2. PP Cập Nhật CĐ Và ĐT Viêm VA Mạn

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 30

CHUYÊN ĐỀ

CẬP NHẬT CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ VIÊM V.A MẠN


TÍNH
GV hướng dẫn: BSCK II Nguyễn Thị Ngọc Anh
Học viên : Lâm Thị Thơ + Bế Kim Nụ
Lớp : CKI-K28 Nhi khoa
ĐẶT VẤN ĐỀ
 V.A là tổ chức lympho, gồm có V.A vòm và V.A vòi, thuộc vòng bạch huyết
Waldayer sản xuất các bạch cầu đơn nhân.
 Viêm V.A mạn tính là hiện tượng viêm quá phát, xơ hóa tổ chức V.A sau nhiều lần
viêm cấp, thời gian bị bệnh thường trên 4 tuần hoặc viêm V.A tái đi tái lại từ 4-5
lần/ năm trở lên . Khi bị viêm mạn tính, tổ chức lympho vòm có thể dày tới 5-7
mm, thường gặp ở trẻ từ 18 tháng đến 6-7 tuổi. Trẻ em lứa tuổi mẫu giáo có
khoảng 5-10% viêm V.A mạn tính.
 Bệnh thường xảy ra ở những nơi ẩm thấp, môi trường không được trong lành, trẻ
bị suy dinh dưỡng.
ĐẶT VẤN ĐỀ
 Viêm V.A mạn tính thường gặp tại phòng khám nhi và tai mũi họng, bệnh có thể
gây nhiều biến chứng lên các cơ quan, ảnh hưởng đến sự phát triển về tinh thần,
thể chất nếu không được điều trị kịp thời.
 Việc chuẩn đoán viêm V.A mạn tính dễ nhầm lẫn với các bệnh lý tai mũi họng
khác. Vì vậy, việc tìm hiểu cấu trúc, chức năng sinh lý của V.A và các triệu chứng
bệnh viêm V.A mạn tính ở trẻ em là rất quan trọng với người thầy thuốc lâm sàng
đặc biệt là trong Nhi khoa để điều trị bệnh một cách đúng đắn, kịp thời, tránh các
biến chứng có thể xảy ra cho trẻ. Xuất phát từ thực tế trên em làm chuyên đề
“Cập nhật chẩn đoán và điều trị Viêm V.A mạn tính”.
1. Vận dụng được kiến thức cơ sở và
bệnh học của V.A trong chẩn đoán và
điều trị viêm V.A mạn tính.

Mục tiêu: 2. Phát hiện, chẩn đoán và đưa ra


được hướng điều trị viêm V.A mạn tính.

3. Nhận thức được bệnh viêm V.A mạn


tính hay gặp trong Nhi khoa, có thể
gây những biến chứng nguy hiểm cần
được dự phòng, phát hiện sớm và
điều trị kịp thời.
NỘI DUNG
GIẢI PHẪU VÀ CHỨC NĂNG SINH LÝ V.A

NGUYÊN NHÂN GÂY VIÊM V.A MẠN TÍNH

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

CHẨN ĐOÁN VIÊM V.A MẠN TÍNH

ĐIỀU TRỊ VIÊM V.A MẠN TÍNH


GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ V.A
Giải phẫu V.A

Vòng bạch huyết Waldeyer là tổ chức lympho


để bảo vệ cho ngã tư đường thở - đường ăn
của họng.
Gồm có 6 khối amidal

1. Amidan vòm (V.A)


2. Amidan vòi
3. Amidan khẩu cái
4. Amidan lưỡi

Vòng bạch huyết Waldeyer


GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ V.A

1.Vị trí và hình dạng

 V.A vòm tạo bởi thành trên và thành sau


của họng mũi, bình thường dày 1-3mm.

 V.A vòi là những đám mô lympho nhỏ nằm


ở hố Rosenmuler quanh lỗ vòi Eustachi.

Amidal vòm (V.A)


GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ V.A
2. Liên quan của V.A
 Phía trước V.A liên quan với mũi qua
cửa mũi sau, viêm V.A gây chảy mũi ra
cửa mũi trước, đọng dịch ở sàn mũi gây
viêm mũi, viêm xoang qua lỗ xoang.

 Phía dưới liên quan với họng miệng,


hạ họng, thanh khí phế quản.
1. Lỗ vòi nhĩ
 Hai bên V.A liên quan với tai giữa 2. V.A
thông qua vòi nhĩ. Do đó viêm V.A rất 3. Amidan khẩu cái
4. Amidan lưỡi
dễ gây viêm tai giữa ở trẻ em
Mỗi liên quan giải phẫu tai
mũi họng
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ V.A

2. Mạch máu và thần kinh

 Nuôi dưỡng V.A: động mạch hầu lên, động


mạch khẩu cái lên, động mạch ống chân
bướm.

 Tĩnh mạch của VA đám rối họng đám rối


bướm tĩnh mạch mặt tĩnh mạch cảnh
trong.

 Thần kinh của VA đi từ đám rối họng.

 Hệ thống bạch huyết của V.A thuộc hệ thống


Mạch máu cấp máu cho mũi
bạch huyết sau họng và hạch góc hàm.
GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ V.A

Sinh lý V.A
Không khí vào mũi

Vai trò ngăn ngừa các


Tiếp xúc bề mặt V.A
bệnh nhiễm trùng, đặc biệt
là nhiễm trùng ở đường hô BC bắt giữ, nhận diện
kháng nguyên
hấp trên.
Tạo ra kháng thể

Tạo miễn dịch tại chỗ


Viêm V.A mạn tính

Là hiện tượng viêm quá phát, xơ hóa tổ chức V.A


sau nhiều lần viêm cấp tính.
Định
nghĩa Tính thời gian bị bệnh thường trên 4 tuần hoặc
viêm viêm V.A tái đi tái lại từ 4-5 lần/ năm trở lên.
V.A
mạn Khi bị viêm mạn tính, tổ chức lympho vòm có thể
tính dày tới 5-7 mm
Nguyên nhân viêm V.A mạn tính

Viêm nhiễm

Tạng bạch huyết

Đặc điểm cấu trúc giải phẫu


Triệu chứng viêm V.A mạn tính

Trẻ thường không sốt.


Triệu Phát triển chậm so với trẻ cùng tuổi,
chứng hay ốm vặt, da xanh xao, người
Toàn mảnh khảnh, yếu ớt.
thân  Chân tay lạnh, đêm ngủ hay giật
mình, không yên giấc, hay đái dầm.
Trí tuệ kém phát triển, trẻ đãng trí,
kém tập trung tư tưởng.
Triệu chứng viêm V.A mạn tính

Ngạt mũi liên tục, tăng dần, chảy mũi


Triệu nhầy kéo dài có khi hàng tháng.
chứng Tiếng nói giọng mũi kín.
cơ Tai thường nghe kém, nhưng ít được
năng chú ý đến.
Đêm ngủ hay ho, hay ngáy to và
nghiến răng.
Triệu chứng viêm V.A mạn tính
 Soi mũi trước: Hốc mũi đầy mủ nhầy xanh, niêm mạc mũi phù nề, cuốn
dưới to.
 Khám họng: Amydal khẩu cái thường quá phát, có dải mủ chảy từ trên
nóc vòm xuống.
Triệu  Khám tai: Màng tai đục, mất tam giác sáng, lõm vào.
 Soi mũi sau: V.A to thành từng múi hồng.
chứng  Soi vòm: tổ chức V.A là khối sùi màu hồng nhạt, ở trần vòm che lấp
thực một phần cửa mũi sau, có thể phát triển đến loa vòi thậm chí đến khẩu
thể cái mềm,
 Sờ vòm: Vòm hẹp lại và đầy, một đám mềm và lổn nhổn như con sâu
(phương pháp này rất ít làm)
 Khám V.A bằng nội soi: là phương tiện chẩn đoán viêm V.A tốt nhất
hiện nay.
Triệu chứng viêm V.A mạn tính

Bộ mặt V.A
Biến chứng viêm V.A mạn tính

Biến chứng gần Biến chứng xa

 Viêm tai giữa  Viêm thận, viêm khớp.


 Viêm mũi xoang mạn tính  Rối loạn phát triển thể chất
 Áp xe thành sau họng  Rối loạn phát triển tinh thần
 Viêm mũi họng cấp hay mạn
 Viêm thanh quản rít ở trẻ nhỏ
 Viêm thanh - khí - phế quản
 Tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, dễ bị sặc, nôn
trớ, đầy bụng, chậm tiêu, biếng ăn.
Chẩn đoán xác định viêm V.A mạn tính
Chủ yếu dựa vào lâm sàng:
 Toàn thân: Thể trạng gầy xanh,
tinh thần chậm chạp, trí tuệ kém
phát triển.

 Cơ năng: Thò lò mũi xanh, tiếng


nói giọng mũi kín, ù tai nghe kém.

 Thực thể: V.A to thành từng múi


hồng, hốc mũi đầy mủ đặc, họng
có dải mủ chảy từ nóc vòm xuống,
màng nhĩ lõm đục, bộ mặt V.A.
Phân độ quá phát V.A

Phân độ quá phát V.A theo Wormald và Prescott:


- VA phì đại độ I: VA che lấp ≤ 1/3 cửa mũi sau.
- VA phì đại độ II: VA che lấp > 1/3 cửa mũi sau và ≤ 2/3 cửa mũi sau.
- VA phì đại độ III: VA che lấp > 2/3 cửa mũi sau

V.A độ I V.A độ II V.A độ III


Chẩn đoán phân biệt viêm V.A mạn tính

K
vòm Nang
Tornwal
Chẩn
đoán
phân
biệt Áp xe
Tịt
thành
cửa
sau
mũi
họng
sau
Qui trình CĐ và ĐT
V.A

Định bệnh:- Sổ mũi, nghẹt mũi không đáp ứng đt


- XQ sàn sọ trước nghiêng, nội soi

ĐIỀU Điều trị nội khoa: Điều trị biến chứng:


TRỊ - Kháng sinh Nạo V.A - Viêm tai giữa cấp
VIÊM - Nhỏ mũi nước muối 0,9% - Viêm tai giữa thanh dịch
- Viêm thanh quản cấp
V.A Chỉ định: - Khó thở
- Biến chứng
MẠN
TÍNH
KT mổ:- Nạo VA gây mê
- Nạo VA dưới nội soi

- Chăm sóc sau nạo V.A


- Ra viện

Quy trình xử trí viêm V.A


Chỉ định điều trị nội khoa
Kháng sinh : Nhóm Nếu sốt sao: hạ
Betalactam, sốt, an thần, bồi
Maclorid phụ nước- điện
giải

Tại chỗ: xì mũi,


nhỏ mũi bằng
Ephedrin 1%, Nâng cao thể
Otilin0.05%, trạng, dùng thêm:
Otrivin 0.05%, Vitamin A, C, D2,
Argyrol 1%... viên sắt,
Calcium...
Chỉ định nạo V.A

 Viêm V.A bị nhiều đợt viêm cấp tính, tái đi tái lại (5-6 lần/ năm).
 Viêm V.A có nguy cơ biến chứng hoặc đã có biến chứng
 V.A quá phát, ảnh hưởng đến đường thở.
 Viêm V.A ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và tinh thần.
Thường tiến hành nạo VA cho trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, thời
gian hợp lý nhất là từ 18-36 tháng tuổi.
Nạo VA
.
Chống chỉ định nạo V.A

 Chống chỉ định tuyệt đối: mắc các bệnh về máu như rối loạn
đông máu, bệnh ưa chảy máu, ung thư máu…

 Chống chỉ định tương đối :


+ Khi đang có viêm V.A cấp tính.
+ Khi đang bị các bệnh nhiễm khuẩn hoặc virus cấp tính : sởi, ho
gà, sốt xuất huyết…
+ Bệnh nhân cơ địa dị ứng, hen phế quản.
+ Bệnh mạn tính : lao, HIV , giang mai…
+ Mắc các bệnh toàn thân nặng : suy tim, suy gan, suy thận…
+ Trẻ bị dị tật hở hàm ếch
+ Thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
Các phương pháp nạo V.A
Nạo V.A bằng thiết bị
:
cắt hút Microdebrider

 Ưu điểm là lấy mô VA Nạo V.A bằng laser


nhanh, chính xác, an  Ưu điểm: chính xác, ít Nạo VA bằng Coblator
toàn, ít gây chảy máu
chảy máu, thời gian  Ưu điểm là giảm đau
sau mổ. Một số phương pháp khác
phẫu thuật nhanh, thời sau mổ tốt, thời gian
 Nhược điểm: Chi phí
gian phục hồi nhanh. phẫu thuật cũng
cuộc mổ cao, cần có  Nhược  Nạo V.A bằng bàn nạo
điểm: Giá ngắn, đốt cắt ở nhiệt
kinh nghiệm của thầy La Moure và thìa nạo
thành cao, đòi hỏi kinh độ thấpít gây bỏng,
thuốc La Force.
nghiệm thầy thuốc, mất máu ít.
nhiệt độ lúc phẫu thuật  Nạo V.A bằng dao điện
 Nhược điểm là giá
còn cao. đơn cực.
thành cao, khó sử
 Các phương pháp này
dụng trong các
ra đời sớm. Tuy nhiên
trường hợp hốc mổ
có thể gây ra nhiều
nhỏ
biến chứng sau mổ
như chảy máu sau mổ,
tổn thương mô xung
quanh vết mổ.
Biến chứng sau nạo V.A

 Chảy máu sau phẫu thuật nạo V.A: phần lớn chảy máu sớm

trong vòng 24 giờ đầu sau phẫu thuật.


 Nhiễm trùng vết mổ do vệ sinh mũi họng không tốt hoặc chưa
điều trị ổn định đợt viêm V.A.
 Sự phát triển trở lại của V.A và tái phát các triệu chứng.
 Một số biến chứng hiếm gặp: suy hầu họng, hẹp vòm mũi họng .
Điều trị sau nạo V.A

 Rỏ mũi với thuốc co mạch + argyron 1%.


 Giải quyết các ổ viêm kế cận: Viêm amidan, sâu răng, viêm mũi
xoang…
 Giữ vệ sinh mũi họng, tránh các tác nhân kích thích.
 Tăng cường đề kháng: Vitamin A, C, D, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
 1 - 3 ngày đầu nên cho trẻ được nghỉ ngơi sau phẫu thuật, sau khi đó
tăng dần thời gian hoạt động thể chất nhẹ. Không nên hoạt động mạnh
trong 14 ngày sau nạo VA vì có thể khiến trẻ chảy máu nhẹ qua đường mũi.
Phòng bệnh V.A
 Truyền thông
giáo dục cho  Vệ sinh mũi
các bậc phụ họng cho trẻ
huynh những  Khi trẻ bị
sạch sẽ hàng
kiến thức về viêm V.A cần
ngày.
bệnh viêm V.A. được điều trị
 Hướng dẫn  Thực hiện
 Phòng V.A là tích cực,
các bà mẹ tiêm phòng
biện pháp đúng phương
thực hiện hút cho trẻ đầy
hàng đầu hiệu pháp, nạo
mũi, xì mũi, đủ theo lịch.
quả, tránh V.A khi có chỉ
rửa mũi, nhỏ  Có chế độ
được biến định để
thuốc mũi… dinh dưỡng
chứng cho trẻ. phòng biến
cho trẻ đúng hợp lý.
chứng.
cách.
KẾT LUẬN
 Viêm VA thường gặp ở trẻ từ 1-7 tuổi. Tỷ lệ viêm V.A chiếm khoảng
30% các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ở trẻ nhỏ. Nguyên
nhân chủ yếu do virus, vi khuẩn.
 Viêm VA mạn tính cần cân nhắc điều trị nội khoa hay phẫu thuật. Nếu
phẫu thuật cần chú ý chỉ định, chống chỉ định và lựa chọn phương
pháp phẫu thuật phù hợp với trẻ.
 Bệnh kéo dài gây nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe của mỗi con người. Việc phát hiện
và điều trị kịp thời là một yêu cầu cần thiết đối với người bệnh.
EM XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN !

You might also like