Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC – ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BẢO VỆ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: NGUYỄN GIA DIỆP ANH
MÃ SINH VIÊN: 20010750
NGÀNH CỬ NHÂN GIÁO DỤC MẦM NON
LỚP: GD5 – N1
I, TỔNG QUAN KẾ HOẠCH TỔ CHỨC
CÁC HOẠT ĐỘNG CHO TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON

1/ Hoạt động vui chơi và hoạt động với đồ vật


2/ Hoạt động phát triển nhận thức cho trẻ mầm non
3/ Hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non
4/ Hoạt động phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non
5/ Hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non
6/ Hoạt động phát triển tình cảm xã hội cho trẻ mầm non
STT Nội dung các hoạt động Số lượng kế hoạch Trạng thái hoàn
thành

Hoạt động vui chơi và hoạt động với đồ vật 18


I. Đã hoàn thiện

Hoạt động với đồ vật 6


Đã hoàn thiện

Độ tuổi nhà trẻ:


1. Đề tài: Hoạt động với đồ vật: Xếp đoàn tàu từ khối gỗ
2. Đề tài: Hoạt động với đồ vật: Bé chơi với vỏ hộp bánh tròn
3. Đề tài: Hoạt động với đồ vật: Ngôi nhà của bé
4. Đề tài: Hoạt động với đồ vật: Xâu vòng tặng bạn
5. Đề tài: Hoạt động với đồ vật: Bé chơi với chai nhựa
6. Đề tài: Hoạt động với đồ vật: Bé chơi cùng lõi giấy
Hoạt động vui chơi ngoài trời , Hoạt động góc
7. MGB: Đề tài: Bé xây dựng thành phố

8. MGB: Đề tài: Bé yêu trường lớp

9. MGB: Đề tài: Bé yêu gia đình mình


10. MGB: Đề tài: Bé làm bánh trôi

11. MGN: Đề tài: Giới tính của bé

12. MGN: Đề tài: Cảm nhận của bé

13. MGN: Đề tài: Trò chuyện về một số loại cây và chơi với lá cây

14. MGN: Đề tài: Thí nghiệm “hạt tiêu chạy chốn”

15. MGL: Đề tài: Quan sát cây vú sữa

16. MGL: Đề tài: Dạo chơi sân trường

17. MGL: Đề tài: Thí nghiệm “Vũ điệu sắc màu”

18. MGL: Đề tài: Những vận động viên khéo léo

II Hoạt đông phát triển nhận thức cho trẻ mầm non (bao gồm: làm quen với biểu 16 Đã hoàn
tượng Toán/ làm quen với môi trường xung quanh/ STEAM…) thiện

19. NT: Steam Đề tài: Tìm hiểu đôi dép


20. NT:Đề tài: Con Cua đồng

21. NT: Đề tài: Nhận biết màu đỏ

22. NT: Đề tài: Đồ chơi trung thu: Đèn lồng, trống lắc tay

23. MGB: Đề tài: Nhận biết phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới của bản thân

24. MGB: Đề tài: Khám phá về đồ dùng, đồ chơi của bé

25. MGB:Đề tài : Ôn “So sánh kích thước cao hơn, thấp hơn”

26. MGB:Đề tài: Đếm trên đối tượng trong phạm vi 3 và đếm theo khả năng

27. MGN: Đề tài: So sánh chiều rộng của 2 đối tượng

28. MGN: Đề tài: Sự kì diệu của quả trứng.

29. MGN: Đề tài: So sánh thêm bớt trong phạm vi 4

30. MGN: Đề tài: Trẻ đếm đến 4, nhận biết nhóm số lượng trong phạm vi 4, nhận biết chữ số 4.

31. MGL: Đề tài: So sánh độ dài các đồ vật với cùng 1 đơn vị đo

32. MGL: Đề tài: Ôn tách gộp các nhóm đối tượng trong phạm vi 8 thành 2 phần bằng các cách khác
nhau và so sánh
33. MGL: Đề tài: Điều kì diệu từ giấy

34. MGL: Đề tài: Thí nghiệm hoa đổi màu


III Hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non gồm: làm quen với 16
Đã hoàn
với tác phẩm văn học, Làm quen với đọc/ viết
thiện

35 NT: Đề tài: Kể chuyện cho trẻ nghe: “Đôi bạn nhỏ”

36 NT: Đề tài: Dạy trẻ đọc thơ: “Bé đến lớp”

37 NT: Đề tài: Dạy trẻ thuộc thơ: “Yêu mẹ”

38 NT: Đề tài: Kể chuyện cho trẻ nghe: “Thỏ con không vâng lời”

39 MGB: Đề tài: Kể chuyện cho trẻ nghe: “Vịt con lông vàng”

40 MGB: Đề tài: Kể chuyện trẻ nghe: “Ai cho trái ngọt”

41 MGB: Đề tài: Dạy trẻ thuộc thơ: “Thỏ trắng”

42 MGB: Đề tài: Dạy trẻ đọc thuộc thơ “Chú cảnh sát giao thông”

43 MGN: Đề tài: Dạy trẻ thuộc thơ “Đèn đỏ đèn xanh”


44 MGN: Đề tài: Kể chuyện cho trẻ nghe: “Tàu thủy tý hon”
45 MGN: Đề tài: Kể chuyện sáng tạo với đồ dùng của bé: bút chì, tẩy, vở, sách
46 MGN: Đề tài: Dạy trẻ học thuộc thơ: Dinh dưỡng của bé
47 MGL: Đề tài: Kể truyện cho trẻ nghe: “ Ba cô gái”
48 MGL: Đề tài: Kể chuyện trẻ nghe “ Thỏ con đi học”
49 MGL: Đề tài: Làm quen nhóm chữ cái “ b, d, đ”
50 MGL: Đề tài: Làm quen nhóm chữ cái “g, y”
IV Hoạt đông phát triển thẩm mỹ cho trẻ mầm non (bao gồm: Âm nhạc, Tạo hình) 16 Đã hoàn
thiện
51 NT: Đề tài: Ôn tập - Tô màu cây bắp cải
52 NT: Đề tài: Làm hoa từ tăm bông tặng bà, tặng mẹ ngày 8/3
53 NT: Đề tài: Vo chùm nho bằng giấy
54 NT: Đề tài: Nặn quả cam

55 MGB: Đề tài: Làm con gà từ quả cà pháo


56 MGB: Đề tài: Dạy hát bài: “Tập làm chú bộ đội”
57 MGB:Đề tài: Vẽ cuộn len theo mẫu
58 MGB:Đề tài: Vẽ hoa lá, trang trí váy búp bê
59 MGN: Đề tài : Dạy vận động múa: Em yêu cô giáo
60 MGN: Đề tài : Làm ếch bằng các nguyên vật liệu
61 MGN: Đề tài: Vẽ chân dung mẹ ( Mẫu)
62 MGN: Đề tài: Dạy hát bài: “Chú ếch con”
63 MGL: Đề tài: Gấp và trang trí chiếc thuyền
64 MGL: Đề tài: Dạy hát bài: “Cô dạy bé bài học giao thông”
65 MGL:Đề tài: Dạy hát: “Em đi chơi thuyền”
66 MGL: Đề tài: Dạy hát bài: “Cảm ơn chú bộ đội”

V Hoạt động phát triển thể chất cho trẻ mầm non (bao gồm: Hoạt động có chủ đích, thể dục 12
Đã hoàn thiện
sáng, trò chơi vận động)
67 NT: Đề tài: Vận động cơ bản : Bật tại chỗ

68 NT: Đề tài : Vận động cơ bản :Ném bóng bằng 2 tay

69 NT: Đề tài :Vận động cơ bản : Tung bắt bóng

70 MGB: Đề tài: Vận động cơ bản: Bật liên tục vào 3 ô

71 MGB: Đề tài : Lăn bóng cùng cô

72 MGB: Đề tài : Đi trong đường hẹp

73 MGN: Đề tài: Tung và bắt bóng tại chỗ


73 MGN: Đề tài: Tung và bắt bóng tại chỗ

74 MGN: Đề tài: Đi thay đổi theo đường dích dắc

75 MGN: Đề tài: Đi trên ghế thể dục

76 MGL: Đề tài: Vận động cơ bản: Bò bằng bàn tay, bàn chân qua 4-5m

77 MGL: Đề tài: Vận động cơ bản: Trườn kết hợp trèo qua ghế dài

78 MGL: Đề tài: Vận động cơ bản: Ném xa bằng 1 tay

VI Hoạt động phát triển tình cảm xã hội cho trẻ mầm non (bao gồm cả hoạt động 12
tích hợp và hoạt động giáo dục phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội chuyên
Đã hoàn
biệt):
thiện

79 NT: Đề tài: Trẻ biết chờ đến lượt


80 NT: Đề tài: Bé tập đeo yếm

81 NT: Đề tài: Nói lời yêu thương

82 MGB: Đề tài: Mèo con đáng yêu


83 MGB: Đề tài: “Chú cảnh sát giao thông”
84 MGB: Đề tài: Bé yêu trường mầm non
85 MGN: Đề tài: Kỹ năng an toàn khi tham gia giao thông (An toàn khi ngồi trên
xe máy)
86 MGN: Đề tài : Dạy trẻ kỹ năng mặc áo phao
87 MGN: Đề tài: Dạy trẻ đeo khẩu trang đúng cách
88 MGL: Đề tài: Bé tập làm chiến sĩ

89 MGL: Đề tài: Bé vui đón tết

90 MGL: Đề tài: Kĩ năng bé bảo vệ môi trường

Tổng 90 90/90
II, KINH NGHIỆM CÁ NHÂN
RÚT RA SAU KHI THỰC HIỆN KHOÁ LUẬN TỐT
NGHIỆP

KHÓ KHĂN:
* Trong khoảng thời gian thực hiện khoá luận tốt nghiệp, em bị trùng
thời gian với khoảng thời gian thực tập tại trường mầm non được
phân công. Vậy nên, cá nhân em cảm thấy chất lượng các kế hoạch
hoạt động trong đợt khoá luận chưa đạt được chất lượng tốt nhất.
Thuận lợi:
* Do vừa được xuống trường thực tập và vừa soạn kế hoạch, nên em có những kinh
nghiệm cá nhân để các kế hoạch không bị chênh lệch quá nhiều so với thực tế tiếp thu
của trẻ
* Em được học hỏi các phương pháp dạy và cách quản lý trẻ trong từng môi trường khác
nhau: ổn định tổ chức trong lớp, ngoài trời; cách giáo dục kỷ luật cho trẻ sau mỗi giờ hoạt
động; cách chăm sóc trẻ và xử lý tình huống bất ngờ; cách giao tiếp với phụ huynh
* Em được tiếp xúc và học hỏi kinh nghiệm thông qua các cô, các chị đi trước
* Em được làm nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho tiết dạy của mình dựa trên thực tế lớp
học đã có
* Em được các chị , các cô hướng dẫn để có một tiết dạy chất lượng nhất
* Em được thực hiện trực tiếp trên trẻ và biết cũng như trải nghiệm được những khó khăn
và vướng mắc khi thực hành
* Có thêm kỹ năng xử lý các tình huống xảy ra trong tiết học trong thực tế và cách giải
quyết tốt nhất vì có sự giúp đỡ của các cô giáo đứng lớp lâu năm
VẬN DỤNG KINH NGHIỆM VÀO
SỰ PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP SAU NÀY
Sau khi được trải nghiệm và thực hành thực tế áp dụng những kế hoạch
hoạt động đã soạn, em cảm thấy khoá luận tốt nghiệp là thật sự cần thiết
với sinh viên chúng em. Nó không chỉ giúp chúng em tự rút ra nhiều kinh
nghiệm của mỗi cá nhân mà còn giúp chúng em trưởng thành và va chạm
sát với nghề hơn rất nhiều. Đối với cá nhân em đã học được cách làm sao
để thu hút trẻ gây hứng thú hơn trước khi bước vào bài học, em sẽ áp
dụng cách gây hứng thú khác nhau phù hợp ở mỗi độ tuổi khác nhau.
Ngoài ra, trong quá trình thực hiện các kế hoạch hoạt động, em được tự
mình sáng tạo và làm ra rất nhiều đồ dùng, những cách làm đồ dùng đó
sẽ giúp chúng em tự tin hơn khi vào nghề, vì đối với em nghề giáo viên
mầm non khi đi dạy phải luôn là 1 người nghệ sĩ khéo tay và một tiết dạy
không thể thiếu đồ dùng đối với mầm non.
BỐC THĂM
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
KẾ HOẠCH
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI TOÁN

Chủ đề: Màu sắc


Đề tài: Đo độ lớn của các vật bằng một đơn vị đo
Độ tuổi: 5-6 tuổi
Thời gian: 40-45 phút
Số lượng trẻ: 45-50 trẻ
Người dạy: Nguyễn Gia Diệp Anh
I- MỤC ĐÍCH:
1, Kiến thức:
- Trẻ biết chính xác màu sắc của các vật trẻ sử dụng.
- Trẻ biết thực hiện thao tác đo độ dài của các vật bằng một đơn vị đo.
- Trẻ biết so sánh, diễn đạt kết quả đo.
2, Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng đo lường chính xác.
- Trẻ có kỹ năng ghi nhớ có chủ định, phát triển nhận thức cho trẻ.
- Trẻ có kỹ năng phán đoán bằng quan sát trực quan.
- Trẻ có kỹ năng thuyết trình trước lớp.
- Trẻ có kỹ năng làm việc nhóm.
3, Thái độ:
- Trẻ tập trung làm việc chính xác, khoa học.
- Trẻ hoà đồng và đoàn kết với bạn, tích cực tương tác với cô.
- Trẻ hứng thú khi tham gia các hoạt động của lớp.
- Giáo dục trẻ biết dọn dẹp lớp học.
II- CHUẨN BỊ:
* Mỗi trẻ: 1 rổ nhựa nhỏ, bảng trắng, bút lông, 1 dây ruy băng xanh,
1 dây ruy băng vàng, 1 dây ruy băng đỏ (các dây ruy băng có độ dài
không bằng nhau, thước đo:1 hình vuông, thẻ số: 3,4,5.
* Đồ dùng của cô: 1 rổ nhựa nhỏ, bảng trắng, bút lông, 1 dây ruy
băng xanh, 1 dây ruy băng vàng, 1 dây ruy băng đỏ (các dây ruy
băng có độ dài không bằng nhau, thước đo:1 hình vuông, thẻ số:
3,4,5.
- Máy tính, máy chiếu
- Nhạc bài “Học đếm số”, bài hát “ Bống bống bang bang”
III, TIẾN HÀNH:

1, Ổn định tổ chức gây hứng thú:


Hát và vận động theo nhạc bài hát “ Học đếm số”

https://youtu.be/Q2XWK6Gsm7Y?si=Dd5dXi0rSdV35o3v
2. Nội dung chính:
* Hoạt động 1: Dạy trẻ đo độ dài các vật bằng 1 đơn vị đo:
1.1. Cô cho trẻ quan sát:
1.2.Cô hướng dẫn trẻ đo độ dài các vật bằng 1 đơn vị đo:
Đơn vị dùng để đo các sợi ruy băng cô chọn là hình chữ nhật có chiều rộng bằng với chiều rộng của sợi ruy
băng.
- Để đo được chiều dài của sợi ruy băng chúng mình hãy đo từ phía trái sang phía phải của sợi ruy băng
- Tay trái cô cầm hình vuông, tay phải cô cầm bút lông. Cô sẽ đo dây ruy băng màu vàng trước ( ngắn nhất = 3
lần thước đo)
- Cô đặt một đầu của hình chữ nhật trùng khít với một đầu của dây ruy băng màu vàng, tay phải cô dùng bút
lông vạch sát vào đầu kia của hình chữ nhật để đánh dấu.
- Sau khi đã vạch xong cô nhấc hình chữ nhật lên và đặt 1 đầu của hình chữ nhật trùng khít với vạch vừa đánh
dấu, dùng bút vạch tiếp vào sát cạnh còn lại của hình chữ nhật…cứ tiếp tục đo như vậy cho đến hết độ dài của
dây ruy băng.
1.3. Trẻ thực hiện thao tác đo:
Kết luận: Khi sử dụng cùng 1 thước đo thì vật nào có số lần thước đo nhiều
hơn thì vật đó dài hơn, vật nào có số lần thước đo ít hơn thì vật đó ngắn hơn.
2. Trò chơi: Ai đo nhanh:
- Cách chơi: Cô chia trẻ về 4 nhóm.
Nhóm 1: hoa đỏ
Nhóm 2: hoa xanh
Nhóm 3: hoa vàng
Nhóm 4: hoa hồng
Trẻ đo đồ vật : quyển truyện, sách, các khối gỗ bằng hình vuông là thước đo. Đội chiến thắng là
đội đo xong nhanh nhất và có kết quả chính xác, sẽ lấy thẻ số kết quả của mình dán vào phần
bảng có hình ảnh đồ vật của nhóm mình.
- Luật chơi: Nhóm nào nhanh nhất và chính xác kết quả đo là đội chiến thắng.
Hoạt động 3: Kết thúc:
Trẻ hát và vận động bài “Bống bống bang bang”
EM CẢM ƠN CÁC CÔ ĐÃ LẮNG NGHE!

You might also like