Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

Studio Shodwe

Giới thiệu tác giả

Paustovsky
Tổ 1
TÓM TẮT

TIỂU SỬ

SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC

QUAN ĐIỂM SÁNG TÁC

PHONG CÁCH SÁNG TÁC


Studio Shodwe

1. TIỂU
SỬ
• Konstantin Georgiyevich Paustovsky ( 1892 - 1968 ) sinh tại Moskva.
• Paustovsky lớn lên ở Ukraina
• Trong Nội chiến Nga, Paustovsky chiến đấu trong hàng ngũ Hồng quân
• Ông về Moskva năm 1932 và làm biên tập viên cho Hãng thông tấn Nga
(GROWTH) trong vài năm trước khi trở thành nhà báo của tờ Pravda(Sự
thật).
• Là nhà văn Nga nổi tiếng với thể loại truyện ngắn, khuynh hướng lãng mạn
và phong cách trữ tình độc đáo.
SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC
• Paustovsky bắt đầu tập sáng tác khi còn ở trường trung học. Ông thử sức đầu tiên là với việc sáng tác thơ nhưng cuối cùng chỉ tập trung vào lĩnh vực
văn xuôi.
• Những truyện ngắn đầu tiên của Paustovsky là Na vode (Trên mặt nước) và Chetvero (Bộ tứ) viết năm 1911 và 1912. Những tác phẩm đầu tiên này chịu
ảnh hưởng của Alexander Grin và các nhà văn thuộc "Trường phái Odessa".
• Năm 1955 ông cho ra đời tác phẩm thành công nhất trong sự nghiệp, tập truyện Bông hồng vàng (Золотая роза) ngợi ca bản chất lao động tốt đẹp của
nhà văn.
• Ông cũng sáng tác một số vở kịch hoặc truyện cổ tích như Chiếc nhẫn sắt.
QUAN NIỆM VĂN
CHƯƠNG
Studio Shodwe

Chắt chiu từng mảnh bụi vàng


• Ông quan niệm nhà văn là người gom góp những mảy bụi vàng trong
cuộc sống, sàng lọc qua tháng năm để đúc nên những bông hồng vàng
dâng tặng cho đời. Nhà văn phải là người biết chắt lọc từ những hạt
bụi đó những gì tinh hoa nhất để kết thành quặng quý.

. Ông viết trong tập Bông hồng vàng: “Mỗi phút, mỗi lời tình cờ được
nói ra và mỗi cái nhìn tình cờ ta bắt gặp, mỗi ý nghĩ sâu sắc hoặc vui
đùa, mỗi rung động thầm lặng của con tim, cũng như cả đến một
bông xốp của hoa hướng dương đang bay hay lửa sao trong một vũng
nước đêm – tất cả những cái đó đều là những hạt rất nhỏ của bụi
vàng”.
TUYẾT
+ Trong truyện Tuyết, nhân vật Tachiana và Nikôlai hiện lên không phải ở ngoại
hình mà qua tâm trạng
+ Nikolai là một con người giàu cảm xúc, một người trân trọng từng kỉ niệm bé
nhỏ, một người yêu quê hương da diết có những ước muốn giản dị . Vì khoảng
kí ức êm đềm ấy, anh đã chiến đấu dũng cảm để bảo vệ “cái góc nhỏ bé thân yêu
trong lòng anh”. Đó là nét đẹp trong tâm hồn con người mà Pauxtôpxki muốn
nâng niu trân trọng.

BÌNH MINH MƯA


Bình minh mưa lại được bao phủ bằng vẻ đẹp mờ ảo như làn mưa bụi lúc rạng
đông, bàng bạc khắp các chi tiết, vấn vương trên cả khoảng trống của ngôn từ.
Vì chuyển giúp một bức thư của một đồng đội, Kuzmin xuống tàu tại một tỉnh
lị xa lạ. Những điều bình dị, quen thuộc trong một gia đình nề nếp khiến lòng
người lính vừa ở mặt trận về không khỏi bồi hồi
MẢY BỤI QUÝ LÀ NHỮNG PHẨM CHẤT CAO đẹp trong tâm hồn
mỗi người hay những tâm HỒn trẻ thơ.

+Thế giới trẻ em là thế giới của niềm tin trong trẻo vào phép
màu cổ tích, thế giới của trí tưởng tượng phong phú. Dường
như trong tâm thức, Pauxtôpxki đã nhận ra một thế giới trẻ
thơ với bao điều kì lạ và đẹp đẽ.

+Bầu không khí trong truyện Pauxtôpxki thấm đượm tình


người và toát lên những giá trị nhân văn sấu sắc qua những
hành động giản dị mà các nhân vật dành cho nhau trong lúc
khó khăn.
Lòng trắc ẩn, tình yêu thương giữa con
người với con người
• Cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm của ông là sự quan tâm đối với cái
thiện, cái đẹp. Nó chi phối nhà văn trong toàn bộ quá trình sáng tạo
nghệ thuật, từ nội dung đến hình thức, từ nhân vật đến giọng điệu,
cảm xúc…

Thế giới nghệ thuật của Pauxtôpxki, ta như được bước vào một thế
giới của tình thương yêu vô điều kiện - lòng tốt ở khắp mọi nơi,
mọi lúc, đến đâu cũng bắt gặp những tâm hồn phóng khoáng, cao
đẹp.
Trong “Lẵng quả thông”, năm Đanhi mười tám tuổi, nàng nhận được món quà từ lời hứa của mười năm
trước. Ngỡ rằng lời hứa năm nào đã chìm sâu trong kí ức tuổi thơ. Khi nhận món quà cũng là lúc nàng biết
tin người tặng quà đáng kính đã qua đời, song tình cảm và những khát vọng thẳm sâu mà người lạ mặt gửi
vào phím đàn dành tặng cô bé con trong rừng năm nào vẫn vang ngân trong từng nốt nhạc. Trong niềm xúc
động lẫn lòng biết ơn, Đanhi tâm niệm sẽ sống một cuộc đời xứng đáng với tình cảm cao quý của nhà soạn
nhạc lừng danh nhất Na Uy. Tặng phẩm dành cho tuổi nhỏ đã thắp sáng ngọn lửa của niềm tin yêu cuộc
sống. Sức mạnh kì diệu của nghệ thuật và cái đẹp mang sứ mệnh chắp cánh cho những ước mơ.
PHONG CÁCH
SÁNG TÁC
“Nghệ thuật của truyện ngắn Paustovsky, là
chất thơ trong văn xuôi”

• Paustovsky được mệnh danh là: “Nhà thơ bị đóng đinh trên cây
thánh giá của văn xuôi”. Đến với những áng văn xuôi của
Paustovsky, người ta lặng đi bởi những dòng văn trữ tình như
những dòng cảm xúc chảy tràn trên trang giấy. Chất thơ ngọt
ngào êm dịu chính là phong vị, là thần thái của văn xuôi nhà
văn ấy.

• Trong “Truyện cuộc đời” ông bộc bạch rằng: “Tôi đã nhìn thế
giới xung quanh qua tấm lăng kính trong suốt của thơ…Tôi
biết rằng thơ – đó là cuộc sống được thể hiện ở dạng hoàn
thiện nhất, là thế giới mở ra trong tất cả chiều sâu mà cặp mắt
dửng dưng lười nhác không thể nào bao quát được”…
“Cốt truyện “như có như không”
nhưng là những mảnh tâm trạng sâu
sắc, ý nghĩa”

• Với Paustovsky, “một cử chỉ, một lời nói, một


việc làm tưởng như nhỏ nhất cũng có khả năng
chứa đựng bản chất của cả con người”
• Hành động vì nhận lời đưa thư cho đồng đội,
Kuzmin gặp Ônga (Bình minh mưa); hay một buổi
chiều lang thang trong rừng, nhạc sĩ Grigơ tình cờ
gặp Đanhi (Lẵng quả thông) ; Nikôlai về thăm cha
lại gặp Tachiana (Tuyết); những bước chân tuyệt
vọng vô tình đưa Xuyzan gặp lại Samet (Bụi Quý)
… Tất cả những yếu tố ngẫu nhiên đầy lãng mạn ấy
đã trở thành một phần không thể thiếu trong mạch
vận động cốt truyện của Paustovsky.
“Lối kết thúc bỏ ngỏ
nhưng có hậu.”
• Paustovsky – người đan dệt những sợi tơ cảm xúc. Với
lối kết thúc bỏ ngỏ lúc nào cũng hướng con người về
phía bầu trời, ánh sáng, Paustovsky là bậc thầy của thể
loại truyện ngắn không có cốt truyện.

Mặc dù Paustovsky không để cho nhân vật nói lời yêu


thương nhưng qua cử chỉ, ánh mắt, ta vẫn thấy tình yêu
của họ đang đơm hoa, kết trái giữa khung cảnh thiên
nhiên tươi đẹp. Nhẹ nhàng, sâu lắng và có hậu, đó là
một kiểu kết truyện của Paustovsky.

Trong “Chiếc nhẫn bằng thép”, kết thúc


Kết thúc “Lẵng quả thông” là Có kết thúc lại là tình yêu
truyện là niềm vui, hạnh phúc được tình yêu cuộc sống tràn ngập nảy nở của đôi trai gái như
ngắm nhìn quê hương của cô bé Varusa: trong tâm hồn Đanhi khiến cô tình yêu giữa Masa và anh
“Không đâu ở trên thế gian có thể đẹp phải thốt lên: “Đời ơi, ta yêu phi công trong “Cây tường
bằng làng Môkhôva, làng mình.
người” vi”.
THANK FOR
LISTENING

You might also like