Tan Máu Đồng Miễn Dịch Tổ 3

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

Tan máu đồng miễn dịch

Tổ 3 – 19YD
Nhắc lại về kháng nguyên,
bán kháng nguyên,
kháng thể, tự kháng thể
1. Kháng nguyên là gì?
Kháng nguyên (còn gọi là Antigen) là các chất khi xâm nhập vào cơ thể người thì sẽ được hệ thống
miễn dịch nhận biết, từ đó sinh ra các kháng thể tương ứng. Đây có thể gọi là kháng thể dịch thể hoặc
kháng thể tế bào có đặc tính kết hợp đặc hiệu hoặc kích thích đáp ứng miễn dịch với kháng nguyên
ấy.
Đáp ứng dương tính có nghĩa là cơ thể sinh ra Globulin miễn dịch chống lại, bởi kháng nguyên đã
kích thích cơ thể sản xuất ra kháng thể đó. Còn đáp ứng âm tính là trạng thái khi cơ thể tiếp xúc với
kháng nguyên, cơ thể sẽ dung nạp với kháng nguyên đó. Có nghĩa là các tế bào miễn dịch đã không
đáp ứng lại để tạo ra các kháng thể. Trạng thái này rất quan trọng bởi cơ thể chấp nhận hay loại trừ
các kháng nguyên sau khi xâm nhập vào cơ thể.
2. Hapten hay( bán kháng nguyên)
- Là một kháng nguyên không toàn năng, có trọng lượng phân tử thấp
- Một chất mà tự nó không sinh được đáp ứng miễn dịch nhưng có thể phản ứng với các sản phẩm
của một phản ứng miễn dịch đặc hiệu.
- Các hapten là những phân tử nhỏ mà không bao giờ có thể gây ra một đáp ứng miễn dịch khi được
đưa vào cơ thể bởi riêng chúng, nhưng có thể gây đáp ứng miễn dịch khi chúng kết hợp với phân tử
mang nó
- Tuy nhiên, hapten tự do có thể phản ứng với các sản phẩm của đáp ứng miễn dịch sau khi sản
phẩm đó đã được sinh ra bởi phức hợp hapten-chất mang.
- Hapten có đặc tính kháng nguyên nhưng không có tính sinh miễn dịch.

Hình: Sự liên hợp chất mang-hapten tạo ra quyết


định kháng nguyên tự nhiên của chất mang cũng như
quyết định kháng nguyên mới của hapten
3. Kháng thể:
- Kháng thể (KT) là các phân tử glycoprotein được sản xuất bởi các tương bào trong một đáp ứng với chất
sinh miễn dịch khi cơ thể con người nhận biết được sự xâm nhập của các sinh vật lạ. Kháng thể sẽ giúp
tiêu diệt vi khuẩn có hại và bảo vệ cơ thể. Cơ thể nào có khả năng hình thành kháng thể càng mạnh thì khả
năng miễn dịch chống lại các bệnh nhiễm khuẩn càng cao.
- Có 4 loại kháng thể được phân loại như sau
IgG: Là kháng thể phổ biến nhất trong máu, trong sữa non và các dịch mô. IgG xuyên qua nhau thai, bảo
vệ con trong những tuần lễ đầu đời sau khi sinh, khi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển;
IgE: Chiếm tỷ lệ khá lớn và giữ vai trò trong phản ứng quá mẫn cấp cũng như trong cơ chế miễn dịch
chống ký sinh trùng;
IgD: Chiếm tỷ lệ ít nhất chỉ 1% trên màng tế bào, dị hoá nhanh và rất dễ bị thuỷ phân bởi enzyme plasmin
trong quá trình đông máu, vì vậy, IgD là kháng thể có ít chức năng nhất trong quá trình hoạt hoá kháng
nguyên.
3. Kháng thể:
IgA: Chiếm khoảng 15 - 20% trong máu, trong sữa non, nước mắt và nước miếng nước bọt. Khi IgA được
được tiết ra ở đâu thì chúng chống lại các tác nhân gây bệnh tại đó;
IgM: Là lớp miễn dịch đầu tiên được tổng hợp ở trẻ sơ sinh. Kết hợp với các kháng nguyên đa chiều như
virus và hồng cầu, giúp tiêu diệt kháng nguyên xấu, bảo vệ cơ thể;
- Ví dụ:bệnh nhân mới mắc virus Sars- covid 2 tạo kháng thể bằng cách ngăn chặn một phần của virus mà
cần thiết cho sự tấn công cơ thể của nó.
4. Tự kháng thể:
- Tự kháng thể là các kháng thể (các protein miễn dịch) do nhầm lẫn mục tiêu và tổn
thương các mô đặc hiệu hoặc các bộ phận của cơ thể. Một hoặc nhiều tự kháng thể được
sản xuất bởi hệ thống miễn dịch của một người khi nó không phân biệt giữa protein "ngoại
lai " và "tự thân".
- Ví dụ : những người có bệnh lupus ban đỏ sẽ có khoảng 25-30% người mắc bệnh là có
một Anti Ribonucleoprotein (Anti RNP) dương tính thông qua xét nghiệm miễn dịch anti-
dsDNA gây tổn thương nhiều cơ quan như: da, mắt, thần kinh, tim mạch,…
1. Thiếu máu tan máu sơ sinh

Tan máu đồng 2. Tan máu sau truyền máu


miễn dịch

3. Tan máu sau ghép đồng loại


1. Thiếu máu
tan máu sơ sinh
1. Thiếu máu tan máu sơ
a, Hàng rào nhau thai:
sinh
- Có chức năng cực kỳ quan trọng trong việc đảm bảo cho thai sống và phát triển:
- Sự trao đổi O2 và CO2 giữa máu mẹ và thai nhi .
- Dinh dưỡng: Nguyên liệu tạo hình và năng lượng cần cho thai đều đưa từ mẹ vào
qua gai rau.
- Bảo vệ: Bảo vệ thai khỏi các mầm bệnh, một số kháng nguyên kháng thể có nguồn
gốc protein có thể đi qua rau thai-> Thai có khả năng miễn dịch thụ động
1. Thiếu máu tan máu sơ
sinh
b, Kháng thể IgG và sự vượt qua hàng rào nhau thai:
Immunoglobulin G (IgG) hay còn được gọi là globulin G là một trong những protein có nhiều nhất trong huyết
thanh người, chiếm khoảng 10 - 20% protein huyết tương. Đây là lớp chính trong năm loại immunoglobulin ở
người, IgM, IgD, IgG, IgA và IgE. Các glycoprotein liên quan chặt chẽ này, khác nhau về cấu trúc chuỗi nặng
và có chức năng hiệu ứng khác nhau:
- IgG là kháng thể đa năng nhất bởi vì nó có khả năng thực hiện tất cả các chức năng của kháng thể
- IgG là kháng thể có nhiều nhất trong huyết thanh - 75% kháng thể của huyết thanh là IgG
- IgG là kháng thể chủ yếu ở xung quanh mạch máu
- Chuyển qua nhau thai - IgG là lớp kháng thể duy nhất đi qua được nhau thai. Kháng thể IgG có thể vượt qua
nhau thai của người mẹ mang thai và bảo vệ thai nhi khỏi bị nhiễm trùng do kích thước nhỏ.
IgG tồn tại dưới dạng đơn phân với hai vị trí gắn kháng nguyên trong mỗi kháng thể.
Sự vận chuyển này nhờ một thụ thể với vùng Fc của IgG trên các tế bào nhau thai.
Không phải tất cả dưới lớp IgG đi qua nhau thai tốt như nhau; IgG2 đi qua nhau thai không tốt.
- Hoạt hóa bổ thể - Không phải tất cả các dưới lớp IgG có thể hoạt hóa bổ thể tốt như nhau;
IgG4 không hoạt hóa bổ thể
1. Thiếu máu tan máu sơ
c, Kháng thể IgM và sự vượt qua hàng rào nhau thai:
sinh
- IgM là loại kháng thể đầu tiên được tạo ra trong cơ thể như là phản ứng đầu tiên đối với nhiễm trùng bởi
hệ thống miễn dịch. Là kháng thể có kích thước lớn nhất trong cơ thể và chiếm tỷ lệ ít hơn so với các
kháng thể khác (5 đến 10%). IgM được sản xuất bởi các tế bào plasma và có trong máu và dịch bạch
huyết. IgM tồn tại dưới dạng pentamer bao gồm các chuỗi nặng và nhẹ giống hệt nhau. Có mười vị trí gắn
kháng nguyên cho IgM, tuy nhiên chỉ có năm vị trí có sẵn để liên kết kháng nguyên. IgM chịu trách nhiệm
cho việc phá hủy sớm kháng nguyên và kiểm soát nhiễm trùng:
- Kháng thể IgM có hàm lượng xếp thứ 3 trong huyết thanh.
- IgM là kháng thể đầu tiên được sản xuất ở bào thai và là kháng thể đầu tiên được sản xuất bởi dòng tế
bào B trinh tiết sau khi được kích thích bởi kháng nguyên.
- Với cấu trúc pentamer, IgM là một kháng thể hoạt hóa bổ thể tốt.
Do đó, kháng thể IgM rất có hiệu quả để ly giải các vi sinh vật
- Với đặc điểm cấu trúc như vậy, IgM cũng là một kháng thể ngưng kết tốt.
Vì thế, kháng thể IgM rất tốt cho kết tụ vi sinh vật để cuối cùng loại bỏ chúng khỏi cơ thể
- IgM gắn vào một số tế bào thông qua thụ thể Fc
- Là kháng thể bề mặt tế bào lympho B
1. Thiếu máu tan máu sơ
sinh
d, Sự hòa lẫn máu mẹ con trong chuyển dạ đẻ:
- Trường hợp mẹ mang Rh âm, con mang Rh dương, hoặc ngược lại:
+ Trong quá trình chuyển dạ đẻ, do tổn thương màng rau và nội mạc tử cung nên một số lượng ít
hồng cầu của con vào tuần hoàn của mẹ=> tạo miễn dịch ở người mẹ.
+ Đây là kháng thể miễn dịch nên chúng có khả năng đi qua màng rau => nếu lần mang thai tiếp
theo, thai nhi cũng có kháng nguyên này => kháng thể của mẹ dc hình thành từ lần trước sẽ chống
lại => gây tan máu
- Trường hợp khác:
+ Mẹ truyền máu, mà trong máu truyền có kháng nguyên lạ => cũng gây kháng thể miễn dịch
+ Sau đó khi mang thai, thai nhi có đúng kháng nguyên lạ này => kháng thể của mẹ chống lại =>
gây tan máu
Ở trường hợp này tan máu có thể xảy ra cho cả trẻ đầu lòng
1. Thiếu máu tan máu sơ
d, Sự hòa lẫn máu mẹ con trong chuyển dạ đẻ:
- Biểu hiện: sinh
+ Tan máu trong thai, tan máu ngay khi sinh
+ Vàng da tăng dần, Bilirubin gián tiếp tăng, hồng cầu lưới tăng
+ Có thể lách to
- Điều trị:
+ Nhẹ: chiếu đèn hồng ngoại
+ Nặng: thay máu
1. Thiếu máu tan máu sơ
sinh
e, Bất đồng nhóm máu ABO và biểu hiện lâm sàng:
- Cơ chế
+ Do HC thai nhi bị vỡ bởi KT đồng loại của mẹ qua rau vào thai nhi
+ KN hồng cầu thai nhi khác với KN trên hồng cầu mẹ. Khi chuyển dạ đẻ, tổn thương màng
rau nội mạc tử cung một ít HC con vào tuần hoàn mẹ tạo miễn dịch người mẹ ( có thể qua rau
lai)
+ Lần mang thai sau HC thai nhi có KN này sẽ bị KT người mẹ gây tan máu
+ Mẹ được truyền máu mang KN lạ -> xuất hiện KT. Nếu thai nhi có đúng KN lạ -> HC thai sẽ
bị phản ứng. Có thể xảy ra ở con đầu lòng
1. Thiếu máu tan máu sơ
sinh
e, Bất đồng nhóm máu ABO và biểu hiện lâm sàng:
- Biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng:
+ Hồng cầu lưới tăng
+ Bilirubin gián tiếp tăng
2. Tan máu sau
truyền máu
2. Tan máu sau truyền máu
a. Nhắc lại về hệ ABO và Rh:
- Nhóm máu hệ ABO: là tên của một hệ nhóm máu ở người, dựa trên sự tồn tại các kháng
nguyên A và B trên bề mặt hồng cầu.
- Hệ nhóm ABO có đặc điểm là trong huyết thanh của một người có các kháng thể tự nhiên
chống lại kháng nguyên vắng mặt trên hồng cầu của người đó; những kháng thể này tự nhiên
đã có và có suốt đòi.
- Người nhóm máu A: có kháng nguyên A trên bề mặt
hồng cầu, có kháng thể B trong huyết thanh.
- Người nhóm máu B: có kháng nguyên B trên bề mặt
hồng cầu, có kháng thể A trong huyết thanh.
- Người nhóm máu AB: có kháng nguyên A, B trên bề
mặt hồng cầu, không có kháng thể A và kháng thể B
trong huyết thanh.
- Người nhóm máu O: không có cả kháng nguyên A,
kháng nguyên B trên bề mặt hồng cấu, có cả kháng thể
A và kháng thể B trong huyết thanh.
2. Tan máu sau truyền máu
- Nhóm hệ Rh:
+ Đây là hệ nhóm máu quan trọng nhất sau hệ nhóm máu ABO. Ở Việt nam, có đến 99,96% thuộc
nhóm máu Rh D(+) nhưng chỉ có 0,04 – 0,07% số người thuộc nhóm máu Rh D(-).
+ Kháng nguyên hệ thống nhóm máu Rh là di truyền. Khi người có Rh- trong máu được truyền bằng
máu có kháng nguyên Rh+ thì sẽ xuất hiện kháng thể chống Rh, gây ngưng kết hồng cầu, sinh ra tai
biến.
+ Nếu người cần được truyền máu là Rh+ thì truyền máu
Rh+ hoặc Rh- đều được, nhưng nếu người cần được
truyền máu là máu Rh- thì nhất thiết phải được truyền máu Rh-
2. Tan máu sau truyền máu
b, Nhắc lại về quy tắc truyền máu:
2. Tan máu sau truyền máu
c, Biểu hiện lâm sàng của phản ứng truyền máu hệ ABO:
- Ngoài tan máu trong lòng mạch điển hình do truyền máu nhầm ABO thì truyền máu có thể gây
tan máu muộn.
- Ví dụ: trường hợp đã được truyền máu nhiều lần, truyền khối hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu
- Cơ chế: kháng thể IgG không gây ngưng kết hồng cầu mà kết hợp lên hồng cầu và các hồng
cầu này sẽ bị hủy ở hệ thống liên võng nội mô, gây tan máu sau truyền máu.
- Truyền máu nhất là bạch cầu, tiểu cầu có thể làm người nhận sinh kháng thể HLA và lần sau
truyền sẽ phản ứng hay không hiệu quả
- Biều hiện lâm sàng: bệnh nhân sốt dai dẳng một vài ngày sau truyền máu
+ Thiếu máu
+ Vàng da
+ Truyền máu không hiệu quả.
2. Tan máu sau truyền máu
d, Biểu hiện lâm sàng của phản ứng truyền máu hệ Rh:
- Truyền máu có thể gây tan máu muộn.
- Cơ chế
+ Kháng thể anti D là kháng thể miễn dịch, bình thường không có trong huyết tương của người
Rh+ và Rh-

+ Người Rh- lại nhận máu Rh+ thì kháng thể sẽ làm ngưng kết các hồng cầu cho Rh+ -> phản
ứng truyền máu

+ Khi truyền máu Rh+ cho người Rh- thì người Rh- sẽ sản xuất kháng thể anti D, khoảng 2-4
tháng nồng độ kháng thể mới đạt mức tối đa -> biểu hiện lâm sàng muộn.
2. Tan máu sau truyền máu
d, Biểu hiện lâm sàng của phản ứng truyền máu hệ Rh:

- Biểu hiện lâm sàng:


+ Thường không có biểu hiện lâm sàng đặc hiệu cho tan máu mà chỉ có hiện tượng giảm HGB
không do các nguyên nhân khác.
+ Trong trường hợp có cơn tan máu nặng, biểu hiện đặc trưng như sốt rét run, vàng da, thiếu
máu…
Vd: Khi không có sự hòa hợp giữa máu mẹ Rh- và máu thai nhi Rh+, lần mang thai đầu tiên
không có biến chứng nào xảy ra nếu trước đó mẹ chưa bao giờ nhận máu Rh+. Nhưng lần
mang thai 2 mà thai cũng có nhóm máu Rh+ thì hậu quả là sảy thai, thai chết lưu hoặc đứa trẻ
sinh ra bị thiếu máu tan máu tăng hồng cầu non.
2. Tan máu sau truyền máu
e, Tan máu muộn do truyền nhầm nhóm máu:

- Đôi khi, một bệnh nhân đã cảm nhiễm với một kháng nguyên hồng cầu có nồng độ kháng
thể rất thấp và các xét nghiệm trước truyền âm tính. Sau khi truyền máu với hồng cầu có chứa
kháng nguyên này, đáp ứng đầu tiên hoặc nhớ lại có thể xảy ra (thường là từ 1 đến 4 tuần) và
gây ra phản ứng truyền máu tan muộn.
- Phản ứng truyền máu tan muộn thường không biểu hiện nặng nề như phản ứng truyền máu
tan máu cấp. Bệnh nhân có thể không có triệu chứng hoặc sốt nhẹ. Hiếm khi xảy ra các triệu
chứng lâm sàng nghiêm trọng
- Phản ứng nặng được điều trị tương tự như các phản ứng cấp tính.
Cảm ơn cô và các
bạn đã lắng nghe!

You might also like