Chương 6

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 76

CHƯƠNG 6

DÃY SỐ THỜI GIAN


TÌNH HUỐNG
Nhu cầu thông tin về biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình ngày càng được
người dùng tin rất quan tâm, đặc biệt là các cấp, các ngành. Để đánh giá thực
hiện các chỉ tiêu dân số chủ yếu, xu hướng biến động cũng như các đặc trưng
kinh tế – xã hội của dân số, từ đó giúp hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch
phát triển kinh tế – xã hội hàng năm cũng như thời kỳ. Tổng cục thống kê đã tổ
chức điều tra công bố về số liệu dân số qua các năm.
DÂN SỐ TRUNG
BÌNH

2015 2016 2017 (ĐVT: nghìn


2018 người)
2019 2020 2021

91.713,30 92.695,10 93.671,60 94.666,00 96.484,00 97.582,69 98.506,19

Với số liệu trên có thể đánh giá xu hướng biến động, đặc điểm cơ bản về xu
hướng biến động của dân số Việt Nam như thế nào? Có thể có dự báo đơn giản
về dân số trong các năm tiếp theo hay không?
TÌNH HUỐNG

Một công ty chuyên sản xuất các mặt hàng gia dụng cao cấp phục vụ đối
tượng khách hàng tại các thành phố lớn. Các sản phẩm của công ty được
khách hàng đánh giá cao nên tốc độ tiêu thụ lớn. Với mong muốn mở rộng
quy mô và cũng đang trong giai đoạn xây dựng kế hoạch sản xuất cho giai
đoạn sắp tới. Ban quản trị của công ty muốn bộ phân xây dựng và lập kế
hoạch của công ty phải cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ cho việc ra
quyết định.
Các nhân viên bộ phận kế hoạch đã tiến hành thu thập số liệu về tình hình sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm của công ty từ năm 2017 cho đến nay.
Với số liệu đã thu thập, bộ phân kế hoạch sẽ sử dụng công cụ thống kê nào để
phân tích, đánh giá tìm ra đặc điểm, xu thế phát triển về tình hình sản xuất và
tiêu thụ sản phẩm của công ty? Và làm thế nào để việc xây dựng kế hoạch về
các chỉ tiêu được sát với thực tế?
MỤC TIÊU CHƯƠNG 6

 Trang bị cho người học kiến thức, phương pháp, kỹ năng về thống kê để phân
tích biểu hiện đặc điểm, xu hướng biến động và dự báo mức độ tương lai của
hiện tượng.

 Sau khi học xong, người học sẽ hiểu khái niệm, ý nghĩa dãy số thời gian, các
chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian, các phương pháp biểu hiện xu hướng phát
triển cơ bản của hiện tượng và một số phương pháp dự báo thống kê.
NỘI DUNG

6.1 KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA DÃY SỐ THỜI GIAN

6.2 CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN

6.3 CÁC PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ BẢN
CỦA HIỆN TƯỢNG

6.4 DỰ BÁO THỐNG KÊ


6.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA DÃY SỐ THỜI GIAN
6.1.1. Khái niệm dãy số thời gian
Dãy số thời gian là dãy các trị số của chỉ tiêu thống kê được sắp xếp theo thứ
tự thời gian nhất định.
o Ví dụ 6.1. Có tài liệu về doanh thu của doanh nghiệp A như bảng sau:
Năm 2017 2018 2019 2020 2021

Doanh thu (tỷ đồng) 32 35 38 40 42


o Ví dụ 6.2. Có tài liệu về giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp X vào các
ngày đầu của 4 tháng đầu năm 2021
Ngày 1/1 1/2 1/3 1/4

Giá trị hàng tồn kho (tỷ đồng) 36 48 42 50


6.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA CỦA DÃY SỐ THỜI GIAN
6.1.1. Khái niệm dãy số thời gian
Một dãy số thời gian gồm hai thành phần:
o Thời gian ():
Tùy theo yêu cầu và mục đích nghiên cứu thời gian có thể là giờ, ngày, tháng,
quý, năm…
o Chỉ tiêu về hiện tượng nghiên cứu (): thường được biểu hiện bằng các trị số
cụ thể, được gọi là các mức độ của dãy số. (i=1;n)
Các mức độ này có thể là các số tuyệt đối, số tương đối hoặc số trung bình.
6.1.1. Khái niệm dãy số thời gian
Phân loại dãy số thời gian
Căn cứ vào các loại chỉ tiêu
o Dãy số số tuyệt đối
o Dãy số số tương đối
o Dãy số số trung bình

Căn cứ vào đặc điểm biến động về quy mô của hiện tượng qua thời
gian
o Dãy số thời kỳ
o Dãy số thời điểm
6.1.1. Khái niệm dãy số thời gian
Phân loại dãy số thời gian
 Dãy số thời kỳ
o Dãy số thời kỳ là dãy số biểu hiện quy mô, khối lượng của hiện tượng
trong từng khoảng thời gian nhất định.
o Các mức độ của dãy số thời kỳ là các số tuyệt đối thời kỳ nên phụ
thuộc vào khoảng cách thời gian.
o Khoảng cách thời gian trong dãy số càng dài thì trị số của chỉ tiêu
càng lớn.
Ví dụ 6.3. Có tài liệu về lợi nhuận của doanh nghiệp X như bảng sau:
Năm 2017 2018 2019 2020 2021
Lợi nhuận (tr. đ.) 4.150 4200 4320 4320 4500
6.1.1. Khái niệm dãy số thời gian
Phân loại dãy số thời gian
 Dãy số thời điểm
o Dãy số thời điểm là dãy số biểu hiện quy mô (khối lượng) của hiện
tượng nghiên cứu tại những thời điểm nhất định.
o Các mức độ của dãy số thời điểm là các số tuyệt đối thời điểm.
o Các trị số của chỉ tiêu không phụ thuộc vào khoảng cách thời gian,
không được cộng các trị số này lại với nhau.
o Dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau
Ví dụ 6.4. Có tài liệu về giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp X vào các ngày
đầu của 4 tháng đầu năm 2021 như sau:
Ngày 1/1 1/2 1/3 1/4
Giá trị hàng tồn kho (tỷ đồng) 36 48 42 50

o Dãy số thời điểm có khoảng cách thời gian không bằng nhau
Ví dụ 6.5. Có tài liệu về số công nhân của doanh nghiệp vào các ngày trong quý
năm 2021:
Ngày 1/1 15/1 20/2 13/3
Số lao động (người) 102 104 100 110
6.1.2. Ý nghĩa của dãy số thời gian
o Ý nghĩa:
Dãy số thời gian cho phép thống kê nghiên cứu đặc điểm và xu hướng về sự
biến động của hiện tượng theo thời gian.
Vạch rõ xu hướng và tính quy luật của sự phát triển.
Trên cơ sở đó dự báo sự phát triển của hiện tượng trong tương lai.
o Điều kiện xây dựng dãy số thời gian
Phải thống nhất về nội dung và phương pháp tính chỉ tiêu qua thời gian.
Phải thống nhất về phạm vi tổng thể nghiên cứu.
Các khoảng cách thời gian trong dãy số nên bằng nhau (nhất là đối với dãy
số thời kỳ).
6.2. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN
6.2.1. Mức độ trung bình theo thời gian
6.2.2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối
6.2.3. Tốc độ phát triển
6.2.4. Tốc độ tăng (giảm)
6.2.5. Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (giảm)
6.2. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH DÃY SỐ THỜI GIAN
6.2.1. Mức độ trung bình theo thời gian
Là số trung bình của các mức độ trong dãy số, phản ánh mức độ đại diện điển
hình của dãy số thời gian.
o Đối với dãy số tuyệt đối thời kỳ:

Công thức tính: (6.2.1)


Trong đó: i = 1,2, …,n
Mức độ trung bình theo thời gian
: Các mức độ của dãy số thời kỳ
n : Số thời kỳ (hay số mức độ của dãy số)
Ví dụ 6.6. Từ số liệu về doanh thu của doanh nghiệp A ở ví dụ 6.1. Tính mức
độ trung bình về chỉ tiêu doanh thu.
Năm 2017 2018 2019 2020 2021

Doanh thu (tỷ đồng) 32 35 38 40 42


6.2.1. Mức độ trung bình theo thời gian
o Đối với dãy số tuyệt đối thời điểm
Trường hợp dãy số có biến động đều

Trường hợp dãy số có các thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau

Trong đó: i = 1,2, …,n


yi: Các mức độ của dãy số thời gian
ti : Độ dài thời gian có các mức độ yi tương ứng
n : Số mức độ của dãy số
Ví dụ 6.7. Có tài liệu về giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp X như sau:
Thời điểm 1/1 1/2 1/3 1/4
Chỉ tiêu
Giá trị hàng tồn kho (tỷ đồng) 36 48 42 50

Yêu cầu: Tính giá trị hàng tồn kho trung bình Quý I

Giá trị hàng tồn kho trung bình Quý I được xác định theo công thức (6.2.3)

Tháng 1 tháng 2 tháng 3


1/1 ½ 1/3 cuối
tháng 3
6.2.1. Mức độ trung bình theo thời gian
o Đối với dãy số tuyệt đối thời điểm
Trường hợp dãy số có biến động không đều, các thời điểm có khoảng cách thời gian
không bằng nhau

Trong đó: i = 1,2, …,n


yi: Các mức độ của dãy số thời gian
ti : Độ dài thời gian có các mức độ yi tương ứng
Ví dụ 6.8. Có tài liệu về số lao động của một doanh nghiệp trong tháng 9/2021
Ngày 1/9 – 200 công nhân
Ngày 10/9 – bổ sung 6 công nhân
Ngày 16/9 – bổ sung 3 công nhân
Ngày 26/9 – cho nghỉ việc 2 và bổ sung 3 công nhân
Từ đó đến hết tháng không thay đổi
Yêu cầu: Tính số công nhân trung bình tháng 9 của doanh nghiệp
Thời gian Số ngày Số lao động y.t
(t) (người) (y) Số lao động trung bình tháng 9/2021
1/9 – 9/9 9 200 1800 của doanh nghiệp được xác định theo
10/9 – 15/9 6 206 1236
công thức (6.2.4)
16/9 – 25/9 10 209 2090
26/9 – 30/9 5 210 1050
30 6176
6.2.2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối là chỉ tiêu phản ánh sự thay đổi về mức độ tuyệt
đối của hiện tượng giữa hai thời gian nghiên cứu.
6.2.2.1. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn
Là trị số chênh lệch giữa hai mức độ liền kề nhau trong dãy số hay chênh
lệch giữa mức độ kỳ nghiên cứu với mức độ kỳ ngay trước đó (kỳ gốc liên
hoàn).
Công thức tính: i = yi – yi-1 (i = 2,3,…, n)

Trong đó:
i : Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn ở thời gian thứ i

yi : Mức độ kỳ nghiên cứu i

yi-1 : Mức độ kỳ gốc liên hoàn (i-1)


6.2.2.2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc
Là trị số chênh lệch giữa mức độ kỳ nghiên cứu và mức độ của kỳ nào đó
được chọn làm gốc cố định cho mọi lần so sánh (thường là mức độ đầu tiên
trong dãy số).
Công thức tính: i = yi – y 1 (i= 2, 3,..., n)

Trong đó:
i: lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc ở thời gian i so với thời gian
đầu của dãy số
y1 : mức độ tuyệt đối của kỳ gốc cố định

Chỉ tiêu này phản ánh sự biến động về mức độ tuyệt đối của hiện tượng
trong khoảng thời gian dài.
Ví dụ 6.9. Có tài liệu về mức bán lẻ hàng hóa của một công ty
Yêu cầu: Tính lượng tăng tuyệt đối liên hoàn và định gốc về mức bán lẻ

Năm N N+1 N+2 N+3 N+4


Chỉ tiêu
Mức bán lẻ (tr đ.) (y) 3000 3300 3600 4000 4800
Lượng tăng tuyệt đối
(trđ) - 300 300 400 800
(trđ) - 300 600 1000 1800
6.2.2. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối
Mối quan hệ giữa i và i

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc ở thời gian thứ n bằng tổng đại số các
lượng tăng (giảm) liên hoàn trong suốt thời gian đó.
n
 n    i  yn  y1
i2

Y2 – y1 + y3 – y2 + y4 – y3 + ….+ yn – y(n-1) = yn – y1
Trong đó: i = 2,3,…, n
n: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc ở thời gian n so với thời gian
đầu của dãy số
y1 : Mức độ tuyệt đối của kỳ gốc cố định
yn : Mức độ tuyệt đối ở thời gian n
6.2.2.3. Lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình
Là số trung bình cộng của các lượng tăng giảm tuyệt đối liên hoàn. Chỉ tiêu
này phản ánh trung bình mỗi khoảng thời gian hiện tượng tăng hoặc giảm
với mức độ tuyệt đối là bao nhiêu.
𝑛

𝛿2 + 𝛿3 +....+ 𝛿𝑛 𝑖=2
∑ 𝛿𝑖
Δ𝑛 𝑦𝑛 − 𝑦1
¯𝛿= = = =
𝑛 − 1n
Trong đó: i = 2,3,…, 𝑛 − 1 𝑛 −1 𝑛− 1
Lượng tăng (giảm) tuyệt đối trung bình
Từ Ví dụ 6.9. Ta có lượng tăng tuyệt đối trung bình về mức bán lẻ của
công ty như sau:
(triệu đồng)
6.2.3. Tốc độ phát triển
6.2.3.1. Khái niệm
Tốc độ phát triển là số tương đối động thái (biểu hiện bằng số lần hay %)
phản ánh xu hướng và trình độ phát triển của hiện tượng theo thời gian.
6.2.3.2. Tốc độ phát triển liên hoàn
Là tỷ lệ so sánh giữa hai mức độ liền kề nhau trong dãy số hay giữa mức
độ kỳ nghiên cứu với mức độ kỳ gốc liên hoàn.
y
ti  i .100 (i = 2,3,…, n)
yi 1
Trong đó:
t i: tốc độ phát triển liên hoàn thời gian i so với thời gian i
-1 và có thể biểu hiện bằng lần hoặc %
y i: Mức độ kỳ nghiên cứu i

yi-1: Mức độ kỳ gốc liên hoàn (i-1)


6.2.3.3. Tốc độ phát triển định gốc
Là tỷ lệ so sánh giữa mức độ kỳ nghiên cứu với mức độ kỳ gốc cố định.
yi
Ti  .100 (i = 2, 3,..., n)
y1
Trong đó:
T i: Tốc độ phát triển định gốc thời gian i so với mức độ đầu
của dãy số và có thể biểu hiện bằng lần hoặc %.
y i: mức độ tuyệt đối ở thời gian i

y1 : mức độ tuyệt đối của kỳ gốc cố định

Chỉ tiêu này phản ánh xu hướng biến động và trình độ phát triển của hiện
tượng giữa kỳ nghiên cứu với một kỳ cố định.
Ví dụ 6.10. Sử dụng dữ liệu theo ví dụ 6.9 về mức bán lẻ hàng hóa tại công ty
Lập bảng tính tốc độ phát triển và đưa ra nhận xét.

Năm N N+1 N+2 N+3 N+4


Chỉ tiêu
Mức bán lẻ (tr. đ.) (y) 3000 3300 3600 4000 4800
Tốc độ phát triển
(%) - 110 109,1 111,1 120
(%) - 110 120 133,33 160
6.2.3.4. Tốc độ phát triển định gốc
Mối quan hệ giữa ti và Ti

Tốc độ phát triển định gốc của một thời kỳ bằng tích số của các tốc
độ phát triển liên hoàn của thời kỳ đó.
n

Tn   ti
i2

Thương của 2 tốc độ phát triển định gốc liền nhau bằng tốc độ phát
triển liên hoàn giữa hai thời gian đó.
Ti (i = 2,3,…, n)
 ti
Ti 1
6.2.3.5. Tốc độ phát triển trung bình
Là số trung bình nhân của các tốc độ phát triển liên hoàn trong thời kỳ
nghiên cứu. n
yn
t n 1t 2 .t3 ...t n  n 1  ti  n 1
i2 y1

Trong đó : Tốc độ phát triển trung bình


Chỉ tiêu này phản ánh trung bình giữa hai thời gian hiện tượng phát triển với
tốc độ bao nhiêu lần hay bao nhiêu %.

Từ Ví dụ 6.9. Ta có tốc độ phát triển trung bình về mức bán lẻ của công ty
như sau:
6.2.4. Tốc độ tăng (giảm)
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ của hiện tượng giữa hai thời gian đã tăng
(giảm) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu %.
6.2.4.1. Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn
Chỉ tiêu này phản ánh giữa hai thời gian liền nhau hiện tượng đã tăng
(giảm) bao nhiêu lần hoặc bao nhiêu %.

Trong đó:
: Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn ở thời gian thứ i
y i: Các mức độ của dãy số thời gian

t i: Tốc độ phát triển liên hoàn thời gian i so với thời gian i
-1
6.2.4. Tốc độ tăng (giảm)
6.2.4.2. Tốc độ tăng (giảm) định gốc
Là tỷ lệ so sánh giữa lượng tăng (giảm) tuyệt đối định gốc với mức độ
kỳ gốc cố định.

Trong đó : Tốc độ tăng (giảm) định gốc ở thời gian thứ i


Chỉ tiêu này phản ánh hiện tượng ở kỳ nghiên cứu đã tăng (giảm) bao
nhiêu lần hoặc bao nhiêu % so với kỳ gốc cố định.
6.2.4.3. Tốc độ tăng (giảm) trung bình
Là chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng (giảm) đại diện của hiện tượng trong
suốt thời gian nghiên cứu.
(lần)
) Trong đó: : Tốc độ tăng (giảm) trung bình
Ví dụ 6.11. Sử dụng dữ liệu theo ví dụ 6.9 Tính các tốc độ tăng (giảm)
Năm N N+1 N+2 N+3 N+4
Chỉ tiêu
Mức bán lẻ (triệu đồng) (y) 3.000 3.300 3.600 4.000 4.800
Tốc độ phát triển
(%) - 110 109,1 111,1 120

(%) - 110 120 133,33 160

Tốc độ tăng
(%) - 10 9,1 11,11 20
(%) - 10 20 33,33 60
6.2.5 Giá trị tuyệt đối 1% của tốc độ tăng (giảm)
Là lượng tăng (giảm) tuyệt đối tương ứng với 1% của tốc độ tăng hoặc giảm
liên hoàn.
𝛿𝑖 𝛿𝑖 𝑦𝑖− 1
𝑔 𝑖= = =
𝑎 𝑖 ( %) 𝛿𝑖 100
.100
𝑦 𝑖 −1
Trong đó: i = 2,3,…, n

g i: Giá trị tuyệt đối 1% tăng (giảm)

i: Lượng tăng (giảm) tuyệt đối liên hoàn ở thời gian i

: Tốc độ tăng (giảm) liên hoàn ở thời gian thứ i

y i: Mức độ tuyệt đối ở thời gian i


Ví dụ 6.12. Sử dụng dữ liệu theo ví dụ 6.9 Tính giá trị tuyệt đối của 1% tăng (giảm)

Năm N N+1 N+2 N+3 N+4


Chỉ tiêu

Mức bán lẻ (triệu đồng) 3.000 3.300 3.600 4.000 4.800


(y)
Tốc độ tăng
(%) - 10 9,09 11,11 20
(%) - 10 20 33,33 60

(triệu đồng) - 30 33 36 40
Ví dụ: Có tài liệu về tình hình sản xuất của một doanh nghiệp như
sau:
Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3
- Giá trị sản xuất (triệu đồng) (Mi) 31.620 33.600 33.800
- Tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch 102 105 104
giá trị sản xuất (xi)
- Số nhân viên ngày đầu tháng (người) 300 304 304
Biết thêm số nhân viên ngày 1/4 là 308 người.
Yêu cầu:
1. Tính giá trị sản xuất thực tế trung bình một tháng trong quý I.
2. Tính số nhân viên trung bình trong mỗi tháng và cả quý I.
3. Tính năng suất lao động trung bình của nhân viên mỗi tháng và 1 tháng trong
quý I.
4. Tính tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch trung bình về giá trị sản xuất của quý I.
%HT (xi) = TH/KH  TH = %HT x KH; KH = TH/%HT
Chỉ tiêu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3
- Giá trị sản xuất (triệu đồng) () 31.620 33.600 33.800
- Tỷ lệ % HTKH giá trị sản xuất () 102 105 104
- Số nhân viên ngày đầu tháng (người) () 300 304 304

1.

2a. Số NV trung bình mỗi tháng. Biết ngày 1/4 số NV


302 304 306
là 308 người
2b.

3a. NSLĐ trung bình của NV mỗi tháng (triệu đồng) 104,7 110,53 110,46
GTSX/ Số nhân viên bình quân

3b. NSLĐ trung bình của NV 1 tháng Quý I:

4. Tỷ lệ %HTKH trung bình


6.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ BẢN
CỦA HIỆN TƯỢNG

6.3.1. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian


6.3.2. Phương pháp số trung bình di động
6.3.3. Phương pháp hồi quy
6.3.4. Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ
6.3. CÁC PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ BẢN
CỦA HIỆN TƯỢNG

6.3.1. Phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian


• Phạm vi áp dụng
Phương pháp này được áp dụng khi dãy số thời kỳ có nhiều mức độ và các
khoảng cách thời gian giữa các mức độ ngắn, đồng thời chưa thấy rõ xu
hướng phát triển cơ bản của hiện tượng.
• Nội dung phương pháp
 Trên cơ sở dãy số ban đầu, có thể xây dựng một dãy số mới với các
khoảng cách thời gian dài hơn, khi đó sẽ rút bớt được số lượng các mức
độ trong dãy số.
 Bằng phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian như biến đổi mức độ
hàng ngày thành mức độ hàng tháng, từ tháng thành quý, từ quý thành
năm…
Ví dụ 6.13. Có tài liệu về doanh thu hàng tháng trong năm của một
doanh nghiệp như sau:

Chỉ tiêu Doanh thu Chỉ tiêu Doanh thu


(Tỷ đồng) (Tỷ đồng)
Tháng Tháng
1 50 7 53

2 52 8 55

3 48 9 52

4 51 10 58

5 49 11 54

6 56 12 60
Ví dụ 6.13. Ta có thể mở rộng khoảng cách thời gian từ tháng sang quý.
Kết quả sẽ được dãy số thời gian mới với khoảng cách thời gian theo quý
như sau:

Chỉ tiêu Doanh thu


(tỷ đồng)
Quý
I 150

II 156

III 160

IV 172
Ví dụ 6.14. Có tài liệu về lượng hàng hoá tiêu thụ một loại hàng ở địa phương X

Năm Đơn vị tính: tấn


Tháng 2019 2020 2021

1 1.200 1.300 1.240


2 1.180 1.250 1.200
3 1.500 1.600 1.450
4 1.800 1.900 1.780
5 2.700 2.600 2.630
6 3.400 3.300 3.000
7 4.400 4.500 4.300
8 5.000 4.900 4.800
9 4.000 3.800 3.900
10 2.100 2.050 1.800
11 1.500 1.400 1.450
12 1.000 1.100 1.070
Ví dụ 6.14.
Lượng hàng hoá tiêu thụ một loại hàng ở địa phương X sau khi được điều
chỉnh bằng phương pháp mở rộng khoảng cách thời gian

Năm 2019 Đơn vị tính: tấn2021


2020
Quý
I 3.880 4.150 3.890
II 7.900 7.800 7.410
III 13.400 13.200 13.000
IV 4.600 4.550 4.320
Σ 29.780 29.700 28.620
6.3.2. Phương pháp số trung bình di động (số trung bình trượt)
• Phạm vi áp dụng
Phương pháp này được vận dụng trong trường hợp các mức độ trong
dãy số có biến động ngẫu nhiên nhưng mức biến động không lớn.
• Nội dung của phương pháp
- Số trung bình di động là số trung bình cộng của một nhóm nhất
định các mức độ trong dãy số, được tính bằng cách loại trừ dần mức
độ đầu, đồng thời thêm vào đó mức độ tiếp theo sao cho số lượng
các mức độ tham gia tính số trung bình di động không thay đổi.
- Dãy số mới (hay dãy số trung bình trượt) là dãy số mà các mức độ
sẽ là các số trung bình di động.
6.3.2. Phương pháp số trung bình di động (số trung bình trượt)
Giả sử có 1 dãy số biến động theo thời gian như sau:
ti t1 t2 t3 … tn-1 tn

yi y1 y2 y3 … yn-1 yn

Dãy số ban đầu Dãy số trung bình trượt

… …

Ví dụ 6.15. Có tài liệu về doanh thu của công ty X qua 7 năm, khi tính số trung bình
di động cho nhóm 3 mức độ, ta sẽ có kết quả như sau:

Chỉ tiêu Doanh thu Dãy số trung bình trượt


Năm (triệu đồng) (triệu đồng)
2016 2.000 -
2017 2.400 2.333,33
2018 2.600 2.500
2019 2.500 2.663,33
2020 2.890 3.063,33
2021 3.800 3.630
2022 4.200 -
6.3.3. Phương pháp hồi quy
• Phạm vi áp dụng
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp dãy số thời gian có
nhiều biến động lớn, khi tăng khi giảm thất thường.
• Nội dung phương pháp
Trên cơ sở dãy số thời gian, lựa chọn một dạng phương trình thích hợp
để biểu hiện xu hướng biến động của hiện tượng theo thời gian (gọi là
phương trình hồi quy hay hàm xu thế).
• Dạng tổng quát của hàm xu thế
yt = f (t) = f(t, a0, a1,…, an)

Trong đó y(t): giá trị lý thuyết


t: biến thời gian
6.3.3. Phương pháp hồi quy
• Phương trình hồi quy tuyến tính (đường thẳng):
Trong trường hợp hiện tượng phát triển tăng (giảm) tương đối đều đặn
theo một chiều hướng nhất định, tức là khi dãy số có các lượng tăng
(giảm) tuyệt đối liên hoàn xấp xỉ bằng nhau.
Phương trình hồi quy: yt = a0 + a1t
Hệ phương trình để xác định các tham số:

  y  na 0  a 1  t


  
2

 yt  a 0 t  a 1 t
6.3.3. Phương pháp hồi quy
• Phương trình pa-ra-bôn:
Trường hợp các mức độ của dãy số thời gian tăng dần theo thời gian, đạt
giá trị cực đại sau đó lại giảm dần; hoặc ngược lại giảm dần theo thời
gian, đạt giá trị cực tiểu rồi lại tăng dần.

Phương trình hồi quy: yt = a0 + a1t + a2t2


Hệ phương trình để xác định các tham số:
na0  a1 .  t  a2  t 2   y
a0 .  t  a1  t 2  a2  t 3   ty
a0 .  t 2  a1  t 3  a2  t 4   t 2 y
6.3.3. Phương pháp hồi quy
• Phương trình hy-pe-bôn:
Trường hợp các mức độ của dãy số thời gian có xu hướng giảm dần theo
thời gian, nhưng không đều nhau. Dạng phương trình hy-pe-bôn như sau:
a1
yˆ x  a0 
t
Hệ phương trình để xác định các tham số:
1
na0  a1    y
t
1 1 y
a0   a1  2  
t t t
6.3.3. Phương pháp hồi quy
• Phương trình hàm mũ:
Trường hợp dãy số thời gian có các tốc độ phát triển liên hoàn xấp xỉ nhau,
phương trình hồi quy có dạng:
t
yˆ t  a0 .a1

Hệ phương trình để xác định các tham số:

n ln a0  ln a1  t   ln y
ln a0 t  ln a1  t 2   ln yt
Ví dụ 6.16. Có tài liệu về lượng hàng hóa tiêu thụ tại một doanh nghiệp như
bảng sau:
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Chỉ tiêu
Lượng hàng hóa 126 134 165 263 320 430 480 500 580
tiêu thụ (tr. đ)

Yêu cầu: Xác định phương trình đường thẳng để mô hình hóa sự phát triển của
lượng hàng hóa tiêu thụ từ tháng 1→ tháng 9.
Ví dụ 6.16. Tháng Lượng hàng
- Lập bảng tính toán (t) tiêu thụ y.t (tr.đ)
(triệu đồng)
- Tìm các tham số , bằng hệ 1 126 126 1 85,71
phương trình: 2 134 268 4 147,56
3 165 495 9 209,41
=> 4 263 1.052 16 271,86
Phương trình đường thẳng mô 5 320 1.600 25 333,1
hình hóa sự phát triển của lượng
6 430 2.580 36 394,96
hàng hóa tiêu thụ từ tháng 1→
tháng 9 như sau: 7 480 3.360 49 456,81
8 500 4.000 64 518,66
9 580 5.220 81 580,51
45 2.998 18.701 285
6.3.4. Phương pháp biểu hiện biến động thời vụ
Phương pháp này phản ánh sự biến động của hiện tượng bằng cách đi tính chỉ
số thời vụ và sử dụng số liệu ít nhất trong 3 năm.
Công thức tính

Trong đó:
Chỉ số thời vụ của tháng hoặc quý thứ i
Mức độ trung bình của từng tháng hoặc quý trong các năm nghiên
cứu
Mức độ trung bình chung của một tháng hoặc quý trong các năm
nghiên cứu

Nếu > 1 (100%): hiện tượng biến động tăng vào thời gian i
Nếu < 1 (100%): hiện tượng biến động giảm vào thời gian i
Ví dụ 6.17. Có số liệu về lượng hàng hoá tiêu thụ một loại hàng ở địa phương X

2019 2020 Đơn vị tính: tấn


2021 (%)
I 3.880 4.150 3.890 3.973,33 54,12
II 7.900 7.800 7.410 7.703,33 104,93
III 13.400 13.200 13.000 13.200 179,79
IV 4.600 4.550 4.320 4.490 61,16
Σ 29.780 29.700 28.620

Trong đó:
6.4. DỰ BÁO THỐNG KÊ
6.4.1 Khái niệm và phân loại dự báo
6.4.1.1. Khái niệm
Dự báo hiểu theo nghĩa chung nhất là xác định mức độ, trạng thái của hiện
tượng nghiên cứu trong tương lai.
6.4.1.2. Phân loại
 Dựa vào độ dài thời gian dự báo
-Dự báo ngắn hạn
-Dự báo trung hạn
-Dự báo dài hạn
 Dựa vào phương pháp dự báo
- Dự báo bằng phương pháp chuyên gia
- Dự báo theo mô hình hình hồi quy
- Dự báo dựa vào dãy số thời gian
6.4.1. Khái niệm và phân loại dự báo
6.4.1.2. Phân loại
 Dựa vào độ dài thời gian dự báo
- Dự báo ngắn hạn: Là những dự báo có thời gian dưới ba năm,
thường phục vụ cho lập kế hoạch ngắn hạn, là công cụ quan trọng
để tổ chức quản lý thường xuyên các hoạt động của các đơn vị, các
cấp, các ngành.
- Dự báo trung hạn: Là những dự báo có thời hạn từ ba đến năm
năm, thường phục vụ cho việc lập kế hoạch trung hạn.
- Dự báo dài hạn: Là những dự báo có thời hạn từ 5 năm trở lên,
thường dự báo các mục tiêu chiến lược về kinh tế - xã hội phục vụ
cho xây dựng kế hoạch định hướng phát triển dài hạn.
6.4.1. Khái niệm và phân loại dự báo
6.4.1.2. Phân loại
 Dựa vào phương pháp dự báo
- Dự báo bằng phương pháp chuyên gia: Là dự báo tiến hành trên cơ
sở tổng hợp, xử lý, phân tích những ý kiến của các chuyên gia.
- Dự báo theo mô hình hình hồi quy: Mức độ cần dự báo phải được xây
dựng trên cơ sở mô hình hồi quy phù hợp với đặc điểm và xu thế phát
triển của hiện tượng.
- Dự báo dựa vào dãy số thời gian: Trên cơ sở dãy số thời gian phản
ánh xu hướng biến động của hiện tượng trong thời gian đã qua để xác
định mức độ của hiện tượng trong tương lai.
6.4.2. Dự báo thống kê
Việc sử dụng dãy số thời gian trong dự báo có những ưu điểm cơ bản sau:
 Dãy số thời gian sử dụng cho dự báo không đòi hỏi quá nhiều mức
độ như dự báo dựa vào mô hình hồi quy
 Việc sử dụng mô hình dự báo được tiến hành tương đối đơn giản, ít
bị ràng buộc bởi các giả thiết như trong xây dựng mô hình hồi quy
 Dự báo dãy số thời gian sẽ rất thuận lợi cho việc ứng dụng tin học
nhờ đó việc tính toán trở nên thuận tiện, đồng thời cho phép lựa chọn
mô hình dự báo phù hợp.
6.4.3 Một số phương pháp dự báo thống kê thông dụng
6.4.3.2 Dự báo dựa vào tốc độ phát triển trung bình
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp dự báo đối với hiện tượng
nghiên cứu có nhịp độ phát triển đều đặn, dãy số thời gian có các tốc độ phát
triển liên hoàn xấp xỉ nhau.
yˆ n  L  yn . t 
L
Mô hình dự báo
Trong đó:
yˆ n L Giá trị dự báo ở thời gian n + L
yn Giá trị thực tế ở thời gian thứ n
t Tốc độ phát triển bình quân
L Tầm xa dự báo
Ví dụ 6.19. Có tài liệu về doanh thu trong 7 năm của công ty X như bảng sau:

Năm Doanh thu


(tr đ.)  Trên cơ sở tốc độ phát triển trung bình, dự báo danh
thu 2 năm tiếp theo.
2016 2.000
2017 2.400 Với L=1:
2018 2.600 Với L=2:
2019 2.500
2020 2.890
2021 3.800
2022 4.200
6.4.3. Một số phương pháp dự báo thống kê thông dụng
6.4.3.3. Dự báo dựa vào hàm xu thế (dựa vào hàm hồi quy)
Phương trình hồi quy theo thời gian :

yt = f ( t, a0, a1,...., an)


Sau khi xác định được hàm xu thế biểu hiện xu hướng biến động của hiện
tượng theo thời gian, có thể dựa vào đó để dự báo theo mô hình sau:

Mô hình dự báo: yn + L = f ( t +L)


Trong đó:
yn + L: Giá trị dự báo ở thời gian n + L
L: Tầm xa dự báo
Ví dụ 6.20. Với bảng số liệu ở ví dụ 6.16. về lượng hàng hóa tiêu thụ tại một
doanh nghiệp hãy dự đoán lượng hàng tiêu thụ cho 3 tháng cuối năm.
(t) Lượng tiêu thụ y.t
Phương trình đường thẳng để mô hình hóa sự phát (triệu đồng)
triển của lượng hàng hóa tiêu thụ từ tháng 1→ tháng 1 126 126 1
9 của doanh nghiệp
2 134 268 4
3 165 495 9
4 263 1.052 16
Dự đoán lượng hàng tiêu thụ cho 3 tháng cuối năm
5 320 1.600 25
6 430 2.580 36
7 480 3.360 49
8 500 4.000 64
9 580 5.220 81
45 2.998 18.701 285
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI
 Phương pháp dãy số thời gian để phân tích đặc điểm, xu hướng biến động
của hiện tượng theo thời gian. Trên cơ sở đó, dự báo mức độ tương lai của
hiện tượng. Căn cứ vào đặc điểm tồn tại của hiện tượng theo thời gian, có hai
loại: Dãy số thời kỳ và dãy số thời điểm.
 Để phân tích và đo lường sự biến động của hiện tượng qua thời gian, sử dụng
các chỉ tiêu: mức độ trung bình theo thời gian, lượng tăng (giảm) tuyệt đối,
tốc độ phát triển, tốc độ tăng (giảm) và giá trị tuyệt đối của 1% tốc độ tăng
(giảm).
 Hiện tượng biến động qua thời gian thường chịu ảnh hưởng của nhiều nhân
tố. Để biểu hiện rõ quy luật phát triển của hiện tượng, có thể sử dụng các
phương pháp: Mở rộng khoảng cách thời gian, số bình quân di động, phương
pháp hồi quy, chỉ số thời vụ.
 Dự báo (dự đoán) thống kê là xác định mức độ của hiện tượng trong tương
lai trên cơ sở các tài liệu thống kê về hiện tượng.
CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Trình bày khái niệm, ý nghĩa của dãy số thời gian. Các loại dãy số thời gian?
2. Phân tích các điều kiện xây dựng dãy số thời gian?
3. Ý nghĩa, phương pháp tính các chỉ tiêu phân tích dãy số thời gian?
4. Ý nghĩa nghiên cứu xu hướng phát triển cơ bản của hiện tượng theo thời
gian? Trình bày các phương pháp nghiên cứu xu hướng phát triển cơ bản của
hiện tượng?
5. Khái niệm, ý nghĩa và phân loại dự báo?
6. Trình bày các phương pháp dự báo thống kê thường dùng?
THUẬT NGỮ

 Dãy số thời gian, dãy số thời kỳ, dãy số thời điểm


 Mức độ trung bình theo thời gian, lượng tăng giảm tuyệt đối, lượng tăng giảm liên
hoàn, tốc độ phát triển, tốc độ tăng (giảm), giá trị tuyệt đối 1% tăng (giảm)
 Dự báo thống kê

You might also like