Bài Giảng Ch4 Bài 2 P1. Phương Trình Vi Phân Tuyến Tính Cấp 2 Không Thuần Nhất

You might also like

Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 73

4.

3
PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CẤP II
PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CẤP II

4.3
PHƯƠNG TRÌNH TUYẾN
TÍNH KHÔNG THUẦN NHẤT
Trong phần này, chúng ta thảo luận về cách giải:
Phương trình vi phân tuyến tính
không thuần nhất cấp II với hệ số hằng.
PTVP TUYẾN TÍNH KHÔNG THUẦN NHẤT. Phương trình 1

Phương trình vi phân tuyến tính bậc hai với


hệ số hằng là các phương trình có dạng

ay’’ + by’ + cy = G(x)


trong đó:
 a, b, và c là các hằng số.
 G là hàm số liên tục.
PHƯƠNG TRÌNH BÙ Phương trình 2

Phương trình thuần nhất tương ứng

ay’’ + by’ + cy = 0

được gọi là phương trình bù (hay phương


trình bổ trợ).

 PT này đóng một vai trò quan trọng trong việc giải
PT không thuần nhất tương ứng.
PT TUYẾN TÍNH KHÔNG THUẦN NHẤT. Định lý 3

Nghiệm tổng quát của phương trình vi phân


không thuần nhất bậc hai với hệ số hằng có
thể viết được dưới dạng sau
y(x) = yp(x) + yc(x)

trong đó:
 yp là nghiệm riêng của Phương trình không thuần
nhất.
 yc là nghiệm tổng quát của Phương trình thuần nhất
tương ứng.
PT TUYẾN TÍNH KHÔNG THUẦN NHẤT. Chứng minh

Ta kiểm tra rằng, nếu y là nghiệm bất kỳ của


Phương trình 1, thì y – yp là nghiệm của
Phương trình bù 2.

 Thật vậy,
a(y – yp)’’ + b(y – yp)’ + c(y – yp)
= ay’’ – ayp’’ + by’ – byp’ + cy – cyp
= (ay’’ + by’ + cy) – (ayp’’ + byp’ + cyp)
= g(x) – g(x)
=0
PT TUYẾN TÍNH KHÔNG THUẦN NHẤT.

Từ mục trước ta đã biết cách giải phương


trình thuần nhất tương ứng.

 Nhắc lại, nghiệm là:

yc = c1y1 + c2y2

trong đó y1 và y2 là các nghiệm độc lập tuyến tính


của Phương trình thuần nhất.
PT TUYẾN TÍNH KHÔNG THUẦN NHẤT.

Do đó, Định lý 3 nói rằng:

 Ta biết được nghiệm tổng quát của phương


trình không thuần nhất ngay lập tức khi ta biết
một nghiệm riêng yp và nghiệm tổng quát của
phương trình thuần nhất tương ứng.
CÁC PHƯƠNG PHÁP TÌM NGHIỆM RIÊNG

Có hai phương pháp tìm nghiệm riêng:

 Phương pháp hệ số bất định thì đơn giản, nhưng


chỉ áp dụng được cho một lớp hạn chế các hàm G.

 Phương pháp biến thiên tham số có hiệu quả với


mọi hàm G, nhưng thường khó áp dụng vào thực tế
hơn.
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH

Chúng ta trước tiên minh họa phương pháp


hệ số bất định cho phương trình

ay’’ + by’ + cy = G(x)

Trong đó G(x) là đa thức.


PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH

Thật hợp lý khi ta đoán rằng có một nghiệm


riêng yp là một đa thức có cùng bậc với G:

 Nếu y là một đa thức, thì

ay’’ + by’ + cy

cũng là một đa thức.


PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH

Vì vậy, ta thay yp(x) = một đa thức (có cùng


bậc với vế phải G) vào phương trình vi
phân và xác định các hệ số.
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH Ví dụ 1

Giải phương trình


y’’ + y’ – 2y = x2

 Phương trình đặc trưng của y’’ + y’ – 2y = 0 là:

r2 + r – 2 = (r – 1)(r + 2) = 0 có các nghiệm r = 1, –2.

 Vậy, nghiệm của phương trình bù là :

yc = c1ex + c2e–2x
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH Ví dụ 1

Vì G(x) = x2 là một đa thức bậc 2, nên ta tìm


một nghiệm riêng có dạng
yp(x) = Ax2 + Bx + C

Khi đó,
 yp’ = 2Ax + B
 yp’’ = 2A
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH Ví dụ 1

Vì vậy, thay vào phương trình vi phân cho


trước, ta có:

(2A) + (2Ax + B) – 2(Ax2 + Bx + C) = x2


hoặc
–2Ax2 + (2A – 2B)x + (2A + B – 2C) = x2
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH Ví dụ 1

Các đa thức này bằng nhau khi các hệ số của


chúng bằng nhau.
Vậy,
–2A = 1 2A – 2B = 0 2A + B – 2C = 0

 Nghiệm của hệ phương trình này là:

A = –½ B = –½ C = –¾
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH Ví dụ 1

Do đó, ta có một nghiệm riêng của phương


trình là: yp(x) = –½x2 –½x – ¾

Theo Định lý 3, nghiệm tổng quát của phương


trình là: y = yc + yp
= c1ex + c2e-2x – ½x2 – ½x – ¾
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH

Nếu G(x) (vế phải của Phương trình 1) có


dạng Cekx, trong đó C và k là các hằng số.

Thì, ta lấy thử một nghiệm là một hàm số có


dạng tương tự, yp(x) = Aekx.

 Bởi vì các đạo hàm của ekx là các bội hằng của ekx.
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH

Hình vẽ biểu diễn bốn nghiệm của phương


trình vi phân trong Ví dụ 1 theo:

 Nghiệm
riêng yp
 Các hàm
f(x) = ex và
g(x) = e–2x
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH Ví dụ 2

Giải y’’ + 4y = e3x

 Phương trình đặc trưng là:


r2 + 4 = 0
có nghiệm là ±2i.
 Vậy, nghiệm của phương trình tuyến tính thuần
nhất tương ứng là:
yc(x) = c1 cos 2x + c2 sin 2x
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH Ví dụ 2

Để tìm một nghiệm riêng, ta thử:

yp(x) = Ae3x

Thì,
 yp’ = 3Ae3x
 yp’’ = 9Ae3x
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH Ví dụ 2

Thay vào phương trình vi phân, ta có:


9Ae3x + 4(Ae3x) = e3x

 Vậy, 13Ae3x = e3x



A = 1/13
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH Ví dụ 2

Do vậy, một nghiệm riêng của phương trình


là:
yp(x) = 1/13 e3x

Nghiệm tổng quát là:


y(x) = c1 cos 2x + c2 sin 2x + 1/13 e3x
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH

Nếu G(x) có dạng C cos kx hoặc


C sin kx.

 Khi đó, theo quy tắc lấy vi phân các hàm sine và
cosine, ta thử lấy một nghiệm riêng có dạng

yp(x) = A cos kx + B sin kx


PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH

Hình vẽ biểu diễn nghiệm của phương trình vi


phân trong Ví dụ 2 theo yp và các hàm
f(x) = cos 2x và g(x) = sin 2x.
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH

Chú ý rằng:
 Tất cả các nghiệm tiến đến ∞ khi x → ∞.
 Tất cả các nghiệm (ngoại trừ yp) giống hàm sine khi
x âm.
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH Ví dụ 3

Giải y’’ + y’ – 2y = sin x

 Ta thử nghiệm riêng

yp(x) = A cos x + B sin x

 Thì,
yp’ = –A sin x + B cos x
yp’’ = –A cos x – B sin x
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH Ví dụ 3

Vậy, thay vào phương trình vi phân ta được:


(–A cos x – B sin x) + (–A sin x + B cos x)
– 2(A cos x + B sin x) = sin x
hoặc
(–3A + B) cos x + (–A – 3B) sin x = sin x
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH Ví dụ 3

Điều này đúng nếu:


–3A + B = 0 và –A – 3B = 1

 Nghiệm của hệ này là:


A = –1/10 B=–
3/10

 Vậy, ta có một nghiệm riêng là:


yp(x) = –1/10 cos x – 3/10 sin x
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH Ví dụ 3

Trong Ví dụ 1, chúng ta đã xác định nghiệm


của phương trình bù là:
yc = c1ex + c2e–2x

 Vậy, ta có nghiệm tổng quát là:


y(x) = c1ex + c2e–2x – 1/10 (cos x – 3 sin x)
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH

Nếu G(x) là tích của các hàm có dạng như


trên, chúng ta thử nghiệm riêng cũng là tích
của các hàm có cùng dạng.

 Ví dụ, để giải phương trình vi phân


y’’ + 2y’ + 4y = x cos 3x
ta thử nghiệm riêng dạng

yp(x) = (Ax + B) cos 3x + (Cx + D) sin


3x
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH

Nếu G(x) là tổng của các hàm dạng này, chúng


ta sử dụng NGUYÊN LÝ CHỒNG CHẤT
NGHIỆM, nguyên lý phát biểu rằng:

 Nếu yp1 và yp2 là các nghiệm của các phương trình


ay’’ + by’ + cy = G1(x)
ay’’ + by’ + cy =
G2(x)
một cách tương ứng,
thì yp1 + yp2 là nghiệm của
ay’’ + by’ + cy = G1(x) +
G2(x)
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH Ví dụ 4

Giải y’’ – 4y = xex + cos 2x

 Phương trình đặc trưng là:


r2 – 4 = 0
có nghiệm là ±2.
 Vậy, nghiệm của phương trình bù là:
yc(x) = c1e2x + c2e–2x
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH Ví dụ 4

Đối với phương trình y’’ – 4y = xex,


chúng ta thử:
yp1(x) = (Ax + B)ex

Thì,
 y’p1= (Ax + A + B)ex
 y’’p1= (Ax + 2A + B)ex
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH Ví dụ 4

Vậy, thay vào phương trình ta có:

(Ax + 2A + B)ex – 4(Ax + B)ex = xex


hoặc
(–3Ax + 2A – 3B)ex = xex
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH Ví dụ 4

Như vậy,
–3A = 1 and 2A – 3B = 0

 Suy ra, A = –⅓, B = –2/9,



yp1(x) = (–⅓x – 2/9)ex
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH Ví dụ 4

Đối với phương trình y’’ – 4y = cos 2x,


ta thử:
yp2(x) = C cos 2x + D sin 2x

 Thực hiện phép thế vào phương trình ta có:

–4C cos 2x – 4D sin 2x


– 4(C cos 2x + D sin 2x) = cos 2x

hoặc
– 8C cos 2x – 8D sin 2x = cos 2x
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH Ví dụ 4

Do đó, –8C = 1, –8D = 0,



yp2(x) = –1/8 cos 2x

 Theo NGUYÊN LÝ CHỒNG CHẤT NGHIỆM,


nghiệm tổng quát của phương trình là:

y = yc + yp1 + yp2

= c1e2x + c2e-2x – (1/3 x + 2/9)ex – 1/8 cos 2x


PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH

Trong hình vẽ sau, ta biểu diễn nghiệm riêng


yp = yp1 + yp2 của phương trình vi phân trong
Ví dụ 4.

 Các nghiệm khác


được cho theo
hàm f(x) = e2x
và g(x) = e–2x.
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH

Cuối cùng, chúng ta lưu ý rằng nghiệm thử


được đưa ra yp đôi khi trùng với nghiệm của
phương trình bổ trợ.

 Vì vậy, nó không thể là một nghiệm của phương trình


không thuần nhất.
 Trong trường hợp này, ta nhân nghiệm thử với x (hoặc
với x2 nếu cần thiết) để không có số hạng nào trong
yp(x) là nghiệm của phương trình bổ trợ.
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH Ví dụ 5

Giải y’’ + y = sin x

 Phương trình đặc trưng là:

r2 + 1 = 0
có các nghiệm ±i.
 Vậy, nghiệm của phương trình bù là:
yc(x) = c1 cos x + c2 sin x
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH Ví dụ 5

Thông thường, ta sẽ sử dụng nghiệm thử


yp(x) = A cos x + B sin x

 Nhưng, ta quan sát thấy rằng đây là một nghiêm


của phương trình bù.
 Do đó, thay cho nghiệm này, ta sẽ thử:
yp(x) = Ax cos x + Bx sin x
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH Ví dụ 5

Khi đó,

 yp’(x)
= A cos x – Ax sin x + B sin x + Bx cos x

 yp’’(x)
= –2A sin x – Ax cos x + 2B cos x – Bx sin x
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH Ví dụ 5

Thế vào phương trình vi phân ta có:


yp’’ + yp = –2A sin x + 2B cos x = sin x

 Vậy, A = –½ , B = 0,
và yp(x) = –½x cos x

 Nghiệm tổng quát là:


y(x) = c1 cos x + c2 sin x – ½ x
cos x
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH

Đồ thị của bốn nghiệm của phương trình vi


phân trong Ví dụ 5 được biểu diễn trong
hình vẽ dưới đây.
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH

Chúng ta tóm tắt phương pháp hệ số


bất định như sau.
TÓM LƯỢC—PHẦN 1

Nếu G(x) = ekxP(x), trong đó P là đa thức bậc


n, khi đó nghiệm thử có dạng:
yp(x) = ekxQ(x)

ở đây Q(x) là một đa thức bậc n (các hệ số


của nó được xác định bằng phép thế vào
phương trình vi phân).
TÓM LƯỢC—PHẦN 2

Nếu
G(x) = ekxP(x)cos mx or G(x) = ekxP(x) sin mx
Trong đó P là một đa thức bậc n, khi đó
nghiệm thử có dạng:
yp(x) = ekxQ(x) cos mx + ekxR(x) sin mx

ở đây Q và R là các đa thức bậc n.


SUMMARY—HIỆU CHỈNH

Nếu số hạng bất kỳ nào đó yp là nghiệm


của phương trình bù, ta nhân yp với x (hoặc
với x2 nếu cần thiết).
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH Ví dụ 6

Hãy xác định dạng nghiệm thử cho phương


trình vi phân

y’’ – 4y’ + 13y = e2x cos 3x


PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH Ví dụ 6

G(x) có dạng như trong ý 2 của phần toám


tắt, trong đó k = 2, m = 3, và P(x) = 1.

 Vì vậy, thoạt nhìn, ta thấy nghiệm thử có dạng:

yp(x) = e2x(A cos 3x + B sin 3x)


PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH Ví dụ 6

Tuy nhiên, phương trình đặc trưng là:


r2 – 4r + 13 = 0
có các nghiệm r = 2 ± 3i.

 Vậy, nghiệm của phương trình bổ trợ là:


yc(x) = e2x(c1 cos 3x + c2 sin
3x)
PHƯƠNG PHÁP HỆ SỐ BẤT ĐỊNH Ví dụ 6

Điều này có nghĩa là ta phải nhân


nghiệm thử được gọi ý với x.

 Như vậy, thay vào nghiệm thử được gợi ý, ta sử


dụng:

yp(x) = xe2x(A cos 3x + B sin 3x)


PP BIẾN THIÊN THAM SỐ Phương trình 4

Giả sử ta vửa giải phương trình thuần nhất


ay’’ + by’ + cy = 0 và tìm được nghiệm của
phương trình là:
y(x) = c1y1(x) + c2y2(x)

ở đây y1 và y2 là các nghiệm độc lập tuyến


tính.
PP BIẾN THIÊN THAM SỐ

Ta thay thế các hằng số (hoặc các tham


số) c1 và c2 trong Phương trình 4 bằng các
hàm tùy ý u1(x) và u2(x).
PP BIẾN THIÊN THAM SỐ Phương trình 5

Ta tìm một nghiệm riêng của phương trình


không thuần nhất
ay’’ + by’ + cy = G(x)
dưới dạng

yp(x) = u1(x) y1(x) + u2(x) y2(x)


PP BIẾN THIÊN THAM SỐ

Phương pháp này được gọi là PHƯƠNG


PHÁP BIẾN THIÊN THAM SỐ bởi vì,
chúng ta biến các tham số c1 và c2 thành
các hàm số.
PP BIẾN THIÊN THAM SỐ Phương trình 6

Lấy đạo hàm hai vế Phương trình 5,


ta được:

yp’ = (u1’y1 + u2’y2) + (u1y1’ + u2y2’)


PP BIẾN THIÊN THAM SỐ

Vì u1 và u2 là các hàm số bất kỳ, nên ta có


thể áp dụng hai điều kiện lên chúng.

 Điều kiện thứ nhất, yp là một nghiệm của phương


trình vi phân.

 Điều kiện thứ hai, chúng ta có thể chọn sao cho nó


giúp đơn giản hóa các tính toán của chúng ta.
PP BIẾN THIÊN THAM SỐ Phương trình 7

Nhìn vào biểu thức trong Phương trình 6,


ta đặt điều kiện:

u1’y1 + u2’y2 = 0

 Khi đó, yp’’ = u1’y1’ + u2’y2’ + u1y1’’ + u2y2’’


PP BIẾN THIÊN THAM SỐ Phương trình 8

Thay vào phương trình vi phân, ta có:


a(u1’y1’ + u2’y2’ + u1y1’’ + u2y2’’)
+ b(u1y1’ + u2y2’) + c(u1y1 + u2y2) = G
hoặc
u1(ay1” + by1’ + cy1)
+ u2(ay2” + by2” + cy2)
+ a(u1’y1’ + u2’y2’) = G
PP BIẾN THIÊN THAM SỐ

Nhưng, y1 và y2 là các nghiệm của phương


trình bổ trợ.

Vì vậy, ay1’’ + by1’ + cy1 = 0



ay2’’ + by2’ + cy2 = 0
PP BIẾN THIÊN THAM SỐ Phương trình 9

Như vậy, Phương trình 8 rút gọn


thành:

a(u1’y1’ + u2’y2’) = G
PP BIẾN THIÊN THAM SỐ

Các Phương trình 7 và 9 tạo thành hệ


phương trình của hai hàm số chưa biết
u1’ và u2’.

 Sau khi giải hệ phương trình này ta có thể lấy tích


phân để tìm u1 và u2 .
 Sau đó là nghiệm riêng được cho bởi Phương trình
5.
PP BIẾN THIÊN THAM SỐ Ví dụ 7

Giải phương trình


y’’ + y = tan x, 0 < x < π/2

 Phương trình bổ trợ là:


r2 + 1 = 0
có các nghiệm ±i.
 Vì vậy, nghiệm của y’’ + y = 0 là:
c1 sin x + c2 cos x
PP BIẾN THIÊN THAM SỐ Ví dụ 7

Sử dụng phương pháp biến thiên tham số, ta


tìm một nghiệm có dạng
yp(x) = u1(x) sin x + u2(x) cos x

 Khi đó,
yp’ = (u1’ sin x + u2’ cos x)
+ (u1 cos x – u2 sin x)
PP BIẾN THIÊN THAM SỐ VD. 7—Phương trình 10

Đặt điều kiện


u1’ sin x + u2’ cos x = 0

 Khi đó,
yp’’ = u1’ cos x – u2’ sin x
– u1 sin x – u2 cos x
PP BIẾN THIÊN THAM SỐ VD. 7—Phương trình 11

Để yp là một nghiệm của phương trình,


ta phải có:

yp’’ + yp = u1’ cos x – u2’ sin x


= tan x
PP BIẾN THIÊN THAM SỐ Ví dụ 7

Giải phương trình 10 và 11, ta nhận được:


u1’(sin2x + cos2x) = cos x tan x

u1’ = sin x u1(x) = –cos x

 Chúng ta tìm một nghiệm riêng.


 Vì vậy, chúng ta không cần một hằng số tích phân
ở đây.
PP BIẾN THIÊN THAM SỐ Ví dụ 7

Khi đó, từ Phương trình 10, ta nhận được:

2
sin x sin x
u2 '   u1 '  
cos x cos x
cos x  1
2

cos x
 cos x  sec x
PP BIẾN THIÊN THAM SỐ Ví dụ 7

Vậy,
u2(x) = sin x – ln(sec x + tan x)

 Chú ý rằng:
sec x + tan x > 0 for 0 < x < π/2
PP BIẾN THIÊN THAM SỐ Ví dụ 7

Do đó,
yp(x) = –cos x sin x
+ [sin x – ln(sec x + tan x)] cos x
= –cos x ln(sec x + tan x)

 Nghiệm tổng quát là:


y(x) = c1 sin x + c2 cos x
– cos x ln(sec x + tan x)
PP BIẾN THIÊN THAM SỐ

Hình vẽ dưới đây biểu diễn bốn nghiệm


của phương trình vi phân trong Ví dụ 7.

You might also like