Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 34

Chương 6

Kinh tế môi trường đô thị

Môn Kinh tế Đô thị


Khoa Quản lý Đô thị -HAU
MÔI TRƯỜNG?
• Môi trường là tổng hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội
xung quanh con người, tác động một cách trực tiếp
hoặc gián tiếp tới đời sống, sự phát triển của từng cá
nhân, doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng và toàn bộ
loài người trên hành tinh.
Sự giới hạn các yếu tố trong phạm vi nhất định cho
chúng ta những khái niệm khác nhau về môi trường

• Môi trường tự nhiên: các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng đến đời
sống sinh hoạt cá nhân và cộng đồng.
• Môi trường xã hội: các yếu tố xã hội ảnh hưởng đến đời sống
sinh hoạt cá nhân và cộng đồng.
• Môi trường doanh nghiệp: Các yếu tố tác động đến các hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm tự
nhiên: thời tiết, khí hậu; xã hội: luật doanh nghiệp, luật lao
động, văn hoá, kinh tế vùng, khu vực.
MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ???
• Tổng hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội
xung quanh con người tác động đến
việc hình thành và phát triển của đô thị
trong đó biểu hiện tập trung ở các yếu
tố ảnh hưởng đến đời sống, sự phát
triển của các cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp và cộng đồng người ở đô thị.
6.1 Ảnh hưởng ngoại vi
(ngoại ứng)
• Khái niệm: Là sự tác động của hoạt động kinh tế này
đối với hoạt động kinh tế khác mà không có sự đền bù
hoặc trả giá
• Ở đô thị, ảnh hưởng ngoại vi lớn vì mật độ tập trung
cao
6.1 Ảnh hưởng ngoại vi
• Phân loại
• Theo hướng tác động
• Tích cực
• Tiêu cực
• Theo quan hệ kinh tế
• Người sản xuất – người sản xuất
• Người sản xuất – người tiêu dùng (dân cư)
• Người tiêu dùng – người tiêu dùng
6.1 Ảnh hưởng ngoại vi

• Những ảnh hưởng ngoại vi tích cực ở đô thị


• Ảnh hưởng lân cận
• Những ảnh hưởng khách quan, không chủ định giữa các đối tượng
có vị trí gần nhau
• Tính kinh tế nhờ vị trí
• Các đơn vị trong cùng ngành kinh tế phân bố tập trung gần nhau
• Quá trình hình thành các khu thương mại,khu CN tập trung 🡪 Do
sự chuyên môn hóa
• Tính kinh tế nhờ đô thị hóa
• Cơ cấu KT đa dạng, thị trường, cơ sở hạ tầng,nguồn LĐ
6.1 Ảnh hưởng ngoại vi
• Những ảnh hưởng ngoại vi tiêu cực của đô thị
• Tăng chi phí
• Ô nhiễm môi trường
• Giao thông
• Rủi ro
• An ninh xã hội
Sự biến đổi của môi trường đô thị
• Ô nhiễm môi trường: là sự thay đổi không tốt đối với
tính chất của môi trường cho đời sống con người, do
các chất độc hại thải ra trong quá trình sản xuất, sinh
hoạt, và các hoạt động khác.
• Suy thoái môi trường: là sự thay đổi chất lượng và số
lượng của các thành phần môi trường, gây ảnh hưởng
xấu tới đời sống con người và thiên nhiên. Do các vấn
đề sản xuất, sinh hoạt, khai thác không có ý thức bảo
vệ môi trường dẫn đến thành phần môi trường mất
cân bằng.
Sự biến đổi của môi trường đô thị
• Sự cố môi trường: là các tai biến hoặc rủi ro xảy ra
trong quá trình hoạt động của con người hoặc những
biến đổi bất thường của thiên nhiên gây suy thoái môi
trường nghiêm trọng. Sự cố môi trường có thể xảy ra:
bão, lũ lụt, hạn hán, động đất; do hoả hoạn cháy rừng,
do sự cố kỹ thuật gây nguy hại về môi trường của cơ
sở sản xuất kinh doanh, sự cố trong tìm kiếm thăm dò,
khai thác và vận chuyển khoáng sản dầu khí…
• Suy thoái và sự cố môi trường
• Ô nhiễm môi trường
Có ảnh hưởng tới sản xuất, đời
sống?
Những vấn đề đặt ra
• Môi trường nước đô thị
• Môi trường không khí
• Hệ thống cây xanh đô thị
• Tiếng ồn: được xem như một loại rác thải
• Rác thải rắn ở đô thị
• Môi trường xã hội: Thành phố văn minh xanh sạch
đẹp, an ninh và an toàn xã hội, sống có văn hoá.
Các nhóm nhân tố tác động đến môi trường

• Nhóm các nhân tố kinh tế


• Nhóm các nhân tố quản lý
• Nhóm các nhân tố xã hội
Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế
đến môi trường đô thị
• Đô thị hoá và sự phát triển của các nhà máy,
khu công nghiệp có yếu tố gây ô nhiễm môi
trường
• Sự phát triển của các ngành dịch vụ
• Sự hạn chế của cơ sở hạ tầng đô thị khi đô thị
hoá phát triển quá nhanh chóng
Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế
đến môi trường đô thị
• - Đô thị hoá và sự phát triển của các nhà máy, các khu
công nghiệp có ô nhiễm: phần lớn các nhà máy có gây
ô nhiễm không khí, nước nhưng các biện pháp áp
dụng chống ô nhiễm sử dụng tuỳ thuộc chính sách
môi trường của thành phố. Bởi vì việc áp dụng bất cứ
biện pháp nào đều làm tăng chi phí sản xuất của các
nhà máy. Việc tăng chi phí sản xuất thường làm giảm
tăng trưởng kinh tế.
Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế
đến môi trường đô thị
• - Sự phát triển của các ngành dịch vụ:
• Y tế: các bệnh viện, các tổ chức dịch vụ trong quá trình sản
xuất cũng thải ra môi trường một lượng chất thải làm ô
nhiễm nước. Họ cũng không muốn làm gì gây ra tăng chi phí
sản xuất.
• Giao thông: Các phương tiện giao thông đi lại hàng ngày thải
vào không khí một lượng chất thải đáng kể làm ô nhiễm
không khí.
• Các công ty công viên, cây xanh khai thác và chăm sóc, tu bổ
các vườn cây, hồ nước trong một giới hạn tài chính nhất định.
Ảnh hưởng của nhân tố kinh tế
đến môi trường đô thị

• - Sự hạn chế của cơ sở hạ tầng đô thị: hệ thống thoát


nước mưa, nước thải chậm, nước thải không qua xử lý
và thải trực tiếp vào các dòng sông, các hồ chứa, rác
thải sinh hoạt tại các chợ các hộ gia đình chưa được
thu gom kịp thời.
Ảnh hưởng của nhân tố quản lý
đến môi trường đô thị
• Sự thiếu nhận thức về vấn đề môi trường của
các nhà quản lý
• Sự thiếu đồng bộ của hệ thống chính sách và
pháp luật có lien quan đến vấn đề môi
trường đô thị
• Chính sách và luật pháp chưa phù hợp với
hoàn cảnh phát triển của đô thị
Ảnh hưởng của nhân tố quản lý
đến môi trường đô thị

• Các nhà quản lý chưa nhận thức đầy đủ vấn đề môi


trường: môi trường là vấn đề chung toàn xã hội mọi tổ
chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ. Cần tránh quan
điểm cho rằng chỉ có những ai gây ô nhiễm môi
trường mới phải bảo vệ môi trường.
Ảnh hưởng của nhân tố quản lý
đến môi trường đô thị
• Chưa có các chính sách, pháp luật phù hợp: các biện
pháp chưa dựa trên cơ sở kinh tế mà mới dừng ở mức
độ chữa trị triệu chứng
• Luật bảo vệ môi trường ra đời quá chậm, khi đã ra đời
còn nhiều vấn đề và chưa nhanh chóng đi vào thực tế
đời sống xã hội.
Ảnh hưởng của nhân tố xã hội
đến môi trường đô thị
• Vấn đề dân số và môi trường, đặc biệt là
mật độ dân số
• Vấn đề thiếu thốn về chất lượng và số
lượng nhà ở đô thị và môi trường đô thị
• Văn hoá, tập quán sinh hoạt và môi trường
đô thị
Ảnh hưởng của nhân tố xã hội
đến môi trường đô thị
• Dân số và môi trường: mật độ dân số ngày càng cao,
tốc độ tăng dân số nhanh, đô thị mới hình thành và sự
phát triển công nghiệp, dịch vụ đã thu hút lao động và
dân số nông thôn. Dân số đô thị trong cả nước tăng và
quy mô dân số của từng đô thị cũng tăng nhanh. Tất
cả những nguyên nhân đó đã dẫn đến rất nhiều vấn đề
kèm theo: tăng rác thải, nước thải và mật độ đi lại
tăng.
Ảnh hưởng của nhân tố xã hội
đến môi trường đô thị
• Nhà ở và môi trường: những khó khăn về nhà ở mà xã
hội không có khả năng can thiệp là những vấn đề tài
chính.
• Văn hoá: bảo vệ môi trường chưa thành một thói quen
hay tập quán của mọi người dân thành phố, dư luận xã
hội chưa có sự lên án về các hành vi vi phạm môi
trường. Hiện tượng vứt rác, đổ nước thải không đúng
chỗ rất phổ biến.
• - Trình độ dân trí thấp, nhu cầu chất lượng cuộc sống
chưa cao.
6.2 Chi phí ô nhiễm và chi phí giảm thiểu ô nhiễm

• Chi phí ô nhiễm


• Gây nhiều thiệt hại cho xã hội
• Khó đo lường, tính toán
• Có thể tính qua việc sụt giảm lợi ích kinh tế của các
hoạt động khác,chi phí phục hồi lại nguyên trạng 🡪
Chi phí ô nhiễm
• Hàm chi phí ô nhiễm cận biên
6.2 Chi phí ô nhiễm và chi phí giảm thiểu ô nhiễm

Chi phí

MC2
MC1
D

A Lượng ô nhiễm
6.2 Chi phí ô nhiễm và chi phí giảm thiểu ô nhiễm

• Chi phí giảm ô nhiễm


• Có quy luật ngược lại với chi phí ô nhiễm

Chi phí

MDC

C
D

B A Lượng ô nhiễm
6.2 Chi phí ô nhiễm và chi phí giảm thiểu ô nhiễm

• Mức giảm thiểu ô nhiễm tối ưu

Chi phí

MDC
MC

C Lượng ô nhiễm
A
6.2 Chi phí ô nhiễm và chi phí giảm thiểu ô nhiễm

• Điểm tối ưu là khi tổng chi phí ô nhiễm và chi phí


giảm thiểu ô nhiễm ở mức thấp nhất
• Đây là điểm tối ưu khi xét về lợi ích kinh tế của xã
hội
• Khi xét trên các khía cạnh khác?
6.2 Chi phí cá nhân và chi phí xã hội

• Chi phí cá nhân + chi phí ô nhiễm = Chi phí xã hội


• Chi phí cá nhân : các hộ gia đình

các xí nghiệp sản xuất


• Đưa chi phí ô nhiễm vào trong tính toán giá thành 🡪
tăng giá thành
• Để tìm được điểm tối ưu cho xã hội
• Đánh thuế
• Trợ cấp
6.4 Quảnlý ô nhiễm môi trường
• Nguyên tắc quản lý ô nhiễm môi trường
• Ai gây ra ô nhiễm người đó phải chi trả ??
• Có cần phải xóa bỏ hoàn toàn ô nhiễm không?

• Các giải pháp


• Thỏa thuận
• Quy chế và tiêu chuẩn
• Trợ cấp
• Đánh thuế
• Thị trường quyền gây ô nhiễm
• Đánh giá thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra
bởi Khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên.

Trong nghiên cứu này, tổng thể nghiên cứu sẽ là toàn bộ


các hộ dân ở phường Cam Giá- Thái Nguyên vì Khu công
nghiệp gang thép Thái Nguyên nằm hoàn toàn ở phường
này, đây cũng là nơi nhân dân tiếp cận với ô nhiễm nhiều
nhất.

Các phiếu điều tra được xử lý bằng phần mềm SPSS và


Excel.

• Tổng thiệt hại kinh tế do ô nhiễm môi trường gây ra được


tính bằng 3 phương thức sau:
• Thứ nhất: Đánh giá trực tiếp. Tổớng thiệt hại kinh tế do ô nhiễm được tính bằng
tổng chi phí tính từ 6 loại:

• Chi phí thay đổi năng suất tính thiệt hại kinh tế do giảm năng suất cây trồng vật
nuôi cụ thể.

• Chi phí sức khoẻ được tính chi phí trung bình vì thiệt hại cho 1 ca bệnh dưới dạng
tiền chữa bệnh đối với từng loại bệnh.

• Chi phí cơ hội tính sự chênh lệch về thu nhập của người dân trong vùng ô nhiễm
trước và sau khi mắc bệnh

• Chi phí phòng ngừa tính số tiền mà nhân dân phải bỏ ra hàng năm để phòng ngừa
ô nhiễm.

• Chi phí thiệt hại thay thế tính các chi phí để khắc phục ô nhiễm hoặc sự cố môi
trường do Khu công nghiệp gây ra.

• Tính giá trị hưởng thụ trong nghiên cứu này, có một giả định là chất lượng môi
trường được coi như một yếu tố quyết định giá đất tại khu vực. Do có ô nhiễm nên
giá đất của một số các hộ dân sẽ giảm đi so với trường hợp không ô nhiễm, đánh

Tổng thiệt hại kinh tế của ô nhiễm trong 1 năm của Khu công nghiệp gang
thép Thái Nguyên = T1+T2+T3+T4+T5+T6 = 105414 0000

Thiệt hại trung bình 1 hộ = 420000

Thứ hai: Đánh giá gián tiếp. Tổng thiệt hại kinh tế do ô nhiễm tính theo
phương pháp WTA (bằng lòng chấp nhận).

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) dùng để tính toán mức độ sẵn
sàng chấp nhận trung bình của từng hộ dân trong khu vực nghiên cứu về số
tiền mà mỗi hộ kỳ vọng sẽ nhận được từ Khu gang thép trong 1 năm nếu
được đền bù thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Mức WTA này cũng
chính là mức đánh giá mức độ ô nhiễm mà khu công nghiệp gây ra cho mỗi
gia đình.

Số hộ điều tra trong mẫu = 80 -Trung bình = 2399900

Tổng WTA của các hộ trong tổng thể mẫu là 191000000 đ.


• Trong các chi phí tổn hại do ô nhiễm môi trường thì các chi phí
hữu hình là rất nhỏ (chỉ 14%), còn chi phí vô hình là khá lớn, đến
86% tổng thiệt hại. Theo kết quả tính toán thì có một sự chênh
lệch đáng kể giữa thiệt hại trung bình của một hộ dân tính theo
phương thức thứ nhất (420000 đ) và con số tương ứng tính theo
phương pháp WTA (2400000 đ).

c) Đánh giá tổng hợp trên cơ sở mô hình hóa.

Trên cơ sở xây dựng mô hình, sử dụng phiếu điều tra tại địa bàn
nghiên cứu và từ nhiều nguồn dữ liệu thu thập khác nhau, bằng
việc viết phần mềm cho chung mô hình, kết quả đánh giá thiệt
hại kinh tế bằng phương pháp này ở Khu gang thép Thái Nguyên
năm 2001 là 1386000000 đ. Như vậy so với phương thức đánh
giá thứ nhất; sự chênh lệch của cách tính này cao hơn 331860000
đ. Như vậy sự chênh lệch này có khả năng chấp nhận được.

You might also like