Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 77

Chương II.

CHỦ NGHĨA DUY VẬT


BIỆN CHỨNG
Phần 1. VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

NỘI DUNG Phần 2. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT

Phần 3. LÝ LUẬN NHẬN THỨC


Phần 1. VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC

3
I. VẬT CHẤT VÀ CÁC HÌNH THỨC
TỒN TẠI CỦA VẬT CHẤT

4
1. Vật chất

- Các quan điểm duy tâm coi cơ sở đầu tiên của mọi
tồn tại là tinh thần.
- Các học thuyết duy vật trước Mác coi các vật thể cụ
thể là khởi nguyên của vật chất.

13/05/2024 Chương 2 5
Talét Đêmôcrit

Anaximen

Hêraclít
- Quan điểm của CNDVBC

Trong tác phẩm "Chủ nghĩa duy


vật và chủ nghĩa kinh nghiệm
phê phán" Lênin đã đưa ra một
định nghĩa toàn diện, sâu sắc về
vật chất.
(V.I.Lênin: Toàn tập, t.18, M.1980, tr.151)

Chương 4 05/13/2024 7
"Vật chất là một phạm trù triết học
dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho con người trong cảm
giác, được cảm giác của chúng ta
chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại
không lệ thuộc vào cảm giác“.
- Vật chất với tư cách là một phạm trù triết học, khác
vật thể.
- Vật chất tồn tại khách quan.
- Con người có thể nhận thức được thế giới vật chất.

13/05/2024 Chương 2 9
- Ý nghĩa phương pháp luận:
+ Giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học.
+ Chống lại chủ nghĩa duy tâm.
+ Đã khắc phục được tính chất siêu hình, trực quan
trong các quan điểm duy vật trước Mác.
+ Khẳng định tồn tại xã hội, tồn tại khách quan không lệ
thuộc vào ý thức xã hội.
+ Định hướng cho sự phát triển của nhận thức khoa
học.

13/05/2024 Chương 2 10
2. Vật chất và vận động
- Vận động là gì ?

+ Vận động là mọi sự biến đổi nói chung.


+ Vận động là phương thức tồn tại của vật chất.
+ Vận động là thuộc tính cố hữu, vốn có của vật chất.

13/05/2024 Chương 2 11
- Ý nghĩa phương pháp luận:
Muốn nhận thức được các dạng và các thuộc
tính của vật chất phải thông qua sự vận động
của nó.

13/05/2024 Chương 2 12
- Các hình thức vận động cơ bản của vật chất:
1.Vận động cơ giới
2. Vận động vật lý
3. Vận động hoá học
4 Vận động sinh vật
5. Vận động xã hội

13/05/2024 Chương 2 13
- Vận động và đứng im
+ Đứng im chỉ xảy ra trong một quan hệ xác định.
+ Đứng im chỉ xảy ra trong một thời gian xác định
+ Đứng im là một trạng thái vận động, vận động
trong thăng bằng.
3. Không gian và thời gian
+ Không gian là hình thức tồn tại của vật chất biểu hiện
những thuộc tính như cùng tồn tại và tách biệt, có kết cấu
và quảng tính.
+ Thời gian là hình thức tồn tại của vật chất bao gồm những
thuộc tính : độ lâu của sự biến đổi, trình tự xuất hiện và mất
đi của các sự vật, các trạng thái…
+ Không gian có ba chiều, thời gian có một chiều.
4. Nguyên tắc thống nhất của thế giới vật chất
Thế giới này là thế giới vật chất, thống nhất ở tính vật
chất.

13/05/2024 Chương 2 16
II. NGUỒN GỐC,
BẢN CHẤT VÀ KẾT CẤU CỦA Ý THỨC

13/05/2024 Chương 2 17
1. Ý thức
Là sự phản ánh hiện thực khách quan vào đầu óc
con người.

13/05/2024 Chương 2 18
2. Nguồn gốc của ý thức
- Nguồn gốc tự nhiên:
Là sản phẩm của quá trình vận động lâu dài của thế giới vật chất.
- Nguồn gốc xã hội.
+ Lao động:
Là nhân tố quyết định hình thành bộ óc người.
+ Ngôn ngữ:
Là phương tiện giao tiếp, trao đổi tư tưởng tình cảm, kinh
nghiệm...

13/05/2024 Chương 2 19
3. Bản chất của ý thức
Là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan
vào trong đầu óc con người. Là “hình ảnh chủ quan của
thế giới khách quan”.

13/05/2024 Chương 2 20
4. Kết cấu của ý thức
- Gồm Tri thức, Tình cảm, Ý chí, trong đó tri thức là
yếu tố quan trọng nhất.
- Tự ý thức và vô thức.

13/05/2024 Chương 2 21
III. MỐI QUAN HỆ VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
Giữa vật chất và ý thức có mối quan hệ biện chứng,
trong đó:
1. Vật chất quyết định ý thức
- Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định
ý thức.
- Vật chất quyết định ý thức về nguồn gốc, nội dung và
sự biến đổi của ý thức.
2. Ý thức tác động trở lại vật chất
- Ý thức có tính năng động to lớn trong sự tác động
trở lại vật chất.
- Ý thức tác động trở lại vật chất theo hai chiều: tích
cực và tiêu cực.
IV. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN

- Trong thực tiễn phải tôn trọng và hành động theo các
quy luật khách quan.
- Phát huy tính năng động tích cực của ý thức trong sự
tác động trở lại đối với vật chất.
- Chống xem nhẹ hoặc tuyệt đối hóa một mặt trong
quan hệ giữa vật chất và ý thức./.
Phần 2. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
I. PHÉP BIỆN CHỨNG?

Phép biện chứng là Khoa học về những quy luật phổ


biến của sự vận động và phát triển của tự nhiên, của xã
hội loài người và của tư duy.

13/05/2024 Chương 2 26
II. NỘI DUNG CƠ BẢN
CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
1. HAI NGUYÊN LÝ CƠ BẢN
CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
(1) Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến của sự vật, hiện
tượng

* Nội dung nguyên lý:


- Mọi sự vật hiện tượng trong thế giới đều nằm trong mối
liên hệ, quy định, ràng buộc lẫn nhau.
- Liên hệ là phổ biến, phong phú nhiều vẻ nhưng không
ngang bằng nhau.

13/05/2024 Chương 2 29
* Phân biệt các mối liên hệ:
- Có mối liên hệ bên trong, mối liên hệ bên ngoài; có mối liên
hệ trực tiếp, mối liên hệ gián tiếp.
- Có mối liên hệ về không gian, mối liên hệ về thời gian.
- Có mối liên hệ tất nhiên, mối liên hệ ngẫu nhiên; mối liên hệ
chủ yếu, mối liên hệ thứ yếu…

13/05/2024 Chương 2 30
Ý nghĩa phương pháp luận:
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là cơ sở lý luận của quan
điểm toàn diện, cụ thể.

13/05/2024 Chương 2 31
(2) Nguyên lý về sự phát triển

- Phát triển là sự vận động biến đổi theo khuynh hướng đi


lên.
- Phát triển là khuynh hướng chung của các sự vật hiện
tượng.

13/05/2024 Chương 2 32
- Các tính chất của sự phát triển
+ Tính khách quan.
+ Tính phổ biến.
+ Tính phong phú, đa dạng.
+ Sự phát triển diễn ra ở tất cả các lĩnh vực của thế giới.

13/05/2024 Chương 2 33
Ý nghĩa phương pháp luận :
Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận của quan điểm
lịch sử, quan điểm phát triển.
- Quan điểm lịch sử đòi hỏi chúng ta khi nghiên cứu sự vật,
hiện tượng phải xem xét trong quá trình lịch sử ra đời và
phát triển của chúng.
- Quan điểm phát triển đòi hỏi khi xem xét sự vật hiện
tượng phải xem xét trong sự vận động phát triển của nó.

13/05/2024 Chương 2 34
2. CÁC QUY LUẬT CƠ BẢN
CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
(1) Quy luật thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập (Quy luật mâu thuẫn)
A. NỘI DUNG QUY LUẬT

Mọi sự vật và hiện tượng trong thế giới đều chứa


đựng mâu thuẫn bên trong. Thống nhất và đấu tranh
của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự
phát triển.
1. Mâu thuẫn là khách quan, phổ biến
Mâu thuẫn tồn tại khách quan, phổ biến trong tự
nhiên, xã hội và tư duy. Không có sự vật, hiện tượng
nào, không có giai đoạn phát triển nào của chúng là
không có mâu thuẫn.
2. Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập
- Mặt đối lập là những mặt, những thuộc tính, những
khuynh hướng vận động ngược chiều nhau trong một
chỉnh thể làm nên sự vật và hiện tượng.
+ Mỗi mâu thuẫn có 2 mặt đối lập.
+ Các mặt đối lập trong một mâu thuẫn vừa thống
nhất với nhau, vừa đấu tranh với nhau.
- Thống nhất của các mặt đối lập, là sự liên hệ, ràng
buộc nhau, xâm nhập, quy định lẫn nhau, mặt này
lấy mặt kia làm tiền đề tồn tại cho nhau.
- Đấu tranh của các mặt đối lập, là sự bài trừ, gạt bỏ,
phủ định lẫn nhau của các mặt đối lập.
- Thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập là
nguồn gốc, động lực của sự phát triển.
- Thống nhất là tương đối, đấu tranh là tuyệt đối.
B. CÁC LOẠI MÂU THUẪN

- Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài


- Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn chủ yếu
- Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối
kháng (xã hội)
C. Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT MÂU THUẪN
- Phải thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn và
vai trò của mâu thuẫn là nguồn gốc động lực của vận
động phát triển.
- Nhận thức sự vật, hiện tượng là phân tích những
mâu thuẫn vốn có của nó.
- Phân tích cụ thể các mâu thuẫn cụ thể của sự vật,
tìm ra mâu thuẫn cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu để tập
trung sự chú ý vào việc giải quyết.
- Mâu thuẫn chỉ giải quyết bằng đấu tranh của các
mặt đối lập.
(2) Quy luật những thay đổi về lượng,
đến thay đổi về chất và ngược lại
(Quy luật lượng - chất)
A. NỘI DUNG QUY LUẬT
Mọi sự vật hiện tượng đều diễn ra từ những thay đổi
dần dần về lượng, đến một “độ” nhất định tại “điểm
nút” tạo nên sự nhảy vọt về chất. Chất mới ra đời tạo
điều kiện cho lượng mới biến đối, cứ như vậy tạo nên
sự biến đổi, phát triển không ngừng của sự vật, hiện
tượng.
BƯỚC NHẢY t= t2 – t1

SỰ VẬT CŨ
SỰ VẬT MỚI
ĐỘ

ĐIỂM NÚT
1. Chất và lượng là hai mặt thống nhất với nhau trong
mỗi sự vật, hiện tượng

13/05/2024 Chương 2 46
a) Chất là gì ?
Là tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng, là sự
đồng nhất hữu cơ của những thuộc tính, những yếu
tố cấu thành sự vật - hiện tượng, nói lên sự vật đó
là gì, phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác.
b) Lượng là gì ?
Là tính quy định của sự vật và hiện tượng về mặt
quy mô, trình độ phát triển của nó, biểu thị từng con
số các thuộc tính, các yếu tố ... cấu thành nó.
c) Mối quan hệ biện chứng giữa chất và lượng
- Chất và lượng là hai mặt của sự vật nên chúng
thống nhất với nhau.
- Chất nào lượng ấy, lượng nào chất ấy.
- Lượng thường xuyên biến đổi, còn chất tương đối
ổn định.
2. Sự thay đổi về lượng dẫn đến
sự thay đổi về chất

13/05/2024 Chương 2 50
- Sự biến đổi về chất có nghĩa là sự thay thế chất cũ
bằng chất mới, chất cũ mất đi nhường chỗ cho chất
mới ra đời, tạo địa bàn cho sự phát triển mới về
lượng.
- Sự biến đổi về chất dẫn đến sự biến đổi về lượng
thể hiện ở quy mô, tốc độ, nhịp điệu phát triển của
lượng.
- Sự biến đổi về chất là kết thúc một giai đoạn phát
triển trong dây chuyền phát triển của sự vật và mở ra
giai đoạn khác.
B. CÁC HÌNH THỨC BƯỚC NHẢY
1. Bước nhảy là gì ?

SỰ VẬT CŨ SỰ VẬT MỚI

BƯỚC NHẢY t= t2 – t1
- Là sự chuyển hoá từ chất cũ sang chất mới: chất cũ
mất đi, chất mới ra đời.
- Là sự kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng.
- Là sự gián đoạn trong quá trình vận động liên tục
của sự vật.
- Nó không chấm dứt sự vận động nói chung, mà chỉ
chấm dứt một dạng tồn tại của sự vật
2. Các hình thức bước nhảy
- Bước nhảy toàn bộ (nhảy lớn) và bước nhảy cục bộ
(từng phần).
- Bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần.
C. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
- Lượng biến - chất biến, do đó muốn có chất mới ra
đời phải có quá trình tích luỹ về lượng.
- Phải chống tư tưởng chủ quan, nóng vội, muốn có
chất mới ra đời mà không có quá trình tích luỹ về
lượng hoặc có tích luỹ về lượng mà chưa đủ độ, chưa
chín muồi, chưa đến điểm nút của nó.
- Chất biến - lượng biến, do đó khi có chất mới ra đời
phải biết phát huy ưu thế chất mới để kích thích
lượng mới phát triển.
- Chống tư tưởng bảo thủ trì trệ cố bám lấy chất cũ,
không muốn đổi mới.
- Phải biết kết hợp tinh thần cách mạng với tính
khoa học nghiêm túc.
- Phải có quyết tâm nghị lực thực hiện các bước nhảy
khi có điều kiện chín muồi./.
(3) Quy luật phủ định của phủ định
A. KHÁI NIỆM PHỦ ĐỊNH BIỆN CHỨNG
1. Phủ định biện chứng là gì ?
- Là sự thay thế cái cũ bằng cái mới.
- Là yếu tố nội tại của sự phát triển, mặt đối lập này
phủ định mặt đối lập kia, cái tiến bộ phủ định cái lạc
hậu.
2. Đặc trưng của phủ định biện chứng
- Tính khách quan
- Tính kế thừa
B. NỘI DUNG QUY LUẬT PHỦ ĐỊNH CỦA PHỦ ĐỊNH
1. Phủ định biện chứng là dây chuyền vô tận
Không có lần phủ định nào là cuối cùng, cái mới ra
đời thay thế cái cũ, nhưng cái mới này đến lượt nó lại
bị cái mới nữa phủ định. Do đó phủ định biện chứng
làm cho sự vật, hiện tượng phát triển đi lên không
ngừng từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ
chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
2. Phủ định biện chứng diễn ra theo những chu
kỳ nhất định
- Quy luật này gọi là quy luật phủ định của phủ
định, vì mỗi chu kỳ của sự phủ định có hai lần phủ
định chính. Sau hai lần phủ định - tức thực hiện
một chu kỳ phát triển thì sự vật mới ra đời, nó lặp
lại một số mặt, yếu tố ban đầu, nhưng trên cơ sở
cao hơn.
+ Phủ định lần 1 : Sự vật cũ chuyển thành sự vật
mới, đối lập với nó. Đó là bước trung gian của sự
phát triển.
+ Phủ định lần 2 : Tái lập lại cái ban đầu, nhưng
trên cơ sở cao hơn.
Sau hai lần phủ định hoàn thành chu kỳ phát triển,
đồng thời cũng là điểm xuất phát của một chu kỳ
phát triển sau.
- Phủ định biện chứng nói lên xu hướng phát triển
của sự vật, không phải theo đường thẳng, không
phải theo đường tròn mà theo đường xoáy ốc.
- Đường xoáy ốc diễn tả được rõ ràng tính biện
chứng của sự phát triển.
+ Nói lên được tính kế thừa, tính lặp lại, tính tiến lên
của sự vận động.
+ Thể hiện tính vô tận của sự phát triển từ thấp đến
cao.
Chú ý :
- Phủ định biện chứng nói lên khuynh hướng phát triển tiến lên
của sự vật, nhưng khuynh hướng tiến lên không tách rời
những bước thụt lùi tạm thời.
- Không phải sự vật nào cũng chỉ có hai lần phủ định là kết
thúc chu kỳ phát triển, mà có những sự vật - hiện tượng phải
trải qua bốn, năm lần hoặc nhiều hơn.
Thí dụ :
+ Vòng đời của tằm : Trứng - tằm - nhộng - bướm - trứng.
+ Sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội...
C. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
- Quy luật phủ định của phủ định giúp ta hiểu biết
một cách đúng đắn về xu hướng của sự phát triển.
- Phát triển là khuynh hướng chung của sự vật, hiện
tượng trong thế giới. Cơ sở lý luận đó giúp ta cái
nhìn biện chứng về xu thế phát triển của thời đại mà
ta đang sống.
- Giúp ta hiểu đầy đủ hơn cái mới, nó luôn luôn biểu
hiện là giai đoạn cao về chất trong sự phát triển. Do
đó phải có niềm tin vào cái mới, vào tiền đồ khoa
học, vào sự nghiệp chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Phần 3. LÝ LUẬN NHẬN THỨC
I. NHẬN THỨC LÀ GÌ ?

- Nhận thức là sự phản ánh thế giới khách quan


vào bộ óc con người.
- Bản chất nhận thức là sự phản ánh tích cực, chủ
động sáng tạo, là hình ảnh chủ quan của thế giới
khách quan.
- Chủ thể và khách thể nhận thức.

13/05/2024 Chương 2 66
II. THỰC TIỄN VÀ VAI TRÒ THỰC TIỄN ĐỐI VỚI
NHẬN THỨC
1. Thực tiễn là gì ?
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có tính xã hội
- lịch sử của con người nhằm biến đổi tự nhiên và xã
hội.
* Các hình thức cơ bản của hoạt động thực tiễn

Hoạt động sản xuất vật chất

Hoạt động chính trị xã hội

Hoạt động thực nghiệm khoa học

68
2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
- Thực tiễn là cơ sở của nhận thức
- Thực tiễn là động lực của nhận thức
- Thực tiễn là mục đích của nhận thức
3. Con đường biện chứng của nhận thức
Nhận thức đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu
tượng và đến thực tiễn.
a) Trực quan sinh động (hay gọi là nhận thức
cảm tính)
- Là giai đoạn đầu của quá trình nhận thức gắn liền
với thực tiễn, là sự phản ánh trực tiếp khách thể
bằng các giác quan, cho ta những hiểu biết bên ngoài
SVHT.
- Gồm 3 hình thức cơ bản kế tiếp nhau :
+ Cảm giác
+ Tri giác.
+ Biểu tượng.
b) Tư duy trừu tượng (hay gọi là nhận thức lý
tính)
Trên cơ sở tài liệu do trực quan đem lại, tư duy trừu
tượng khái quát lại, đi sâu vào nhận thức các mối liên
hệ bên trong của sự vật, hiện tượng.
Tư duy trừu tượng có 3 hình thức cơ bản :
- Khái niệm
- Phán đoán
- Suy luận
c. Nhận thức đi từ tư duy trừu tượng đến thực
tiễn
- Định hướng cho hoạt động thực tiễn.
- Nhận thức phải trở về thực tiễn để kiểm tra nhận
thức là đúng đắn hay sai lầm. Qua đó để bổ sung
cho phù hợp với thực tiễn.
III. VẤN ĐỀ CHÂN LÝ VÀ TIÊU CHUẨN CỦA CHÂN LÝ
1. Chân lý là gì ?
Chân lý là sự phù hợp giữa tri thức con người với hiện
thực khách quan.
- Chân lý là khách quan.
- Chân lý là cụ thể.
- Chân lý tuyệt đối và chân lý tương đối.
2. Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
Thực tiễn là nơi chứng minh nhận thức là đúng đắn
hay sai lầm.
IV. NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ
THỰC TIỄN
- Giữa lý luận và thực tiễn tác động biện chứng,
thâm nhập vào nhau và tạo điều kiện cùng phát
triển.
- Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên
tắc cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng.
KẾT LUẬN

You might also like