Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - CÔNG NGHỆ TP HỒ CHÍ MINH

KHOA GIÁO DỤC ĐẠI CƯƠNG

ĐƯỜNG LỐI CÁCH MẠNG CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

TIỂU LUẬN

CHIẾN TRANH VIỆT NAM QUA GÓC NHÌN CỦA BẠN BÈ QUỐC TẾ

GVHD: TỐNG THỊ DUNG


PHẦN 1 CHIẾN TRANH VIỆT NAM

Chiến tranh Việt Nam (1955–1975) là giai đoạn thứ hai và là giai đoạn khốc liệt nhất của Chiến
tranh Đông Dương(1945 –1979). Đây là cuộc chiến giữa hai bên, một bên là Hoa Kỳ và Việt Nam
Cộng hòa. Được sự viện trợ vũ khí và chuyên gia từ các nước xã hội chủ nghĩa (Khối cộng sản chủ
nghĩa), đặc biệt là của Liên Xô và Trung Quốc. Cuộc chiến này tuy gọi là "Chiến tranh Việt Nam"
do chiến sự diễn ra chủ yếu tại Việt Nam, nhưng đã lan ra toàn cõi Đông Dương, lôi cuốn vào
vòng chiến cả hai nước lân cận là Lào và Campuchia ở các mức độ khác nhau. Do đó cuộc chiến
còn được gọi là Chiến tranh Đông Dương lần thứ 2
Cuộc chiến này chính thức kết thúc với sự kiện 30 tháng 4, 1975, khi Tổng
thống Dương Văn Minh của Việt Nam Cộng hòa đầu hàng quân Giải phóng
Miền Nam Việt Nam, trao chính quyền lại cho Chính phủ cách mạng lâm
thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Quân Mỹ cũng rút toàn bộ lực lượng quân
sự và di tản người Mỹ khỏi ba nước Đông Dương sau sự kiện này.

Cho tới nay, chiến tranh Việt Nam vẫn giữ kỷ lục là cuộc chiến có số
lượng bom được ném nhiều nhất trong lịch sử thế giới. Tổng số bom mà Mỹ
ném xuống Việt Nam là 7,85 triệu tấn, gấp gần 3 lần tổng số bom mà tất cả các
nước đã sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai và tương đương sức công
phá của 250 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima. Tính bình quân
mỗi người Việt Nam thời đó phải chịu đựng trên dưới 250 kg bom của Mỹ.
Các nguồn tài liệu chính thống còn khẳng định rằng đó không
phải là một cuộc nội chiến hay chiến tranh ủy nhiệm hoặc là
chiến tranh vì ý thức hệ mà là kháng chiến giải phóng dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng tuyên bố: "Chúng tôi bắt buộc phải
kháng cự lại lũ xâm lăng ấy để bảo vệ gia đình, Tổ quốc chúng
tôi…Miền Nam là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt
Nam...Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có
thể cạn núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi”
PHẦN 2 CHIẾN TRANH VIỆT NAM QUA GÓC NHÌN CỦA BẠN BÈ
QUỐC TẾ DƯỚI GÓC NHÌN CỦA CÁC CỰU CHIẾN BINH MỸ
Tướng Lindsey Kiang, nhà sử học Mỹ đã nhận xét: Trong mắt nhiều lính Mỹ,
bộ đội Việt Nam là những người có kỷ luật, chiến đấu thông minh và rất
gan dạ. Ông nói: «Bộ đội Việt Nam thông minh, tiết tháo, có kỹ năng và
lòng quyết tâm. Họ cũng là những người dũng cảm tuyệt vời trước hỏa lực
khủng khiếp của pháo binh và không quân Mỹ. Nhiều cựu chiến binh Mỹ
thường nhắc lại với niềm cảm phục sâu sắc khả năng chống đỡ của đối thủ
dưới làn đạn mà những trận rải thảm B-52 là ví dụ điển hình»
Trong một cuộc khảo sát sau cuộc chiến với các sĩ quan Hoa Kỳ từng
phục vụ trong chiến tranh Việt Nam, 44% đánh giá liên quân Quân đội
Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam là "thiện
chiến và gan góc". Một sĩ quan nhận xét "Có một khuynh hướng đánh
giá thấp đối thủ. Trong thực tế, họ là địch thủ giỏi nhất mà chúng ta
từng phải đối mặt trong lịch sử"
Tham mưu trưởng Không quân Mỹ Conwell viết: “Lực lượng
phòng không của Việt Nam là thứ đáng sợ nhất và hoàn chỉnh
nhất mà những phi công Mỹ đã từng gặp” Đại tá James G.
Zumwalt nhận xét: “Đối với nhiều người Việt Nam, cuộc chiến với
Mỹ là một ván cờ. Mỗi khi người Mỹ tung ra nước đi khó bằng
cách áp dụng công nghệ mới vào chiến trường, phía Việt Nam lại
sử dụng sự khéo léo để đáp trả”
Ví dụ tiêu biểu là Chiến dịch Linebacker II, lực lượng phòng không Việt Nam
đã sử dụng tên lửa SAM-2 bắn hạ hàng chục máy bay ném bom chiến lược B-
52 của Mỹ, dù tên lửa SAM-2 đã bị coi là lạc hậu ở thời điểm 1972. Không
quân Nhân dân Việt Nam thì đã bắn hạ hàng trăm máy bay Mỹ (16 phi công
đã hạ từ 5 máy bay trở lên), ngay cả khi họ chỉ có máy bay đời cũ là MiG-
17 và MiG-21. Việc sử dụng hiệu quả trang bị cùng chiến thuật sáng tạo cũng
là một trong những nguyên nhân tạo nên chiến thắng của Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa trong cuộc chiến
• Ngày 9/11/1995, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cựu bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara có
cuộc gặp gỡ đầu tiên, tại nhà khách Bộ Quốc phòng ở Hà Nội. McNamara là bộ trưởng Quốc phòng Mỹ
từ năm 1961-1968, được coi là "kiến trúc sư trưởng" của chiến tranh Việt Nam.

• "Tôi đã nghe kể về ông từ lâu", AP dẫn lời Tướng Giáp, lúc đó 85 tuổi, mặc bộ quân phục màu xanh ô liu
để chào đón McNamara. Cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cười và đáp lại bằng một câu tương tự.
Với tư cách bộ trưởng Quốc phòng Mỹ dưới thời Tổng thống Kennedy và Johnson, McNamara là
một trong những người đề xuất hàng đầu về việc Mỹ ủng hộ chính quyền miền Nam Việt Nam
chống miền Bắc. Tuy nhiên, ông rời nhiệm sở với quan điểm rằng cuộc chiến là một sự thất bại.
Theo New York Times, trong hồi ký xuất bản năm 1995 mang tên "In Retrospect: The Tragedy and
Lessons of Vietnam" (tạm dịch: "Nhìn lại quá khứ: Bi kịch và bài học Việt Nam"), McNamara
viết: "Chúng ta đã sai, sai lầm khủng khiếp. Chúng ta nợ những thế hệ tương lai một lời giải
thích".
Sau khi trò chuyện với Tướng Giáp năm 1995, vị cựu bộ trưởng mô tả cuộc gặp là một sự kiện
đặc biệt, và ông bất ngờ vì không gặp phải thái độ thù địch.
PHẦN 2 CHIẾN TRANH VIỆT NAM QUA GÓC NHÌN CỦA BẠN BÈ QUỐC TẾ DƯỚI GÓC
NHÌN CỦA TRUYỀN THÔNG MỸ

Lần đầu tiên sau hơn 40 năm, hãng thông tấn AP mở triển lãm ảnh “Việt
Nam: Cận cảnh cuộc chiến” tại Hà Nội, trưng bày những bức ảnh vô giá
về chiến tranh Việt Nam dưới góc nhìn của truyền thông Mỹ………..
Một người cha đau đớn ôm thi hài của con mình trong khi lính Việt Nam cộng hòa ngồi
trên xe bọc thép nhìn xuống. Bức ảnh của Horst Faas nhận được giải Pulitzer năm 1965.
Một người lính ném thúng gạo vào lửa khi tới Tam Kỳ hồi tháng 10/1967.
Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài Gòn để phản đối sự đàn áp Phật giáo của chính quyền Việt Nam Cộng
hòa. Bức ảnh này đã tạo ra 1 làn sóng phẫn nộ trên toàn thế giới góp phần đẩy nhanh sự sụp đổ của chính quyền
Ngô Đình Diệm
Những người biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam tại
California, Mỹ vào tháng 12/1965.
Các nhà sư và phụ nữ kéo hàng rào dây thép gai được dựng lên
trước cửa chùa Giác Minh ở Sài Gòn để ngăn chặn biểu tình.
Cảnh sát dùng dùi cui đánh bị thương ít nhất 50 người trong Nick Út bên bức ảnh em bé Napal nổi tiếng ông
cuộc biểu tình này. Đây là 1 trong nhiều cuộc biểu tình của Phật chụp tháng 8/1972
giáo chống lại chế độ Ngô Đình Diệm. Một tháng sau đó mật vụ
tấn công các ngôi chùa trên toàn miền Nam, một hành động chỉ
làm tăng thêm sự thù ghét chính quyền.
Thủy quân lục chiến Mỹ chở những người lính bị thương Một lính Mỹ nhìn lên trời tìm máy bay cứu thương sau một
trên đường phố Huế vào tháng 12/1968. trận đánh ở Long Khánh vào tháng 10/1966.
Một người Đức chia sẻ: “ Tôi thấy những cuộc triển lãm như thế này rất quan trọng bởi nó gợi
nhớ đến 2 cuộc chiến tranh giành độc lập tự do của người Việt Nam. Những hiện vật ở đây đã
chạm đến trái tim của những người nước ngoài như chúng tôi. Nhân dân Việt Nam đã phải rất
khó khăn trong quá trình giành độc lập”.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerr thẳng thắn chia sẻ về những tác động của cuộc chiến
tranh Việt Nam lên cuộc sống của ông và những trải nghiệm trên vai trò một binh
lính và một người phản chiến.

"Năm 1971, khi tôi điều trần chống lại cuộc chiến ở Việt Nam, tôi đã nói về sự
quyết tâm của các cựu chiến binh nhằm thực hiện một nhiệm vụ cuối cùng, để 30
năm sau, khi các anh em chúng tôi xuống đường mà không có chân hoặc tay và
mọi người hỏi 'tại sao', chúng tôi có thể nói 'Việt Nam' mà không mang ý nghĩa
một ký ức cay đắng"
Kết luận
Cuộc chiến tranh cam go giành độc lập của dân tộc Việt Nam đã trôi qua 40
năm nhưng nhứng ký ức ngày nào vẫn luôn hiện hữu. Với người Việt Nam,
chúng ta biết ơn các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống để bảo vệ đất nước, còn
với người nước ngoài, họ thán phục đất nước ta như là một tấm gương sáng
ngời về tinh thần tự chủ cũng như truyền thống yêu nước vĩ đại. Và trong
chiến tranh, từ đất nước của họ đã có nhiều thông điệp được gửi đến tay
người Việt Nam.

You might also like