Chủ nghĩa xã hội khoa học hahaha

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Họ & tên sinh viên: Lê Ngọc Thanh


MSSV: 20221610
STT: 141
Mã lớp bài tập: 151134

ALPINE SKI HOUSE


CHỦ ĐỀ: HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG – BLAIR T.SPALDING(2021) NGUYỄN PHONG

BÌA TRƯỚC CỦA TÁC PHẨM


ALPINE SKI HOUSE 2
ALPINE SKI HOUSE 3
1.Giới thiệu về tác phẩm
Hành trình về phương Đông giống với tên gọi của nó là về một chuyến đi, nhưng trùng hợp
thay quá trình đọc cuốn sách này, độc giả cũng tựa như đang bước vào một hành trình … có
thể gọi là tây du ký với 81 kiếp nạn, không phải ai cũng có thể kiên nhẫn đi hết con đường ấy,
dù đi hết mà không có ngộ tính, trải nghiệm thì cũng khó có thể ngộ “chân kinh”. Chính bản
thân mình cũng cảm thấy còn rất nhiều điều trong cuốn sách mà mình chưa thể cảm ngộ hay
đồng tình được. Vậy Hành trình về phương Đông có gì?
Hành trình phương đông kể về những trải nhiệm của một đoàn khoa học gồm các chuyên gia
hang đầu trong đó của tác giả Spaldinh của Hội khoa học hoàng gia Anh được cử sang Ấn Độ
để nghiên cứu về huyền học và những khả năng siêu nhiên của con người. Suốt 2 năm trời
rong ruổi khắp các đền chùa Ấn Độ, chúng kiến nhiều pháp luật, nhiều cảnh mê tín dị đoan
thậm chí lừa đảo.. Các chiêu trò của các pháp sư, đạo sĩ..học được tiếp xúc với những vị thế,
học được chứng kiến của trải nghiệm, hiểu biết sâu sắc về khoa học cổ xưa và bí truyền của
văn hóa Ấn Độ như Yoga, thiền định, nhân duyên, nghiệp báo, luật nhân quả, cõi sống và cõi
chết…

Xuyên suốt cuốn sách là những cuộc đối thoại chân thật giữa những vị thiền sư với các giáo
sư nhà khoa học danh tiếng nhất mang đến cho ta một cái nhìn trải rộng khắp bốn phương.
Những nhà thông thái ấy đã mang câu chuyện tâm linh tưởng chừng như rất mông lung, khó
hiểu thành những câu chuyện hấp dẫn và tái hiện lại khá rõ nét.
Điều đọng lại nhiều nhất có lẽ là về luật nhân quả, về sự sống cái chết. Khi con người ta hiểu
về khoa học phương Đông này, con người ta sẽ sống một cuộc sống tốt đẹp hơn, an yên hơn,
hạnh phúc hơn.

ALPINE SKI HOUSE 4


2. GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ
Baird Thomas Spalding
Là một nhà văn tâm linh người Mĩ sống vào cuốn thế kỷ
XVIII đầu thế kỷ IX, những thông tin vè quê quán của
ông hiện nay vẫn còn nhiều tranh cãi. Ông là nhà văn
tâm linh với tác phẩm nổi tiếng Life and Teachng of the
Masters of the Far East (tạm dịch: Cuộc đời các chân
sư phương Đông).
Hầu hết cuộc đời của ông làm nghề khai thác mỏ ở
miền Tây nước Mĩ, năm 1894 đánh dấu cuộc viễn đông
nghiên cứu của ông cùng mười khác là bước khởi đầu
cho sự ra đời của bộ sách “tai tiếng” nói trên.

ALPINE SKI HOUSE 5


4. TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

Cuộc phiêu lưu về phương Đông là một hồi ký đặc sắc, tường
thuật chi tiết về cuộc thám hiểm nghiên cứu của một đoàn thám
hiểm từ Anh đến Ấn Độ. Điều độc đáo là hành trình chủ yếu diễn
ra tại Ấn Độ, một đất nước phong phú về văn hóa. Tuy nhiên, Ấn
Độ chỉ chiếm một phần trong bộ sách 6 quyển, tất cả chứa đựng
triết lý và huyền bí của phương Đông. Hiện chỉ có một cuốn sách
dịch từ phần thám hiểm ở Ấn Độ, do dịch giả Nguyên Phong thực
hiện.

Cuốn sách này đã gây ra tranh cãi và mâu thuẫn kể từ khi xuất
bản lần đầu tại Ấn Độ vào năm 1924, lan rộng từ Anh, Mỹ đến
khắp phương Tây. Chính phủ Anh đã cấm xuất bản cuốn sách này,
điều đó không khó hiểu.

Hành trình về phương Đông có thể xem là một cuộc hành trình
chi tiết, ghi lại các chuyến đi từ Anh đến Ấn Độ của đoàn thám
hiểm. Ban đầu, họ tìm hiểu phương Đông qua góc độ “trí tuệ” và
“khoa học” phương Tây. Nhưng qua gặp gỡ và trải nghiệm, thành
viên đoàn thám hiểm thay đổi cách nhìn, nhận ra sự phi thường
và nhân văn của phương Đông.

ALPINE SKI HOUSE 6


4.1 CUỘC HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG CÒN ẨN CHỨA NHIỀU TRIẾT LÍ VỀ NHÂN SINH VÔ CÙNG SÂU SẮC

• Cuộc hành trình trong tác phẩm không chỉ đơn giản là khám phá bí ẩn
của phương Đông, mà còn mang lại những triết lý sâu sắc về cuộc
sống, hạnh phúc, con người và giải thoát. Điều này đã thu hút sự chú ý
của thành viên trong đoàn thám hiểm, không chỉ với mục đích ban đầu
là giải mã bí ẩn.
• Cuộc hành trình phải dừng lại vì quyết định của chính phủ Anh. Họ ra
lệnh: trở về mà không tiết lộ thông tin về Ấn Độ hoặc bỏ lại tất cả để
tiếp tục hành trình. Chỉ có ba nhà khoa học quyết định tiếp tục, tìm
kiếm sự thật về cuộc sống và tu hành tại dãy Hy Mã Lạp Sơn. Trong số
họ, giáo sư Spalding là một người. Cuốn sách chia thành 10 chương,
mỗi chương tương ứng với một đoàn thám hiểm gặp đạo sư khác nhau,
thay đổi suy nghĩ về triết lý và tâm linh. Có thể chia thành hai phần
chính: triết lý về cuộc sống và con người, cùng với các phương pháp
rèn luyện tâm hồn và thể chất.

ALPINE SKI HOUSE 7


4.2 GIẢI ĐÁP NHỮNG CÂU HỎI VỀ CON NGƯỜI
VÀ CUỘC SỐNG

Đối lập với nhà khoa học phương Tây, các đạo sư Ấn không
cố gắng chứng minh tính hợp lý của những hiện tượng kỳ lạ,
mà coi chúng là tự nhiên của sự phát triển tinh thần và thể
xác. Hiện tượng siêu nhiên không phải là mục tiêu, mà giống
như tri giác con người, chúng được coi là điều 'tất yếu'. Cuộc
gặp gỡ giữa thành viên đoàn thám hiểm và đạo sư cho thấy sự
khác biệt giữa văn hoá Đông và Tây: phương Tây tập trung
vào giá trị bề ngoài, sức mạnh của thể xác và lý trí, trong khi
phương Đông có cách sống dựa trên cảm tính và tin tưởng
vào điều kỳ diệu.

Tuy nhiên, sách tập trung vào tác động tích cực của triết lý và
lối sống đó đối với tu hành và trải nghiệm đạo sư, cũng như
văn hóa phương Đông. Nó thể hiện sự tác động sâu sắc của
con đường đó đối với rèn luyện và trải nghiệm tâm hồn, cũng
như ảnh hưởng đến văn hóa Đông.

ALPINE SKI HOUSE 8


4.3HÀNH TRÌNH VỀ PHƯƠNG ĐÔNG KHÁM PHÁ SỰ THẬT ẨN SAU CUỘC SỐNG ĐỜI THƯỜNG

Khi nói đến hạnh phúc, bình yên và giải thoát, các đạo sư Ấn có những lý
giải sâu sắc và triết lý về cách con người có thể trải nghiệm sự bình yên đơn
giản. Dù ai cũng khao khát hạnh phúc và bình yên, nhưng lòng tham và
khao khát của con người không ngừng, luôn muốn thêm và không bao giờ
đủ. Giống như câu chuyện về Alexander đại đế và Aristotle, khi Alexander
nói rằng ông sẽ chinh phục Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ, Aristotle hỏi: “Sau đó thì
sao?” Alexander suy nghĩ và trả lời: “Sau đó, tôi có thể ngủ yên bình.”
Aristotle cười và nói: “Vậy tại sao bạn không thể ngủ yên bình ngay trong
đêm nay?”
Trạng thái tĩnh lặng và bình yên không phụ thuộc vào địa vị xã hội, giàu
nghèo. Cả hoàng đế và dân thường đều có quyền chọn lựa trạng thái tĩnh
lặng để tìm bình yên. Đáng tiếc, con người thường ưa thích hành động và
chiến đấu, sẵn sàng từ bỏ hiện tại để tìm kiếm điều kỳ diệu xa xôi, như
nhiều đạo sư Ấn Độ đã nói.

ALPINE SKI HOUSE 9


LARGE IMAGE SLIDE
Hành trình đến phương Đông có thể xem như một cuộc phiêu lưu để khám phá bản chất sâu xa của
chúa. Vậy chúa là ai? Chúa không phải Chris hay Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, hoàn toàn không. Mặc dù
Ấn Độ đất nước của tôn giáo và tâm linh, đạo sư không thiếu sáng suốt và tinh tế.
Theo hành trình của đoàn thám hiểm và câu chuyện kể, triết lý của các đạo sư cho thấy chúa có thể là
bất kỳ ai trong thế giới hiện nay. Chúa là người sáng tạo tạo ra mọi thứ, nhưng không kiểm soát số phận
như chúng ta nghĩ. Chúa là tập hợp giá trị và tư tưởng tốt đẹp, sắp xếp thế giới theo trật tự. Chúa có
thể hiện trong bất kỳ thần linh nào mà ta cầu nguyện, ẩn chứa trong bất kỳ thể xác nào mà ta mong
muốn.
Thật bất ngờ khi những thiền sư, đạo sư Ấn Độ, với kiến thức sâu rộng, không chỉ giải thích các yếu tố
tâm linh mà còn áp dụng góc nhìn toán học, vật lý và sinh học để lý giải về chúa hoặc số phận con
người. Cách tiếp cận này thực sự thuyết phục.

ALPINE SKI HOUSE


4.4 THỂ XÁC VÀ TÂM HỒN LUÔN ĐƯỢC RÈN LUYỆN SONG HÀNH VỚI NHAU

Hành trình về phương Đông không chỉ là một tác phẩm triết học và kinh viện,
mà còn cung cấp lý giải về lịch sử, nguồn gốc và giá trị cao quý của các hình
thức tu hành, đặc biệt là Yoga. Trong cuốn sách, tác giả ghi chép về Yoga
không chỉ là tập thể dục làm linh hoạt cơ thể, mà còn là sự sáng tạo của thần
linh để rèn luyện thân thể và kiểm soát tâm trí, kéo dài tuổi thọ.
Các đạo sư đã áp dụng phương pháp giải thích khoa học để hiểu sự mạnh mẽ
của Yoga, từ khi nó ra đời đến ngày nay, kết hợp với sự huyền bí xoay quanh
môn phái này.
Ngoài việc tu luyện bằng Yoga, các đạo sư và hành trình gặp gỡ luôn khẳng
định rằng con đường tu tập vô tận, có vô số cách tiến bộ cá nhân khác nhau.
Không có con đường nào là tuyệt đối. Tu luyện không chỉ rèn luyện cho cuộc
sống mà còn chuẩn bị cho sự chết. Chúng ta luôn có nỗi sợ và tò mò về cái
chết. Hành trình về phương Đông là gợi ý hoàn hảo cho những ai muốn hiểu
về sự kết thúc của cơ thể, chính là thân xác của chúng ta.

ALPINE SKI HOUSE


5. Ý NGHĨA CỦA TÁC PHẨM

Hành trình về phương Đông xứng đáng là một nguồn cảm hứng cho những ai đang trên con đường tìm
kiếm sự thấu hiểu sâu sắc về bản thể của mình và vũ trụ bao la. Cuốn sách này mở ra một không gian triết lí
phong phú, nơi tâm linh và niềm tin được chắp cánh qua những trang viết đầy chất thiền. Nó không chỉ đưa
ra những lợi ích thiết thực từ việc thực hành thiền định, tập yoga, mà còn hướng dẫn tinh tế về cách thức
tiếp cận và thấu hiểu hơn về những lý luận tâm linh cổ xưa.
Dành cho những ai mới bắt đầu khám phá con đường tâm linh, Hành trình về phương đông là một ngọn hải đăng soi
sáng, giúp người đọc không chỉ nắm bắt được những bài học căn bản nhất mà còn là cổ vũ tinh thần khi đối mặt với
những khó khăn và nghi ngờ. Cuốn sách không chỉ là một cuốn đạo lý mà còn là một người bạn đồng hành luôn nhắc nhở
ta về giá trị của sự bình yên nội tâm, sống hết mình với hiện tại.

Không chỉ là một cuốn sách thuần minh triết và kinh viện, Hành trình về phương Đông còn có những lý giải về lịch sử,
nguồn gốc và giá trị cao quý của những môn tu hành, trong đó phải kể đến đó là Yoga. Theo ghi chép, hồi ký của tác giả
yoga không chỉ là môn tập luyện để khiến cơ thể dẻo dai mà còn hơn thế nữa, nó là sự sáng tạo của đấng thần thánh để
khiến con người rèn luyện thân xác của mình từ đó đi đến kiểm soát tâm trí, kéo dài tuổi thọ. Vị đạo sư dùng cách lý giải
rất khoa học để lý giải sức sống mãnh liệt của yoga từ khi ra đời đến nay cũng như sự huyền bí xung quanh của bộ môn
này. Không chỉ rèn luyện bản thân qua Yoga, các vị đạo sư chân sư nói con đường tu luyện là vô cùng vô tận, có vô vàn con
đường phát triển bản thân khác nhau. Không phải con đường nào cũng là tuyệt đối.

ALPINE SKI HOUSE


6.RÚT RA BÀI HỌC CÁ NHÂN

• “Chỉ có sự khiêm tốn mới giúp ta học hỏi thêm những điều mới lạ” dù bản thân mình là ai cũng nên
sẵn sàng mở lòng học hỏi trân trọng từ những bài học đơn giản nhỏ bé nhất đến những kho tàng kiến
thức, các giá trị văn hóa.
• Dung hòa và tiếp thu có chọn lọc cả hai nền văn minh phương Đông và phương Tây góp phần tạo ra sự
hài hòa giữa hai nền văn hóa, học hỏi trau dồi những điều hay ý đẹp để phát triển khoa học công nghệ
giúp ích cho đời sống nhân loại nói riêng và toàn bộ các sinh vật nói chung.
• Hướng về những điều thiện lành, quay về với bản ngã nội tâm bên trong thay vì chú trọng vào vật chất,
những thứ phù phiếm hào nhoáng bên ngoài. Giữ cho mình một tâm thế, một trạng thái tĩnh lặng bình
yên bóc tách vượt ra khỏi những rào cản cảo tiền tài danh vọng
• Hiểu được rằng mọi thứ xảy ra xung quanh cuộc sống đều do cách mình tiếp cận và tạo ra, phải học
cách làm chủ bản thân với một tâm hồn tĩnh tại, xác định được phương hướng và tự tìm cách để đi
đến đích con đường mình đã lựa chọn, có như thế thì chúng ta mới sống một cách có ý nghĩa và chọn
vẹn, kết nối yêu thương với tất cả các sự vật sự việc có mặt và diễn ra trong xuyên suốt cuộc đời của
chúng ta.

ALPINE SKI HOUSE


THANK YOU!

ALPINE SKI HOUSE

You might also like