KTNN II Chuong 10 Phat Trien Nganh Thuy San

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

CHƯƠNG 10: PHÁT TRIỂN

NGÀNH THỦY SẢN VIỆT


NAM

TS. Hoàng Mạnh Hùng

1
Khái niệm
• Thủy sản là ngành thủy sản có tư liệu sản xuất
chủ yếu là mặt nước; đối tượng lao động là
những sinh vật thủy sinh; kết quả sản xuất của
ngành là những sản phẩm sinh vật, những kết
quả sinh học có giá trị kinh tế và dược liệu cao.
• Đối với hầu hết các nước, ngành thủy sản có vai
trò quan trọng trong nền kinh tế, đặc biệt đối
với những nước có vùng biển và vùng nước nội
địa phong phú.
2
Ngành thủy sản
• Gồm nhiều lĩnh vực mang tính chất công
nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ,
cơ cấu thành một hệ thống thống nhất có liên
quan chặt chẽ và hữu cơ với nhau.
• Nhóm A: Ngành khai thác, đóng sửa tàu
thuyền cá, sản xuất ngư lưới cụ, các thiết bị
chế biến và bảo quản thuỷ sản trực thuộc
công nghiệp

3
Ngành thủy sản
• Nhóm B: Ngành chế biến thuỷ sản
• C. Ngành thương mại và nhiều hoạt động dịch
vụ hậu cần như cung cấp vật tư và chuyên chở
đặc dụng thuộc lĩnh vực dịch vụ …
• D. Ngành nông nghiệp: nuôi trồng thuỷ sản

4
Vị trí ngành TS
• Tư liệu sản xuất chủ yếu của ngành thủy sản là
mặt nước; đối tượng lao động là những sinh
vật thủy sinh; kết quả sản xuất của ngành là
những sản phẩm sinh vật, những kết quả sinh
học.
• Hoạt động xuất phát điểm của ngành thủy sản
gồm nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.
• Ngành thủy sản là một ngành hàng có tính
chất liên ngành cao
5
Đặc điểm
• Đối tượng sản xuất là các sinh vật sống trong
nước
• Thủy vực là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể
thay thế
• Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất có
tính hỗn hợp, tính liên ngành cao.
• Sản xuất kinh doanh thủy sản đòi hỏi đầu tư
ban đầu lớn, độ rủi ro cao.

6
Vai trò ngành thủy sản
• Cung cấp thực phẩm, tạo nguồn dinh dưỡng
cho mọi người dân Việt Nam
• Đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm
• Xoá đói giảm nghèo
• Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn
• Ngành thủy sản phát triển sẽ đóng góp quan
trọng trong tăng trưởng của toàn ngành nông,
lâm, ngư nghiệp nói chung
7
Vai trò ngành thủy sản
• Tạo nghề nghiệp mới, tăng hiệu quả sử dụng
đất đai
• Nguồn xuất khẩu quan trọng
• Đảm bảo chủ quyền quốc gia, đảm bảo an
ninh quốc phòng ở vùng sâu, vùng xa, nhất là
ở vùng biển và hải đảo

8
CHẾ BIẾN THỦY SẢN XK

9
Các hình thức
• Hộ nuôi trồng, khai thác, chế biến và tiêu thụ
thủy sản
• Ngư trại
• Tổ hợp tác, hợp tác xã nôi trồng, khai thác, chế
biến và tiêu thụ thủy sản
• Doanh nghiệp nhà nước ngành thủy sản

10
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

1. Phát triển thủy sản thành một ngành sản xuất


hàng hóa, có thương hiệu uy tín, có khả năng
cạnh tranh cao trong hội nhập kinh tế quốc tế.

11
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động, tổ chức


lại sản xuất ngành thủy sản theo chuỗi giá trị
sản phẩm. Hình thành các trung tâm nghề cá
lớn ở Vịnh Bắc bộ, duyên hải miền Trung, Đông
Nam bộ, Tây Nam bộ gắn với các ngư trường
trọng điểm.

12
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
3. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thủy
sản trên cơ sở tiếp cận khoa học về quản lý
tổng hợp nghề cá có sự tham gia của cộng
đồng và mối quan hệ tương hỗ với các ngành
kinh tế khác nhằm phát triển thủy sản và xã
hội nghề cá bền vững.

13
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
4. Nâng cao mức sống, điều kiện sống của cộng
đồng ngư dân và đào tạo bồi dưỡng nguồn
nhân lực cho nghề cá.

14
I. QUAN ĐIỂM PHÁT TRIỂN
5. Phát triển thủy sản theo hướng chất lượng và
bền vững, nâng cao giá trị gia tăng,đảm bảo
chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ
môi trường, chủ động thích ứng với tác động
của biến đổi khí hậu; bảo vệ chủ quyền quốc
gia và an ninh quốc phòng

15
II. MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2030

• CNH – HĐH ngành TS, phát triển toàn diện theo


hướng bền vững, trở thành một ngành sản xuất hàng
hóa lớn, có cơ cấu và các hình thức tổ chức sản xuất
hợp lý, có năng suất, chất lượng, hiệu quả, có thương
hiệu uy tín, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập
vững chắc vào kinh tế thế giới…
• Đóng góp 30 - 35% GDP trong khối NL ngư, tốc độ
tăng giá trị sản xuất ngành thủy sản từ 8 - 10%/năm.
Kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 8 - 11 tỷ USD (2015
đạt 6,7 tỷ USD). Năm 2022 đạt 11 tỷ.Tổng sản lượng
thủy sản đạt 7 – 7,5 triệu tấn, trong đó nuôi trồng
chiếm 65 - 70% tổng sản lượng
16
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

• Tập trung nghiên cứu điều tra nguồn lợi, phát


triển nguồn nhân lực.
• Tổ chức lại sản xuất khai thác hải sản trên biển,
Xây dựng cơ chế quản lý phù hợp để định
hướng khai thác, bảo tồn và phát triển nguồn
lợi hải sản trên biển. Ứng dụng KHCN trong
khai thác thủy sản, bảo quản sản phẩm để giảm
tổn thất sau thu hoạch.
• Hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển
17
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO VÙNG
1. Vùng đồng bằng sông Hồng: Phát triển nuôi
công nghiệp những khu vực thuận lợi, phát
huy nghề cá nước ngọt, nước lợ truyền thống
(các loài cá nước ngọt truyền thống, thủy đặc
sản nước ngọt, cá rô phi, tôm biển, rong biển,
cua biển…). Đầu tư nâng cấp hệ thống nhà
máy chế biến thủy sản, các cơ sở công nghiệp
cơ khí đóng, sửa tàu cá…

18
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO VÙNG
2. Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung :
- Phát triển nuôi trồng thủy sản nước lợ khu vực
cửa sông, ven biển..
- Khai thác tiềm năng mặt nước hồ chứa để phát
triển nuôi thủy sản.
- Đối tượng nuôi chủ lực là tôm sú, tôm chân
trắng, nhuyễn thể, các loài cá biển, trồng rau câu
tập trung chuyên canh trên các đầm phá. Phát
triển nuôi các đối tượng có tiềm năng như cá
song, cá giò, cá hồng, bào ngư, vẹm xanh, rong
biển, …
19
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO VÙNG
3. Vùng Đông Nam bộ
- Phát triển nuôi hải sản trên biển, ven biển, ven
đảo.
- Đối tượng nuôi: cá biển, tôm sú, tôm chân trắng,
nhuyễn thể, các loài thủy đặc sản phục vụ du
lịch, xuất khẩu và tiêu dùng tại chỗ.
- Tiếp tục khai thác sử dụng các mặt nước hồ chứa
đưa vào nuôi thủy sản. Duy trì các mô hình nuôi
hữu cơ (sinh thái) vùng ven biển, rừng ngập mặn
thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

20
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO VÙNG
4. Vùng đồng bằng sông Cửu Long
- Tiếp tục phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản theo
chiều sâu. Chuyển một phần diện tích nuôi thủy sản
quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh quy
mô công nghiệp ở những nơi có điều kiện thuận lợi.
Áp dụng các công nghệ, mô hình nuôi tiên tiến, tiêu
chuẩn mới..
- Đối tượng nuôi chủ lực là tôm sú, cá tra, basa, tôm
chân trắng, cá rô phi, nhuyễn thể, cá biển, tôm càng
xanh, cá thác lác, cá bống tượng và các loài thủy
sản đặc thù, bản địa của đồng bằng sông Cửu Long.

21
III. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THEO VÙNG
5. Vùng miền núi, trung du phía Bắc và Tây Nguyên
- Phát triển nuôi thủy sản hồ chứa và trên các vùng
nước ven sông, suối gắn với bảo tồn và phát triển
nguồn lợi thủy sản, góp phần xóa đói giảm nghèo.
- Đối tượng: cá, tôm nước ngọt và các loài thủy đặc
sản như baba, lươn, ếch,…
- Xây dựng, phát triển một số khu bảo tồn nội địa
nhằm bảo vệ, tái tạo, phát triển các loài thủy sản
bản địa quý hiếm, nguồn lợi thủy sản

22
KẾT QUẢ NGÀNH THỦY SẢN VN
• Năm 2022, sản lượng thủy sản đạt hơn 9 triệu tấn,
kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt khoảng 11 tỷ USD.
• Sản xuất tôm nước lợ và cá tra tiếp tục tăng trưởng
mạnh, duy trì vị trí dẫn đầu ngành.
• Các địa phương đang phát triển chuỗi giá trị cá tra
theo hướng hợp tác các hộ nhỏ lẻ thành các tổ hợp
tác và liên kết với doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu
vào, với doanh nghiệp chế biến tiêu thụ sản phẩm
để giảm thiểu hiện tượng mất cân bằng cung cầu,
giảm giá thành và nâng cao hiệu quả sản xuất.
23
2023
• Năm 2023 ngành thủy sản đặt mục tiêu đạt tổng
sản lượng trên 9,5 triệu tấn. Trong đó sản lượng
thủy sản khai thác đạt 4,5 triệu tấn, sản lượng
nuôi trồng gân 5 triệu tấn, cung cấp nguyên liệu
chất lượng phục vụ chế biến xuất khẩu đạt trên
10 tỷ USD.
• Năm 2022, xuất khẩu thủy sản đạt con số khoảng 11
tỷ USD. Năm 2023, trước những khó khăn về thị
trường, ngành hàng này chỉ đặt mục tiêu xuất khẩu
10 tỷ USD.
24
2023
• Đẩy mạnh khai thác thủy sản xa bờ, giảm sản
lượng khai thác thủy sản ven bờ, tập trung khai
thác các sản phẩm chủ lực của mỗi vùng.
• Tăng cường đầu tư thiết bị bảo quản chế biến trên
tàu khai thác, nâng cao hiệu quả khai thác và giảm
tổn thất sau thu hoạch.
• Khai thác thủy sản gắn liền với bảo vệ và phát triển
nguồn lợi, gắn khai thác thủy sản với bảo vệ chủ
quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên các
vùng biển, đảo của Tổ quốc.
25
2023
• Về nuôi trồng, tiếp tục đa dạng hóa đối tượng và phương thức nuôi
với cơ cấu diện tích và sản lượng phù hợp từng vùng kinh tế, sinh
thái trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh.
• Áp dụng thực hành nuôi trồng thủy sản tốt, nuôi trồng thủy sản có
chứng nhận với các sản phẩm chủ lực như tôm, cá tra, nhuyễn
thể…
• Phát triển các vùng nuôi thủy sản thâm canh ứng dụng công nghệ
cao, nuôi an toàn sinh học, bảo vệ môi trường sinh thái. Hỗ trợ
nông dân nuôi quảng canh tiên tiến, nhân rộng các mô hình kết
hợp lúa - thủy sản hiệu quả.
• Phát triển nuôi, trồng trên biển, đặc biệt đối với trồng rong, tảo
biển. Phấn đấu duy trì tổng sản lượng thủy sản 8,73 triệu tấn,
trong đó nuôi trồng 4,95 triệu tấn và khai thác 3,78 triệu tấn.(2021)
26
IV. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tổ chức lại sản xuất


2. Về phát triển thị trường và xúc tiến thương mại
3. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực
4. Về khoa học - công nghệ và khuyến ngư
5. Về bảo vệ môi trường, bảo vệ tái tạo và phát
triển nguồn lợi thủy sản
6. Về cơ chế chính sách
7. Tăng cường công tác quản lý nhà nước
8. Về hợp tác và hội nhập kinh tế quốc tế
27

You might also like