Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 53

XÂY DỰNG

HỆ THỐNG GIAO DỊCH


Áp dụng cho tất cả các thị trường
Stock, Forex, Cryptocurrencies…
“ TRADE WHAT YOU SEE,
NOT WHAT YOU THINK

-Hãy giao dịch dựa vào những gì bạn thấy, không phải dựa trên những gì bạn nghĩ-
BẢN CHẤT THỊ TRƯỜNG
 LUẬT BÒ GẤU
Bò(Bull) và Gấu(Bear) là 2 con vật biểu tượng của phố Wall.
 Bò tượng trưng cho phe mua/giá tăng, Gấu tượng trưng cho phe bán/giá giảm.
 Đường giá được tạo thành từ hoạt động mua bán này
=> Bản chất thị trường là sự đấu tranh liên tục của phe mua và phe bán (phe bò và phe gấu).
 Các vùng phe mua nhảy vào đẩy giá lên là “vùng bò”, các vùng phe bán nhảy vào đẩy giá xuống là
“vùng gấu”. Khi tại một mức giá mà phe bò/gấu mạnh hơn và cản trở, làm giá quay đầu thì tại đó
tạo thành hỗ trợ/kháng cự (CẢN).
=> Đọc nến tức là ta đọc diễn biến tâm lý thị trường, tương quan hai phe bò và gấu xem phe nào
chiếm ưu thế để xác định xu hướng tiếp theo của thị trường.
VÍ DỤ VỀ VÙNG BÒ GẤU
Vùng gấu

Vùng gấu

Vùng gấu

Vùng gấu
Vùng gấu Vùng bò
Vùng bò

Vùng bò Vùng bò

Vùng bò
BÀI HỌC TỪ LUẬT BÒ GẤU
GẤU TẤN CÔNG Ồ ẠT  BÒ: Các nhà đầu tư kinh nghiệm

 Lợn, gà: Đám đông thiếu hiểu biết.

Gần hang gấu  Gấu: Chính là ĐẢO CHIỀU XU HƯỚNG


=> nhiều gấu đuổi ra

Bò gọi thêm các loài không có khả


Gấu đuổi ra
năng chiến đấu (lợn, thỏ) đánh lại
gấu, đồng thời các con bò ban đầu no
nê và âm thầm rút khỏi rừng
Bò gọi thêm bò để đánh lại gấu

Bò vào rừng ăn cỏ
Þ BÀI HỌC: MUỐN LÀ BÒ HAY LÀ LỢN CON?
Þ KHI LỢN CON NHẢY VÀO QUÁ NHIỀU- THOÁT HÀNG
TỨ ĐỒ HỆ THỐNG GIAO DỊCH
Quản lý vốn
25%

Tâm lý Phương pháp


giao dịch LỢI phân tích
25% NHUẬN 25%

Kế hoạch
giao dịch
25%
QUY CHUẨN CỦA PHƯƠNG PHÁP GIAO DỊCH

 PHẢI NHẬN BIẾT ĐƯỢC XU HƯỚNG CHÍNH CỦA GIÁ: TĂNG HAY GIẢM.

 PHẢI XÁC ĐỊNH ĐƯỢC ĐIỂM VÀO(ENTRY), ĐIỂM DỪNG LỖ(SL), ĐIỂM CHỐT LỜI(TP).

 PHẢI CÓ TỶ LỆ THẮNG LỚN HƠN 1; TỶ LỆ LỜI/LỖ (R:R) NÊN ≥1,5 (TỐT NHẤT ≥ 2).

 PHẢI KIỂM NGHIỆM, BACKTEST TỪ 6 THÁNG TRỞ LÊN, ĐẢM BẢO CÓ LỢI NHUẬN.
XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP GIAO DỊCH
Thường được gọi là KHÁNG CỰ- HỖ TRỢ, hoặc là VÙNG BÒ-VÙNG GẤU.
• Sử dụngCẢN
để phân tích và tìm điểm vào lệnh(Entry) hoặc điểm chốt lời (TP), cắt lỗ (SL).

Nền tảng của phân tích kỹ thuật. DOW Theory first!



• THUYẾT DOW
Dùng để xác định xu hướng chính hiện tại, từ đó giao dịch THUẬN XU HƯỚNG CHÍNH!
• Xác định pha hiện tại của xu hướng chính (tích lũy, tăng trưởng hay phân phối).

Đường trung bình giá lũy thừa



EMA
Xác định xu hướng của giá, sử dụng EMA 34 và EMA 89.
• Có thể sử dụng để vào lệnh theo “vùng giá trị”.

FIBO THOÁI LUI (Retracement) VÀ FIBO MỞ RỘNG (Extension)


FIBONACCI
• FIBO THOÁI LUI (F.R) xác định điểm hồi, lực hồi, điểm vào lệnh.
• FIBO MỞ RỘNG (F.E) xác định vùng chốt lời.

Chỉ số đo sức mạnh RSI hoặc MACD


PHÂN
• Kết hợpKỲ- HỘI TỤ
với đường giá để xác định phân kỳ hội tụ.
• Xác định dấu hiệu gom hàng, xả hàng.

KẾT HỢP CÁC CÔNG CỤ ĐỂ XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP HOÀN CHỈNH
KẾT
• Sử HỢP
dụng các công cụ PTKT trên + Phân tích tâm lý thị trường+ Phân tích cơ bản.
KHÁNG CỰ- HỖ TRỢ (CẢN)
 Gọi chung là CẢN. Hiểu đơn giản là mức giá mà tại đó lượng cung/cầu (sức bán/mua) được xem là đủ lớn để
ngăn chặn sự tiếp diễn của việc tăng/giảm giá. Nếu giá test lại cản nhiều lần => thị trường phân phối lại trạng
thái mua bán.
 CẢN là MỘT VÙNG, không phải MỘT GIÁ TRỊ
 KHÔNG phải thấy CẢN là MÚC! OK? Vì CẢN không phải là nơi giá sẽ quay đầu, nếu suy nghĩ như thế sẽ
dễ nhảy vào bắt đỉnh, bắt đáy bừa bãi => SML
 CẢN là nơi tranh chấp của phe mua và phe bán, cần chờ xem lực bên nào khỏe hơn bằng cách quan sát nến,
đồ thị và kết hợp thêm các công cụ khác để đánh giá xem có nên vào lệnh hay đứng ngoài quan sát!
 KHÁNG CỰ sau khi bị phá vỡ sẽ TRỞ THÀNH ngưỡng HỖ TRỢ và ngược lại.

 Trong hệ thống giao dịch này:


CẢN KẾT HỢP YẾU TỐ KHÁC ĐỂ TÌM ĐIỂM VÀO LỆNH (ENTRY), CHỐT LỜI(TP), CẮT LỖ(SL).
PHÂN LOẠI CẢN
CẢN TĨNH CẢN ĐỘNG CẢN TÂM LÝ

• Đường kẻ • EMA • Các vùng giá


ngang, • RSI, MACD tròn (10,20..)
Trendline • Ichimoku • Các vùng
• Các mức • Bollingerband đỉnh, đáy cũ.
Finonacci
VÍ DỤ VỀ CẢN TĨNH
VÍ DỤ VỀ CẢN ĐỘNG

Bollinger bands

MA
VÍ DỤ VỀ CẢN TÂM LÝ
 Mức giá đỉnh cũ của các nhà đầu tư đu đỉnh trước đó, khi giá có xu hướng quay lại đây thì sẽ
có hiện tượng xả hàng để về bờ.
 Mức giá đáy cũ mà phe mua đã nhảy vào đẩy giá lên, khi quay lại test các nhà đầu tư sẽ có xu
hướng nhảy vào bắt đáy.
VD: Mức đỉnh cũ BTC $20K hay hiện tại là $63K.
 Các mức giá $20K, $30K, $50K, $100K là các mốc giá tròn ảnh hưởng đến tâm lý của nhà đầu
tư.
LÝ THUYẾT DOW
 Là nền tảng của PTKT, có thể tóm tắt lại trong 6 nội dung sau:
1. Giá phản ánh tất cả THỊ TRƯỜNG PHẢN ÁNH MỌI THỨ QUA ĐƯỜNG GIÁ
 Mọi tin tức, thông tin về đồng coin/cặp tiền; mọi hoạt động mua bán, điều khiển thị trường đều được thể hiện trên đồ thị giá.
 Thông tin có thể bị fake và bị thao túng, che giấu nhưng đường giá thì không.
2. Lý thuyết xu hướng THỊ TRƯỜNG CÓ 2 XU HƯỚNG: XU HƯỚNG CẤP 1 VÀ XU HƯỚNG CẤP 2.
 Tài liệu đầy đủ thì chia thành 3 xu hướng, nhưng bản chất gộp lại cũng chỉ thành 2 xu hướng: CẤP 1 và CẤP 2 (cản trở cấp 1)
 Xu hướng CẤP 1 có thể là TĂNG hoặc GIẢM; CẤP 2 ngược chiều CẤP 1. Xu hướng CẤP 1 thường DÀI HƠN xu hướng CẤP 2
3. Lý thuyết 3 giai đoạn XU HƯỚNG CHÍNH CÓ 3 PHA: TÍCH LŨY – TĂNG TRƯỞNG – PHÂN PHỐI.
 Pha 1 là của các nhà đầu tư kinh nghiệm; pha 2 là sự tham gia của công chúng; pha 3 là sự bùng nổ, FOMO đám đông và các nhà đầu tư
kinh nghiệm ở pha 1 chốt lời. Xác định được pha hiện tại của thị trường để có kế hoạch vào hàng/thoát hàng cho phù hợp.
4. Lý thuyết tương quan SỰ TƯƠNG QUAN VỀ ĐỒ THỊ GIỮA CÁC MẶT HÀNG CÓ SỰ LIÊN QUAN ĐẾN NHAU.
 Trong chứng khoán thì đó là mã cổ phiếu của các công ty trong ngành hay có phương thức hoạt động tương đồng nhau
 Trong crypto thì phân chia theo các nhóm bằng vốn hóa, nền tảng, quốc gia, mục đích hoặt động…
5. Khối lượng giao dịch KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH XÁC NHẬN XU HƯỚNG
 Khối lượng giao dịch đi cùng xu hướng chính. Nếu xu hướng chính là tăng mà khi giá tăng, vol tăng => tăng bền vững.
Tương tự, xu hướng chính là giảm mà khi giá giảm, vol tăng=> xu hướng chính vẫn tiếp tục là giảm.
6. Tiếp diễn xu hướng cấp 1 XU THẾ CHÍNH CHỈ TIẾP DIỄN KHI GIÁ PHÁ ĐƯỢC MỨC CỰC TRỊ CŨ TRƯỚC ĐÓ.
 Xu hướng C1 đang là xu hướng tăng, xu hướng cấp 2 là giảm. Chỉ khi nào giá phá qua đỉnh trước đó của xu hướng C1 thì mới có thể
khẳng định xu hướng tăng đang được tiếp diễn. Suy luận tương tự với xu hướng C1 là xu hướng giảm.
LT DOW – GIÁ PHẢN ÁNH TẤT CẢ
LT DOW – 3 XU HƯỚNG THỊ TRƯỜNG
Xu hướng dài hạn
Xu hướng trung hạn
Xu hướng ngắn hạn
LT DOW- 2 XU THẾ C1 & C2

Xu thế cấp 1
Xu thế cấp 2

Xu thế cấp 1 là TĂNG Xu thế cấp 1 là GIẢM


Xu thế cấp 2 là GIẢM Xu thế cấp 2 là TĂNG
LT DOW- 3 PHA XU HƯỚNG CHÍNH
LT DOW- VOL XÁC NHẬN XU HƯỚNG
LT DOW- PHÁ DOW TIẾP DIỄN XU THẾ
1
ẤP
C

TH
XU
ỤC
T
IẾP
T
ĐỈNH CŨ
GIÁ PHÁ ĐỈNH CŨ
(PHÁ DOW)
XU
1

TH
P
CẤ


CẤ

TH

P
2
XU
HỌC XONG LÝ THUYẾT DOW ĐƯỢC GÌ?
1. Tất cả mọi thứ thể hiện qua đường giá. Chúng ta
kinh doanh đường giá. Tin tức, truyền thông KHÔNG QUÁ quan trọng. Cá mập làm gì cũng không
thoát khỏi đường giá. Bám đường giá mà giao dịch.
2. Xác định và dựa theo xu hướng chính mà đánh mới là trader CHUYÊN NGHIỆP.
3. Xác định đang ở pha nào TT, từ đó có kế hoạch vào hàng/thoát hàng tránh đu đỉnh.
4. Có thể sử dụng RSI, MACD kết hợp với đường giá tìm phân kỳ/hội tụ xác định đảo chiều.
5. Xu hướng chính là TĂNG: Giá tăng, vol tăng. Xu hướng chính là GIẢM: Giá giảm, vol tăng
=> Vol đi cùng xu hướng chính
Vận dụng: Nếu giá tăng mà vol tăng => tăng bền vững, còn nếu vol giảm cẩn thận đảo chiều.
Nếu sau xu hướng tăng, giá điều chỉnh giảm nhưng vol lại tăng=> cẩn thận downtrend chứ không
phải sóng điều chỉnh.
6. Chỉ khi nhìn thấy giá xuyên phá mức cản cũ (PHÁ DOW) thì xu hướng C1 mới tiếp tục.
 TRADE WHAT YOU SEE, NOT WHAT YOU thịNK!
EMA - ĐƯỜNG TRUNG BÌNH LŨY THỪA
 Là một loại đường trung bình động MA của giá (trong MA có EMA,SMA..)
 Đóng vai trò là cản động.
 Sử dụng để xác định xu hướng giá của thị trường.
 Sử dụng EMA vì ít bị trễ hơn so với đường giá như SMA.
 Các đường EMA sẽ sử dụng là EMA 34 và EMA 89. ĐẶC BIỆT HIỆU QUẢ Ở KHUNG H4.
Tại sao lại sử dụng 2 chu kỳ này?
Liên quan đến lý thuyết sóng ELLIOTT. Theo ELLIOTT, một chu kỳ hoàn chỉnh của thị
trường có 144 sóng tất cả. Xem chi tiết

Tổng 144 sóng = 89 sóng chủ+ 55 sóng điều chỉnh


Trong sóng có sóng: 55 sóng điều chỉnh = 34 sóng chủ + 21 sóng điều chỉnh

=> Dùng EMA34 và EMA89 để bám sát sóng chủ => Bám sát xu thế chính của thị trường để
LUÔN LUÔN GIAO DỊCH THUẬN XU THẾ CHÍNH.
CHU KỲ HOÀN CHỈNH THEO ELLIOTT
QUY TẮC SỬ DỤNG EMA 34 VÀ EMA89
 EMA đóng vai trò là cản động: DÙNG ĐỂ XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG.
 Khi giá nằm DƯỚI EMA=> xu thế GIẢM => CHỈ CANH BÁN.
 Khi giá nằm TRÊN EMA=> xu thế TĂNG => CHỈ CANH MUA.
 Khi MA ĐI NGANG, giá sideway => ĐỨNG NGOÀI.
 Khi giá đi quá xa EMA=> sẽ có xu hướng hội tụ lại, điểm gặp đó gọi là VÙNG GIÁ TRỊ
“Vùng giá trị” có thể sử dụng làm điểm vào lệnh.
 EMA trễ hơn đường giá.
 CHÚ Ý QUAN TRỌNG:
 Trong xu hướng giảm, giá phá lên EMA nhưng hình thành các nến chối từ, không thể hiện được lực tăng sau đó vòng
xuống đóng cửa dưới EMA .
=> Giá tiếp tục giảm mạnh, phá đáy cũ.
 Trong xu hướng tăng, giá phá xuống dưới EMA nhưng hình thành các nến chối từ, không thể hiện được lực giảm sau
đó vòng lên đóng cửa trên EMA.
=> Giá tiếp tục tăng mạnh, phá đỉnh cũ.
SỬ DỤNG EMA XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG
VÀO LỆNH TẠI VÙNG GIÁ TRỊ
 SỬ DỤNG VÙNG GIÁ TRỊ LÀM ĐIỂM VÀO LỆNH
 Sau khi giá đi xa MA và hội tụ lại với MA tại”vùng giá trị”. Nó là mức giá được
nhiều nhà đầu tư phe bán chấp nhận bán và nhà đầu tư phe mua chấp nhận mua nhất.
Do đó sẽ có nhiều nhà đầu tư vào lệnh tại khu vực này. Khi thị trường có xu hướng
rõ ràng thì cách chơi này rất hiệu quả. Tuy nhiên, khi thị trường sideway thì cách
chơi này rất dễ bị dính stoploss do giá sẽ đảo quanh MA.
Do đó khi vào lệnh theo vùng này nếu dính SL 3 lần liên tiếp thì dừng giao dịch
và quan sát xu hướng đi ngang và tìm điểm break out để đánh.
 Phương pháp tư duy theo vùng giá trị này giúp ta vào lệnh sớm hơn, điểm
dừng lỗ ngắn hơn do không cần chờ phá trendline hay phá cản theo LT DOW nữa.
Tuy nhiên thực chất nó vẫn là hành vi giá: Giá sau khi phá cản động MA thì có xu
hướng quay về test lại ngưỡng cản đó và tiếp tục xu thế.
HỌC XONG EMA ĐƯỢC GÌ?
 EMA DÙNG ĐỂ XÁC ĐỊNH XU HƯỚNG CỦA THỊ TRƯỜNG.

 VÙNG GIÁ TRỊ CÓ THỂ DÙNG ĐỂ TÌM ĐIỂM VÀO LỆNH.

 CHỈ NÊN VÀO LỆNH KHI THỊ TRƯỜNG CÓ XU HƯỚNG RÕ RÀNG, TRÁNH LÚC SIDEWAY.

 TREND IS YOUR FRIEND!

 LUÔN KẾT HỢP EMA CÙNG CÁC CÔNG CỤ KHÁC NHƯ LT DOW, CẢN, FIBONACCI, MOMENTUM,

PHÂN KỲ/HỘI TỤ ĐỂ CÓ NHẬN ĐỊNH CHÍNH XÁC NHẤT VỀ XU HƯỚNG CŨNG NHƯ ĐIỂM VÀO

LỆNH VÙNG GIÁ TRỊ HOÀN HẢO NHẤT.

 TRADER CHUYÊN NGHIỆP KHÔNG BAO GIỜ ĐÁNH NGƯỢC XU HƯỚNG!


TỔNG QUAN VỀ DÃY FIBONACCI
 Dãy Fibonacci là dãy số: 0,1,1,2,3,5,8,13,21,34,55,89,144…. Dãy này có 2 điểm đặc biệt:
 Từ số thứ 3 trở đi, n+ (n+1) = n+2; với n là số thứ tự của số đó trong dãy

 Tỷ lệ (n+1)/n trong dãy sẽ hội tụ về giá trị 1.618, (n+2)/n trong dãy sẽ hội tụ về giá trị 2.618, (n+3)/n trong dãy sẽ
hội tụ về giá trị 4.236..
 Bằng cách thần kỳ nào đó, dãy số và các tỷ lệ này xuất hiện trên khắp tất cả các lĩnh vực cả trong tự nhiên và
xã hội.
 Đối với thị trường tài chính ta sẽ sử dụng dãy tỷ lệ:
0 - 0.236 - 0.382 - 0.5 - 0.618 - 0.764 - 1 - 1.618 - 2.618 - 3.618 - 4.618
 Có nhiều loại Fibo nhưng ta chỉ sử dụng 2 loại sau với 2 mục đích khác nhau:
 Fibonacci Retracement (F.R): Fibonacci thoái lui, đo lực hồi về sau 1 xu hướng để tìm điểm vào.
Các tỷ lệ sử dụng là: FR: 0 - 0.236 - 0.382 - 0.5 - 0.618 - 0.764 – 1
 Fibonacci Extension(hoặc Expansion) (F.E): Fibonacci mở rộng, dùng để tìm điểm chốt lời.
Các tỷ lệ sử dụng là: FE: 0.618 - 1 - 1.618 - 2.618 - 3.618 - 4.618 (phổ biến nhất là 1.628 và 2.618)
 Bản chất các mức tỷ lệ của Fibo sử dụng cũng là các mốc CẢN tâm lý của thị trường
CÁCH VẼ FIBONACCI THOÁI LUI (F.R)
 Trên Tradingview hoặc MT4, vào phần Indicators và chọn Fibonacci Retracement.
 Bản chất F.R là các ngưỡng CẢN (kháng cự/hỗ trợ) được phân chia theo các mức Fibonacci.
 Cách vẽ: KHÔNG PHẢI LÀ CỨ KÉO ĐỈNH VỚI ĐÁY (không sai nhưng không đủ).
KHÔNG PHẢI cứ kéo càng nhiều cặp đỉnh/đáy tạo ra nhiều Fibo rồi khi đó các
ngưỡng của F.R chạm nhau nhiều ở đâu thì đó là cản mạnh – tư duy này SAI LẦM vì không nắm được LT
Dow.
Vậy vẽ như thế nào?
 Lấy LT Dow làm nền tảng thì hiểu bản chất là kéo hết xu thế cấp 1 để đo xem xu thế cấp 2 hồi về tầm bao
nhiêu % của xu thế cấp 1 theo F.R mà thôi. Điểm hồi này người ta gọi là điểm xoay (swing point, pivot
point).
 Vẽ kéo từ đáy lên đỉnh hay đỉnh về đáy của xu thế cấp 1 đều được vì bản chất các mốc Fibo là đối xứng
nhau qua mốc 0.5 (0.382/0.618; 0.236/0.764).
Tuy nhiên để thể hiện được lực
hồi % thì khi xu thế cấp 1 là tăng hay giảm thì cũng nên tư duy như thế này: Coi đỉnh/đáy của sóng cần vẽ
là ngọn núi/chân núi có độ cao là 100/0. Từ đó nhìn vào các mức độ cao giá hồi ta sẽ xác định được lực hồi
mạnh hay yếu.
CÁCH VẼ FIBONACCI THOÁI LUI (F.R)
DIỄN GIẢI:
 Khi con sóng cấp 1 tăng lên
đến đỉnh độ cao 100, hình
thành sóng cấp 2 điều
chỉnh rơi về các độ cao
61.8; 50; 38.2 thậm chí Đỉnh 100
23.6. Rõ ràng là khi bị đạp
xuống độ cao càng thấp thì
càng khó lên lại. Còn tại Sóng cấp 1
sao giá bị giảm về đúng các
mức Fibonacci này lại phản
ứng thì đó là Độ cao 61.8
SỰ VI DIỆU TẠO HÓA Độ cao 50
 Đối với sóng cấp 1 là sóng
giảm thì ta cũng vẽ tương Độ cao 38.2
tự để thể hiện đỉnh/đáy của
nó có độ cao là 100/0 rồi Độ cao 23.6
xác định các mức hồi. Sóng cấp 2

Đáy 0
CÁCH SỬ DỤNG F.R ĐỂ GIAO DỊCH
 Vùng F.R 50 là vùng ranh giới quan trọng.
 Nếu giá hồi dưới 50% so với xu thế cấp 1 (hiểu đơn giản là nếu xu thế cấp 1 là tăng thì ở cấp 2 giá
không bị đạp xuống dưới độ cao 50. Nếu xu thế cấp 1 là giảm thì ở cấp 2 giá không hồi lại được độ cao 50)
thì XU THẾ CẤP 1 CÓ THỂ TIẾP TỤC MẠNH MẼ. (thoái lui không đủ mạnh). Lúc này có thể canh để vào
lệnh THUẬN XU THẾ CẤP 1.
 Nếu giá hồi quá 50% so với xu thế cấp 1 (nếu xu thế cấp 1 là tăng thì giá bị đạp xuống đưới độ cao 50
chỉ còn ở mức 38.2 hoặc 23.6. Nếu xu thế cấp 1 là giảm thì giá hồi lại quá độ cao 50 lên đến mức 61.8 hoặc
76.4 ) thì XU THẾ CẤP 1 KHÔNG CÒN MẠNH MẼ (thoái lui đủ mạnh). Có thể giá sẽ chạm lại vùng 100
đối với xu thế c1 tăng và vùng 0 đối với xu thế c1 giảm nhưng khó để tiếp tục đà mạnh. Lúc này xu thế cấp 2
đang hung hãn, việc của nhà đầu tư là đứng ngoài quan sát thị trường.
 Fibo có thể sử dụng cho khung biểu đồ nào cũng được, thậm chí đúng với từng cây nến. Tuy nhiên cũng như
các chỉ báo khác, khung biểu đồ lớn hơn thì càng ít tín hiệu nhiễu hơn
 Kết hợp Fibo và MA, LT Dow sẽ rất bá đạo. Ngoài ra cần kết hợp thêm CẢN,MOMENTUM, phân kỳ hội tụ
để có điểm vào lệnh hoàn hảo nhất.
CÁCH SỬ DỤNG F.R ĐỂ GIAO DỊCH

Lực hồi Fibo yếu, không vượt quá 50%

Canh BUY
100

76.4
61.8

50
38.2
23.6

Canh SELL
0

Giá phá DOW xác nhận tiếp diễn xu hướng cấp 1


CÁCH SỬ DỤNG F.R ĐỂ GIAO DỊCH
Đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước
thể hiện xu thế tăng yếu đi ĐỨNG NGOÀI THỊ TRƯỜNG
CHỜ XU HƯỚNG RÕ RÀNG
100

76.4
61.8

50
38.2
23.6

Lực hồi Fibo mạnh: Đáy sau thấp hơn đáy trước
xuyên đến 61.8 đến 76.4 của xu hướng giảm thể hiện xu thế giảm yếu đi
hoặc 23.6 đến 38.2 của xu hướng tăng
CÁCH VẼ FIBONACCI MỞ RỘNG (F.E)
 Trên Tradingview hoặc MT4, vào phần Indicators và chọn Fibonacci Extension.
 Bản chất F.E là các ngưỡng CẢN (kháng cự/hỗ trợ) được phân chia theo các mức Fibonacci.
 Tại sao lại sinh ra F.E ?
 Trong Trading sẽ có trường hợp giá phá qua hết tất cả các cản cũ trong quá khứ và tạo ra một ATH hoặc ATL mới.
Lúc này ta sẽ không biết chốt lời ở đâu => F.E giúp ta làm điều này bằng cách đo xem GIÁ SẼ ĐI ĐƯỢC ĐẾN
ĐÂU SAU ĐỢT PULLBACK (thoái lui) trước đó.
 Cách vẽ:
 ĐIỀU KIỆN VẼ: Sau xu thế cấp 1, xuất hiện xu thế cấp 2 điều chỉnh (pullback), sau đó giá tiếp tục đi
theo xu thế cấp 1 và xuất hiện phá vỡ dow xác nhận sự tiếp tục của xu thế cấp 1.
 Chọn công cụ Fibonacci Extension trên mục các chỉ báo của MT4 hoặc Tradingview. Bỏ bớt các tỷ lệ như 0.236,
0.382, 0.764…
 Xác định 3 điểm sau: 1- Điểm khởi đầu sóng xu thế cấp 1; 2- Điểm kết thúc sóng xu thế cấp 1; 3- Điểm kết thúc
hồi về của sóng cấp 2
 Kéo chuột từ (1) đến (2) và sau đó đến (3) sau đó thả ra.
 Có thể sử dụng cho cả xu hướng tăng và xu hướng giảm, bất kỳ khung thời gian nào.
CÁCH SỬ DỤNG F.E ĐỂ GIAO DỊCH
 CHÚ Ý QUAN TRỌNG:
 F.E dùng để tìm điểm CHỐT LỜI, TUYỆT ĐỐI KHÔNG dùng để bắt đỉnh/đáy tìm điểm vào.
 Vẽ 1 lần tại điểm khởi đầu và dùng cho cả chu kỳ.
 Chỉ có hiệu lực khi giá đã phá dow và xác nhận xu thế cấp 1 tiếp diễn (điều kiện vẽ)
 Vùng F.E chốt lời tiềm năng thường là 1, 1.618 và 2.618. Có thể lên đến 3.618 thậm chí 4.618 nếu xu
hướng cấp 1 mạnh, chu kỳ dài. Để xác định cần dựa thêm vào momentum của xu hướng cấp 1.
 Nếu như F.R tìm điểm dừng của xu hướng điều chỉnh (pullback) thì F.E tìm điểm dừng của xu hướng chính
khi nó tiếp tục.
 Có thể sử dụng cho cả xu hướng tăng và xu hướng giảm, bất kỳ khung thời gian nào.
 Giá có thể dễ dàng xuyên qua một mức F.E nào đó hoặc cũng có thể sẽ không đạt được mức nào trong các
mức kể trên. Do đó, trong mọi trường hợp luôn kết hợp F.E với các yếu tố khác như Dow, MA, CẢN, mô
hình nến, momentum,RSI hay MACD xác định phân kỳ/ hội tụ để có điểm TP tốt nhất.
TỔNG QUAN VỀ PHÂN KỲ/HỘI TỤ
 Ta kết hợp đường giá và chỉ số RSI hoặc MACD để xác định phân kỳ/hội tụ. Cách sử dụng giống nhau nên sau
đây sẽ sử dụng chỉ số RSI để làm ví dụ.

 Xác định phân kỳ/ hội tụ để dự báo sớm đảo chiều của thị trường tránh việc đu đỉnh/bán đáy.

 Sử dụng phân kỳ/ hội tụ nhận biết dấu hiệu gom hàng/xả hàng của các “cá mập”,từ đó bơi theo.

 Phân kỳ/ hội tụ có thể sử dụng trên mọi khung thời gian, đặc biệt hiệu quả ở H4.

 Phân kỳ/ hội tụ không có nghĩa là giá sẽ giảm/tăng. Vẫn phải lấy LT DOW và MA làm nền tảng.

 LÝ THUYẾT VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH PHÂN KỲ.

 LÝ THUYẾT VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH HỘI TỤ.


XÁC ĐỊNH PHÂN KỲ
 PHÂN KỲ xuất hiện ở cuối một chu kỳ tăng THƯỜNG sẽ báo hiệu khả năng giá có thể giảm.

 PHÂN KỲ không có nghĩa chắc chắn là giá sẽ giảm! Phân kỳ có nghĩa là nhà đầu tư cảm thấy giá đã cao và
không còn mặn mà với việc mua vào, nhưng vẫn chưa có động thái chốt lời nên giá vẫn chưa giảm.

 PHÂN KỲ xuất hiện khi giá đạt mức cao hơn đỉnh cũ nhưng chỉ số sức mạnh thị trường RSI hay đường trung
bình động phân kỳ-hội tụ MACD lại thấp hơn đỉnh cũ.

 Nhờ có phân kỳ mà ta tránh được việc vào lệnh mua dù giá đã phá cản theo LT Dow.

 Quan sát phân kỳ và cấu trúc sóng giảm sau đó có thể nhận thấy dấu hiệu xả hàng của “cá mập”

 Phân kỳ xác định được trên mọi khung thời gian nhưng đặc biệt hiệu quả ở H4.

 PHÂN KỲ phải sử dụng kết hợp cùng các yếu tố khác để có nhận định chính xác nhất.

 VÍ DỤ PHÂN KỲ TRÊN ĐỒ THỊ


DẤU HIỆU XẢ HÀNG
Đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước
Đáy sau thấp hơn đáy trước
=> XẢ HÀNG TỪNG PHẦN

XUẤT HIỆN PHÂN KỲ


XÁC ĐỊNH HỘI TỤ
 HỘI TỤ xuất hiện ở cuối một chu kỳ giảm THƯỜNG sẽ báo hiệu khả năng giá có thể tăng.

 HỘI TỤ không có nghĩa là chắc chắn giá sẽ tăng! Hội tụ có nghĩa là nhà đầu tư cảm thấy giá đã thấp và không
còn muốn bán, nhưng vẫn chưa có động thái mua them nên giá vẫn chưa tăng.

 HỘI TỤ xuất hiện khi giá thấp hơn đáy cũ nhưng chỉ số sức mạnh thị trường RSI hay đường trung bình động
phân kỳ-hội tụ MACD lại tạo đáy mới cao hơn đáy cũ.

 Nhờ có hội tụ mà ta tránh được việc vào lệnh bán dù giá đã phá cản theo LT Dow.

 Quan sát hội tụ và cấu trúc sóng tăng sau đó có thể nhận thấy dấu hiệu gom hàng của “cá mập”

 Hội tụ xác định được trên mọi khung thời gian nhưng đặc biệt hiệu quả ở H4.

 HỘI TỤ phải sử dụng kết hợp cùng các yếu tố khác để có nhận định chính xác nhất.

 VÍ DỤ HỘI TỤ TRÊN ĐỒ THỊ


DẤU HIỆU GOM HÀNG
VÍ DỤ HỘI TỤ
XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP HOÀN CHỈNH
EMA34 VÀ EMA 89
• Giá XU HƯỚNG
trên EMA: Xu hướng TĂNG – canh MUA
• Giá dưới EMA: Xu hướng GIẢM – canh BÁN
• Giá cắt EMA đi ngang: SIDEWAY – đứng ngoài CHỜ BREAK OUT tạo xu hướng mới.

VÙNG GIÁ TRỊ THEO EMA- CẢN- LT DOW- FIBONACCI


ENTRY
• Canh - SL
giá PHÁ - TP và retest, kết hợp F.R để tìm entry.
DOW/CẢN
• Sử dụng F.E để tìm vùng chốt lời(TP) tiềm năng/ chốt lời theo cản/ % tài khoản theo R:R đã xác định
• Cắt lỗ(SL) theo vùng cản gần nhất/ % tài khoản theo R:R đã xác định

RSI HOẶC MACD KẾT HỢP ĐƯỜNG GIÁ


DỰ BÁO
• Xác định sớm phân kỳ- hội tụ để chuẩn bị canh BÁN- canh MUA
ĐẢO CHIỀU

SỬ DỤNG CÁC YẾU TỐ TRÊN PHÂN TÍCH Ở 2-3 KHUNG THỜI GIAN GẦN NHAU.
ĐA KHUNG
• Mở khung lớn xác định xu hướng chính- Mở khung nhỏ- Nếu đồng thuận xu hướng thì tìm điểm vào.
• Nếu THỜI
xu hướngGIAN
2 khung trái ngược nhau: ĐỨNG NGOÀI chờ tín hiệu vùng giá trị như sau: Xem xét xu hướng của khung lớn- Nếu xu hướng
khung nhỏ ngược lại thì chờ giá phá qua EMA và dóng cửa xác nhận đảo chiều và thuận khung lớn thì canh vào lệnh.
VÀO LỆNH KHI 2 KHUNG CÙNG TREND
M15 TREND TĂNG H1 TREND TĂNG

Vào lệnh tại vùng giá trị


VÀO LỆNH KHI 2 KHUNG NGƯỢC TREND
M5 TREND GIẢM M15 TREND TĂNG

MUA khi đóng


cây nến này

Khung nhỏ trend GIẢM,


chờ giá vòng lên đóng cửa
trên EMA
Xác nhận đồng thuận
trend với khung lớn
=> Vào lệnh
VÍ DỤ THỰC TẾ

1- TREND khung lớn: TĂNG


2- TREND khung nhỏ: TĂNG => canh BUY
3- CẢN quan trọng: vùng màu vàng
4. Cây nến phá CẢN:
VÍ DỤ THỰC TẾ

Cây nến xuyên phá

Có thể BUY luôn sau


cây nến xuyên phá
hoặc chờ retest
QUẢN LÝ VỐN
 CHIẾN THUẬT QUẢN LÝ VỐN SAU ĐÂY ÁP DỤNG CHO:
 TÀI KHOẢN 1000$, ĐÁNH 30 LỆNH/ 1 THÁNG.
 RỦI RO MỖI LỆNH: 2 – 5 %
 LỢI NHUẬN MỖI LỆNH: 2 – 15%
 TỶ LỆ R:R : 1 – 3
Dựa vào bảng tính để tự chọn mức kỳ vọng lợi nhuận-volume giao dịch- TP/SL- số lệnh cho phù hợp
Luôn nhớ rằng phải kết hợp thật tốt giữa tỷ lệ thắng và tỷ lệ R:R
Nếu tìm thấy lệnh mà có điểm SL xa, TP gần (tỷ lệ R:R không tốt) khi đó hoặc là bỏ qua không vào, hoặc là
giảm vol lệnh đó để nếu giá có chạm SL thì rủi ro vẫn nằm trong số % rủi ro 1 lệnh bạn cho phép. Đây là trò
chơi quản trị rủi ro.
Nếu lệnh có R:R tốt thì tỷ lệ thắng không cao bạn vẫn có cơ hội có lợi nhuận. Do đó khi vào lệnh ngoài điểm
vào đẹp còn cân nhắc tỷ lệ R:R có tốt hay không. (tốt nhất R:R ≥ 2)
TUYỆT ĐỐI TUÂN THỦ KỶ LUẬT GIAO DỊCH VÀ QUẢN LÝ VỐN: LUÔN ĐẶT STOPLOSS
KẾ HOẠCH GIAO DỊCH
 Căn cứ vào: số vốn + loại thị trường + thời điểm để có kế hoạch giao dịch hợp lý.
 Vốn to thì lợi nhuận kỳ vọng giảm đi, vốn nhỏ thì cần tăng lên. Có thể bỏ ra 100$ để test phương pháp giao dịch
với kỳ vọng lợi nhuận lớn, mất thì coi như không đáng bao nhiêu. (Nhớ sự kỳ diệu của lãi kép: Nếu mỗi lệnh lợi
nhuận 10%, sau 30 lệnh thì tài khoản nhân lên 1,1^30 = 17 lần)
 Forex và chứng khoán thì đặc điểm khác hơn nhiều so với crypto về mức độ biến động
 Trong crypto thì thời điểm downtrend chiến thuật chơi phải khác uptrend. Downtrend chỉ lướt nhanh chứ không
hold. Uptrend chia vốn hold và trade theo tỷ lệ. Đã hold là hold đến target kỳ vọng chứ không nhảy ra nhảy vào
lại mất hàng.
 Nếu đặt mục tiêu lợi nhuận theo ngày hay theo tuần sẽ vô tình tạo áp lực phải vào lệnh đối với trader. Tất nhiên
là chúng ta phải đặt mục tiêu vì trade để kiếm sống nhưng tốt nhất là nên tuân thủ đúng phương pháp giao dịch
đã kiểm nghiệm và đặt mục tiêu theo tháng sau đó thực hiện điều đó bằng các điểm vào lệnh tốt nhất theo
phương pháp. Sau 1 tháng xem lại quá trình giao dịch có mang lại sự ổn định về lợi nhuận hay không.
 Nếu tuân thủ phương pháp mà giao dịch thua 3 lẹnh liên tiếp thì nên tạm nghỉ ngơi và xem xét lại các lệnh đó
 Ghi chép nhật ký giao dịch:
Ghi lại: Thị trường – cặp giao dịch – Khung thời gian giao dịch – Lý do vào lệnh - Yếu tố chưa hoàn hảo
(nếu có)– TP/SL – Kết quả lệnh (Thắng/thua- bao nhiêu pip/$/% tài khoản)
TÂM LÝ GIAO DỊCH
 Tâm lý giao dịch là yếu tố quan trọng và có thể nói là yếu tố tạo nên sự khác biệt trong kết quả của mỗi
trader.
 Muốn có tâm lý giao dịch tốt thì bắt buộc tuân thủ kỷ luật giao dịch. Khi những khoản thua lỗ vẫn nằm
trong tầm kiểm soát và mức cho phép thì sẽ không bị hoảng loạn về tâm lý.

You might also like