Chương 4

You might also like

Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 23

CHƯƠNG 4

TÀI SẢN VÀ QUYỀN SỞ HỮU

1
4.1 Khái niệm tài sản và quyền sở hữu
 Khái niệm tài sản: Điều 105 BLDS 2014
Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản
 Khái niệm quyền sở hữu:
+ Quyền sở hữu là một phạm trù pháp lí phản ánh các
quan hệ sở hữu trong một chế độ sở hữu nhất định, bao
gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh
những quan hệ về sở hữu trong xã hội.
+ Theo Điều 158: Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm
hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở
hữu theo quy định của luật.

2
4.2 Quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu

 4.2.1. Chủ thể của quyền sở hữu

 4.2.2. Khách thể của quyền sở hữu

 4.2.3. Nội dung của quyền sở hữu

3
4.2.1. Chủ thể của quyền sở hữu

 Chủ thể của quyền sở hữu là những người tham gia


quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu.
 Đối với những tài sản hữu hình, thì chủ thể của
quyền sở hữu là những người có trong tay các tài
sản theo quy định tại Chương VII BLDS thuộc quyền
sở hữu của mình, được xác lập theo những căn cứ do
BLDS quy định

4
4.2.1 Chủ thể của quyền sở hữu

 Đối với những tài sản vô hình (quyền sở hữu trí


tuệ) thì chủ thể của quyền sở hữu là những người
được pháp luật dân sự công nhận. Đó là chủ sở hữu
tác phẩm bao gồm: Tác giả, các đồng tác giả, cơ
quan tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả, cá nhân
hoặc tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo với tác giả,
người thừa kế theo di chúc hoặc người thừa kế theo
pháp luật của tác giả.

5
4.2.1 Chủ thể của quyền sở hữu

 Lưu ý:
Do tính chất và đặc trưng của quan hệ pháp luật về sở
hữu nên một bên chủ thể luôn được xác định và có các
quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của
mình, còn chủ thể phía bên kia là tất cả những thành viên
trong xã hội.

6
4.2.2 Khách thể của quyền sở hữu

 Khách thể của quyền sở hữu là một trong ba yếu tố


cấu thành quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu. Nó có
thể là đối tượng của thế giới vật chất hoặc là kết quả
những hoạt động sáng tạo tinh thần (trí tuệ).

7
4.2.3 Nội dung quyền sở hữu

 Quyền chiếm hữu: Điều 186, 187, 188


+ Quyền chiếm hữu của chủ sở hữu
+ Quyền chiếm hữu của người được chủ sở hữu ủy
quyền quản lý tài sản.
+Quyền chiếm hữu của người được giao tài sản
thông qua giao dịch dân sự.

8
4.2.3 Nội dung quyền sở hữu

 Quyền sử dụng: Điều 189


Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng
hoa lợi, lợi tức từ tài sản.
Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người
khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp
luật.

9
4.2.3 Nội dung quyền sở hữu

 Quyền định đoạt: Điều 192


Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu
tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy
tài sản.
 Điều kiện thực hiện quyền định đoạt: Điều 193
Việc định đoạt tài sản phải do người có năng lực
hành vi dân sự thực hiện không trái quy định của
pháp luật.

10
4.3 Căn cứ xác lập và chấm dứt quyền
sở hữu
 4.3.1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu

 4.3.2. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu

11
4.3.1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu

 Theo Điều 221 - Quyền sở hữu được xác lập đối với
tài sản trong trường hợp sau đây:
1. Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp
pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu
trí tuệ.
2. Được chuyển quyền sở hữu theo thỏa thuận hoặc theo
bản án, quyết định của Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khác.
3. Thu hoa lợi, lợi tức.
4. Tạo thành tài sản mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.

12
4.3.1. Căn cứ xác lập quyền sở hữu

5. Được thừa kế.


6. Chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy
định đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định
được chủ sở hữu; tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm
đắm được tìm thấy; tài sản do người khác đánh rơi, bỏ
quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di
chuyển tự nhiên.
7. Chiếm hữu, được lợi về tài sản theo quy định tại
Điều 236 của BLDS 2015.
8. Trường hợp khác do luật quy định.
13
4.3.2. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu

 Theo Điều 237 - Quyền sở hữu chấm dứt trong trường


hợp sau đây:
1. Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác.
2. Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình.
3. Tài sản đã được tiêu dùng hoặc bị tiêu hủy.
4. Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu.
5. Tài sản bị trưng mua.
6. Tài sản bị tịch thu.
7. Tài sản đã được xác lập quyền sở hữu cho người khác theo
quy định của Bộ luật này.
8. Trường hợp khác do luật quy định.

14
4.4 Các hình thức sở hữu

 Sở hữu toàn dân: Điều 197 đến Điều 204


+ Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn
lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác
và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản
công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ
sở hữu và thống nhất quản lý.

 Sở hữu riêng: Điều 205, Điều 206


+ Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp
nhân.

15
4.4 Các hình thức sở hữu

 Sở hữu chung: Điều 207 đến Điều 220


+ Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với
tài sản.
+ Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần
và sở hữu chung hợp nhất.

16
4.5 Các phương thức bảo vệ quyền sở
hữu, quyền khác đối với tài sản
 Theo Điều 164, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác
đối với tài sản có quyền tự bảo vệ ngăn chặn
những hành vi xâm phạm quyền của mình bằng
những biện pháp không trái quy định của pháp
luật; hoặc là yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có
thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
mình,

17
4.5 Các phương thức bảo vệ quyền sở
hữu, quyền khác đối với tài sản
 Quyền đòi lại tài sản : Điều 166
+ Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài
sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu,
người sử, dụng tài sản, người được lợi về tài sản
không có căn cứ pháp luật.
+ Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ
sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối
với tài sản đó.

18
4.5 Các phương thức bảo vệ quyền sở
hữu, quyền khác đối với tài sản
 Quyền đòi lại động sản không phải đăng ký quyền sở
hữu từ người chiếm hữu ngay tình: Điều 167
Chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản không phải đăng
ký quyền sở hữu từ người chiếm hữu ngay tình trong
trường hợp người này có được động sản này thông qua
hợp đồng không có đền bù với người không có quyền
định đoạt tài sản;
Trường hợp hợp đồng này là hợp đồng có đền bù thì chủ
sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy
cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý
chí của chủ sở hữu.
19
4.5 Các phương thức bảo vệ quyền sở
hữu, quyền khác đối với tài sản
 Quyền đòi lại động sản phải đăng ký quyền sở
hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay
tình: Điều 168
Chủ sở hữu được đòi lại động sản phải đăng ký quyền
sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu ngay
tình, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 133
của BLDS 2015.

20
4.5 Các phương thức bảo vệ quyền sở
hữu, quyền khác đối với tài sản
 Quyền yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái
pháp luật đối với việc thực hiện quyền sở hữu,
quyền khác đối với tài sản : Điều 169
Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản,
chủ̉ thể có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở
trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó hoặc có
quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm

21
4.5 Các phương thức bảo vệ quyền sở
hữu, quyền khác đối với tài sản
 Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại: Điều 170
Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có
quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở
hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại.

22
Câu hỏi ôn tập chương 4

 Bài tập: An đi du lịch ở nước ngoài về, có mượn của


Nam một máy ảnh hiệu Canon để chụp ảnh lưu niệm.
Hôm An về đến sân bay thì có Hoa ra đón. Nhìn thấy
chiếc máy ảnh, Hoa khen đẹp và tỏ ý rất thích. Thấy
vậy, An đã tặng chiếc máy ảnh nói trên cho Hoa và
nói là quà từ nước ngoài đem về. Sau đó, Nam nhìn
thấy Hoa sử dụng máy ảnh của mình thì đòi lại. Hoa
không đồng ý. Hoa có phải trả lại máy ảnh cho Nam
không? Vì sao? Cơ sở pháp lý?

23

You might also like