Bài Tập Tình Huống Tâm Lý Học Quản Lý-2

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

BÀI TẬP 1

1) Anh (Chị) hãy thử xây dựng các tiêu chí đánh giá tính chủ thể của hoạt động và tính
chủ thể của hoạt động quản lý?
2) Hãy thảo luận nhóm về ý tưởng của Beniss W. 1999, trong cuốn “Managing people is
like herding cats”, Provo, UT: Executive Excellence Publishing, sử dụng đoạn trích dưới đây
về sự nối kết giữa người lãnh đạo và người dưới quyền thông qua mục tiêu hay giấc mơ
chung? Điều gì làm cho người lãnh đạo có thể tạo ra sự kết nối đó?
“Sự nối kết giữa người lãnh đạo và người dưới quyền thông qua mục tiêu hay giấc mơ
chung. Cái chung này tồn tại giữa người lãnh đạo và người dưới quyền và nó giúp họ trở
thành đồng minh trong sự nghiệp chung… Người lãnh đạo có khả năng lắng nghe. Gandhi đi
khắp India là để hiểu trái tim của người dân… Sự khác biệt giữa người lãnh đạo với người
bình thường là người lãnh đạo biết đánh thức ở mọi người giấc mơ… Tài hùng biện của
Martin Luther King được xây dựng trên nền tảng của hàng ngàn bài diễn thuyết của cha ông
và chính từ đó ông có ‘giọng nói’ của người lãnh đạo”.
BÀI TẬP 2

1) Anh (Chị) hãy thử xây dựng các tiêu chí đánh giá tính
chủ thể của hoạt động và tính chủ thể của hoạt động quản
lý?
2) Hãy thảo luận nhóm về ý tưởng của Beniss W. 1999,
trong cuốn “Managing people is like herding cats”, Provo,
UT: Executive Excellence Publishing,
sử dụng đoạn trích dưới đây về sự nối kết giữa người
lãnh đạo và người dưới quyền thông qua mục tiêu hay giấc
mơ chung? Điều gì làm cho người lãnh đạo có thể tạo ra
sự kết nối đó?
“Sự nối kết giữa người lãnh đạo và người dưới quyền thông
qua mục tiêu hay giấc mơ chung. Cái chung này tồn tại giữa
người lãnh đạo và người dưới quyền và nó giúp họ trở thành
đồng minh trong sự nghiệp chung… Người lãnh đạo có khả năng
lắng nghe. Gandhi đi khắp India là để hiểu trái tim của người
dân. Sự khác biệt giữa người lãnh đạo với người bình thường là
người lãnh đạo biết đánh thức ở mọi người giấc mơ…Tài hùng
biện của Martin Luther King được xây dựng trên nền tảng của
hàng ngàn bài diễn thuyết của cha ông và chính từ đó ông có
‘giọng nói’ của người lãnh đạo”.
BÀI TẬP 3
Theo qui hoạch diện tích của dự án nhà ở xã hội thì xã V cần giải
tỏa mặt bằng của 42 hộ dân trong xã. Sau khi có chủ trương xã
đã tuyên tuyền, vận động người dân và trực tiếp họp với dân để
thống nhất phương án đền bù. Trong số 42 hộ dân đó thì đã có 41
hộ dân nhận tiền đền bù và trao trả đất cho dự án. Tuy nhiên dự
án không triển khai được là do ông B không chịu nhận tiền đền
bù đất với lý do là tiền đền bù của gia đình ông chưa thỏa đáng.
Nếu anh/chị là chủ tịch xã sẽ lựa chọn phương án nào sau đây (có
thể lựa chọn nhiều nhất là 2/5)
1) Báo cáo lên huyện chờ ý kiến giải quyết
2) Yêu cầu các tổ chức chính trị xã hội đến tận gia đình ông B để tuyên
truyền, vận động ông chấp hành chính sách
3) Mời ông B lên UBND xã nhằm lắng nghe ý kiến của ông một lần nữa để
thống nhất phương án giải quyết
4) Đền bù cho ông B theo yêu cầu của ông bằng ngân sách của địa phương
5) Cắt điện nước và các điều kiện sinh hoạt cần thiết đối với gia đình nhà ông
B để buộc phải phải di dời
6) Tổ chức cưỡng bức, giải tỏa đất nhà ông B để bảo đảm sự nghiêm minh
của pháp luật
Xin hày giải thích và bình luận các phương án lựa chọn dưới gốc độ tâm lý
học quản lý
BÀI TẬP 4
Tại công ty trách nhiệm hữu hạn M, sau khi công bố
mức thưởng tết cuối năm đã không nhận được sự
đồng tình của người lao động. Một số người cho rằng
số tiền thưởng họ nhận được không tương xứng với
công sức đóng góp của họ cho công ty. Một số người
khác thì phản đối cách thức làm việc thiếu dân chủ
của Ban giám đốc công ty. Nếu anh/chị là giám đốc
sẽ lựa chọn phương án nào sau đây (có thể lựa chọn
nhiều nhất là 2/6)
1)Xin lỗi tập thể người lao động đã để sự việc đáng tiếc xảy ra và sẽ xem xét lại
quyết định
2)Trực tiếp gặp gỡ, trao đổi với những người không đồng tình với cách thức phân chia
triền thưởng
3) Mời Ban chấp hành công đoàn công ty lên làm việc với ban giám đốc để thống nhất lại
phương án thưởng cuối năm
4) Thay đổi ngay qui trình đánh giá lao động theo tiêu chí “Tiền thưởng cần dựa trên mức độ
hoàn thành công việc của người lao động”. Áp dụng ngay qui trình: (1) Cá nhân tự đánh giá mức
độ hoàn thành công việc; (2) Đánh giá từ các thành viên trong tổ sản xuất; (3) Đánh giá trong
phân xưởng và (5) Ban giám đốc cùng với Ban chấp hành liên đoàn lao động xem xét ra quyết
định. 5) Họp toàn thể công ty để lấy ý kiến của người lao động về qui trình đánh giá lao động để
năm sau điều chỉnh cho phù hợp
6) Cứ tiến hành thưởng Tết theo đúng mức thưởng đã đưa ra bởi đây là quyết định của
Ban giám đốc
Xin hày giải thích và bình luận các phương án lựa chọn dưới gốc độ tâm lý học quản lý
BÀI TẬP 5
Được thành lập 5 năm nay nhưng năng xuất, hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng đi xuống. Một
số người cho rằng nguyên nhân của hiện tượng này là do doanh
nghiệp chưa có được các biện pháp kích thích lao động phù hợp
vì thế người lao động chưa thực sự tích cực, nhiệt tình đóng góp
cho doanh nghiệp. Nếu anh/chị là giàm đốc doanh nghiệp thì lựa
chọn biện pháp kích thích, tăng cường tính tích cực của người lao
động lao động nào sau đây có thể giúp doanh nghiệp nâng cao
hiểu quả sản xuất, kinh doanh (nhiều nhất là 2 biện pháp)
1) Xây dựng định mức lao động cho từng vị trí việc làm trên cơ sở ý kiến đóng góp
của người lao động, của công đoàn để làm thước đo tính thưởng
2) Thưởng trực tiếp bằng tiền mặt cho người lao động dựa trên mức độ hoàn thành
công việc của họ
3) Tặng giấy khen và biểu dương trên bản tin doanh nghiệp cho những người hoàn
thành tốt các nhiệm vụ được giao
4) Kết hợp giữa thưởng tiền mặt với tặng giấy khen và biểu dương trong doanh
nghiệp cho những người có thành tích lao động xuất sắc
5) Thưởng một chuyến đi du lịch cho những người có thành tích xuất sắc
6) Tạo điều kiện cho những người hoàn thành tốt nhiệm vụ được cất nhắc, thăng
tiến
Xin hày giải thích và bình luận các phương án lựa chọn dưới gốc độ tâm lý học
quản lý
BÀI TẬP 6
Xã A là một xã thuộc diện nghèo của huyện Lục Ngạn tỉnh Bắc
Giang, sau khi được tỉnh cho phép triển khai xây dựng nông thôn
mới, ban lãnh đạo xã A đã họp bàn và nhất trí xây dựng nông
thôn mới bắt đầu từ việc xây dựng đường liên thôn, nhà văn hóa
xã. Tuy nhiên là một xã nghèo như xã A thì việc tìm kiếm nguồn
tài chính cho việc thực hiện dự án là hết sức khó khăn. Ban lãnh
đạo xã đang đau đầu họp bàn tìm kiếm phương án giải quyết tốt
nhất có thể. Nếu anh/chị là chủ tịch UBND xã A sẽ lựa chọn
phương án nào trong các phương án sau đây:
1) Họp toàn bộ dân trong xã để thống nhất chủ trương và lấy ý kiến về giải pháp tài chính thực hiện dự án

2) Tuyên truyền và yêu cầu các tổ chức xã hội đến từng nhà vận động người dân hiến đất và đóng góp tài

chính cho việc thực hiện dự án

3) Thuê một công ty thiết kế chi tiết dự án đường liên thôn, nhà văn hóa xã với tổng chi phí có thể chấp

nhận được, sau đó chia tổng kinh phí này cho số nhân khẩu trong xã buộc họ đóng góp.

4) Vay vốn ngân hàng để thực hiện dự án (bao gồm: tiền đền bù đất cho dân, tiền nguyên vật liệu xây dựng

và tiền công thuê khoán..).sau đó lên kế hoạch để xã trả nợ sau

5) Yêu cầu huyện, tỉnh cung cấp tài chính cho dự án trước khi thực hiện vì xã A thuộc diện xã nghèo

6) Đề nghị huyện, tỉnh cho trì hoãn việc thực hiện dự án vì xã chưa có điều kiện tài chính

Xin hày giải thích và bình luận các phương án lựa chọn dưới gốc độ tâm lý học quản lý
BÀI TẬP 7
Xã A là một trong những xã làng nghề thủ công truyền thống ở ngoại
thành Hà Nội đang được tập trung chỉ đạo để hoàn thành việc xây dựng
nông thôn mới. Vấn đề lớn nhất mà lãnh đạo xã đang phải đối mặt là vấn
nạn ô nhiễm môi trường mà nguyên nhân do chất thải từ các cơ sở sản
xuất thủ công gia đình, từ sinh hoạt của người dân và một số chợ cóc mới
nảy sinh tự phát. Ô nhiễm nguồn nước và không khí ở đây đang ảnh
hưởng trực tiếp tới sức khỏe, đời sống của người dân địa phương. Người
dân đã nhiều lần gửi đơn phản ánh lên cấp trên nhưng chưa được giải
quyết gây bức xúc trong dư luận. Mặc dù đã có nhiều giải pháp đã đưa ra
nhưng tình hình chỉ được thay đổi sau một thời gian ngắn đâu lại vào đó
“ô nhiễm chồng ô nhiễm”. Nếu anh/chị là chủ tịch UBND xã sẽ lựa cách
giải quyết nào sau đây để giải quyết tình huống trên (có thể lựa chọn
1) Tổ chức họp toàn dân trong xã đề thảo luận vấn đề và lấy ý kiến về cách thức xử lý dứt điểm
tính trạng trên
2) Tuyên truyền qua đài phát thanh, dùng các khẩu hiệu nhằm nâng cao ý thức môi trường và cử các đoàn thể xã hội
đền từng nhà, từng cơ sỏ sản xuất yêu cầu họ ký vào bản cam kết bảo vệ môi trường
3) Thành lập các tổ vệ sinh, tổ tình nguyện về môi trường để thường xuyên quét dọn và kiểm tra giám sát hành vi xả
rác của người dân để có biện pháp xử lý kịp thời
4) Xử phát nghiêm minh (phạt tiền và cảnh cáo qua đài phát thanh) đối với những người có hành vi sản xuất gây ô
nhiễm, thải nước bẩn, xả rác không đúng nơi qui định
5) Xin kinh phí của huyện để mua thùng rác đặt tại các điểm “nóng” và làm bãi tập kết rác thải chung của xã để xử lý
6) Xin đất lập dự án tách các cơ sở sản xuất thủ công truyền thống thành một khu độc lập, đồng thời thuê đơn vị
khảo sát thiết kế, xây dựng dự án với hệ thống thu gom, xử lý nước thải, rác thải và khí thải đạt tiêu chuẩn quốc gia
với tổng kinh phí dự toán có thể chấp nhận được. Xin huyện hỗ trợ một phần kinh phí sự án, số còn lại được phẩn bổ
theo các cơ sở, gia đình sản xuất để hoàn thành dự án sớm nhất có thể
7) Kêu goi tài trợ từ các nhà hảo tâm và sự đóng góp, ủng hộ của ngưới dân trong xã để thực hiện dự án
8) Báo cáo lên huyện xin ý kiến và biện giải quyết
Xin hày giải thích và bình luận các phương án lựa chọn dưới gốc độ tâm lý học quản lý
BÀI TẬP 8
Xã A là một xã vùng sâu, vùng xa đời sống của người dân
địa phương đang gặp rất nhiều khó khăn, hiện nay Ban
lãnh đạo xã gồm 5 người (1 chủ tịch và 4 phó chủ tịch)
bên cạnh đó Đảng ủy xã gồm 5 người (1 bí thư, 2 phó bí
thư và 2 ủy viên) theo tinh thân tinh giảm giảm biên chế
của Đảng và chính phủ với số lượng cán bộ trên thì hiện
nay xã đang thừa cán bộ. Nếu anh/chị là trưởng ban tinh
giảm biên chế của xã thì lựa chọn cách giải quyết nào sau
đây (có thể lựa chọn nhiều nhất 2 phương án):
1) Họp toàn bộ cán bộ cốt cán của xã để tìm phương án tinh giảm phù hợp nhất
2) Đề nghị lên trên giữ lại nguyên số cán bộ hiện nay vì xã A là xã vùng sâu, vùng xa cần được ưu
tiên
3) Tiến hành sáp nhập một số nhiệm vụ của 4 phó chủ tịch xã vào chỉ giữ lại 2 phó chủ tịch còn
giữ nguyên bộ máy bên Đảng ủy
4) Đề nghị trên nhất thể hóa vai trò lãnh đạo của Đảng và chính quyền và chỉ cần 5 cán bộ
(chủ tịch kiêm bí thư, 4 phó chủ tịch đồng thời là phó bí thư và đảng ủy viên)
5) Họp toàn bộ người dân địa phương để tuyên truyền chủ trương tinh giảm biên chế của Đảng và
chính phủ (ý nghĩa và tầm quan trọng)
6) Cứ để nguyên cán bộ như hiện nay khi nào có cán bộ cấp trên xuống làm việc sẽ triển khai việc
tinh giảm
7) Bình tĩnh nghe ngóng xem xã bên họ triển khai tinh giảm thế nào để rút kinh nghiệm rồi hãy
triẻn khai việc tinh giảm
Xin hày giải thích và bình luận các phương án lựa chọn dưới gốc độ tâm lý học quản lý
BÀI TẬP 9
Anh V quản lý một nhóm làm việc phục vụ du khách trong
nhà ăn của một khách sạn ở Quảng Ninh . Một hôm chị C
một người bạn chị B (thành viên của nhóm) từ tổ bên cạnh
sang chơi và hai người nói chuyện khá lâu, ảnh hưởng trực
tiếp tới công việc. Kết quả là khách phải xếp hàng không
được phục vụ đúng thời gian, họ tỏ ra không hài lòng và
có các hành vi phản đối. Theo họ nếu phải xếp hàng thế
này thì sẽ làm lỡ kế hoạch tour du lịch của họ. Đang lúc V
rất bối rối thì PGĐ khách sạn đi tới. Nếu anh/chị là V sẽ
xử lý tình huống thế nào?
1. Đến nói với chị B không nên nói chuyện trong giờ làm việc
2. Nói với chị C (bạn của chị B) hãy trở lại vị trí làm việc của mình
3. Cho chị B nghỉ giải lao để nói chuyện với chị C và nói du khách thông cảm
4. Yêu cầu người khác đến thay thế chị B để nhóm phục vụ hoạt động bình thường
5. Tự mình đứng ra thay vị trí chị B, cho chị B giải lao nói chuyện với bạn sau đó
rút kinh nghiệm sau.
6. Trình bày vấn đề với PGĐ và yêu cầu giải quyết
7. Cứ đề tình huống như vậy khi hết ca sẽ rút kinh nghiệm cả tổ sau
Xin hày giải thích và bình luận các phương án lựa chọn dưới gốc độ tâm lý học
quản lý
BÀI TẬP 10
Một người đứng tuổi vào cửa hàng lưu niệm trong trung tâm du lịch S, trên tay cầm một bức tranh thổ cẩm
(một sản phẩm du lịch nổi tiếng của địa phương) với một vẻ mặt bực tức, miệng nói gì đó thể hiện một sự
không hài lòng. Trong cửa hàng lúc này chỉ một nhân viên (cô gái tuổi đời còn khá trẻ).
- DK: Xin lỗi, mới sáng ra mà tôi đã có chuyện phiền chị đây. Hôm qua tôi mua bức tranh thổ cẩm tại cửa
hàng này, nhưng vì vội quá tôi chưa kịp kiểm tra kỹ, khi về đến nhà tôi xem lại thì bức tranh bị lỗi nhiều
quá, hơn nữa lại được dệt bằng sợi “rởm” của Trung Quốc chị làm ơn xem lại cho tôi.
- NB: Không có chuyện đó đâu, cửa hàng của chúng cháu đặt hàng ở làng nghề (tại gốc) họ bảo đảm về
nguyên liệu sợi và chất lượng dệt, hàng của cháu không thể như vậy được.
- DK: Đúng là tôi đã mua ở đây mà, chị coi hàng đi xem có đúng không. Chị cần đổi lại cho tôi, không nên
bán hàng không đúng chất lượng như vậy. Tôi từng này tuổi rồi chả lẽ lại đến cửa hàng ăn vạ hay sao.
- NB: Bác đừng coi cửa hàng của chúng tôi là chỗ cầm đồ, muốn mua thì mua, muốn trả thì trả.
- DK (lớn tiếng): Chị có trả không thì hãy nói, nếu không tôi sẽ đi gặp GĐ cửa hàng, tôi sẽ đi đến cùng,
kinh doanh phải có cái tâm chứ.
- NB: Bác muốn đi gặp ai cũng được, ở đây không nhận lại hàng đâu...
Vừa khi đó thì giám đốc cửa hàng đi đến. Nếu anh/chị là giám đốc thì sẽ xử lý thế nào trong tình huống
này?
1. Cứ để NB làm việc với DK, coi như không biết, đi lên phòng làm việc của mình.
2. Lên xe đi thẳng, để NB tự giải quyết với DK
3. Chào DK và mời họ lên trên phòng GĐ mời uống nước và tìm hiểu thêm vấn đề
xảy ra.
4. Mời cả DK và NB lên phòng để cùng nhau trao đổi xác định đúng sai
5. Yêu cầu bảo vệ can thiệp và cho DK ra ngoài cửa hàng.
6. Xin lỗi DK vì những gì xảy ra đối với du khách (trong đó có thái độ phục vụ NB
và chất lượng sản phẩm) và đổi lại sản phẩm.
7. Mời DK lên phòng bảo vệ lập biên bản và hẹn DK để công ty kiểm tra và trả lời
kết quả sau hai ngày.
Xin giải thích và bình luận các giải pháp lựa chọn giải pháp dưới góc độ của tâm
lý học quản lý
BÀI TẬP 11
Không khí năm mới đã tràn ngập phố phường cũng như các
thành phố và địa phương trong cả nước. Các công ty du lịch đã
và giải quyết xong phương án tiền thưởng cuối năm. Bỗng trong
công ty Du lịch Nữ Hành Hạ Long xuất hiện tình huống sau. Bác
N (trung tuổi) đi đến phòng GĐ gõ cửa rất mạnh vừa la lớn:
“Các anh/chị kinh tôi, coi tôi là người làm thuê muốn ban thí
cho tôi bao nhiêu thì ban, tôi sẽ đi đến cùng...”. Trong lúc này
giám đốc đang ở trong phòng và bận rộn với công việc cuối năm
của mình. Nếu anh/chị là giám đốc sẽ xử lý tình huống trên thế
nào ? (có thể lựa chọn nhiều nhất 2 trong số các phương án đưa
ra sau đây)
1. Mời bác N vào nghe bác trình bày vấn đề của bác để tìm cách giải quyết.
2. Yêu cầu bác N xuống phòng tài vụ để giải quyết vì đó là bộ phận chức năng.
3. Mời bác N vào ngồi uống nước và lắng nghe bác trình bày vấn đề và hẹn bác hai
ngày sau trả lời bác.
4. Xin lỗi có việc bận không tiếp khách hẹn khi khác.
5. Tổ chức cuộc họp BGĐ, phòng tài chính, công đoàn… mời bác để cùng thảo
luận,phân tích vấn đề.
6. Chủ động gặp bác N và chủ tịch công đoàn, phòng tài chính để nắm bắt vấn đề cụ
thể hơn trước khi giải quyết.
Xin hày giải thích và bình luận các phương án lựa chọn dưới gốc độ tâm lý học
quản lý
BÀI TẬP 12
Thời gian gần đây nhiều vụ cháy lớn xảy ra trong các chung cư cao tầng
nơi có đông người sinh sống, gây ra những hậu quả hết sức nghiêm trọng
về tính mạng và tài sản cho cư dân. Theo các cơ quan chức năng thì tình
trạng cháy nổ tại các khu chung cư cao tầng do nhiều nguyên nhân,
nhưng nguyên nhân chính là do sự buông lỏng của Ban quản lý và không
chấp hành tốt các qui định về công tác PCCC của người dân. Nếu anh/chị
là trưởng BQL các chung cư trên thì sẽ lựa chọn phương án giải quyết
nào sau đây nhằm ngăn ngừa thảm họa và làm giảm thiểu tối đa thiệt hại
về người và của cho cư dân (lựa chọn nhiều nhất 2 phương án):
1) Tổ chức họp toàn bộ cư dân chung cư nhằm thảo luận về luật PCCC, nâng cao ý thức phòng cháy, chữa cháy cho cư
dân và đề xuất các biện pháp, qui định cụ thể về công tác PCCC
2) Xử lý nghiêm khắc (phạt tiền và thông báo trên bảng) các cá nhân, hộ gia đình có những hành vi vi phạm qui định
về công tác PCCC trong chung cư
3) Họp Ban quản lý chung cư để phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong công tác PCCC và cứu nạn
cứu hộ tránh sự chồng chéo, không rõ ràng
4) Mời các chuyên gia PCCC đến huấn luyện các kỹ năng cơ bản về PCCC, kỹ năng thoát hiểm cho cư dân trong
chung cư
5) Thành lập tổ kiểm tra do mình trực tiếp phụ trách, gồm đại diện của chủ đầu tư, chính quyền địa phương, lực lượng
PCCC và đại diện cư dân đang sinh sống tại chung cư nhằm rà soát toàn bộ hệ thống PCCC của chung cư (chuông báo
cháy, điện, nước, bình chữa cháy, các khu sinh hoạt cộng đồng, bãi đỗ xe, cửa thoát hiểm …) đồng thời kiểm tra từng hộ
gia đình trong chung cư nhằm đánh giá thực trạng công tác phòng cháy chữa cháy để đưa ra biện pháp cần thiết
6) Yêu cầu Tổ bảo vệ nâng cao ý thức trách nhiệm, kiểm tra giám sát 24/24 các hộ gia đình trong chung cư nhằm phát
hiện, ngăn chặt kịp thời cháy nổ có thể xảy ra
7) Đề nghị chủ đầu tư và chính quyền địa phương cấp kinh phí cải tạo hệ thống PCCC trong chung cư vì tòa nhà xây
dựng đã khá lâu và có dấu hiệu xuống cấp

Hãy phân tích, bình luận các phương án lựa chọn dười góc độ của tâm lý học quản lý
BÀI TẬP 13
Xã A là một trong những xã của huyện Đông Anh chuyên sản xuất, cung
ứng rau xanh cho người tiêu dùng Hà Nội. Thời gian gần đây do chạy
theo lợi nhuận trước mắt mà người dân đã lạm dụng thuốc bảo vệ thực
vật, thuốc kích thích tăng trưởng trong sản xuất, bỏ qua vấn đề sức khỏe,
môi trường sinh thái của địa phương và người tiêu dùng thành phố.
Chính quyền thành phố và huyện Đông Anh đã đưa ra nhiều giải pháp để
giải quyết nhưng chỉ được một thời gian đâu lại vào đó, điều này đã làm
mất đi niềm tin của người tiêu dùng, từ đó họ tẩy chay các loại ra củ địa
phương và gây bức xúc trong dư luận. Nếu anh/chị là chủ tịch UBND xã
A sẽ lựa cách giải quyết nào sau đây? (Có thể lựa chọn tối đa 2/6 các
phương án đưa ra)
1) Tổ chức họp toàn dân trong xã đề thảo luận vấn đề và thống nhất cách thức giải quyết
2) Tuyên truyền qua đài phát thanh, panô, khẩu hiệu, yêu cầu các tổ chức xã hội đến từng gia
đình vận động nâng cao ý thức trách nhiệm của người sản xuất rau nhằm bảo vệ sức khỏe của tiêu
dùng, môi trường sống của cư dân ở địa phương
3) Thành lập các tổ kiểm tra, tổ tình nguyện thường xuyên kiểm tra giám sát các hộ sản xuất
rau xanh nhằm ngăn chặn hành vi lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất của người dân.
4) Xử phát nghiêm minh đồng thời thông báo công khai trên đài phát thanh của xã những
người có hành vi lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất rau xanh.
5) Triển khai dự án sản xuất theo chuỗi giá trị, trước hết là tổ chức các hợp tác xã chuyên sản
xuất rau an toàn ( Việt Gap, rau xanh hữu cơ) với sự tham gia của các kĩ sư viện nông nghiệp, các
siêu thị trong thành phố. Nguồn kinh phí thực hiện được huy động từ địa phương, sự đóng góp
của người dân cùng với sự hỗ trợ của thành phố. Dự án sẽ góp phần nâng cao thu nhập, thúc đẩy
phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương
6) Báo cáo lên huyện xin ý kiến chờ phương án giải quyết
Xin giải thích, bình luận phương án đưa ra dười góc độ của tâm lý học quản lý ?
BÀI TẬP 14
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới: Covid-19 đã và
đang lây lan nhanh chóng trên thế giới, gây ra những tổn thất hết
sức to lớn về người, kinh tế và xã hội cho nhiều quốc gia. Chính
phủ Việt Nam đã khẳng định phòng chống dịch bệnh Covid-19 là
một trong những nhiệm vụ ưu tiên trong phát triển kinh tế, xã hội
hiện nay. Xã A là một xã biên giới, gần đây một số bà con đi lao
động chui ở các nước xung quanh đã lén nút nhập khẩu trái phép,
có nguy cơ làm lây lan dịch bệnh rất cao trong cộng đồng. Nếu
anh/chị là chủ tịch xã sẽ lựa chọn các biện pháp nào sau đây
nhằm kiểm soát và không chế dịch bệnh (có thể lựa chọn 2/7
biện pháp).
1) Thông qua đài phát thanh tuyên truyền, vận động người dân trong xã thực hiện các biện pháp
phòng dịch cần thiết (giãn cách xã hội, đeo khẩu trang nơi đông người, hạn chế ra ngoài và tập
trung đông người…)
2) Tổ chức họp toàn dân bản bàn bạc và thống nhất các biện pháp phòng chống dịch trong toàn xã
3) Tăng cường kiểm tra, giám sát người nhập khẩu trái phép và yêu cầu các gia đình có người
thân nhập khẩu trái phép đưa họ đi cách ly tập trung 14 ngày theo qui định
4) Cho phép các gia đình có người thân nhập khẩu trái phép được cách lý tại nhà để giảm chi phí
cho họ
5) Tổ chức phun muỗi, khơi thông cống rãnh, phát quang nơi cư trú cho tất cả các gia đình trong
thôn bản của xã
6) Xử phạt nghiêm các gia đình có người thân nhập khẩu trái phép không khai báo hoặc không
thực hiện các biện pháp phòng chống dịch theo qui định
7) Đề nghị lên trên cho tất cả các gia đình có người nhập khẩu trái phép (không khai báo) và
không thực hiện các biệp pháp phòng chống dịch bệnh đi cách lý tập trung
Hãy phân bình luận phương án được chọn dưới góc độ của tâm lý học quản lý

You might also like