (xếp hạng CPĐT cao


hơn VN)
• Một số nước đã phát triển, có CPĐT xếp
hạng cao theo xếp hạng của UN
• Khung chính phủ điện tử

22

You might also like