Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 30

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KỸ THUẬT CÔNG NGHIỆP

KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG



Gv: Ths. Vũ Thị Bích Hảo


Email: Vtbhao@uneti.edu.vn
BẢO HIỂM THƯƠNG MẠI

CHƯƠNG 5 : BẢO HIỂM XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT


BÀI 9: BẢO HIỂM XÂY DỰNG
MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC

Sau khi học xong bài học sinh viên có thể:


 Hiểu được thế nào là bảo hiểm xây dựng và những
vấn đề cơ bản liên quan đến bảo hiểm xây dựng
 Vận dụng được những nguyên tắc cơ bản để tư vấn
và giải quyết quyền lợi bảo hiểm khi khách hàng gặp
biến cố bảo hiểm.
HƯỚNG DẪN HỌC TẬP

Để hoàn thành tốt bài học này, sinh viên cần thực hiện các nhiệm vụ:
- Đọc trước bài 9: Bảo hiểm xây dựng
- Trả lời các câu hỏi lý thuyết, trắc nghiệm.
- Tham gia thảo luận, trao đổi trên diễn đàn.
- Hoàn thành các bài tập cuối chương.
- Nếu có nội dung chưa hiểu, sinh
viên liên hệ. với giảng viên qua địa chỉ
email để được hỗ trợ.
NỘI DUNG CỦA BÀI HỌC

5.1
Sự cần thiết phải bảo hiểm xây dựng và lắp đặt

5.2 Bảo hiểm xây dựng


5.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO HIỂM XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT

 Lịch sử ra đời và phát triển


- Là một bộ phân của bảo hiểm kỹ thuật, gắn liền với sự ra đời và phát triển của cuộc cách mạng
khoa học kỹ thuật. Bảo hiểm kỹ thuật gồm:
+ CAR (Contractor’s all risks): bảo hiểm mọi rủi ro cho chủ thầu- bảo hiểm xây dựng
+ EAR (Erection all risks): bảo hiểm mọi rủi ro trong lắp đặt
+ ALOP (Advanced loss of profit): bảo hiểm mất thu nhập dự kiến
+ MB (Machinery Breakdown): bảo hiểm đổ vỡ máy móc
+ CPM (Contractor’s Plant and Machinery): bảo hiểm máy móc thiết bị chủ thầu
- Năm 1859, Công ty bảo hiểm nồi hơi (The Steam Boiler Asurance Company) được thành lấp
- Đầu thế kỷ 20: Xuất hiện đơn bảo hiểm Mất lợi nhuận đơn bảo hiểm Đổ vỡ máy móc
- Năm 1929: Đơn bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng CAR được cấp
- Thực sự phát triển nhanh chóng trong giai đoạn xây dựng sau chiến tranh thế giới thứ hai năm
1945 và công cuốc phát triên sau đó của các nền kinh tế đang nổi lên trên thế giới
5.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO HIỂM XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT

 Tác dụng của bảo hiểm xây lắp


- Các công trình xây dựng hiện diện ở khắp mọi nơi với giá trị rất lớn => con người
đứng trước những nguy cơ lớn
- Các dự án và công trình kỹ thuật đều đòi hỏi có sự đảm bảo an toàn về mặt tài chính
nhằm phát triển liên tục, nhanh chóng và có hiệu quả
- Ngành xây dựng lắp đặt là ngành kinh tế cấp 1 của nền kinh tế quốc dân => nhu cầu
đảm bảo an toàn
- Bảo hiểm xây lắp đã thâm nhập vào hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh tế, khoa học
xã hội….
- Bảo hiểm xây lắp dù ra đời muộn hơn so với các loại hình bảo hiểm truyền thống
nhưng cũng đã trở thành một trong những loại hình bảo hiểm trọng yếu trong giai
đoạn hiện nay
5.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO HIỂM XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT

 Kết cấu một đơn bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng – lắp đặt
Thông thường, một đơn bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng, lắp đặt
gồm những phần sau:
- Mở đầu: đưa ra lời cam kết bảo hiểm.
- Những điểm loại trừ chung: áp dụng cho tất cả các phần trong
đơn bảo hiểm.
- Thời hạn bảo hiểm.
- Những qui định chung: qui định về quyền hạn và trách nhiệm
của mỗi bên khi có tổn thất xảy ra, bảo hiểm trùng, khiếu kiện…
5.1. SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO HIỂM XÂY DỰNG VÀ LẮP ĐẶT

 Kết cấu một đơn bảo hiểm mọi rủi ro xây dựng – lắp đặt
- Phần I. Bảo hiểm tổn thất vật chất. Phần này cung cấp sự bảo vệ về mặt tài chính cho
các bên có quyền lợi liên quan đến công trình đầu tư xây lắp đối với các tổn thất vật
chất xảy ra cho chính công trình xây lắp đó.
- Phần II. Bảo hiểm trách nhiệm đối với người thứ ba. Mục đích của phần II là cung cấp
sự bảo vệ về mặt tài chính cho người được bảo hiểm đối với trách nhiệm pháp lý theo
luật định mà người được bảo hiểm phải gánh chịu đối với các thiệt hại về thân thể và
vật chất của bên thứ ba là hậu quả trực tiếp của việc thi công xây lắp công trình gây ra.
- Phần III. Hiện nay, một số đơn bảo hiểm còn bao gồm phần III bảo hiểm cho tổn thất
lợi nhuận ước tính.
- Phụ lục đơn bảo hiểm: phần này tóm tắt nội dung của đơn bảo hiểm, bao gồm tên và
địa chỉ người được bảo hiểm, thời hạn bảo hiểm, phí bảo hiểm, các điều khoản mở
rộng…
- Bản câu hỏi và giấy yêu cầu bảo hiểm.
- Các sửa đổi bổ sung (nếu có).
5.2. BẢO HIỂM XÂY DỰNG

 Khái niệm : là loại hình bảo hiểm những thiệt


hại phát sinh từ một rủi ro bất ngờ hoặc từ
trách nhiệm phát sinh đối với người thứ ba
trong việc xây dựng một công trình có sử dụng
bê tông và xi măng
5.2. BẢO HIỂM XÂY DỰNG

 Người được bảo hiểm:


Trong bảo hiểm xây dựng, tất cả các bên liên quan tới công việc xây
dựng và có quyền lợi trong công trình xây dựng và được nêu tên hay
chỉ định trong bản phụ lục bảo hiểm đều có thể là người được bảo
hiểm:
• Chủ đầu tư hoặc chủ công trình (bên A trong hợp đồng xây dựng);
• Nhà thầu chính (bên B trong hợp đồng xây dựng);
• Các nhà thầu phụ;
• Các kiến trúc sư, kỹ sư tư vấn, cố vấn chuyên môn.
5.2. BẢO HIỂM XÂY DỰNG

 Đối tượng bảo hiểm: bao gồm tất cả các công trình xây
dựng dân dụng, công trình công nghiệp…mà kết cấu của nó
có sử dụng bê tông và xi măng
- Tất cả các công trình công nghiệp: nhà máy, xí nghiệp, kho
hàng, đơn vị sản xuất hoặc tổng thể xây dựng
- Các công trình lớn về dân sự: đường sá (đường bộ, đường
sắt), sân bay, cầu cống, đê đập, công trình cấp thoát nước, kênh
đào, cảng…
- Các bất động sản lớn dùng cho thương mại, công trình công
cộng hoặc để ở: nhà cửa, trường học, bệnh viện, trụ sở làm
việc, nhà hát, rạp chiếu phim, các công trình văn hoá khác…
- Mỗi công trình bao gồm nhiều hạng mục riêng biệt được xác
định và dự tính thông qua sơ đồ tổng thể, bản vẽ thiết kế cùng
các máy móc trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác xây
dựng cũng như các công việc có liên quan trong quá trình xây
5.2. BẢO HIỂM XÂY DỰNG

- Một công trình xây dựng được chia làm nhiều hạng mục khác nhau, bao
gồm:
a. Cấu trúc chủ yếu của công trình xây dựng
b. Trang thiết bị xây dựng
c. Máy móc xây dựng
d. Các tài sản có sẵn trên và xung quanh khu vực công trườngthuộc quyền sở
hữu, quản lý, trông nom hay coi sóc của người được bảo hiểm.
e. Chi phí dọn dẹp hiện trường
f. Trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với bên thứ ba
Mặc dù bảo hiểm xây dựng là bảo hiểm tài sản, tuy nhiên, để hấp dẫn người
tham gia bảo hiểm cũng như mở rộng phạm vi kinh doanh, trong các đơn bảo
hiểm xây dựng do công ty bảo hiểm cung cấp thường gồm hai phần: phần 1
bảo hiểm cho các thiệt hại về tài sản (từ a đến e); phần f bảo hiểm cho trách
nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba.
5.2. BẢO HIỂM XÂY DỰNG

 Phạm vi bảo hiểm:


 Các rủi ro bảo hiểm:
Trách nhiệm của công ty bảo hiểm đối với người được bảo hiểm phát sinh
khi tổn thất xảy ra cho các đối tượng được bảo hiểm do các rủi ro chính sau:
• Cháy, sét đánh, nước chữa cháy hay phương tiện chữa cháy;
• Lũ lụt, mưa, tuyết rơi, tuyết lở, sóng thần;
• Các loại bão;
• Động đất, sụt lở đất đá;
• Trộm cắp;
• Thiếu kinh nghiệm, bất cẩn, hành động ác ý hay lỗi của con người.
Ngoài ra, tùy vào từng công trình, mỗi đơn cấp còn có các điều khoản bổ
sung thêm đối với các rủi ro phụ để phù hợp với nội dung công việc.
5.2. BẢO HIỂM XÂY DỰNG

 Phạm vi bảo hiểm:


 Các rủi ro loại trừ:
Những rủi ro loại trừ chung cho cả phần bảo hiểm vật chất và trách
nhiệm
 Chiến tranh hay những hoạt động tương tự, đình công, nổi loạn, ngừng
trên công việc, yêu cầu của bất cứ cơ quan có thẩm quyền nào;
 Hành động cố ý hay sự cẩu thả cố ý của người được bảo hiểm hoặc đại
diện của họ;
 Phản ứng hạt nhân, phóng xạ hay ô nhiễm phóng xạ.
5.2. BẢO HIỂM XÂY DỰNG

 Phạm vi bảo hiểm:


 Các rủi ro loại trừ:
Các rủi ro loại trừ áp dụng đối với phần bảo hiển thiệt hại vật chất gồm:
 Bất kỳ loại tổn thất nào có tính chất hậu quả;
 Hỏng hóc cơ khí/điện hay sự trục trặc của máy móc, trang thiết bị xây
dựng; o Lỗi thiết kế;
 Chi phí thay thế, sửa chữa hay khắc phục các khuyết tật của nguyên vật
liệuvà/hoặc do tay nghề (các tổn thất hư hại do hậu quả thì được bảo
hiểm).
5.2. BẢO HIỂM XÂY DỰNG

 Phạm vi bảo hiểm:


 Các rủi ro loại trừ:
Các loại trừ đối với phần bảo hiểm trách nhiệm
 Khiếu nại tổn thất liên quan đến tai nạn được bảo hiểm hay có thể được
bảo hiểm trong phạm vi của phần bảo hiểm vật chất của đơn bảo hiểm
xây dựng;
 Khiếu nại phát sinh do dịch chuyển, rung động hay suy yếu của cột
chống.
5.2. BẢO HIỂM XÂY DỰNG

 Thời hạn bảo hiểm:


Thời hạn bảo hiểm thường là thời gian thi công công trình được
tính từ khi bắt đầu khởi công công trình (sau khi đã bốc dỡ vật tư,
máy móc… xuống công trường) đến khi hoàn thiện hay chuyển giao
hoặc đưa vào hoạt động.
Thông thường thời hạn bảo hiểm bao gồm thời gian:
• Lưu kho (vật liệu) trước khi xây dựng (tối đa là ba tháng);
• Giai đoạn xây dựng;
• Kiểm nghiệm, chạy thử (nếu có máy móc);
• Bảo hành.
5.2. BẢO HIỂM XÂY DỰNG

 Giá trị bảo hiểm: Các giá trị phải xác định trong bảo hiểm
xây dựng bao gồm:
- Giá trị bảo hiểm của phần công tác xây dựng: thường là giá trị
ước tính và có thể là một trong số các giá trị sau
+ Tổng giá trị khôi phục lại công trình trong trường hợp có tổn
thất toàn bộ và phải tiến hành xây dựng lại;
+ Giá trị dự toán công trình theo hợp đồng xây dựng;
+ Giá trị nhỏ hơn hoặc bằng tổn thất lớn nhất có thể xảy ra.
5.2. BẢO HIỂM XÂY DỰNG

 Giá trị bảo hiểm:


- Giá trị bảo hiểm của máy móc và trang thiết bị xây dựng: được xác định theo
giá trị thay thế tương đương của các máy móc trang thiết bị đó mua tại thời điểm
thi công công trình và có thể bao gồm cả các chi phí vận chuyển, lắp ráp.
- Giá trị bảo hiểm cho phần chi phí dọn dẹp: thường được ước tính theo % giá trị
của hợp đồng xây dựng.
- Giá trị bảo hiểm cho các công trình hoặc tài sản có sẵn trong hoặc xung quanh
khu vực thi công thuộc quyền sở hữu, trông nom hoặc coi sóc của người được bảo
hiểm: được xác định theo giá trị thực tế của các tài sản đó tại thời điểm yêu cầu
bảo hiểm.
- Mức trách nhiệm bảo hiểm cho trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm
đối với bên thứ ba do việc thi công công trình: thường được xác định trên cơ sở
giá trị tổn thất tối đa có thể. Đây là giới hạn thỏa thuật cho mỗi tai nạn nhưng
không giới hạn trong suốt thời hạn bảo hiểm.
5.2. BẢO HIỂM XÂY DỰNG

 Định phí bảo hiểm xây dựng:


- Đánh giá rủi ro: Công tác đánh giá rủi ro dựa trên cơ sở xem
xét một cách thận trọng và chính xác các nhân tố chủ quan,
khách quan có thể ảnh hưởng đến một công trình:
+ Các nhân tố chủ quan: kinh nghiệm của chủ đầu tư, tiến độ thi
công công trình và thời gian thi công.
+ Các nhân tố khách quan: hiểm họa tự nhiên, điều kiện địa chất
thủy văn, cháy nổ,…
5.2. BẢO HIỂM XÂY DỰNG

 Căn cứ định phí:


- Loại công trình xây dựng;
- Khu vực xây dựng theo địa hình, khí hậu, điều kiện sinh thái;
- Loại rủi ro, nhóm rủi ro;
- Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm;
- Mức độ đảm bảo của bảo hiểm
5.2. BẢO HIỂM XÂY DỰNG

 Xác định phí bảo hiểm xây dựng:


Phí bảo hiểm xây dựng bao gồm: phí bảo hiểm tiêu chuẩn và
phụ phí mở rộng.
5.2. BẢO HIỂM XÂY DỰNG

 Xác định phí bảo hiểm xây dựng:


- Phí bảo hiểm tiêu chuẩn có ba phần chính: phí cơ bản tối thiểu,
phụ phí rủi ro động đất và phụ phí rủi ro lũ lụt.
+ Phí cơ bản tối thiểu: là mức phí tối thiểu cho một công trình xây
dựng được tính bằng tỷ lệ phần nghìn của số tiền bảo hiểm.
+ Phụ phí rủi ro động đất:
Phụ phí động đất = Phí cho 1 năm x Thời hạn bảo hiểm (tháng)
(trong thời gian xây dựng) 12 tháng
+ Phụ phí mở rộng: gồm phần phí bảo hiểm xác định cho phần
trang bị xây dựng máy móc, tài sản có sẵn xung quanh khu vực công
trường, chi phí dọn dẹp hiện trường, trách nhiệm pháp lý đối với
bên thứ ba.
5.2. BẢO HIỂM XÂY DỰNG

 Giám định và bồi thường bảo hiểm xây dựng:


- Giám định:
+ Nhận thông báo tổn thất và yêu cầu giám định:Khi tổn thất xảy ra
người được bảo hiểm có trách nhiệm báo ngay cho người bảo hiểm,
giữ nguyên hiện trường và thực hiện các biện pháp để phòng hạn
chế tổn thất phát sinh them. Sau đó hoàn thiện hồ sơ nộp nên cho
công ty BH gồm:
 Thông báo chi tiết bằng văn bản về tổn thất;
 Giấy yêu cầu giám định;
 Hóa đơn thanh toán phí bảo hiểm;
 Xác nhận của nhân chứng về tai nạn hoặc sự cố;
 Các giấy tờ, hóa đơn khác (nếu có).
5.2. BẢO HIỂM XÂY DỰNG

 Giám định và bồi thường bảo hiểm xây dựng:


- Giám định:
+ Tiến hành giám định:
Giám định viên thường giải quyết các công việc sau:
 Xem xét hiện trạng tổn thất, chụp ảnh hiện trường;
 Thu thập các số liệu, hóa đơn, chứng từ có liên quan đến tổn thất;
 Lập biên bản giám định;
 Thẩm tra lại các bên có liên quan về tai nạn hoặc sự cố và các
biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất phát sinh thêm.
5.2. BẢO HIỂM XÂY DỰNG

 Giám định và bồi thường bảo hiểm xây dựng:


- Bồi thường:
Giới hạn trách nhiệm bồi thường của công ty bảo hiểm được căn cứ :
 GTBH, STBH;
 Mức giới hạn trách hiệm đối với bên thứ ba;
 Giới hạn trách nhiệm đối với những tổn thất do các rủi ro bổ sung;
TỔNG KẾT BÀI
 Trên thực tế, bảo hiểm xây dựng và lắp đặt là những mắt xích
không thể thiếu được trong bảo hiểm kỹ thuật. Nó đảm bảo
cho khâu xây dựng và lắp đặt của một công trình xây lắp. Bảo
hiểm xây dựng và lắp đặt là những loại hình có sự phát triển
mạnh về qui mô cũng như về chất lượng nghiệp vụ do nhu cầu
xây dựng, lắp đặt của các nước trên thế giới ngày càng có xu
hướng phát triển ngay cả trong thời kỳ kinh tế khó khăn.
 Bảo hiểm xây dựng là loại hình bảo hiểm những thiệt hại phát
sinh từ một rủi ro bất ngờ hoặc từ trách nhiệm phát sinh đối
với người thứ ba trong việc xây dựng một công trình có sử
dụng bê tông và xi măng.
CÂU HỎI VỀ NHÀ

1. Trình bày đặc điểm cảu bảo hiểm xây dựng ?


2. Những ai có thể là người được bảo hiểm theo đơn bảo
hiểm xây dựng?
3. Những đối tượng nào có thể được bảo hiểm theo đơn bảo
hiểm mọi rủi ro xây dựng?
4. Phân tích các phạm vi bảo hiểm của đơn bảo hiểm xây
dựng?
5. Giá trị bảo hiểm được xác định thế nào trong bảo hiểm
xây dựng?
CHUẨN BỊ BÀI SAU

 Hoàn thành các câu hỏi cuối bài 9: Bảo hiểm xây
dựng
 Sinh viên đọc trước tài liệu bài 10: Bảo hiểm lắp đặt
 Tham gia buổi học online tiếp theo đầy đủ đúng giờ.

CHÚC CÁC BẠN HỌC TỐT!

You might also like