Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 11

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

KÝ SINH TRÙNG
Bài 1. Đại cương ký sinh trùng học
• Các khái niệm cơ bản
• Đặc điểm KST
• Bệnh do KST
1. Loại sinh vật bình thường sống trong cơ thể người nhưng không gây bệnh, nhưng nếu gặp điều
kiện thuận lợi thì trở thành thể gây bệnh, được gọi là:
A. Ngoại hoại sinh
B. Nội ký sinh trùng
C. Ngoại ký sinh trùng
D. Nội hoại sinh
2. “Trong chu trình phát triển cần 1 vật chủ duy nhất, khi rời khỏi cơ thể ký chủ này, cần phải có
giai đoạn phát triển ở ngoại cảnh”, được gọi là chu trình:
A. Gián tiếp dài
B. Trực tiếp ngắn
C. Trực tiếp dài
D. Gián tiếp ngắn
3. Loại ký sinh trùng sống bên ngoài ngoại cảnh, chỉ bám vào vật chủ khi cần lấy thức ăn, gọi là:
A. KST vĩnh viễn
B. Ngoại KST
C. Nội KST
D. KST tạm thời
Bài 2. Đơn bào-KST sốt rét
• KST sốt rét: đặc điểm, chu trình phát triển, phân bố, đặc tính của các
loài Plasmodium, tiến trình bệnh sốt rét, các thể bất thường của bệnh
sốt rét, những thay đổi của cơ thể do sốt rét, thuốc trị sốt rét, vaccine
phòng bệnh sốt rét
1. Có bao nhiêu loài Plasmodium gây bệnh ở người?
A. 6
B. 3
C. 5
D. 4
2. Đặc điểm của hồng cầu nhiễm P. falciparum:
A. Phình to, chứa nhiều đốm Maurer
B. Không phình to, chứa nhiều hạt Schiifner
C. Phình to, chứa nhiều hạt Schiifner
D. Không phình to, chứa nhiều đốm Maurer
3. Đặc điểm của đơn bào. Chọn câu SAI:
E. Có thể sống riêng lẻ hay tập hợp thành nhóm
F. Có thể sống tự do hay ký sinh
G. Tế bào không có đầy đủ chức năng của một đơn vị sống độc lập
H. Cấu trúc cơ thể chỉ 1 tế bào
Bài 3. GIUN - SÁN
• Giun: đại cương giun (hình thể, các cơ quan); giun đũa (tên KH, hình
thể, chu trình phát triển, triệu chứng bệnh); giun tóc ( tên KH, hình
thể, chu trình phát triển, vai trò gây bệnh); giun móc (tên KH, hình
thể, chu trình phát triển, triệu chứng); giun lươn (tên KH, hình thể,
chu trình phát triển, triệu chứng); giun kim (tên KH,hình thể, chu trình
phát triển, bệnh học)
• Sán: đại cương sán dây (đặc điểm chung, hình thể); sán dải heo (tên
KH, đặc điểm, chu trình phát triển, triệu chứng bệnh do sán trưởng
thành và nang ấu trùng); sán dải bò (tên KH, đặc điểm, chu trình phát
triển, phân biệt sán dãi lợn và sán dãi bò)
1. Loại giun nào gây triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy có phân đen:
A. Giun kim
B. Giun đũa
C. Giun móc
D. Giun tóc
2. Chọn câu sai.
A. Chiều dài của giun thay đổi tùy giống
B. Thường màu trắng đục
C. Hình ống
D. Giun là loài lưỡng tính
3. . Giun đũa ký sinh ở:
A. Ruột non
B. Manh tràng
C. Đại tràng
D. Tá tràng
Bài 4. MUỖI
• Hình thể
• Sinh thái muỗi
• Phân loại muỗi
• Phân biệt 4 loài muỗi
• Vai trò truyền bệnh
• Các phương pháp diệt muỗi và ấu trùng
1. Muỗi cái đẻ trứng cần 3 điều kiện, ngoại trừ:
A. Nhiệt độ 25 – 30oC
B. Hút máu
C. Ẩm ướt
D. Ánh sáng
2. Trung gian truyền bệnh sốt rét là muỗi:
A. Anopheles
B. Culex
C. Aedes
D. Mansonia
3. Con cái đẻ trứng nơi nước trong, ít chảy, nhiều cỏ mọc là đặc điểm của:
A. Anopheles
B. Culex
C. Aedes
D. Tất cả đều sai
Bài 5. Vi nấm
• Đặc điểm chung
• Hình thể
• Dinh dưỡng và phát triển
• Sinh sản
• Vi nấm Malssezia spp. (đại cương, bệnh học, dịch tễ học, điều kiện
gây bệnh)
• Vi nấm Candida spp. (hình thể, sinh học, bệnh do candida, chẩn đoán
phân biệt C.albican và C. Non albicans)
1. Dạng bào tử sinh sản hữu tính ở nấm sợi:
A. Bào tử đảm
B. Bào tử đính
C. Bào tử bao dày
D. Bào tử đốt
2. Yếu tố nguy cơ của bệnh Candida miệng – thực quản:
A. HIV/AIDS
B. Sử dụng kháng sinh kéo dài
C. Mang răng giả
D. Cả 3 đều đúng
3. Đặc điểm hình thể của nấm sợi:
A. Khuẩn lạc dạng nhầy nhớt giống khuẩn lạc vi khuẩn
B. Đa bào
C. Dạng sợi, phân nhánh
D. Sợi có vách ngăn hoặc không có vách ngăn

You might also like