Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 34

NHÓM KỸ Nhóm kỹ năng nhận biết và sống với chính mình

(dựa trên trụ cột “Học để làm người”)


NĂNG NHẬN 1.Kỹ năng tự nhận thức
BIẾT VÀ 2. Kỹ năng kiên định và từ chối
3. Kỹ năng kiểm soát cảm Xúc
SỐNG VỚI 4. Kỹ năng xác định giá
CHÍNH MÌNH 5.Kỹ năng ứng phó với căng thẳng (stress)
KỸ NĂNG
TỰ NHẬN
THỨC
Sau khi kết thúc bài kỹ năng
nhận thức, sinh viên có thể:
+ Hiểu khái niệm, ý nghĩa, đặc
điểm của kỹ năng nhận thức và
hình ảnh bản thân.
+ Biết và thực hành các cách
khám phá được những đặc điểm
của bản thân: điểm mạnh, điểm
yếu, quan điểm sống...
+ Tăng cường sự hiểu biết và
thông cảm với người khác, biết
tôn trọng những khác biệt của
người khác và học hỏi những
điểm tốt để hoàn thiện bản thân
mình.

MỤC TIÊU
NỘI DUNG

1. Khái niệm Kỹ năng tự nhận


thức
2. Ý nghĩa của kỹ năng tự nhận
thức
3. Hình ảnh bản thân
4. Rèn luyện kỹ năng tự nhận
thức (cửa sổ Johari)
• Mục đích: giúp sinh viên hồi tưởng lại
Hoạt động: những sự kiện quan trọng đã xảy ra
Dòng sông trong cuộc đời mình. Từ đó, các em ý
thức về ý nghĩa của những sự kiện đó
cuộc đời đối với bản thân trong quá khứ và hiện
tại.
• Giúp sinh viên luyện tập bộc lộ bản thân
mình qua tranh vẽ và việc chia sẻ với
các bạn trong nhóm
• Hãy vẽ cuộc đời của mình bằng bằng hình
ảnh một dòng sông, một dãy núi, hay một
đường thẳng… trên bức tranh em hãy ghi
chú vắn tắt những sự kiện đã xảy ra và
thời điểm xảy ra sự kiện đó. Với những sự
kiện vui các em vẽ trên mặt của dòng

Cách thức sông, dùng màu sắc tươi, ký hiệu vui để


biểu thị. Với sự kiện buồn, các em vẽ dưới
mặt nước, dùng màu sắc, ký hiệu buồn

tiến hành để thể hiện.


• Các em có 10 phút để làm bài tập này
• Có thể nhắm mắt và giữ yên lặng trọng 1-
2 phút để hồi tưởng lại từ nhỏ tới giờ có
những sự kiện nào đã xảy ra để lại cho em
cảm xúc vui, buồn mà đến giờ em vẫn
chưa thể quên.
• Cả lớp giữ yên lặng và lắng nghe bạn khác
chia sẻ
• Nguyên tắc: Lắng nghe, tôn trọng, giữ bí
Chia sẻ mật, không phán xét…
• Hỏi:
- Khi nghĩ lại quãng thời gian đã qua, các em
cảm thấy thế nào?
- Có ai chỉ toàn thấy thất vọng hay chỉ khổ đau
hay không?
• Kết quả cho thấy không ai chỉ có toàn niềm vui hay nỗi buồn. Nếu bạn
nào thấy cuộc đời của mình chỉ toàn niềm vui, thuận lợi hay chỉ toàn
đau khổ, bất hạnh thì bạn đó chưa nhìn nhận đầy đủ về bản thân
mình. Trong cuộc sống ai cũng đã và sẽ trải qua những nỗi buồn và
niềm vui. Con người trưởng thành, lớn lên từ những buồn vui đó. Việc
nhìn nhận lại quãng đường đời của mình cho mình biết hôm qua mình
là ai, ngày hôm nay mình đang ở đâu và mình sẽ sống tiếp như thế
nào?
1. KHÁI NIỆM KỸ
NĂNG TỰ NHẬN THỨC
• Tự nhận thức là một trong những kỹ năng sống
cơ bản của con người. Đó là khả năng giúp cá
nhân hiểu rõ bản thân mình: đặc điểm, tính
cách, thói quen, thái độ, ý kiến, cách suy nghĩ,
cảm xúc, nhu cầu của chính mình, các mối
quan hệ xã hội cũng như những đặc điểm tích
cực và hạn chế của bản thân... Tất cả những
yếu tố trên tạo dựng lên một cái nhìn chung
của cá nhân về bản thân- Hay còn gọi là hình
ảnh bản thân của mỗi người
• Tự nhận thức bản thân là khả năng hiểu rõ chính
xác bản thân mình, biết mình cần gì, muốn gì, đâu là
điểm mạnh và điểm yếu của mình, nhận thức được
tư duy và niềm tin của mình, cảm xúc và những
động lực thúc đẩy bạn trong cuộc đời.
Một người có khả năng tự
nhận thức là người: • Biết được bản thân giỏi gì và còn thiếu sót gì
• Nhận thức được bản thân còn phải học hỏi rất nhiều
• Sẵn sàng thừa nhận rằng bản thân không biết đáp án
hoặc chưa có giải pháp cho một vấn đề của mình
• Mắc lỗi, nhận ra lỗi và sửa lỗi
• Thực sự lắng nghe trong các cuộc trò chuyện và biết
hỏi những câu hỏi đúng và cần thiết.
• Nghĩ trước khi làm, xem xét việc làm của bản thân sẽ
ảnh hưởng đến người khác như thế nào
• Có khả năng nhận thức được những biểu hiện hoặc
cử chỉ tinh tế không bằng lời của người khác trong
giao tiếp xã hội
• Tự nhận thức không phải là một kỹ năng chỉ dành
riêng cho những doanh nhân hoặc các chuyên gia, tự
nhận thức còn là một khả năng mà tất cả con người
cần phải có.
2. Ý nghĩa của khả năng tự nhận thức

• Biết mình có những khả năng gì, có những điểm mạnh, điểm yếu nào, từ đó biết cách
phát huy những điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu để hoàn thiện mình.
• Biết mình cần gì, muốn gì, từ đó biết chọn chính xác con đường mình sẽ đi, không lạc
lối và bớt bối rối trước những lựa chọn quan trọng trong cuộc đời
• Biết điều gì là quan trọng đối với mình, biết điều gì đem lại hạnh phúc cho mình, từ đó
giúp cá nhân xác định được mục đích, mục tiêu và ý nghĩa cuộc sống của mình. Giúp
cảm thấy tự tin, biết khẳng định bản sắc riêng của mình, đồng thời biết tôn trọng bản
thân, tôn trọng những người khác, thừa nhận và học hỏi những điểm tốt của người
khác để hoàn thiện hơn.
• Tóm lại: việc tự nhận thức giúp chúng ta hiểu về bản thân mình hơn, xây dựng hình
ảnh và quản lý bản thân tốt hơn, hòa nhập với mọi người hơn, sống độc lập và hạnh
phú hơn.
Lý do tại sao Tự nhận thức lại quan trọng
• Tự cải thiện: Tự cải thiện được coi là mục đích chính của việc tự xem
xét nội tâm. Chúng ta không thể biết rằng bản thân chúng ta cần thay
đổi gì, trừ khi chúng ta nhận ra mình làm gì sai hay còn thiếu sót gì, và
vì thế cần phải tự xem xét bản thân. Khi bạn tự ý thức, bạn biết và
hiểu những thất bại, điểm yếu và sai sót của chính mình. Một khi bạn
đã biết những điều đó là gì, bạn mới có thể sửa đổi và tiến bộ.
• Xác lập danh tính và cá tính của bạn: Nhiều người sống cả đời nhưng
không hoàn toàn chắc chắn về mục đích sống của mình, nữa là những
mong muốn hay mục tiêu ngắn hạn. Vì vậy, họ thường bị mắc kẹt khi
bản thân do dự, và kết quả là họ chần chừ và đứng nguyên tại chỗ. Họ
không biết họ là ai, vậy thì sao họ có thể mong chờ việc di đến một
nơi nào đó? Nếu bạn biết mình là ai và bạn rõ ràng về danh tính của
bạn, bạn sẽ tự tin hơn trong việc đưa ra các lựa chọn và quyết định
quan trọng, trong hành động và trong các mối quan hệ với người
khác. Bạn có thể xác định điểm mạnh của bản thân, vì vậy bạn biết
cách nhờ những điều đó mà tiến bộ. Bạn cho phép bản thân thay đổi
vì bạn biết rõ bạn muốn cải thiện những gì ở bản thân mình. Cuối
cùng, điều này sẽ làm bạn tận hưởng sự độc đáo của riêng mình.
• Thiết lập mục tiêu: Tự nhận thức là bước đầu tiên để bạn làm chủ
cuộc sống của bạn. Bạn có thể tạo ra chính xác những gì bạn muốn
bởi vì bạn BIẾT bạn muốn gì. Tự nhận thức sẽ hướng bạn đến những
gì bạn cần và dẫn bạn đi đúng hướng. Vì bạn kiểm soát được cảm xúc
nên bạn sẽ biết khi nào cần tập trung suy nghĩ và nỗ lực. Bạn có thể
thiết lập những mục tiêu và nỗ lực để đạt được từng mục tiêu một.
• Mối quan hệ hài hòa: Dù là mối quan hệ cá nhân hay quan hệ trong
công việc đều có rất nhiều vấn đề, chúng ta dễ bị rối loạn tình cảm và
biến động. Nếu bạn kiểm soát được cảm xúc của mình, bạn cũng có
thể kiểm soát mối quan hệ của mình. Hiểu được mối quan hệ là đặc
điểm của một cá nhân biết tự nhận thức, vì nó nghĩa là bạn có thể dễ
dàng thích nghi với môi trường nơi bạn phải giao tiếp với nhiều người
khác.
Sinh viên viết trên giấy A4

Điểm mạnh Gập đôi tờ giấy A4. Một mặt viết những
điểm mạnh của mình (10 điểm mạnh)
và điểm
yếu của Một mặt viết điểm yếu của mình (10
điểm yếu)
bản thân
Treo mặt nào trước ngực, mặt nào treo
sau? Tại sao?
3. Hình ảnh bản thân

• Hình ảnh bản thân không bất biến


+ Hình ảnh bản thân không phải là một sản phẩm sinh ra đã có. Nó được
hình thành dần dần theo quá trình trưởng thành và phát triển của mỗi cá
nhân.
+ Hình ảnh bản thân định hình sớm, từ 5 – 7 tuổi trẻ đã có hình ảnh bản thân
tương đối ổn định. Hình ảnh bản thân thay đổi theo thời gian, môi trường,
sự thành công, mức độ trải nghiệm và những biến cố gặp trong cuộc sống.
Hình ảnh bản thân có khuynh hướng tự khẳng
định
Sự hình thành hình ảnh bản thân chịu ảnh hưởng
bởi những người thân thuộc
Hình ảnh bản thân ảnh hưởng đến tính chất các
mối quan hệ của chúng ta với người khác
ĐIỀU MÀ TÔI THẤY HÀI LÒNG

1. NGOẠI HÌNH 6. GIA ĐÌNH


2. SỨC KHOẺ 7. TÍNH CÁCH PHẨM CHẤT ĐẠO ĐỨC
3. HỌC TẬP 8. TÀI CHÍNH
4. NĂNG KHIẾU 9. NGƯỜI YÊU
5. BẠN BÈ 10. NHỮNG THỨ KHÁC

DÀNH 10 PHÚT ĐỂ VIẾT VỀ BẢN THÂN MÌNH


ÁP DỤNG CỬA SỔ JOHARI TRONG TỰ NHẬN
THỨC
Được xây dựng và phát triển bởi
Joseph Luft và Harry Ingham (từ
Johari là từ viết tắt ghép lại từ hai
tên người này), mô hình này có hai ý
chính như sau:
1. Các cá nhân có thể xây dựng niềm
tin lẫn nhau bằng cách tiết lộ thông
tin về bản thân.
2. Họ có thể tự học và hiểu thêm về
mình và hiểu về những vấn đề về
bản thân mình chính từ những phản
hồi của người khác.
Mô hình Cửa sổ Johari gồm một khung với 4 ô

• Ô Mở - Những gì một người biết về mình và những người khác cũng biết. Phần này được
coi là một cuốn sách mở. Mọi người, đặc biệt là bạn, đều biết về nó. Tất nhiên, có thể có
sự khác biệt trong cách mà bạn nhìn nhận bản thân và cách những người khác nhìn nhận
bạn, nhưng vấn đề là bạn nhận thức được nó, và những người khác cũng vậy.
• Ô Mù -Những gì một người không biết về bản thân nhưng những người khác lại biết. Có
những điều mà người khác nhìn thấy ở bạn, nhưng bạn hoàn toàn không hay biết. Ví dụ,
một số người thấy bạn là một người kiêu ngạo trong khi bạn nghĩ rằng bạn chỉ đơn giản
là tự tin. Hoặc có thể mọi người nghĩ rằng bạn có tiềm năng trở thành một nhà lãnh đạo
tốt nếu bạn cố gắng, trong khi lãnh đạo lại là một khái niệm nghe rất rất xa lạ và đáng sợ
với bạn.
• Ô Ẩn - Những gì một người biết về bản thân mình nhưng người khác không thể thấy. Đây là những phần
bạn giữ kín và không thể hiện ra với người khác vì những lý do chỉ có thể mình bạn mới biết. Có những
người sống hai cuộc đời, một mặt họ thể hiện với những người xung quanh, còn một mặt thì giữ kín chỉ
bản thân mình biết.
• Ô Đóng - những gì mà một người không biết về bản thân mình và người khác cũng không biết. Đây là
phần mà tất cả chúng ta đều không biết. Khi con người “tự bạch”, cả bản thân người đó và những người
xung quanh đều ngạc nhiên.
- Những thông tin bạn biết và người khác cũng biết: bạn có thể thảo luận.
- Những thông tin bạn biết mà người khác không biết: bạn có thể chia sẻ hoặc tự bạch.
- Những thông tin bạn không biết mà người khác biết: bạn có thể học hỏi hoặc yêu cầu phản hồi.
- Những thông tin bạn không biết và người khác cũng không biết: bạn có thể chia sẻ để mọi người cùng
khám phá.
Chú ý:

• Quá trình mở rộng cửa sổ theo chiều ngang là một trong những quá trình phản hồi. Ở đây một cá nhân nào đó học và hiểu thêm
được về bản thân mình mà người khác thấy được nhưng bản thân mình không thấy được.
• Tuy nhiên hãy cẩn thận trong việc phản hồi. Nếu nền văn hóa phương Tây cho phép bạn phê bình và phản hồi một cách thật sự
cởi mở thì ngược lại, nền văn hóa phương Đông thường né tránh việc phản hồi quá thẳng thừng. Do đó, hãy bình tĩnh và bắt đầu
một cách từ từ nếu bạn muốn đóng góp cho cá nhân đó; hãy dũng cảm khi đón nhận những lời phê bình dù có khó nghe.
• Quá trình mở rộng cửa sổ theo chiều dọc gọi là tự bạch, một quá trình cho và nhận thông tin giữa cá nhân khi họ giao tiếp với
nhau. Quá trình tự bạch làm cho người khác thấu hiểu bạn và củng cố sự tin cậy giữa các cá nhân
• Khi thông tin được chia sẻ, ranh giới với Ô ẩn và Ô đóng bị đẩy dần xuống dưới. Và nó sẽ càng bị đẩy xuống tiếp khi người ta chia
sẻ, trao đổi thông tin nhiều hơn và niềm tin được dần xây dựng giữa họ.
• Tuy nhiên đừng vội vã tự bạch bản thân quá nhiều. Tự bộc bạch những thông tin vô hại có thể tạo dựng lòng tin, tuy nhiên những
thông tin nhạy cảm có thể làm ảnh hưởng đến sự tôn trọng của người khác với mình, dẫn đến mình bị đặt trong thế yếu hoăc bị
lợi dụng và thao túng. Cần có sự cân bằng trong việc chia sẻ để tạo niềm tin và giữ được sự riêng tư, bí mật của bản thân.
• Mục tiêu cốt lõi là mở rộng ô Mở nhằm tăng cường giao tiếp, thu nhận tri thức, tạo dựng niềm tin, tránh hiểu lầm.
4. Làm sao để nâng
cao kỹ năng tự
nhận thức bản thân
4.1. Nhìn nhận bản thân
theo hướng khách quan
Nếu như bạn có thể xem xét bản thân bằng một cái nhìn khách quan, bạn sẽ học được
cách chấp nhận chính mình và cách để thành công trong tương lai. Vậy bạn nên làm như
thế nào?
• Xác định những hiểu biết cụ thể về bản thân bằng cách viết chúng ra giấy. Chúng có
thể là những ưu điểm hoặc khuyết điểm của bạn.
• Nghĩ về những điều khiến bạn tự hào, hoặc một tài năng nào đó khiến bạn trở nên
nổi bật hơn trong cuộc sống.
• Nghĩ về tuổi thơ của bạn và những điều đã khiến bạn cảm thấy hạnh phúc khi đó.
Điều gì đã thay đổi, còn điều gì vẫn giữ nguyên? Vì sao những điều ấy lại thay đổi?
• Thuyết phục mọi người xung quanh thật lòng nói ra suy nghĩ của họ về bạn, ghi nhớ
chúng thật kỹ.
• Cuối cùng, bạn sẽ có một cái nhìn hoàn toàn mới về chính bản thân bạn và về cuộc
sống của bạn.
4.2 Viết nhật ký
• Bạn có thể viết về bất cứ thứ gì trong nhật ký. Ghi lại những
suy nghĩ của bạn lên giấy giúp bạn bỏ bớt hoặc xóa đi
những ý tưởng cũ, đồng thời dọn chỗ cho những thông tin
và những ý tưởng mới.
• Mỗi buổi tối hãy dành ít thời gian để viết nhật ký, viết về
những suy nghĩ và tình cảm của bạn, về những điều thành
công hoặc là thất bại trong ngày hôm đó của bạn. Điều này
sẽ giúp bạn trưởng thành hơn và có động lực để đi về phía
trước, về phía mục tiêu của mình.
4.3 Viết ra những mục tiêu, kế hoạch ưu
tiên của bạn

• Hãy liệt kê những mục tiêu của bạn ra


giấy và lên kế hoạch từng bước để hiện
thực hóa chúng từ những con chữ.
• Chia nhỏ những mục tiêu lớn để bạn
không bị “choáng” ngay từ lúc bắt đầu,
và hãy bắt tay vào thực hiện ngay từ
hôm nay.
Thực hiện việc tự phê bình mỗi ngày

• Để nắm giữ kỹ năng tự nhận thức, bạn nhất


định phải làm công việc tự phản chiếu.
Luyện tập việc tự phê bình đều đặn sẽ giúp
bạn trở thành một người tốt hơn mỗi ngày.
• Bởi vì việc tự phê bình yêu cầu thời gian, thế
nên hãy bắt đầu tập việc dành riêng 15 phút
mỗi ngày cho nó. Tự phản chiếu là cách hiệu
quả nhất khi bạn đang sử dụng nhật ký để
ghi lại những suy nghĩ của mình. Đó cũng là
một ý tưởng tuyệt vời cho việc tìm một nơi
nào đó yên tĩnh và suy tư.
Luyện tập thiền và những thói quen chánh
niệm khác

• Thiền là một cách luyện tập hiệu quả để nâng cao khả năng
tự nhận thức một cách tập trung. Bạn cũng có thể tìm
được sự tập trung và sáng suốt cho bản thân khi thiền.
• Trong lúc thiền, bạn có thể tập trung nghĩ về những câu hỏi
sau:
• Mục tiêu của bạn trong cuộc sống là gì?
• Những gì bạn đang làm có hiệu quả không?
• Những gì bạn đang làm liệu có cản trở bạn đến với thành
công hay không?
• Nếu không thích thiền, bạn có thể thử các hoạt động có tác
dụng đem lại cho bạn cảm giác thanh thản, ví dụ như rửa
bát, đi dạo hoặc nghe nhạc không lời.
Yêu cầu những người bạn đáng tin cậy
nhận xét về bạn

• Lắng nghe ý kiến từ bạn bè, thầy cô, gia đình vì họ chính là những tấm gương
chân thực nhất phản ánh con người bạn. Hãy cho họ biết rằng bạn mong muốn
được nghe những lời góp ý cởi mở, chân thành và khách quan nhất. Đồng thời,
hãy cho bạn bè mình biết rằng họ làm thế để giúp bạn, chứ không phải để gây tổn
thương. Bạn cũng nên tự tin hỏi lại bạn bè những vấn đề đang bàn luận mà mình
chưa hiểu.
• Khi bạn đang muốn thay đổi một thói quen nào đó, bạn cũng có thể nhờ bạn bè
nhắc nhở. Ví dụ: bạn có thói quen trêu chọc người khác quá đà khi mọi người
đang kể chuyện, hãy nhờ bạn bè nhắc nhở một cách tế nhị để bạn biết dừng lại.
Yêu cầu sự phản hồi trong học tập, làm việc

• Bên cạnh việc nhận tư vấn từ bạn bè và gia đình, hãy tìm cách để bạn nhận được sự phản
hồi từ học tập và công việc. Nếu bạn không có một cơ cấu làm việc như thế, bạn có thể
thử tự tạo ra một quy trình. Việc này mang tính xây dựng tích cực, giúp mọi người có cơ
hội để phản hồi cũng như phản chiếu những điểm mạnh và điểm yếu của mình với người
khác.
• Khi quá trình phản hồi kết thúc, bạn ghi nhớ bằng cách viết ra những điểm chính quan
trọng nhất. Chú ý liệt kê những ưu điểm hoặc khuyết điểm nổi bật nào đó mà trước đây
bạn chưa nhận ra.
Giá trị của việc tự nhìn nhận lại
bản thân
• Giá trị tự nhận thức bản thân nó đã sẵn có ở trong bạn, bạn
chỉ cần khám phá ra chúng. Khi xác định các giá trị, bạn cần
phải biết điều gì là quan trọng với bản thân. Một cách dễ
dàng để làm việc này là bạn nhìn lại các trải nghiệm đã trải
qua trong quá khứ, điều gì khiến bạn cảm thấy tự hào, tự
tin hay cần phải học và rút kinh nghiệm khi thực hiện cho
lần sao? Có thể bạn không để ý đến, nhưng luôn có những
việc bạn làm, dù rất nhỏ, lại đem đến niềm vui và sự thỏa
mãn to lớn.
Câu 1:
• Hãy viết bản thân mình theo cửa sổ johari
• Hãy mô tả càng chi tiết càng tốt

BÀI TẬP • Hãy lên kế hoạch và mở rộng cửa sổ theo


chiều ngang và chiều dọc

VỀ NHÀ Câu 2: hãy lên kế hoạch và thực hiện việc


tự nhận thức bản thân thông qua các cách
trên (có tự đánh giá ngày đầu và ngày cuối-
thực hiện kế hoạch trong 1 tuần)
(Lưu ý: Sinh viên làm bài và gửi vào ms
team trước 23h ngày thứ 3 tuần sau)
CẢM ƠN CÁC BẠN
ĐÃ CÙNG THAM
GIA HỌC ONLINE

You might also like