bài 4 ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 53

Nguyễn Vân Anh (thuyết trình)

Nguyễn Phương Ngọc (thuyết trình)


Nguyễn Duy Đăng (powerpoint)
Phạm Hà Ngọc Ánh
Vũ Duy Minh
Nguyễn Cao Quang
Lê Vân Anh
Nguyễn Thị Thanh Thúy
Trần Hữu Nam
MỞ ĐẦU
Pháo đài cổ A Pha-mô-sa là
một trong những biểu tượng của Ma-lắc-
ca – nơi được mệnh danh là “cung điện kí
ức” của Ma-lai-xi-a. Ma-
lắc-ca là địa điểm đầu tiên bị người Bồ
Đào Nha đánh chiếm vào năm 1511, mở
đầu quá trình xâm nhập của các nước
thực dân phương Tây vào khu vực Đông
Nam Á. Hình 1. Pháo đài cổ A Pha-mô-sa
Vậy quá trình xâm nhập của tư bản phương Tây vào các nước Đông Nam Á diễn ra như
thế nào? Dưới ách đô hộ của thực dân phương Tây, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội của các nước Đông Nam Á biến đổi ra sao? Nhân dân các nước Đông Nam Á đã tiến
hành đấu tranh chống lại ách đô hộ của thực dân phương Tây như thế nào?
Bài 4.
ĐÔNG NAM Á TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Khái quát quá trình xâm nhập Đông Nam Á của


thực dân phương Tây

2. Tình hình Đông Nam Á dưới ách thống trị của


thực dân phương Tây

3. Cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống


thực dân phương Tây từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa
thế kỉ XIX
1
Khái quát quá trình xâm nhập Đông Nam Á của
thực dân phương Tây
1. Khái quát quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây
a) Nguyên nhân Đông Nam Á bị các nước thực dân phương Tây xâm lược

Vì sao Đông Nam Á sớm trở thành


mục tiêu xâm lược của các nước
thực dân phương Tây?

Hình 2. Bản đồ các nước trong khu vực Đông Nam


Á
1. Khái quát quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây
a) Nguyên nhân Đông Nam Á bị các nước thực dân phương Tây xâm lược

Sau cách mạng công nghiệp, nền kinh tế tư


bản chủ nghĩa phát triển mạnh, các nước tư
bản cần thị trường và thuộc địa. Vì vậy các
nước đó đã đẩy mạnh xâm lược, tranh giành
thuộc địa.

Đông Nam Á là một khu vực rộng lớn, có


diện tích khoảng 4,5 triệu km2, đông dân, Đông Nam Á sớm trở thành mục
giàu tài nguyên, có vị trí chiến lược quan tiêu xâm lược của các nước thực
trọng. Từ giữa thế kỉ XVI, chế độ phong kiến dân phương Tây
tại đây đang suy yếu.
1. Khái quát quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây
b) Quá trình thực dân phương Tây xâm nhập Đông Nam Á
Bạn hãy quan sát Hình 2 và đọc thông tin mục 1 (Sách giáo khoa – trang 20):
Nêu những nét chính về quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào các nước
Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX.

Hình 3. Trận hải chiến giữa chúa Nguyễn (Đàng Trong) và đế quốc Hà Lan
1. Khái quát quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây
b) Quá trình thực dân phương Tây xâm nhập Đông Nam Á

Ma-lắc-ca

Đế quốc Bồ Đào Nha đánh chiếm


Năm 1511
Vương quốc Ma-lắc-ca.

Sự kiện này đã mở đầu quá trình xâm


chiếm, áp đặt sự thống trị, biến các nước
Đông Nam Á trở thành thuộc địa của thực
dân phương Tây. Hình 4. Tranh vẽ thành phố Ma-lắc-ca
1. Khái quát quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây
b) Quá trình thực dân phương Tây xâm nhập Đông Nam Á

Ma-lắc-ca

Vì sao Ma-lắc-ca lại trở thành mục tiêu


xâm lược đầu tiên của thực dân
phương Tây?

Từ thế kỉ XV, thương nghiệp Ma-lắc-ca


phát triển rực rỡ

Vị trí của Ma-lắc-ca là cửa ngõ để đi


Hình 5. Vị trí Ma-lắc-ca trên bản đồ
vào vùng biển Đông Nam Á.
(vùng khoanh tròn màu đỏ).
1. Khái quát quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây
b) Quá trình thực dân phương Tây xâm nhập Đông Nam Á

In-đô-nê-xi-a

Bồ Đào Nha chiếm Hà Lan hoàn thành


một số đảo ở phía Đông việc xâm chiếm nước này

Thế kỉ XVI Giữa thế kỉ XIX

MỞ RỘNG
Vì muốn độc chiếm nhục đậu khấu và
đinh hương, năm 1667, Hà Lan đã đỏi
Hình 6. Tranh vẽ thành thuộc địa cho Anh để lấy đảo Răn
phố Ba-ta-vi-a năm 1682 thuộc quần đảo hương liệu Ban-đa,
(Gia-các-ta hiện nay) In-đô-nê-xi-a ngày nay.
1. Khái quát quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây
b) Quá trình thực dân phương Tây xâm nhập Đông Nam Á

Mã Lai (Ma-lai-xi–a) và Miến Điện (Mi-an-ma)

Anh, Hà Lan, Pháp tranh Mã Lai và Miến Điện trở


giành ảnh hưởng thành thuộc địa của Anh

Thế kỉ XVI Cuối thế kỉ XIX

Hình 7. Quân Anh đột kích vào một chiến lũy của
quân Miến Điện, ngày 08 – 07 – 1824.
1. Khái quát quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây
b) Quá trình thực dân phương Tây xâm nhập Đông Nam Á

Phi-líp-pin

Tây Ban Nha xâm lược Sau chiến tranh Mỹ – Tây Ban Nha,
và đặt ách thống trị Phi-líp-pin trở thành thuộc địa của Mỹ

Giữa thế kỉ XVI Năm 1898

Hình 8. Trận Gu-i-gơ, Hình 9. Lính Mỹ chiến


ngày 23 – 04 – 1889 đấu tại Ma-ni-la
1. Khái quát quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây
b) Quá trình thực dân phương Tây xâm nhập Đông Nam Á

Ba nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia)

Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Pháp bước đầu xâm lược
Pháp tranh giành ảnh hưởng ba nước Đông Dương

Thế kỉ XVI Giữa thế kỉ XIX

Hình 10. Liên quân Pháp – Tây Ban Nha tấn công
bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng (ngày 01 – 09 – 1858).
1. Khái quát quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây
b) Quá trình thực dân phương Tây xâm nhập Đông Nam Á

Xiêm (Thái Lan)

Thương nhân châu Âu đã xâm Anh và Pháp tranh giành


nhập vào nước này. ảnh hưởng

Thế kỉ XVI Giữa thế kỉ XIX

Mặc dù chịu lệ thuộc về kinh tế, chính trị vào Anh và Pháp,
nhưng Xiêm vẫn giữ được độc lập tương đối về mặt lãnh thổ.
1. Khái quát quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây
b) Quá trình thực dân phương Tây xâm nhập Đông Nam Á
MỞ RỘNG
Xiêm là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á giữ được độc lập vì:

Chính sách ngoại giao mềm dẻo,


khôn khéo của vua Ra-ma IV.

Vua Ra-ma IV biết lợi dụng vị trí nước


“đệm” nằm giữa phạm vi cai trị thuộc
địa của hai đế quốc Anh và Pháp.

Hình 11. Từ trái sang phải: vua Ra-ma IV,


vua Ra-ma V
1. Khái quát quá trình xâm nhập Đông Nam Á của thực dân phương Tây
b) Quá trình thực dân phương Tây xâm nhập Đông Nam Á
MỞ RỘNG
Xiêm là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á giữ được độc lập vì:
– Vua Ra-ma IV giỏi tiếng Anh.
– Ông đã nghiên cứu và tiếp thu những tư
tưởng tiến bộ của nền văn minh phương
Tây và áp dụng vào trong đường lối chính
sách của Xiêm với phương Tây.
– Tư tưởng cải cách đất nước của ông
được con trai kế vị là vua Ra-ma V tiếp nối
thực hiện đưa Xiêm phát triển theo hướng
tư bản chủ nghĩa.
Hình 12. Cảng của Xiêm (đầu thế kỉ XIX)
Kết luận
– Quá trình xâm nhập của thực dân phương Tây vào
Đông Nam Á diễn ra lâu dài, bằng nhiều con đường
khác nhau.
– Kết quả chung là hầu hết các nước Đông Nam Á
(ngoại trừ Xiêm) đều bị xâm lược thông qua biện
pháp quân sự.
2
Tình hình Đông Nam Á dưới ách thống trị
của thực dân phương Tây
2. Tình hình Đông Nam Á dưới ách thống trị của thực dân phương Tây
Dựa vào thông tin trong mục 2 (Sách giáo khoa – trang 21), bạn hãy: Trình bày
tình hình Đông Nam Á dưới ách thống trị của thực dân phương Tây.

Chính trị Kinh tế

Văn hóa Xã hội

Hình 13. Tranh vẽ quang cảnh khu trung tâm


Xin-ga-po năm 1846.
2. Tình hình Đông Nam Á dưới ách thống trị của thực dân phương Tây

Về chính trị

– Chính quyền và tầng lớp trên ở các


nước đã đầu hàng, phụ thuộc hoặc làm
tay sai cho thực dân.

Hình 14. Lễ kí kết Hòa ước Nhâm Tuất


(năm 1862). Đây chính là hòa ước bất bình
đẳng đầu tiên Việt Nam ký với Pháp
2. Tình hình Đông Nam Á dưới ách thống trị của thực dân phương Tây

Về chính trị

– Chính quyền và tầng lớp trên ở các


nước đã đầu hàng, phụ thuộc hoặc làm
tay sai cho thực dân.
– Bộ máy chính quyền ở trung ương và
cấp tỉnh đều do các quan chức thực dân
điều hành. Hình 15. Lễ phát long-tinh (huân chương) cho
quan lại Việt Nam thời Pháp thuộc.
2. Tình hình Đông Nam Á dưới ách thống trị của thực dân phương Tây

Về chính trị
– Thực hiện chính sách “chia để trị” với các
chính sách cai trị khác nhau.
Tạo nên sự chia rẽ dân tộc, tôn giáo, tạo
khoảng cách giữa các quốc gia.
“…Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho
nhân dân ta một chút tự do dân chủ nào.
Chúng thi hành những luật pháp dã man.
Chúng lập ba chế độ khác nhau ở Trung, Nam,
Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của
ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết…”
Hình 16. Lược đồ ba nước Đông Dương
(Trích Tuyên ngôn độc lập, Hồ Chí Minh) dưới ách thống trị của thực dân Pháp.
2. Tình hình Đông Nam Á dưới ách thống trị của thực dân phương Tây

Về kinh tế

Về công nghiệp
– Đẩy mạnh vơ vét, bóc lột người dân
bản xứ, không chú trọng mở mang công
nghiệp nặng, chủ yếu xây dựng những
ngành công nghiệp chế biến, sản xuất
hàng tiêu dùng. Hình 17. Khai thác thiếc ở Mã Lai.
2. Tình hình Đông Nam Á dưới ách thống trị của thực dân phương Tây

Về kinh tế

Về giao thông vận tải


– Mở rộng hệ thống đường giao
thông như: đường sắt, đường bộ
bến cảng để phục vụ cho công cuộc
khai thác kinh tế hoặc đàn áp phong
trào đấu tranh của nhân dân.
Hình 18. Khánh thành đoàn tàu Sài Gòn – Chợ
Lớn ngày 27 – 12 – 1881.
2. Tình hình Đông Nam Á dưới ách thống trị của thực dân phương Tây

Về kinh tế

Về nông nghiệp
– Chính sách ướp đoạt ruộng đất để
lập đồn điền, ép chính quyền bản xứ
nhượng quyền khai khẩn đất hoang...
– Bóc lột sức lao động của nông dân
và phải nộp sản phẩm thay thuế đất.
Hình 19. Nhân dân Gia-va nộp mủ cao su
thay thuế đất.
2. Tình hình Đông Nam Á dưới ách thống trị của thực dân phương Tây

Về văn hóa

– Sự du nhập của văn hoá phương


Tây làm xói mòn những giá trị văn
hoá truyền thống ở các nước trong
khu vực, gây ra sự xung đột văn hoá,
tôn giáo ở nhiều nước.
– Thực hiện chính sách nô dịch, duy
trì những phong tục tập quán lạc hậu,
cổ hủ nhằm đồng hoá và ngu dân để
Hình 20. Quán hút thuốc phiện ở Việt Nam
dễ bề cai trị.
thời Pháp thuộc
2. Tình hình Đông Nam Á dưới ách thống trị của thực dân phương Tây

Về xã hội

Quý tộc, lãnh Câu kết với thực dân


chúa phong bóc lột nông dân.
kiến giàu có

Tư sản dân tộc, giai Hình thành và phát triển, tham gia vào
cấp công nhân, tầng cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
lớp tiểu tư sản
Bị bần cùng hoá, phải chịu mọi thứ
thuế, lao dịch nặng nề, rời bỏ ruộng
Nông dân
đất để bán sức lao động.
2. Tình hình Đông Nam Á dưới ách thống trị của thực dân phương Tây

Về xã hội

Hình 21. Một gia đình tư sản ở Y-an-gun Hình 22. Những người nông dân Việt Nam
(Miến Điện) thời Pháp thuộc
Kết luận
– Sau khi thôn tính và biến các nước Đông Nam Á thành thuộc
địa, thực dân phương Tây đã tiến hành những chính sách cai trị
hà khắc: vơ vét, đàn áp, chia để trị.
– Tùy tình hình cụ thể mà mỗi nước thực dân có chính sách cai
trị, bóc lột khác nhau, song nhìn chung là vơ vét tài nguyên
đưa về chính quốc, không mở mang công nghiệp ở thuộc địa,
tăng các loại thuế, mở đồn điền, bốt lính, đàn áp phong trào
yêu nước
3
Cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống
thực dân phương Tây từ nửa sau thế kỉ XVI
đến giữa thế kỉ XIX
3. Cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống thực dân phương Tây từ
nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
Dựa vào mục 3 (Sách giáo khoa – trang 22), hãy: Mô tả một số nét chính về cuộc đấu tranh
tiêu biểu ở Đông Nam Á chống ách đô hộ của thực dân phương Tây từ nửa sau thế kỉ XVI đến
giữa thế kỉ XIX.
Đế quốc Anh

Đế quốc Pháp

Đế quốc Tây Ban Nha

Đế quốc Bồ Đào Nha

Đế quốc Hà Lan
3. Cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống thực dân phương Tây từ
nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

In-đô-nê-xi-a

Khởi nghĩa của


Tru-nô Giê-rô

Năm 1675
3. Cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống thực dân phương Tây từ
nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

In-đô-nê-xi-a

Khởi nghĩa của Tru-nô Giê-rô


Đến giữa thế kỷ XVII, Hà Lan đã kiểm soát cả miền Đông In-đô-nê-xi-a.
Nhân dân oán giận nổi dậy khắp nơi. Nhân dân Ma-đu-ra đã đứng dậy dưới
sự chỉ huy của Tru-nô Giê-giô. Ông tự xưng là dòng dõi Ma-gia-pa-hít, kêu gọi nhân
dân đoàn kết đấu tranh chống bạo quyền. Nông dân theo rất đông, khi nghĩa quân
tiến vào Gia-va thì đã trở thành một lực lượng khá lớn. Nhân dân Gia-va, nhất là
nông dân đã từng khổ cực dưới triều A-mang-cu-rát I hăng hái tham gia khởi nghĩa.
Lúc đầu, Công ty Đông Ấn Hà định lợi dụng cuộc khởi nghĩa này để trục lợi,
tuyên bố giúp Tru-nô Giê-giô, nhưng lại kèm theo những điều kiện buôn bán và
chiếm đất. Tru-nô Giê-giô kiên quyết cự tuyệt.
3. Cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống thực dân phương Tây từ
nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

In-đô-nê-xi-a

Khởi nghĩa của


Tru-nô Giê-rô

Năm 1675 1683 – 1719

Khởi nghĩa của


Su-ra-pa-ti
3. Cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống thực dân phương Tây từ
nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

In-đô-nê-xi-a

Khởi nghĩa của Su-ra-pa-ti


Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào năm 1683.
Ban đầu, ông hợp tác với tiểu vương
Ma-ta-ram đánh bại quân
Hà Lan, mở rộng vùng giải phóng Đông Gia-va.
Về sau, bọn phong kiến phản động câu kết với
Hà Lan tấn công nghĩa quân. Tháng 10 – 1706,
Su-pa-ra-ti bị thương trong lúc chiến đấu và hi
sinh. Các con của ông tiếp tục đấu tranh đến
năm 1707 thì bị dập tắt.
Hình 24 . Tranh vẽ Xu-ra-pa-ti
3. Cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống thực dân phương Tây từ
nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

In-đô-nê-xi-a

Khởi nghĩa của Khởi nghĩa của


Tru-nô Giê-rô Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô

Năm 1675 1683 – 1719 1825 – 1830

Khởi nghĩa của


Su-pa-ra-ti
3. Cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống thực dân phương Tây từ
nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

In-đô-nê-xi-a

Khởi nghĩa của Hoảng tử Đi-pô-nê-gô-rô


Trong thời gian đầu, quân đội của ông chiếm ưu thế. Hơn nữa, ông nhận được
sự ủng hộ từ người Gia-va, trong khi chính quyền thực dân Hà Lan ban đầu lại tỏ ra
thiếu quyết đoán.
Tuy nhiên, chiến tranh Gia-va kéo dài không lâu do Hoàng tử gặp khó khăn trong
việc duy trì lực lượng. Ở chiều ngược lại, thực dân Hà Lan có thể bổ sung lực lượng
từ đảo Su-la-e-xi, và sau đó là từ Hà Lan. Quân đội Hà Lan đã phá vòng vây ở
Giô-ga-ca-ta vào ngày 25 – 9 – 1825. Đến năm 1827, quân đội Hà Lan chiếm ưu
thế.
3. Cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống thực dân phương Tây từ
nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

In-đô-nê-xia

Khởi nghĩa của Hoảng tử Đi-pô-nê-gô-rô


Ước tính có khoảng 200 000 người đã chết trong cuộc
xung đột, trong đó có 8000 người Hà Lan. Cuộc nổi dậy
kết thúc vào năm 1830, sau khi Hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô
bị lừa vào nhà giam Hà Lan gần Ma-ghe-lăng; khi đó, ông
nhầm tưởng nơi ông đến là địa điểm tiến hành đàm phán
kết thúc chiến tranh. Ông lần lượt bị lưu đày đến Ma-na-
đô rồi Ma-cát-xa, nơi ông mất vào năm 1855.

Hình 24 . Tranh vẽ Đi-pô-nê-gô-rô


3. Cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống thực dân phương Tây từ
nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

Phi-líp-pin

Sự chống trả của


thổ dân đảo Mác-tan

Năm 1521
3. Cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống thực dân phương Tây từ
nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

Phi-líp-pin

Sự chống trả của thổ dân đảo Mác-tan


Ngày 27 – 4 – 1521, những thổ dân ở đảo
Mác–tan do X. Pu-la-ca làm thủ lĩnh đã có cuộc
giao tranh với đoàn thủy thủ thám hiểm Tây Ban
Nha do Ph. Ma-gien-lăng làm chỉ huy trận chiến.
Trận chiến đã kết thúc với thắng lợi thuộc về
người dân bản địa. Trong trận chiến này,
Ma-gien-lăng đã bị giết chết. Tuy nhiên, đoàn
thủ thủ Tây Ban Nha đã kịp rút chạy và sống sót
trở về, kết thúc chuyến hành trình. Hình 26. Tranh vẽ trận Mác-tan
3. Cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống thực dân phương Tây từ
nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

Phi-líp-pin

Sự chống trả của Khởi nghĩa của


thổ dân đảo Mác-tan Khơ-rút-xơ

Năm 1521 1823 1844

Khởi nghĩa của


Nô-va-lét
3. Cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống thực dân phương Tây từ
nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX

Miến Điện

Khởi nghĩa của Ban-đu-la


Trong suốt thế kỉ XIX, thực dân Anh phải đối phó với cuộc kháng chiến mạnh
mẽ của nhân dân ngay từ cuộc chiến tranh xâm lược lần thứ nhất. Khi quân Anh
kéo vào A-ra-can (1824), quân đội Miến Điện do M. Ban-đu-la (1783 – 1825) chỉ
huy, đã đánh trả quyết liệt, giáng cho quân xâm lược những đòn mạnh. Nhưng khi
được tin quân Anh đã chiếm Răng-gun, Ban-đu-la buộc phải ngừng tiến công, điều
quân về kinh đô. Trong suốt mùa hè năm 1825, quân Anh bị bao vây ở Răng-gun
và liên tiếp bị tiến công, song có ưu thế hơn về vũ khí và được tiếp viện nên chúng
đã đẩy lùi quân Ban-đu-la khỏi vùng nông thôn Đa-nu-bi. Ngày 1 – 4 –1825,
Ban-đu-la hi sinh, quân Miến Điện rút về phía Bắc. Khởi nghĩa thất bại.
3. Cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống thực dân phương Tây từ
nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX
Vì sao cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống thực dân
phương Tây từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX tuy diễn ra sôi nổi
nhưng đều thất bại.
Cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống thực dân phương
Tây từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX tuy diễn ra sôi nổi nhưng
đều thất bại vì:
– Tương quan lực lượng chênh lệch theo hướng có lợi cho các nước phương Tây.

– Chính quyền phong kiến ở các nước đầu hàng, làm tay sai.
– Phong trào đấu tranh của nhân dân Đông Nam Á thiếu đường lối lãnh đạo
đúng đắn; phần lớn mang tính tự phát, không thống nhất được thành một
phong trào đấu tranh chung, rộng khắp trên cả nước…
Kết luận
– Cuộc đấu tranh của các nước Đông Nam Á chống thực dân
phương Tây từ nửa sau thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX thực sự tạo
thành một sức mạnh to lớn, bước đầu làm chậm bước tiến của
thực dân phương Tây.
– Nó là sức mạnh của sự đoàn kết quân dân, nhiều giai tầng trong
xã hội, mặc dù bị thất bại, nhưng nó tạo cơ sở cho các phong trào
đấu tranh thời kỳ sau phát triển mạnh mẽ và giành được thắng lợi
hoàn toàn.
LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Câu 1. Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô trống

Tây Ban Nha là nước đi tiên phong trong việc xâm lược In-đô-nê-xi-a. Đ
Giữa thế kỉ XIX, Miến Điện và Mã Lai trở thành thuộc địa của Anh. Đ
Các nước thực dân phương Tây xâm lược Đông Nam Á vì đây là vùng
S
đất rộng lớn, có ít người sinh sống.
Việc các nước thực dân phương Tây tiến hành chính sách “chia để trị”
S
đã giúp cho các nước Đông Nam Á có cơ hội phát triển khác nhau
Xiêm là quốc gia duy nhất ở khu vực Đông Nam Á không bị thực dân
phương Tây “nhòm ngó”. S
LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Câu 2. Khai thác các tư liệu dưới đây giúp bạn biết những điều gì về chính
sách cai trị của chính quyền thực dân ở một số nước Đông Nam Á?
Tư liệu 1. Ở In-đô-nê-xi-a, Hà Lan giữ quyền ưu đãi và thực hiện chế độ
bảo vệ quan thuế cho các thương thuyền Hà Lan. Nhờ đó, hàng dệt
nhập khẩu của Hà Lan năm 1819 chiếm 1/3 nhưng đến năm 1830 đã
chiếm 2/3 tổng số hàng dệt nhập khẩu.
(Theo Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại,
NXB Giáo dục, 2006, tr. 393)

Thể hiện chính sách bảo hộ, độc quyền buôn bán với thuộc địa của các
nước thực dân.
LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Câu 2. Khai thác các tư liệu dưới đây giúp bạn biết những điều gì về chính
sách cai trị của chính quyền thực dân ở một số nước Đông Nam Á?
Tư liệu 2. Theo quy định, đàn ông Phi-líp-pin từ 16 đến 60 tuổi phải
đóng 10 rê-an cho chính quyền, 1 rê-an cho nhà thờ và 1 rê-an cho
ngân khố huyện. Thuế này có thể trả bằng tiền hay bằng sản phẩm.
Bọn thống trị thực dân lại thích thu bằng hiện vật vì chúng có thể
tha hồ trả giá rẻ và đong đếm gian lận.
(Theo Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại,
Sđd, tr. 414)

Thể hiện chính sách bóc lột của chính quyền thực dân với nhân dân
Đông Nam Á thông qua chính sách thuế khoá nặng nề, gian lận
LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Câu 2. Khai thác các tư liệu dưới đây giúp bạn biết những điều gì về chính
sách cai trị của chính quyền thực dân ở một số nước Đông Nam Á?
Tư liệu 3. Thực dân Hà Lan ra sức xây dựng các công trình phòng thủ, ra lệnh cho lãnh
chúa bắt nông dân xây dựng con đường từ Tây Gia-va đến Đông Gia-va, dài 1.000 km.
Trại lính mọc lên khắp nơi, công binh xưởng, quân y viện và các pháo đài kiên cố được
xây dựng ở những thành phố quan trọng như: Ba-ta-vi-a, Su-ra-bai-a, Sê-ma-rang,...
Xương máu hàng vạn nông dân đã đổ vào các công trình trên.
(Theo Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng, Lịch sử thế giới cận đại, Sđd, tr. 391)

Thể hiện chính sách bóc lột sức người, sức của ở các thuộc địa để xây dựng
hệ thống giao thông (đường sá), các công trình phòng thủ (trại lính, công binh
xưởng, pháo đài, quân y viện,...) nhằm phục vụ cho mục đích cai trị của chính
quyền thực dân.
10
LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Câu 3. Bạn có nhận xét gì về chính sách đô hộ của thực dân
phương Tây đối với các nước Đông Nam Á?
Trả lời
Chính sách cai trị của thực dân phương Tây đối với các nước thuộc địa
vô cùng hà khắc, dã man, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực. Chia để trị, vơ
vét, bóc lột phục vụ cho khai thác và đàn áp các cuộc khởi nghĩa, làm xói
mòn văn hóa dân tộc, gây nên xung đột văn hóa, tôn giáo ở nhiều quốc
gia, tăng thêm mâu thuẫn trong xã hội.
10
LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG
Câu 4. Có ý kiến cho rằng: Các nước tư bản phương Tây xâm
chiếm Đông Nam Á là để giúp đỡ những nước này thoát khỏi
nghèo nàn, lạc hậu. Bạn có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?

You might also like