Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

BÀI GIẢNG ĐIỆN TỪ VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG II

Chương 7. QUANG HỌC LƯỢNG TỬ


BÀI GIẢNG ĐIỆN TỪ VẬT LÝ ĐẠI CƯƠNG II

Tóm tắt nội dung chương 7


- Nắm được một số khái niệm về tính chất hạt ánh sáng
- Nắm được, giải thích được và xây dựng được các công thức về các
hiện tượng bức xạ nhiệt, phát xạ của vật đen tuyệt đối
- Nắm được thuyết lượng tử của Planck và thành công của nó trong
việc giải thích phát xạ của vật đen tuyệt đối
- Nắm được thuyết photon của Einstein và giải thích các định luật
quang điện
- Giải thích được hiệu ứng Compton
- Vận dụng giải các bài toán vật lý
Chương 7. QUANG HỌC LƯỢNG TỬ

NỘI DUNG

7.1. BỨC XẠ NHIỆT


7.2. THUYẾT LƯỢNG TỬ CỦA PLANCK
7.3. HIỆU ỨNG QUANG ĐIỆN
7.4. HIỆU ỨNG COMPTON
7.1. Bức xạ nhiệt

7.1.1. Tương tác của ánh sáng với vật chất:


 Quan sát vật bằng ánh sáng phản chiếu từ vật, màu sắc của
vật phụ thuộc vào bước sóng ánh sáng phản chiếu.
 Các mặt có màu tối hấp thụ ánh sáng mạnh hơn các mặt có
màu sáng hơn.
 Tất cả các vật đều phát ra bức xạ điện từ với cường độ phụ
thuộc vào nhiệt độ bề mặt  Bức xạ nhiệt
7.1. Bức xạ nhiệt

7.1.2. Đặc điểm của bức xạ nhiệt:


 Trạng thái bức xạ (thành phần phổ và cường độ bức xạ)
phụ thuộc vào nhiệt độ của vật. Ở nhiệt độ thấp vật chỉ bức
xạ hồng ngoại, nhiệt độ càng cao thành phần phổ bức xạ
càng lấn về phía bước sóng ngắn.
 Bức xạ nhiệt cân bằng: Phần năng lượng phát ra đúng bằng
năng lượng vật thu vào bằng hấp thụ bức xạ. Khi đó vật ở
trạng thái cân bằng (động) ứng với một nhiệt độ xác định.
 Nếu hai vật hấp thụ năng lượng khác nhau thì bức xạ cũng
khác nhau (nguyên lý Privot)
7.1. Bức xạ nhiệt

7.1.3. Các đại lượng đặc trưng của bức xạ nhiệt:


 Năng suất phát xạ toàn phần:
 Ta xét một vật đốt nóng được giữ ở nhiệt độ không đổi T.
Giả sử phần diện tích dS của vật đó phát ra trong một đơn
vị thời gian một năng lượng bức xạ toàn phần là dT.
 Định nghĩa:
d T
RT 
dS
 RT (W/m2) là năng lượng bức xạ do một đơn vị diện tích
của vật phát ra trong một đơn vị thời gian ở nhiệt độ T.
7.1. Bức xạ nhiệt

7.1.3. Các đại lượng đặc trưng của bức xạ nhiệt:


 Năng suất phát xạ đơn sắc:
Bức xạ toàn phần do vật phát ra gồm nhiều tần số (bước
sóng) khác nhau với cường độ khác nhau.
Giả sử phần năng lượng của bức xạ phát ra từ tần số ν
đến (ν + dν) do một đơn vị diện tích, phát ra trong một
đơn vị thời gian dRT.
Định nghĩa: 
dR T
r ,T   R T   r ,T .d
d 0
7.1. Bức xạ nhiệt

7.1.3. Các đại lượng đặc trưng của bức xạ nhiệt:


 Hệ số hấp thụ:
 Giả sử một diện tích nào đấy của vật nhận được công
suất bức xạ dW(ν,T) có tần số từ ν đến (ν+ dν), vật hấp
thụ một phần năng lượng dWt(ν,T)
 Định nghĩa hệ số hấp thụ đơn sắc:
dWt (, T)
a  ,T 
dW(, T)
 Vật có hệ số hấp thụ a = 1 gọi là vật đen tuyệt đối.
7.1. Bức xạ nhiệt

7.1.4. Định luật Kirchhoff:


 Tỉ số giữa năng suất phát xạ đơn sắc và hệ số hấp thụ đơn
sắc của cùng một vật ở nhiệt độ nhất định là một hàm chỉ
phụ thuộc tần số ν và nhiệt độ T mà không phụ thuộc bản
chất của vật đó.
 Hàm phổ biến:
r(, T)
f (, T) 
a(, T)
 Hàm phổ biến chính là năng suất phát xạ đơn sắc của
vật đen tuyệt đối.
7.1. Bức xạ nhiệt

7.1.4. Định luật Kirchhoff:


 Năng suất bức xạ đơn sắc
có đỉnh cực đại.
 Năng suất bức xạ tăng theo
nhiệt độ.
 Tần số đỉnh cực đại tăng
khi nhiệt độ tăng (đỉnh dịch
về bước sóng ngắn khi nhiệt
độ tăng)
7.2. Thuyết lượng tử của Planck

7.2.1. Sự thất bại của thuyết sóng:


 Trên cơ sở các quan điểm cổ điển về hấp thụ, bức xạ điện
từ, Rayleigh – Jeans tìm được hàm phổ biến:
2 2
f (, T)  2 k BT
c
 kB = 1,38.10-23 (J/K) là hằng số Boltzman.
 Sự khủng hoảng vùng tử ngoại:

R T   f (, T).d  
0
7.2. Thuyết lượng tử của Planck

7.2.2. Nội dung thuyết lượng tử:


 Các nguyên tử, phân tử phát xạ hay hấp thụ năng lượng của
bức xạ điện từ một cách gián đoạn.
 Phần năng lượng phát xạ hay hấp thụ luôn là bội số nguyên
của một năng lượng nhỏ xác định gọi là lượng tử năng
lượng hay quantum năng lượng
 Đối với bức xạ điện từ tần số ν (bước sóng λ), lượng tử
năng lượng bằng:   h.  hc

 Hằng số Planck h = 6,625.10-34 (J.s)
7.2. Thuyết lượng tử của Planck

7.2.3. Công thức Planck về hàm phổ biến:


 Xuất phát từ quan điểm lượng tử năng lượng, Planck tìm
được biểu thức của hàm phổ biến:

2 2 h
f (, T)  2
c exp( h )  1
k BT
7.2. Thuyết lượng tử của Planck

7.2.4. Các định luật bức xạ của vật đen tuyệt đối:
 Định luật Stephan – Boltzman
Năng suất phát xạ toàn phần của vật đen tuyệt đối:

R T   f (, T).d  T 4

0
Hằng số Stephan – Boltzman: σ = 5,67.10-8 (W/m2K4)
 Nếu vật bức xạ không phải vật đen tuyệt đối thì năng suất
phát xạ toàn phần:
R`T = 𝛂𝛔T4
Với 𝛂 là hệ số hấp thụ, không có thứ nguyên, 𝛂 <1
7.2. Thuyết lượng tử của Planck

7.2.4. Các định luật bức xạ của vật đen tuyệt đối:

 Định luật Wien


Đỉnh cực đại của hàm phổ biến ứng với bước sóng:
b
 max 
T
Hằng số Wien: b = 2,898.10-3 (m.K)
Ví dụ

VD1. Một lò luyện kim, có cửa sổ quan sát kích thước 8x15 cm,
phát xạ với công suất 9798W.
A, Tìm nhiệt độ của lò, cho biết tỉ số giữa năng suất phát xạ toàn
phần của lò với năng suất phát xạ toàn phần của vật đen tuyệt đối
ở nhiệt độ đó là 0.9
B, Xác định bước sóng ứng với năng suất phát xạ cực đại của lò.
Bước sóng đó thuộc vùng nào của quang phổ
Ví dụ

Đáp án.
A, năng suất phát xạ toàn phần của lò được xác định bởi định luật phát
xạ đối với vật không phải đen tuyệt đối
R`T = 𝛂𝛔T4
• Vì R` là năng lượng do một đơn vị diện tích của cửa sổ quan sát phát
ra trong một đơn vị thời gian nên R` liện hệ với công suất phát xạ
theo biểu thức:
P = 𝛂𝛔T4S
 T = = 2000 K
B, Coi lò luyện kim gần giống vật đen tuyệt đối. Do đó bước sóng ứng
với năng suất phát xạ cực đại của lò được xác định:
𝛌max = b/T = 2.896 x10-3/2000 = 1.448x10-6m
Bước sóng nằm trong vùng hồng ngoại của quang phổ
7.3. Hiệu ứng quang điện

7.3.1. Thuyết photon của Einstein:


 Bức xạ điện từ được cấu tạo bởi vô số hạt gọi là lượng tử
ánh sáng hay photon.
 Với mỗi bức xạ điện từ đơn sắc nhất định, các photon đều
giống nhau và mang năng lượng: ε = hν
 Các photon truyền đi với tốc độ c = 3.108 (m/s)
 Khi vật phát xạ hay hấp thụ bức xạ điện từ nghĩa là phát xạ
hoặc hấp thụ photon
 Cường độ của chùm bức xạ tỉ lệ với số photon.
7.3. Hiệu ứng quang điện

7.3.1. Thuyết photon của Einstein:


 Khối lượng của photon:
hc h h
  h.   mc 2 m 2 
 c c
 Khối lượng nghỉ của photon:
2
v
m0  m 1  2  0
c
 Động lượng của photon:
h h
p  mc  
c 
7.3. Hiệu ứng quang điện

7.3.2. Khái niệm hiệu ứng quang điện:


 Khi bề mặt của 1 tấm kim loại được chiếu bởi bức xạ
điện từ có tần số lớn hơn tần số ngưỡng, các điện tử sẽ
hấp thụ năng lượng từ các photon và sinh ra dòng điện.
Khi các điện tử bị bật ra khỏi bề mặt của tấm kim loại,
ta có hiệu ứng quang điện ngoài. Các e bắn ra được gọi
là quang electron

 Ở 1 số chất khác, khi được chiếu sáng với tần số vượt trên tần số ngưỡng,
các điện tử không bật ra khỏi bề mặt mà thoát ra khỏi liên kết với nguyên
tử, trở thành điện tử tự do chuyển động trong lòng khối vật dẫn, ta có
hiệu ứng quang điện trong
7.3. Hiệu ứng quang điện

7.3.2. Giải thích hiệu ứng quang điện:


- Ở mỗi tần số bức xạ và mỗi kim loại, cường độ dòng quang điện
(cường độ dòng điện tử phát xạ do bức xạ điện từ) tỉ lệ thuận với
cường độ chùm sáng tới.
- Với mỗi kim loại, tồn tại một tần số tối thiểu của bức xạ điện từ mà
ở dưới tần số đó, hiện tượng quang điện không xảy ra. Tần số này
được gọi là tần số ngưỡng, hay giới hạn quang điện của kim loại đó.
- Ở trên tần số ngưỡng, động năng cực đại của quang điện tử không
phụ thuộc vào cường độ chùm sáng tới mà chỉ phụ thuộc vào tần số
của bức xạ.
- Thời gian từ lúc bức xạ chiếu đến tới các điện tử phát ra là rất
ngắn, dưới 10−9 giây.
7.3. Hiệu ứng quang điện

7.3.2. Giải thích hiệu ứng quang điện:

Mỗi photon có tần số 𝝂, có năng lượng tương ứng: 𝜺= h𝝂


Năng lượng điện tử hấp thụ được sẽ giúp cho điện tử thoát khỏi liên
kết với bề mặt kim loại (vượt qua công thoát A) và cung cấp cho điện
tử một động năng ban đầu Eđ = mev2omax/2 với me là khối lượng e
Theo định luật bảo toàn năng lượng
h𝝂 = A + mev2omax /2 (phương trình cơ bản của hiệu ứng quang điện)
Hiệu ứng chỉ xảy ra khi:
h𝝂 = hc/𝜆  A = h𝝂0 = hc/𝜆o
f  f0 Hay 𝜆≤ 𝜆o = hc/A
𝜆o là giới hạn quang điện của kim loại
7.3. Hiệu ứng quang điện

7.3.2. Giải thích hiệu ứng quang điện:

Triệt tiêu dòng quang điện:


Tác dung lên hai cực của tế bào
quang điện một hiệu điện thế
ngược (gọi là hiệu điện thế cản)

Đồ thị dòng quang điện Uh:

eUh = mev2omax/2
Một số bài tập ví dụ

Ví dụ 1.
Mặt trời bức xạ trên bề mặt trái đất với mật độ công suất trung bình là
Ps = 1kW/m2.
(a) Xác định công suất tổng mà mặt trời chiếu trên mái nhà có chiều
rộng 6 m và dài 20 m.
(b) Xác định áp suất và lực bức xạ lên mái, cho rằng mái nhà làm
bằng vật liệu hấp thụ được 80% năng lượng bức xạ mặt trời
Một số bài tập ví dụ

Ví dụ 2.
Xác định năng lượng, động lượng và khối lượng của photon
ứng với ánh sáng có bước sóng 𝛍= 0.6 𝛍m.
Ví dụ 3.
Giới hạn quang điện của xêri là 0.653 𝛍m. Xác định vận tốc
cực đại của quang electron khi chiếu xêri bằng ánh sáng tím có
bước sóng 0.4 𝛍m
VD4.
Giới hạn quang điện của kali là 0.577 𝛍m. Tính năng lượng
nhỏ nhất của photon cần thiết để làm bắn các quang electron ra
khỏi kali

You might also like