Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 24

20 Trò Chơi Sáng Tạo Giúp

Khuấy Động Lớp Học Của


Bạn
Mục lục
20 trò chơi khởi động giúp học sinh của bạn tìm
hiểu nhau và thêm gắn kết
1. Trò Nhớ Tên 11. Tìm Câu Hỏi Tương Ứng
2. Trò Nhớ Tên 2 12. 5 Điều Em Biết Ơn
3. Giới Thiệu Về Bạn Em 13. Mục Tiêu Của Em
4. Ghế Nóng Người Nổi Tiếng 14. Chia Sẻ Ảnh và Câu Chuyện Của Em
5. Tìm Ra 3 Điểm Chung 15. Chỉ Hỏi..Không Trả Lời Khẳng Định
6. Tớ Tìm Ra Bạn Rồi...Bingo! 16. Cá, Má, Tá
7. Máy Quay Câu Hỏi - Mức Độ Dễ 17. Vẽ Theo Tớ Nhé
8. Máy Quay Câu Hỏi - Mức Độ Khó 18. Sáng Tạo Khoa Học Mới
9. Bạn Có Thể Dạy Tớ Điều Gì? 19. Dàn Nhạc Đẳng Cấp
10. Tố Chất Của Em 20. Phỏng Vấn Giáo Viên...
Trò Nhớ Tên
Hãy chia sẻ tên và một điều em thích. Bạn tiếp theo phải nhớ tên và sở thích của
các bạn trước đó, đồng thời chia sẻ tên và sở thích của mình.

Tên của mình là Hoa. Mình thích vẽ.

Tên bạn ấy là Hoa và bạn ấy thích vẽ. Tên tớ


là Huy và tớ thích nhảy.

Tên của bạn đầu tiên là Hoa và bạn ấy thích vẽ. Tên của bạn thứ hai là
Huy và bạn ấy thích nhảy. Tên của tớ là My và tớ rất thích ca hát.
back
Trò nhớ tên 2
Hãy giới thiệu tên của em kèm một tính từ mà chữ cái đầu tiên giống với chữ cái
đầu tiên trong tên của em nhé, ví dụ “Tớ là Vinh Vui Vẻ”

Bạn tiếp theo nhắc lại tên và tính từ của bạn trước
đó, đồng thời chia sẻ tên và tính từ của mình nhé,
ví dụ “Đây là Vinh Vui Vẻ và tớ là Hằng Hay
Cười”

Lần lượt từng học sinh cố gắng lặp lại tất cả


các tên trước đó theo thứ tự, mỗi lần thêm tên
của mình. Bạn có thể điểm danh cả lớp như
thế này, rất thú vị!

back
Giới thiệu về bạn em
Làm việc theo cặp. Đặt câu hỏi để làm quen với bạn cùng lớp và sau đó trình bày
trước lớp. Dưới đây là một số chủ đề các em có thể nói về:

sở thích

kế hoạch học tập

kỹ năng thú vị

bạn ấy thích gì khi học Tiếng Anh

ước mơ của bạn ấy khi lớn lên


back
Ghế Nóng Người Nổi Tiếng

Người chơi trên ghế nóng giả danh người nổi tiếng. Đừng nói cho người khác
biết bạn là ai; họ phải đặt câu hỏi để khám phá danh tính bí mật của bạn.

Các em có thể chơi trò này ở nhà


Thử Thách cùng các thành viên trong gia
đình nhé!
back
Tìm ra 3 điểm chung
Lần lượt trò chuyện với các bạn trong lớp. Mục đích là tìm ra ba điểm chung giữa
em và đối tác. Sau đó, thay đổi đối tác. Cố gắng và tránh lặp lại khi em nói
chuyện với các bạn tiếp theo nhé.

“Bạn thích ăn
món gì nhất?”

"Tớ thích ăn phở


nhất.”

“Tớ cũng vậy! Tớ thích ăn


phở nhất. Vậy là chúng ta
có điểm chung rồi.”

back
Tớ tìm ra bạn rồi… Bingo!
Đặt câu hỏi cho từng bạn trong lớp cho đến khi em tìm ra bạn phù hợp với nội
dung trên mỗi ô vuông. Khi tìm ra được, hãy nói "Bingo!".

có nuôi một thú cưng có một người anh trai thích màu xanh

Name: Name: Name:

sống chung cùng ông bà thích ăn sữa chua sinh vào tháng 2

Name: Name: Name:

biết bơi không thích ăn phô mai


biết chơi một loại nhạc cụ

Name:
Name: Name:
back
Máy quay câu hỏi – Mức độ dễ
Nhấn nút màu đỏ để xoay và cho học sinh trả lời câu hỏi.

Quyển sách
yêu thích
của bạn là
Bạn thích ăn
gì?kem gì
Bạn thích nhất?
núi hơn hay
biển hơn?
Bài hát yêu Môn thể
Ngày lễ bạn
thao yêu thích nhất
thích nhất trong
của bạn là thích củanăm?
gì? bạn là gì?
Điều gì khiến bạn tức Món quà nào đã được
giận? nhận mà bạn thích
nhất?

back
Máy quay câu hỏi – Mức độ khó
Nhấn nút màu đỏ để xoay và cho học sinh trả lời câu hỏi.

Nếu được
nuôi 1 con
vật, bạn
muốn nuôi
Bạn thích con gì?
hoa gì nhất? Bạn thích mùa nào nhất
Tại sao? trong năm? Tại sao?
Bạn muốn
Bạn thích đi trở thành
du lịch tới siêu anh
đâu nhất? Tại hùng nào
Bạn sẽ làm gì nếu bạn
sao? nhất?
Bạn muốn làm nghề gì trúng số?
Bạn sợ nhất điều gì?
khi lớn lên? Tại sao?

back
Bạn có thể dạy tớ điều gì?
Mỗi người đều giỏi ở một kỹ năng nào đó. Em thì sao? Đó có thể là một điều gì
đó nhỏ nhặt, chẳng hạn như biết cách để tạo ra một cốc sô cô la nóng hoàn hảo,
hoặc một điều gì đó lớn lao, như cách giành chiến thắng trong một cuộc đua xe
đạp.

Sau đó, bạn kia cũng sẽ


dạy lại cho bạn một điều
gì mà bạn ấy rất giỏi.

Hãy nghĩ về những gì bạn


có thể dạy cho bạn của
mình. Bạn có một vài phút
để dạy họ kỹ năng mới
này.

back
Tố chất của em
Tố chất nào là quan trọng đối với em? Em có thể chọn ba. Dưới đây là một số ý
tưởng, nhưng em cũng có thể đưa ra những tố chất ngoài những gợi ý này. Hãy
nhìn vào danh sách các bạn cùng lớp. Đặt câu hỏi cho các bạn ấy về những tố
chất mà các bạn ấy đã chọn nhé.

trung thực sáng tạo thông minh

dũng cảm độc lập tự tin năng động

tử tế công bằng

yêu gia đình tự do đáng tin cậy

vui vẻ tôn trọng

back
Nếu đây là câu trả lời, vậy câu hỏi sẽ ra sao?

Hãy nghĩ về một số sự thật về bản thân em. Sau đó, viết ra một số câu trả lời
ngắn, chỉ một hoặc hai từ, ví dụ: "2 năm", "12 tháng 7", "sô cô la sữa lắc".

Xem liệu đối tác của em có thể đoán


câu hỏi cho mỗi câu trả lời của em hay
không.

Ví dụ:

Bạn học tiếng Anh bao lâu rồi?


Sinh nhật của bạn ngày mấy?
Thức uống yêu thích của bạn là gì?

back
5 điều em cảm thấy biết ơn
Hãy nghĩ về năm điều em biết ơn trong cuộc sống của mình. Đó có thể là những
điều nhỏ nhặt, như em được mẹ cho ăn món sữa chua yêu thích mỗi ngày, hoặc
những điều lớn lao, như sức khỏe của em hoặc gia đình em. Hãy viết chúng ra
giấy nhé.

Nhìn vào 5 điều của bạn kế bên và đặt câu hỏi

“Bạn có
“Bạn có biết ơn
làm…để về…?”
bày tỏ lòng
biết ơn? “Tại sao bạn
biết ơn về…?”

back
Mục tiêu học tập kỳ này của bạn là gì?
Tất cả chúng ta đều có ước mơ và mục tiêu cho cuộc sống của mình. Mục tiêu
thông minh là mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được, có thể đạt được, phù hợp và
đúng thời điểm. Hãy thiết lập một mục tiêu THÔNG MINH của riêng bạn để lập
kế hoạch tiến tới ước mơ đó nhé.

Ví dụ: ước mơ của tớ là đi du học tại Mỹ, học chuyên ngành


Khoa học máy tính.

Tớ cần đạt điểm cao trong kỳ thi IELTS để vượt


Cụ thể qua vòng loại hồ sơ du học.

Tớ cần đạt tối thiểu điểm IELTS 6.0 trong kỳ thi


Đo lường được thử

Điểm số hiện tại của mình là 5.0, 6.0 là con số


Có thể đạt được mục tiêu có thể đạt được

Đạt tối thiểu 6.0 điểm IELTS trong kỳ thi thử sẽ


Liên quan là sự chuẩn bị tốt cho kỳ thi thật

back Đúng thời điểm Tớ sẽ đạt được mục tiêu này vào cuối học kỳ này.
Chia sẻ ảnh và câu chuyện
Tập hợp một số hình ảnh:
• một khoảnh khắc tuyệt vời trong cuộc sống
• một trong những người quan trọng đối với em
• một trong những nơi mà em yêu thích

Bạn có thể làm điều này như bài tập về nhà. Cho lớp của bạn xem, sau
đó hỏi và trả lời các câu hỏi về các bức ảnh.

back
Chia sẻ đồ vật và câu chuyện
Chọn một đồ vật quan trọng đối với em. Chia sẻ tại sao nó có ý nghĩa rất lớn đối
với em như vậy?

back
Chỉ hỏi…Không trả lời khẳng định
Giáo viên sẽ chọn hai bạn trong lớp. Hai bạn này phải có một cuộc trò chuyện
nhưng chỉ sử dụng câu hỏi. Hai bạn ấy không thể trả lời bằng một câu khẳng định
hoặc phủ định. Ví dụ:

“Bạn thích nghe loại


nhạc nào nhất?”
“Bạn đã từng nghe Baby
Shark chưa?”

“Đó là tên bài


hát hay tên ca
sĩ?” “Bạn có biết bài hát
nước ngoài nào
không?”

“Twinkl Little Star


có phải bài hát nước “Đúng vậy! Ôi
ngoài không?” không…Em thua
back rồi!”
Cá, Má, Tá
Bạn đầu tiên bắt đầu bằng 1 từ, ví dụ “cá”. Bạn tiếp theo phải nói một từ cùng
vần với từ đó, ví dụ má, hoặc có thể cùng thể loại hoặc chủ đề, ví dụ “bơi”, “món
ăn”, “biển”. Chơi lần lượt cho đến khi nào có bạn không thể nghĩ ra hoặc lặp lại
từ bạn trước đã nói

back
Vẽ theo tớ nhé
Một học sinh bí mật vẽ một bức tranh đơn giản của một đồ vật. Sau đó, bật mí
từng bước hướng dẫn các bạn cách vẽ cho ra đồ vật của mình mà không được
nhắc tên đồ vật đó. Bạn nào vẽ giống nhất dành chiến thắng.

Ví dụ:

Vẽ một vòng tròn. Ở nửa dưới của hình tròn, vẽ


hình quả chuối cong lên trên. Trên mỗi đầu của
hình quả chuối, vẽ một hình tròn có kích thước vừa
và nhỏ. Vẽ một chấm đen bên trong cả hai vòng
tròn. Trên mỗi hình tròn, vẽ một đường ngắn -
không dài hơn chiều rộng của hình tròn - hơi cong
xuống. Bạn nghĩ bức tranh của tớ là gì?

back
Sáng tạo khoa học mới

Tạo ra một loài mới bằng cách kết hợp những gì em đã ăn trong bữa sáng và một
con vật mà em yêu thích, ví dụ: sư tử bánh kếp. Mô tả khám phá khoa học mới
của em với cả lớp nhé, ví dụ: Sinh vật này sống ở đâu? Nó làm gì vào ban ngày?
Nó ăn gì?

back
Dàn nhạc đẳng cấp

Mỗi học sinh cần một đồ vật có thể phát ra âm thanh. Lần lượt "chơi" nhạc cụ
theo giai điệu một bài hát để các bạn khác đoán tên bài hát là gì? Giáo viên có
thể tổ chức cho cả lớp cùng chơi một giai điệu mà cả lớp đều biết.

back
Phỏng Vấn Giáo Viên
Đã đến lúc mời giáo viên của bạn ngồi vào ghế nóng. Hãy thảo luận cùng bạn kế
bên về ba câu hỏi bạn muốn hỏi giáo viên trong lớp. Sau đó, hãy phỏng vấn giáo
viên của mình nhé!

Ví dụ:
“Tại sao cô muốn trở
thành giáo viên ạ?”
“Món ăn yêu thích
nhất của cô là gì?”

back

You might also like