Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 33

PHÁP LUẬT VỀ

MUA LẠI & SÁP NHẬP


DOANH NGHIỆP

TS. Nguyễn Phan Phương Tần


Đại học Kinh Tế - Luật
Gợi ý thuyết trình giữa kỳ

• Đánh giá xu hướng M&A từ các nhà đầu tư Thái Lan


vào thị trường Việt Nam qua các thương vụ nổi tiếng
gần nhất.
• Phân tích cơ hội của nhà đầu tư Việt Nam trong các
giao dịch M&A mua lại thương hiệu nước ngoài (Ví dụ:
thương vụ Saigon Co.op mua lại Auchan Việt Nam).
• Phân tích các thương vụ cổ phần công ty nhà nước.
Thất bại và thành công.
• Đánh giá thương vụ Grab thâu tóm Uber vào năm
2020, và sự ảnh hưởng đến Luật Cạnh tranh 2018.
Cấu trúc môn học
• Phần 1: Tổng quan về M&A
• Phần 2: Các bước trong M&A
• Phần 3: Pháp luật Việt Nam liên quan đến M&A
• Phần 4: Hợp đồng M&A và những vấn đề cần lưu ý
Tài liệu tham khảo
• M&A – Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam (Hướng
dẫn cho Bên Bán), Phạm Trí Hùng & Đặng Thế Đức, NXB LĐXH,
2011
• Cẩm nang hướng dẫn M&A – Các công cụ hỗ trợ quy trình hợp
nhất ở mọi cấp độ, Timothy J.Galpin & Mark Herndon, NXB
Tổng hợp, 2009
• Thâu tóm và Hợp nhất từ khía cạnh quản trị công ty, Nguyễn
Đình Cung & Lưu Minh Đức, Viện NCQLKT TW, 2007
• Mergers and Acquisitions from A to Z – Andrew J.
Sherman&Milledge A. Hart, second edition, American
Management Association, 2006.
Phần 1

TỔNG QUAN VỀ M&A


Vấn đề 1
• M&A là gì?
• Mua lại, sáp nhập, hợp nhất là gì?
• Mục đích của hoạt động M&A?
• Ý nghĩa của hoạt động M&A đối với nền kinh
tế?
M&A là gì?

Acquisition: mua lại, thâu tóm Merger: sáp nhập, hợp nhất
Merger
Merger
• Sáp nhập xảy ra khi hai (hoặc nhiều) công ty
đồng ý tiến tới thành lập nên một công ty hoàn
toàn mới mà không duy trì sở hữu và hoạt
động của các công ty thành phần.
• Chủ thể trong giao dịch: các công ty
• Chứng khoán: CK các công ty thành phần sẽ bị
xóa bỏ và phát hành chứng khoán mới
• Tài sản và trách nhiệm pháp lý: do công ty mới
tiếp nhận
Một số loại sáp nhập
• Dựa trên cấu trúc doanh nghiệp
• Sáp nhập ngang
• Sáp nhập dọc
• Sáp nhập mở rộng thị trường
• Sáp nhập mở rộng sản phẩm
• Sáp nhập theo kiểu tập đoàn
• Dựa trên cách thức cơ cấu tài chính
• Sáp nhập mua
• Sáp nhập hợp nhất
Acquisition
• Mua lại/thâu tóm dùng để chỉ một doanh nghiệp
tìm cách nắm giữ quyền kiểm soát đối với một
doanh nghiệp khác thông qua thâu tóm toàn bộ
hoặc một phần tổng số cổ phần hoặc tài sản của
doanh nghiệp.
• Chủ thể trong giao dịch: công ty hoặc cá nhân
• Chứng khoán: không phát hành chứng khoán mới
• Tài sản và trách nhiệm pháp lý: tùy thuộc vào
quyết định của công ty thâu tóm
Acquisition
• Friendly Takeover (Friendly Acquisition)
Acquisition
• Hostile takeover (hostile acquisition)
Các cách thâu tóm không thân thiện phổ
biến
• Chia nhỏ tỷ lệ sở hữu cho từng nhóm cổ đông có
liên quan một cách âm thầm. Khi đã nắm giữ đủ
lượng cổ phiếu theo kế hoạch thì chào mua công
khai.
• Liên kết, lôi kéo các cổ đông lớn/nhỏ của công ty
mục tiêu nhằm nắm quyền kiểm soát. Thường áp
dụng đối với các công ty mục tiêu thiếu minh bạch.
• Loại bỏ đối thủ cạnh tranh, thuyết phục công ty
mục tiêu sáp nhập hoặc trở thành công ty con của
mình.
Chống thâu tóm
• Mua lại cổ phiếu quỹ để giảm lượng cổ phiếu
lưu hành.
• Nâng giá cổ phiếu
• Trả cổ tức cao cho cổ đông
• Nâng cao tính minh bạch của hoạt động kinh
doanh, sản xuất của công ty
Chống thâu tóm bằng
Poison Pill (Thuốc độc)
• Cổ phiếu ưu đãi: kèm theo điều khoản cho phép chuyển đổi
sang cổ phiếu thường khi thương vụ sáp nhập hoàn tất.
• Flip-over: cho phép cổ đông DN cũ được mua cổ phiếu của
DN mới sau sáp nhập với giá rất rẻ.
• Flip-in: Cho phép cổ đông hiện hữu được quyền mua thêm
cổ phiếu với giá ưu đãi khi một cổ đông lớn có tỷ lệ sở hữu
quá một tỷ lệ % nhất định.
• Back-end: cho cổ đông hiện hữu được quyền chuyển đổi cổ
phiếu sang tiền mặt với giá định sẵn nếu có sáp nhập xảy ra.
• Poison puts: cho phép cổ đông sở hữu trái phiếu được nhận
tiền trước ngày đáo hạn nếu công ty bị thâu tóm.
Chống thâu tóm bằng
Poison Pill
• Staggered Board of Directors: quy định bầu cử HĐQT so le,
mỗi lần chỉ bầu một phần HĐQT theo từng năm, không bầu
đồng loạt.
• White Knight: chào mời đối tác khác thiện chí thay vì sáp
nhập với đối tác “thù địch”.
• Crown Jewel: đề nghị chỉ bán một hoặc một số tài sản có
giá trị nhất của mình nếu bị thâu tóm.
• Pac-man Defense: quay lại thâu tóm chính doanh nghiệp
muốn thâu tóm mình.
• Jonestown Defense: đẩy doanh nghiệp đến bờ vực phá
sản, hoặc để lại những di chứng xấu lâu dài, đi vay những
khoản nợ lớn, không cần thiết.
M&A để làm gì?

Điểm mấu chốt nhất trong quản trị


công ty/doanh nghiệp là gì?
Vốn

Công
ty
Quản

Mục đích của M&A
• Đối với bên mua:
– Một hình thức đầu tư vốn dư thừa hiệu quả và có
kiểm soát
– Tăng doanh thu cho công ty (mẹ)
– Giảm chi phí nhờ tận dụng tối đa nguồn lực có sẵn
như máy móc, nhân lực, thị phần, kênh phân phối của
công ty mục tiêu
– Nâng tầm ảnh hưởng của doanh nghiệp lên thị trường
thông qua mở rộng thị trường địa lý và sản phẩm
– Giảm đối thủ cạnh tranh
Mục đích của M&A
• Đối với bên bán
– Thu lại lợi nhuận nhanh nhất từ công ty
– Thủ tục nhanh chóng để chấm dứt hoạt động của
công ty
– Tối đa hóa nguồn lợi từ hoạt động định giá toàn
bộ tài sản hữu hình và vô hình của công ty
– Một công cụ để phát triển doanh nghiệp từ vốn
của công ty mua lại/hợp nhất (nguồn lực tài chính
quản trị, công nghệ, thương hiệu…)
Khái niệm M&A trong
pháp luật Việt Nam

Luật cạnh • Một hình thức tập trung kinh tế


tranh
Luật doanh • Một hình thức tổ chức lại doanh
nghiệp
nghiệp
• Một hình thức đầu tư trực tiếp
Luật đầu tư thông qua mua bán vốn/cổ phần
“Sáp nhập”, “Mua lại”, và “Hợp nhất”
Luật cạnh tranh 2018 Điều 29:
• Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp
chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của
mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt hoạt
động kinh doanh hoặc sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
• Hợp nhất doanh nghiệp là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp
chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của
mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm
dứt hoạt động kinh doanh hoặc sự tồn tại của các doanh nghiệp
bị hợp nhất.
• Mua lại doanh nghiệp là việc một doanh nghiệp trực tiếp hoặc
gián tiếp mua toàn bộ hoặc một phần vốn góp, tài sản của
doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối doanh nghiệp
hoặc một ngành, nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
“Sáp nhập”, “Mua lại”, và “Hợp nhất”
Luật doanh nghiệp 2020
• Sáp nhập công ty (Điều 201): Một hoặc một số công ty
(sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập
vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp
nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa
vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập,
đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
• Hợp nhất công ty (Điều 200):Hai hoặc một số công ty
(sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất
thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp
nhất), đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị
hợp nhất.
Tổng quan M&A và hình thức pháp lý của giao dịch M&A*
Sáp nhập Mua lại
(Merger) (Acquisition)
Sáp nhập Hợp nhất Mua lại tài sản Mua lại cổ phần/phần vốn góp
Mua lại Mua lại Mua lại Mua lại Mua lại
một phần toàn bộ dưới 10% dưới 51% trên 51%
tài sản tài sản
Hợp đồng Hợp đồng Hợp đồng Hợp đồng Hợp đồng Hợp đồng Hợp đồng
sáp nhập hợp nhất mua bán/ mua bán/ mua bán/ mua bán/ mua bán/
chuyển chuyển chuyển chuyển chuyển
nhượng nhượng nhượng nhượng nhượng
tài sản tài sản cổ phần/ cổ cổ
phần vốn phần/phầ phần/phầ
góp n vốn góp n vốn góp
hoặc Thỏa hoặc Thỏa
thuận đầu thuận đầu
tư tư

Lấy ngưỡng 51% theo quy định của LCT 2004 để coi là mua lại doanh nghiệp.(Quy định
mới hiện hành là nghị định 35/2020/NĐ-CP).
Source: Sáp nhập và mua lại doanh nghiệp ở Việt Nam, Phạm Trí Hùng & Đặng Thế Đức,
2011.
Phân biệt giao dịch mua bán tài
sản và mua bán cổ phần
Mua bán tài sản
• Ưu điểm
– Xác định cụ thể trách nhiệm của bên mua và bên
bán tại từng thời điểm
– Có thể lựa chọn từng loại tài sản để mua
– Tốn ít thời gian thẩm định
Mua bán tài sản
• Nhược điểm:
– Người bán bị đánh thuế hai lần
– Thủ tục chuyển quyền sở hữu liên quan đến bên
thứ ba phức tạp
– Giải quyết các vấn đề liên quan đến lao động (đối
với bên bán)
Mua bán cổ phần
• Ưu điểm:
– Bên bán được giải phóng hoàn toàn khỏi các trách
nhiệm và nghĩa vụ của công ty mục tiêu sau khi
giao dịch hoàn tất (clean break);
– Chuyển giao quyền sở hữu, nợ và các trách nhiệm
với bên thứ ba được chuyển giao nhanh và đơn
giản;
– Thuế đánh trực tiếp cho các bên
Mua bán cổ phần
• Nhược điểm
– Không được lựa chọn tài sản
– Phát sinh nhiều rủi ro tiềm tàng cho bên mua
– Cần nhiều cam kết của bên bán (đặc biệt là về
thuế)
Ý nghĩa của hoạt động M&A
• Tối đa hóa tổng thu nhập cho nền kinh tế
• Giảm chi phí giao dịch ở mức thấp nhất
• Đẩy mạnh sức cạnh tranh của toàn ngành
thông qua tập trung nguồn lực vào các công ty
có lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ trên thị trường
• Cơ chế đào thải tự nhiên các doanh nghiệp
không đủ sực cạnh tranh
Xu hướng M&A tại Việt Nam
• Nhà đầu tư nước ngoài: Nhật, Hàn Quốc, Thái Lan,
Singapore và các nước khác ở Châu Á.
• Thị trường tiềm năng: Bất động sản, bán lẻ, sản phẩm
tiêu dùng, công nghệ thông tin và game online.
• 80% thương vụ M & A từ nước ngoài đầu tư vào Việt
Nam. ¾ thương vụ trong lĩnh vực tiêu dùng và công
nghiệp.
• Quy mô thương vụ khoảng 29 triệu USD, chiếm 70%
tổng số lượng giao dịch 2016, chủ yếu từ các nhà đầu tư
Á Châu, 5% từ Mỹ, các công ty tư nhân Thái Lan chiếm
21%.
CẢM ƠN ĐÃ CHÚ Ý THEO DÕI!

You might also like