Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 55

NGỮ VĂN 7 - CÁNH DIỀU

ÔN TẬP
HỌC KÌ II
BIÊN SOẠN : NGUYỄN HỒNG ÁNH
GIA SƯ ONL HÀ NỘI
KIẾN THỨC 1. Truyện ngụ ngôn

TRỌNG TÂM 2. Thơ

3. Tùy bút và tản văn

4. Văn bản thông tin

5. Luyện ngữ pháp Tiếng Việt

6. Tập làm văn


CHỦ ĐỀ 1 :
VĂN BẢN
1. TRUYỆN NGỤ NGÔN
Văn bản : Ếch ngồi đáy giếng
Nội dung chính
Từ câu chuyện về cách nhìn thế giới bên ngoài chỉ
qua miệng giếng nhỏ hẹp của chú ếch, truyện “Ếch
ngồi đáy giếng” ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết
cạn hẹp mà huênh hoang, khuyên nhủ người ta phải
cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không
được chủ quan, kiêu ngạo.
NGHỆ THUẬT
- Xây dựng hình tượng quen thuộc, gần gũi.
- Mượn chuyện con vật để nói bóng gió, kín đáo
chuyện con người.
- Cách nói ẩn dụ, bài học giáo huấn được nêu lên một
cách tự nhiên.
- Tình huống bất ngờ, hài hước, kín đáo.
Văn bản : ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG
Nội dung chính
- Phê phán những con người không có lập trường ,
không có chính kiến
- Cần phân biệt : Giữ vững ý kiến quan điểm lập
trường khác hoàn toàn với thái độ bảo thủ ngoan
cố, không chịu tiếp thu cái đúng cho phù hợp với
quy luật của xã hội dẫn đến sự thất bại.
Văn bản : ĐẼO CÀY GIỮA ĐƯỜNG
Nghệ thuật
- Xây dựng hình tượng quen thuộc, gần gũi.
- Cách nói ẩn dụ, bài học giáo huấn được nêu lên
một cách tự nhiên.
- Tình huống bất ngờ, hài hước, kín đáo.
VĂN BẢN : BỤNG VÀ RĂNG,
MIỆNG, TAY, CHÂN (Ê-DỐP)
Nội dung

Bài học về lối sống tập thể mỗi người cần phải có
trách nhiệm với mọi người, cộng sinh để cùng tồn
tại, phải biết tôn trọng và cùng nhau xây dựng cuộc
sống chung.
VĂN BẢN : BỤNG VÀ RĂNG,
MIỆNG, TAY, CHÂN (Ê-DỐP)
Nghệ thuật

Xây dựng tình huống đặc sắc và hình


tượng nhân vật ấn tượng.
2. Tục Ngữ
1. TỤC NGỮ VỀ THIÊN NHIÊN,
LAO ĐỘNG VÀ CON NGƯỜI
XÃ HỘI
“Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa’’
- Câu này có hai vế đối xứng, nhấn mạnh ý: Sự khác biệt về mật
độ sao trên bầu trời đêm trước sẽ dẫn đến sự khác biệt về hiện
tượng mưa, nắng trong những ngày sau đó.
- Vế Mau sao thì nắng: Mau có nghĩa là dày, nhiều. Đêm nhiều sao
thì hôm sau trời nắng.
- Vế vắng sao thì mưa: vắng có nghĩa là ít, thưa… Đêm ít sao thì
ngày hôm sau trời sẽ mưa.
- Nghĩa cả câu: Đêm trước nhiều sao báo hiệu ngày hôm sau sẽ
nắng. Đêm trước ít sao báo hiệu ngày hôm sau sẽ mưa.
“MƯA THÁNG BA HOA ĐẤT
Mưa tháng Tư hư đất”
Kinh nghiệm trong trồng trọt được ông cha ta đúc kết lại qua câu tục
ngữ, thường thì đến tháng ba âm lịch hoa màu rất cần nước nên cơn
mưa lúc này rất có ích cho hoa màu nhưng đến tháng tư lúc ấy cây
trồng đang trong quá trình phát triển ít cần nước nên những cơn mưa
lớn tháng tư sẽ làm hư đất, hư cây trồng.
NHẤT NƯỚC, NHÌ PHÂN, TAM CẦN, TỨ GIỐNG
- Nhất nước: Thứ nhất là Nước. Ruộng lúa phải đảm bảo nước đầy đủ.
- Nhì phân: Thứ nhì là Phân Bón. Phân Bón cần được bón đúng loại,
đầy đủ và đúng thời điểm.
- Tam cần: Thứ ba là Cần, tức là lao động, bỏ công sức chăm sóc, ví dụ
làm cỏ, diệt trừ sâu bệnh, v.v..
- Tứ giống: Thứ tư là Giống, tức là giống lúa, giống tốt thì mới cho
năng suất cao, khả năng chống chịu sâu bệnh tốt.
Đây là 4 yếu tố quan trọng để có một vụ mùa bội thu, năng suất cao.
Tấc đất, tấc vàng

“Tấc đất tấc vàng” chính là sự khẳng định rằng đất đai là tài
sản có giá trị lớn của con người. Một tấc đất là chừng đó vàng.
Nuôi lợn ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng

- Câu tục ngữ muốn nói lên sự vất vả của nghề nuôi tằm, đối nghịch lại với sự nhàn
hạ của việc nuôi lợn. Chỉ việc nuôi lợn thì nhàn nhã, người nuôi không tất bật, hối
hả, nên có thời gian ăn cơm một cách thoải mái, ví với việc ăn cơm nằm.

- “Nuôi tằm ăn cơm đứng” chỉ sự tất bật, vất vả của những người làm nghề nuôi
tằm, suốt ngày phải chầu chực bên nong tằm, đến mức thời gian thoải mái ăn bữa
cơm cũng không có, mà phải "ăn cơm đứng" mà túc trực những nong tằm.
Cái răng, cái tóc là góc con người

- “Cái răng, cái tóc” đều là những bộ phận trên cơ thể con người. Thể
hiện vẻ đẹp ngoại hình của con người.

- “Góc con người”: là tính cách, phẩm chất làm nên con người.

→ Ý nghĩa: Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chăm chút ngoại hình
bên ngoài thể hiện đến tính cách bên trong.
Thương người như thể thương thân

- Khuyên nhủ con người hãy thương yêu người khác như thương
yêu chính bản thân mình.

- Là truyền thống nhân ái mà nhân dân ta luôn hướng tới và gìn


giữ.
Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

- Là lời khẳng định sức mạnh của sự đoàn kết. Mỗi con người nếu tách rời
tập thể thì sẽ bị cô lập, không thể vượt qua được mọi khó khăn trong cuộc
sống.
Học ăn, học nói, học gói, học mở.

Học ăn, học nói, học gói, học mở là câu tục ngữ nói về những điều căn bản trong cuộc sống mà người ta
phải học để có được cách ăn ở, giao tiếp, cách đối nhân xử thế làm sao cho lịch sự, tế nhị, văn minh.
– Học ăn: học những phép lịch sự trong ăn uống.
– Học nói: học nói những điều hay, lẽ phải.
– Học gói: học cách tiết kiệm, giữ gìn, không lãng phí.
– Học mở: học tính rộng lượng, bao dung, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
– Học gói, học mở: cũng có ý nghĩa là học để biết cách làm cái gì trước, cái gì sau, cách sắp xếp công
việc, có gói rồi mới đến mở, trong cuộc sống phải biết trước biết sau, chỉ chung về sự khéo léo trong công
việc, cách đối nhân xử thế cuộc sống hàng ngày.
Nội dung chính

- Phản ánh, truyền đạt những kinh nghiệm quý báu của nhân dân
trong việc quan sát các hiện tượng thiên nhiên và trong lao động sản
xuất.

- Những kinh nghiệm chỉ có tính chất tương đối chính xã vì không ít
kinh nghiệm được tổng kết chủ yếu dựa vào quan sát.
Nghệ thuật
- Sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, cô đúc.
- Gieo vần lưng, liệt kê, cách nói ngắn gọn, giàu nhịp điệu…
- Sử dụng cách diễn đạt theo kiểu đối xứng, nhân quả, hiện tượng và
ứng xử cần thiết.
- Tạo vần, nhịp cho câu văn dễ nhớ, dễ vận dụng.
Thơ
3
VĂN BẢN :
NHỮNG CÁNH BUỒM
THỂ LOẠI: THỂ THƠ TỰ DO
TÁC GIẢ: HOÀNG TRUNG THÔNG
VĂN BẢN :
NHỮNG CÁNH BUỒM
NỘI DUNG: BÀI THƠ NÊU LÊN CẢM XÚC, ƯỚC MƠ
CỦA HAI CHA CON MUỐN ĐI KHÁM PHÁ NHỮNG
VÙNG ĐẤT XA XÔI ĐƯỢC THỂ HIỆN QUA CUỘC NÓI
CHUYỆN KHI CÙNG NHAU ĐI DẠO TRÊN BỜ BIỂN.
VĂN BẢN :
NHỮNG CÁNH BUỒM
NGHỆ THUẬT: THỂ THƠ TỰ DO KẾT HỢP VỚI
NHỮNG BIỆN PHÁP TU TỪ ẨN DỤ, ĐIỆP
NGỮ,... SINH ĐỘNG, HẤP DẪN.
VĂN BẢN :
MÂY VÀ SÓNG
THỂ LOẠI : THƠ TỰ DO
TÁC GIẢ : TA GO
VĂN BẢN :
MÂY VÀ SÓNG
NỘI DUNG : BÀI THƠ THỂ HIỆN TÌNH MẪU TỬ THIÊNG LIÊNG,
BẤT DIỆT, GIẢN DỊ MÀ LỚN LAO, MANG Ý NGHĨA TƯỢNG
TRƯNG CAO CẢ. QUA ĐÓ MỖI NGƯỜI CHÚNG TA NHẬN RA
TÌNH YÊU THƯƠNG MẪU TỬ VÀ ĐÓ LÀ ĐIỂM TỰA VỮNG
CHẮC TRONG CUỘC SỐNG MỖI NGƯỜI.
VĂN BẢN :
MÂY VÀ SÓNG
NGHỆ THUẬT :
- XÂY DỰNG HÌNH ẢNH THIÊN NHIÊN MANG Ý NGHĨA TƯỢNG
TRƯNG: MÂY, SÓNG,..
- TỨ THƠ PHÁT TRIỂN THEO BỐ CỤC TƯƠNG ĐỐI CÂN XỨNG
NHƯNG KHÔNG TRÙNG LẶP.
- ĐỐI THOẠI LỒNG TRONG LỜI KỂ, TÁC GIẢ HÓA THÂN VÀO
NHÂN VẬT TRỮ TÌNH.
- GIÀU TRÍ TƯỞNG TƯỢNG, BAY BỔNG PHÓNG KHOÁNG.
VĂN BẢN :
MẸ VÀ QUẢ
THỂ LOẠI: THƠ 7 CHỮ KẾT HỢP
VỚI THƠ 8 CHỮ
TÁC GIẢ: NGUYỄN KHOA ĐIỀM
VĂN BẢN :
MẸ VÀ QUẢ
NỘI DUNG: - CA NGỢI TÌNH MẪU TỬ THIÊNG
LIÊNG
- MỖI NGƯỜI CON ĐỀU PHẢI BIẾT YÊU THƯƠNG
QUÝ MẾN MẸ CỦA MÌNH.
VĂN BẢN :
MẸ VÀ QUẢ
NGHỆ THUẬT : - THỂ THƠ 7 CHỮ KẾT HỢP 8 CHỮ
GIÀU NHỊP ĐIỆU, SÂU LẮNG
- NGÔN NGƯ THƠ GIẢN DỊ, MỘC MẠC, DỄ HIỂU
4. Nghị luận xã hội
I. CÁC DẠNG ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THƯỜNG GẶP
1. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG
- HIỆN TƯỢNG CÓ TÁC ĐỘNG TÍCH CỰC ĐẾN SUY NGHĨ (TIẾP SỨC MÙA THI, HIẾN MÁU NHÂN
ĐẠO…).
- HIỆN TƯỢNG CÓ TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC (BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG, TAI NẠN GIAO THÔNG…).
- NGHỊ LUẬN VỀ MỘT MẨU TIN TỨC BÁO CHÍ (HÌNH THỨC CHO MỘT ĐOẠN TRÍCH, MẨU TIN
TRÊN BÁO… RÚT RA VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN).
2. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT TƯ TƯỞNG ĐẠO LÝ
- TƯ TƯỞNG MANG TÍNH NHÂN VĂN, ĐẠO ĐỨC (LÒNG DŨNG CẢM, KHOAN DUNG, Ý CHÍ NGHỊ
LỰC…).
- TƯ TƯỞNG PHẢN NHÂN VĂN (ÍCH KỶ, VÔ CẢM, THÙ HẬN, DỐI TRÁ…).
- NGHỊ LUẬN VỀ HAI MẶT TỐT XẤU TRONG MỘT VẤN ĐỀ.
- VẤN ĐỀ CÓ TÍNH CHẤT ĐỐI THOẠI, BÀN LUẬN, TRAO ĐỔI.
- VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG MẨU TRUYỆN NHỎ HOẶC ĐOẠN THƠ.
II. NHỮNG VẪN ĐỀ LƯU Ý KHI LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
1. Đọc kỹ đề
- Mục đích: Hiểu rõ yêu cầu của đề, phân biệt được tư tưởng đạo lý hay hiện tượng đời sống.
- Phương pháp xác định: Đọc kỹ đề, gạch chân dưới từ, cụm từ quan trọng để giải thích và xác lập luận điểm cho toàn bài. Từ đó
có định hướng đúng mà viết bài cho tốt.
2. Lập dàn ý
- Giúp ta trình bày văn bản khoa học, có cấu trúc chặt chẽ, hợp logic.
- Kiểm soát được hệ thống ý, lập luận chặt chẽ, mạch lạc.
- Chủ động dung lượng các luận điểm phù hợp, tránh lan man, dài dòng.
3. Dẫn chứng phù hợp
- Không lấy những dẫn chứng chung chung (không có người, nội dung, sự việc cụ thể) sẽ không tốt cho bài làm.
- Dẫn chứng phải có tính thực tế và thuyết phục (người thật, việc thật).
- Đưa dẫn chứng phải thật khéo léo và phù hợp (tuyệt đối không kể lể dài dòng).
4. LẬP LUẬN CHẶT CHẼ, LỜI VĂN CÔ ĐỘNG, GIÀU SỨC THUYẾT PHỤC
- Lời văn, câu văn, đoạn văn viết phải cô đúc, ngắn gọn.
- Lập luận phải chặt chẽ.
- Cảm xúc trong sáng, lành mạnh.
- Để bài văn thấu tình đạt lý thì phải thường xuyên tạo lối viết song song (đồng tình, không đồng tình; ngợi ca, phản bác…).
5. Bài học nhận thức và hành động
- Sau khi phân tích, chứng minh, bàn luận… thì phải rút ra cho mình bài học.
- Thường bài học cho bản thân bao giờ cũng gắn liền với rèn luyện nhân cách cao đẹp, đấu tranh loại bỏ những thói xấu ra khỏi
bản thân, học tập lối sống…
6. Độ dài cần phù hợp với yêu cầu đề bài
- Khi đọc đề cần chú ý yêu cầu đề (hình thức bài làm là đoạn văn hay bài văn, bao nhiêu câu, bao nhiêu chữ…) từ đó sắp xếp ý tạo
thành bài văn hoàn chỉnh.
III. CÁC BƯỚC LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
- Bước 1: Xác định yêu cầu đề bài
Cần đọc kĩ, xác định yêu cầu đề bài để biết được đề yêu cầu nghị luận về một tư tưởng đạo lí hay một hiện tượng của đời sống.
- Bước 2: Lập dàn ý
Mục đích:
+ Ghi lại những ý tưởng cho bài viết, tránh quên ý, bỏ sót ý.
+ Giúp trình bày khoa học, mạch lạc với nội dung thống nhất.
+ Chủ động trong việc triển khai các ý chính/luận điểm của bài viết, tập trung vào những luận điểm quan trọng, tránh được tình trạng lan man, dài
dòng ở những nội dung chưa thực sự quan trọng.
- Bước 3: Viết bài
Dựa trên những luận điểm chính đã xây dựng trong phần dàn ý, các em có thể viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Tuy nhiên, để bài văn có sức hấp
dẫn, thuyết phục với người đọc, các em cần chú ý những điểm sau:
+ Tạo ra sự liên kết giữa các luận điểm, các ý nhằm làm nổi bật đối tượng, nội dung cần nghị luận.
+ Đưa vào những dẫn chứng phù hợp, đảm bảo tính thực tế, khách quan.
+ Lập luận chặt chẽ, cô đọng
+ Cần đưa vào những quan điểm, đánh giá của bản thân (đồng tình, không đồng tình, ca ngợi, phê phán...)
+ Chỉ ra bài học trong nhận thức và kêu gọi hành động.
IV. PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỚI TỪNG DẠNG ĐỀ CỤ
THỂ
1. NGHỊ LUẬN VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ

A. MỞ BÀI

GIỚI THIỆU VỀ TƯ TƯỞNG ĐẠO LÍ CẦN NGHỊ LUẬN (CÓ THỂ


GIỚI THIỆU TRỰC TIẾP HOẶC DẪN DẮT QUA MỘT CÂU CHUYỆN
HAY SUY NGHĨ CỦA NGƯỜI VIẾT).
VÍ DỤ:
Đề bài: Nghị luận xã hội về hạnh phúc
- Mở bài trực tiếp: Ai cũng hi vọng cuộc sống của mình sẽ hạnh phúc, viên mãn. Thế nhưng không
phải ai cũng hiểu hết, hiểu đúng ý nghĩa của hạnh phúc trong cuộc sống của chính mình.
- Mở bài gián tiếp: Có những người dành cả tuổi thanh xuân, cả cuộc đời để đi tìm câu trả lời cho sự
hạnh phúc, nhưng đến cuối cùng khi gối đã mỏi, lưng đã còng, nhìn lại con đường mình đi qua họ
lại chẳng cảm thấy bản thân mình đã đi đúng hướng. Cũng có những người sống đơn giản chỉ là
sống và hưởng thụ cuộc đời, họ không quá kén chọn hay khắt khe về khái niệm hạnh phúc, thì đến
khi tóc đã bạc, da đã có những vết đồi mồi họ lại mỉm cười thật mãn nguyện. Điều đó khiến chúng
ta luôn có một thắc mắc hạnh phúc là gì, làm thế nào để hạnh phúc, hay tôi đã hạnh phúc chưa,...
Đó luôn luôn là vấn đề nan giải, giống như khi người ta hỏi về tình yêu vậy, nhưng có lẽ hạnh phúc
chỉ đơn giản là cách mà chúng ta nhìn nhận vấn đề và cuộc sống - Hạnh phúc sẽ đến từ tâm hồn của
mỗi cá nhân.
B. THÂN BÀI
- Cắt nghĩa nội dung tư tưởng, đạo lí
+ Giải thích rõ nội dung tư tưởng đạo lí
+ Cắt nghĩa các từ ngữ, thuật ngữ, tìm ra nghĩa đen, nghĩa hàm ẩn (nếu có).
+ Khái quát ý nghĩa chung của của tư tưởng, đạo lí hoặc trình bày quan điểm, đánh giá của người viết về tư tưởng, đạo
lí ấy.
- Phân tích, chứng minh:
+ Chỉ ra tính đúng đắn của tư tưởng, đạo lí
+ Chứng minh bằng những phân tích, dẫn chứng cụ thể
+ Nhấn mạnh tầm quan trọng của tư tưởng đạo lí với cuộc sống con người.
- Bình luận, mở rộng, liên hệ thực tế
+ Chỉ ra và phê phán những biểu hiện sai lệch đang tồn tại trong xã hội.
+ Đưa vào những dẫn chứng cụ thể.
- Rút ra bài học nhận thức và hành động.
c. Kết bài
- Khái quát giá trị của tư tưởng đạo lí vừa nghị luận.
2. NGHỊ LUẬN VỀ MỘT HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI

XÁC ĐỊNH BA YÊU CẦU:

- YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG: HIỆN TƯỢNG CẦN BÀN LUẬN LÀ HIỆN
TƯỢNG NÀO (HIỆN TƯỢNG TỐT ĐẸP, TÍCH CỰC TRONG ĐỜI SỐNG
HAY HIỆN TƯỢNG MANG TÍNH CHẤT TIÊU CỰC, ĐANG BỊ XÃ HỘI
LÊN ÁN, PHÊ PHÁN.)? CÓ BAO NHIÊU Ý CẦN TRIỂN KHAI TRONG BÀI
VIẾT? MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC Ý NHƯ THẾ NÀO?

- YÊU CẦU VỀ PHƯƠNG PHÁP: CÁC THAO TÁC NGHỊ LUẬN CHÍNH
CẦN SỬ DỤNG ? (GIẢI THÍCH, CHỨNG MINH, BÌNH LUẬN,…)

- YÊU CẦU VỀ PHẠM VI DẪN CHỨNG: TRONG VĂN HỌC, TRONG ĐỜI
SỐNG THỰC TIỄN (CHỦ YẾU LÀ ĐỜI SỐNG THỰC TIỄN).
A. MỞ BÀI

GIỚI THIỆU HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI CẦN NGHỊ LUẬN

B. THÂN BÀI

- GIẢI THÍCH NGẮN GỌN VỀ HIỆN TƯỢNG CỦA ĐỜI SỐNG

- NÊU THỰC TRẠNG CỦA HIỆN TƯỢNG TRONG ĐỜI SỐNG

- CHỈ RA TÁC ĐỘNG, ẢNH HƯỞNG CỦA HIỆN TƯỢNG ẤY ĐỐI VỚI CUỘC SỐNG CỦA
CON NGƯỜI.

- GIẢI THÍCH NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN HIỆN TƯỢNG XÃ HỘI ĐANG NGHỊ LUẬN
(NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN, NGUYÊN NHÂN KHÁCH QUAN).

- ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐỂ GIẢI QUYẾT HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG.


C. KẾT BÀI
- KHÁI QUÁT VỀ VẤN ĐỀ ĐANG NGHỊ LUẬN
VĂN BẢN : TINH THẦN YÊU
NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA
VĂN BẢN : TINH THẦN YÊU NƯỚC
CỦA NHÂN DÂN TA

THỂ LOẠI : VĂN CHÍNH LUẬN, NGHỊ


LUẬN XÃ HỘI
TÁC GIẢ : HỒ CHÍ MINH
VĂN BẢN : TINH THẦN YÊU NƯỚC
CỦA NHÂN DÂN TA
NỘI DUNG:TRUYỀN THỐNG YÊU
NƯỚC QUÝ BÁU CỦA NHÂN DÂN TA
CẦN ĐƯỢC PHÁT HUY TRONG
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ MỚI ĐỂ BẢO
VỆ ĐẤT NƯỚC.
VĂN BẢN : TINH THẦN YÊU NƯỚC
CỦA NHÂN DÂN TA
NGHỆ THUẬT: - XÂY DỰNG LUẬN ĐIỂM NGẮN GỌN, SÚC TÍCH, LẬP LUẬN
CHẶT CHẼ, DẪN CHỨNG TOÀN DIỆN, TIÊU BIỂU CHỌN LỌC THEO CÁC
PHƯƠNG DIỆN: LỨA TUỔI, NGHỀ NGHIỆP, VÙNG MIỀN.
- SỬ DỤNG TỪ NGỮ DỢI HÌNH ẢNH (LÀN SÓNG, LƯỚT QUANH ẤN CHÌM,...)
CÂU VĂN NGHỊ LUẬN HIỆU QUẢ. ( CÂU CÓ TỪ QUAN HỆ TỪ .......ĐẾN....)
- SỬ DỤNG BIỆN PHÁP LIỆT KÊ NÊU TÊN CÁC ANH HÙNG DÂN TỘC TRONG
LỊCH SỬ CHỐNG NGOẠI XÂM CỦA ĐẤT NƯỚC, NÊU CÁC BIỂU HIỆN CẢU
LÒNG YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA.
VĂN BẢN : ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ
CỦA BÁC HỒ

THỂ LOẠI : NGHỊ LUẬN


TÁC GIẢ : PHẠM VĂN ĐỒNG
VĂN BẢN : ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ
CỦA BÁC HỒ
NỘI DUNG:
- CA NGỢI ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ CỦA BÁC HỒ.
- BÀI HỌC VỀ VIỆC HỌC TẬP, RÈN LUYỆN, NOI
THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC CỦA CHỦ TỊCH HỒ
CHÍ MINH.
VĂN BẢN : ĐỨC TÍNH GIẢN DỊ
CỦA BÁC HỒ
NGHỆ THUẬT:
- CHỨNG MINH KẾT HỢP VỚI BÌNH LUẬN VÀ BIỂU
CẢM.
- DẪN CHỨNG CỤ THỂ, LÍ LẼ BÌNH LUẬN SÂU
SẮC, CÓ SỨC THUYẾT PHỤC
- LẬP LUẬN THEO TRÌNH TỰ HỢP LÍ.
- GIỌNG VĂN SÔI NỔI, NỒNG NHIỆT
VĂN BẢN : TƯỢNG ĐÀI VĨ ĐẠI
NHẤT

THỂ LOẠI : NGHỊ LUẬN XÃ HỘI


TÁC GIẢ : UÔNG NGỌC DẬU
VĂN BẢN : TƯỢNG ĐÀI VĨ ĐẠI
NHẤT
NỘI DUNG : - NGỢI CA NHỮNG TRUYỀN
THỐNG TỐT ĐẸP CỦA DÂN TỘC
- MỖI DÒNG SÔNG ĐẤT NƯỚC, NGỌN NÚI Ở
QUÊ HƯƠNG ĐỀU MANG TÊN NHÂN DÂN
NHỮNG NGƯỜI CON ƯU TÚ CỦA DÂN TỘC
VIỆT NAM
VĂN BẢN : TƯỢNG ĐÀI VĨ ĐẠI
NHẤT
NGHỆ THUẬT
- LÍ LẼ THỐNG NHẤT VỚI DẪN CHỨNG VÀ
ĐƯỢC DIỄN ĐẠT DƯỚI HÌNH ẢNH SO SÁNH
SINH ĐỘNG, DỄ HIỂU.
- BỐ CỤC CHẶT CHẼ, LẬP LUẬN MẠCH LẠC.
- GIỌNG VĂN THA THIẾT, GIÀU CẢM XÚC.

You might also like