Slide thuyết trình dược số 3

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 31

CÂY BA KÍCH

(Morinda officinalis How.)


Trần Thị Nhung - MSSV 0123000231
CÁC NỘI DUNG CHÍNH
ỨNG DỤNG TRONG Y HỌC
01 THỰC VẬT HỌC 05 CỔ TRUYỀN

CÁC BÀI THUỐC DÂN


02 THÀNH PHẦN HOÁ HỌC 06 GIAN

PHƯƠNG PHÁP KIỂM CHẾ PHẨM TỪ CÂY BA


03 NGHIỆM RỄ CÂY BA KÍCH 07 KÍCH

TÁC DỤNG DƯỢC LÝ CỦA


04 BA KÍCH
01
THỰC VẬT HỌC
Giới Thực Vật
1.1. PHÂN LOẠI
(Plantae)

Bộ Hoa vặn - tên khác là Long đởm


(Gentianales)

Họ Cà phê - tên khác là Thiến thảo


(Rubiaceae)

Chi Nhàu
(Morinda citrifolia)

Cây Ba Kích
(Morinda officinalis How.)

Taktajan (2009)
1.2. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CÂY BA KÍCH
Tên gọi Mô tả
Cây ba kích có tên khoa học là Theo dân gian, hầu như các bộ
Morinda officinalis How, họ Cà phận của cây Ba kích như:
phê (Rubiaceae). Ngoài ra còn hoa, quả, lá, rễ, củ cũng đều
có các tên gọi khác như: ba có thể sử dụng làm dược liệu.
kích thiên, dây ruột gà, chẩu Tuy nhiên, bộ phận có công
phóng xì (Hải Ninh), thau tày dụng tốt nhất và được sử dụng
cáy (Tày), chồi hoàng kim, sáy nhiều nhất là rễ và củ của cây.
cày (Thái), chày kiang dòi
(Dao), liên châu ba kích.

Nguyễn Thị Liên và cs (2020) Nguyễn Thị Thu Hà và cs (2018)


1.3. PHÂN BỐ – THU HÁI – CHẾ BIẾN

Trên thế giới Tại Việt Nam


Trên thế giới, Ba kích có nguồn Ba kích mọc hoang, phân bố
gốc từ Đông Nam Á, trên thế nhiều ở vùng đồi núi thấp của
giới Ba kích phân bố ở Ấn Độ, miền núi và trung du các tỉnh
Trung Quốc, Việt Nam, phía Bắc. Ba kích có nhiều ở
Malaysia, Úc, New Guinea và Quảng Ninh, Bắc Giang, Vĩnh
Polynesia. Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang,
Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng
Sơn, Yên Bái, Hà Giang, Hà
Tây, Hòa Bình.

Nguyễn Văn Tập (1996)


1.3. PHÂN BỐ – THU HÁI – CHẾ BIẾN

Thu hái: Rễ cây đào quanh năm nhưng tốt nhất vào mùa
đông. Đào về rửa sạch đất cát, phơi hay sấy, khi gần khô
người ta đập dẹp rồi phơi lại cho thật khô.

Chế biến: Có 3 cách


+ Ba kích thiên
+ Chích ba kích
+ Diêm ba kích
Ngô Vân Thu (2004)
Nguyễn Thị Liên và cs (2020)
02
THÀNH PHẦN
HOÁ HỌC
Các thành phần chính thường được chú ý
trong cây ba kích:
- Iridoid Glycosid
- Anthraquinon
- Sterol
- Lacton
- Vitamin C

Đỗ Huy Bích (2006)


Iridoid Glycosid

Monotropein Asperuloside Morindolide

Đỗ Huy Bích (2006)


Anthraquinon

Physcione Rubiadin 1-methyl 2-Hydroxy-1- 1,2- Dihydroxy-3-


ether methoxyanthraquinon methylanthraquinone
e monohydrate

1,3,8-Trihydroxy-2- 2-Hydroxy-3- 2-Methoxyanthraquinone


methoxyanthraquinone (hydroxymethyl)
anthraquinone
Đỗ Huy Bích (2006)
Sterol

Beta-Sitosterol 7-Oxo-beta-sitosterol

Đỗ Huy Bích (2006)


Lacton và Vitamin

(4r,5s)-5-Hydroxyhexan- Ascorbic Acid


4-olide (Vitamin C)
Đỗ Huy Bích (2006)
03
PHƯƠNG PHÁP
KIỂM NGHIỆM RỄ
CÂY BA KÍCH
Mô tả

Rễ hình trụ tròn hay hơi dẹt, cong queo, dài 3 cm trở
lên, đường kính 0,3 cm trở lên. Mặt ngoài màu nâu
xám hoặc nâu nhạt, có nhiều vân dọc và ngang. Nhiều
chỗ nứt ngang sâu tới lõi gỗ. Mặt cắt có phần thịt dày
màu tím xám hoặc màu hồng nhạt, giữa là lõi gỗ nhỏ
màu vàng nâu, vị hơi ngọt và hơi chát.

Bộ Y tế (2018)
Vi phẫu

Từ ngoài vào trong có: Lớp bần, sát lớp bần có các tế
bào mô cứng. Mô mềm vỏ dày, cấu tạo bởi những tế
bào thành mỏng. Phía trong mô mềm là libe, gồm các
tế bào nhỏ tạo thành vòng liên tục. Rải rác trong mô
mềm và libe có các bó tinh thể calci oxalat.

Bộ Y tế (2018)
Soi bột

Bột có màu nâu nhạt, vị hơi chát, mùi thơm dịu. Soi
dưới kính hiển vi: Mảnh bần gồm các tế bào hình chữ
nhật, mảnh mô mềm cấu tạo bởi các tế bào hình nhiều
cạnh thành mỏng, một số tế bào chứa bó tinh thể calci
oxalat hình kim. Có nhiều tế bào mô cứng thành dày
hóa gỗ, các lỗ trao đổi rõ.

Bộ Y tế (2018)
Định tính

A.Lấy 0,10 - 0,20 g bột dược liệu, tiến hành vi thăng hóa sẽ được tinh thể
màu vàng. Khi thêm dung dịch kiềm, sẽ ngả màu đỏ tím.

B. Đun sôi 0,10 g bột dược liệu với 1 ml dung dịch natri hydroxyd (TT) và 9
ml nước, rồi lọc. Thêm acid hydrocloric (TT) cho đến phản ứng hơi acid và
10 ml ether ethylic (TT), lắc. Lớp ether sẽ nhuộm màu vàng. Gạn riêng lớp
ether, thêm 5 ml dung dịch amoniac (TT), lắc. Lớp dung dịch amoniac sẽ
nhuộm màu đỏ tím bền vững.

Bộ Y tế (2018)
Định tính

Dung dịch thử: Lấy khoảng 5 g dược liệu thêm 10 ml nước, lắc để nước thấm đều dược liệu, để
yên 15 phút, nghiền dược liệu trong cối sứ thành bột ướt, thêm 40 ml methanol (TT), cho vào
bình cầu miệng mài, đun sôi hồi lưu trên cách thủy trong 30 phút, lọc, làm bay hơi dung môi đến
cạn. Thêm 5 ml nước và 20 ml ether dầu hỏa (TT), lắc khoảng 3 - 5 phút, để lắng, gạn lấy phần
dịch chiết, làm bay hơi hết dung môi. Hòa cắn trong 2 ml methanol (TT) làm dung dịch thử.
Dung dịch đối chiếu: Lấy 5 g dược liệu Ba kích (mẫu chuẩn) và tiến hành như đối với dung dịch
thử.

Bộ Y tế (2018)
Định tính

Cách tiến hành: Chấm riêng biệt lên bản mỏng 10 ml dung dịch đối chiếu và dung dịch đối chiếu.
Sau khi triển khai, lấy bản mỏng ra để khô ngoài không khí, phun dung dịch kali hydroxyd trong
ethanol (TT). Sắc ký đồ của dung dịch thử phải có các vết (2 - 3 vết) màu đỏ, cùng màu sắc và
giá trị Rf với các vết trên sắc ký đồ của dung dịch đối chiếu

Điều kiện : Độ ẩm không quá 12%, tỉ lệ vụn nát không quá 5%, tạp chất không quá 1%, tỉ lệ
dược liệu xơ, hoá gỗ, đường kính dưới 0,3 cm: Không được có

Bộ Y tế (2018)
04
TÁC DỤNG
DƯỢC LÝ CỦA
BA KÍCH
Tác dụng dược lý

- Tác dụng tăng lực: Bằng phương pháp chuột bơi, thực hiện
trên chuột nhắt trắng, ba kích với liều 5 – 10g/kg dung liên tiếp
7 ngày trước lúc thí nghiệm, có tác dụng kéo dài thời gian
chuột bơi

Tác dụng chống độc: Dùng phương pháp gây nhiễm độc cấp
bằng cách tiêm amoni clorur cho chuột nhắt trắng, ba kích với
liều 15g/kg có tác dụng tăng sức chống đỡ của cơ thể với yếu
tố độc hại
Đỗ Huy Bích (2006)
Tác dụng dược lý

Tác dụng chống viêm: Trên mô hình gây phù chân chuột cống trắng bằng kaolin, ba kích
dùng với liệu 5 – 10g/kg có tác dụng chống viêm rõ rệt.

Tác dụng trên hệ nội tiết: Thí nghiệm trên chuột cống trắng đực chứng tỏ ba kích không có
tác dụng giống androgen, nhưng có khả năng tăng cường hiệu lực của androgen.

Tác dụng khác: Ngoài các tác dụng trên, nước sắc ba kích còn có tác dụng tăng cường co
bóp ruột, hạ huyết áp. Độc tính cấp: trên chuột nhắt trắng bằng đường uống ba kích có
LD50 bằng 193g/kg; chứng tỏ ba kích có độ độc rất thấp

Đỗ Huy Bích (2006)


05
ỨNG DỤNG
TRONG Y HỌC
CỔ TRUYỀN
Ứng dụng trong y học cổ truyền

Ba kích được dùng phổ biến làm thuốc bổ, tăng lực. Qua điều trị thử nghiệm đạt kết quả
sau: đối với nam giới có hoạt động sinh dục yếu, ba kích có tác dụng làm tăng khả năng
giao hợp, đặc biệt đối với các trường hợp khả năng giao hợp yếu và thưa.

Đối với người cao tuổi, bệnh nhân thường có biểu hiện mệt mỏi, kém ăn ít ngủ, người gầy
yếu mà không thấy có những yếu tố bệnh lý gây nên, một số trường hợp có đau mỏi các
khớp, ba kích có tác dụng tăng lực rõ rệt thể hiện qua những cảm giác chủ quan như đỡ
mệt mỏi, ngủ ngon, ăn ngon và những dấu hiệu khách quan như tăng cân, tăng cơ lực.

Đỗ Huy Bích (2006)


06
CÁC BÀI THUỐC
DÂN GIAN
Ứng dụng trong y học cổ truyền

Trị bệnh tăng huyết áp:


Ba kích, tiêm mao, dâm dương hoắc, tri mẫu, hoàng bá,
dương quy, mỗi vị 12g. Nước 600ml sắc còn 200ml. Chia 3
phần uống trong ngày. Thời gian điều trị 3 tháng (Nhị tiên
thang).

Trị thận hư, dương uỷ, di tinh:


Ba kích, thục địa, mỗi thứ 15g, sơn thù du, kim anh từ mỗi thứ
12g. Sắc nước uống.

Đỗ Huy Bích (2006)


Ứng dụng trong y học cổ truyền

Trị thận hư, di niệu, đái nhiều lần


Ba kích, sơn thù du, thỏ ty tử, tang phiêu tiêu, mỗi thứ 12g. Sắc hoặc tẩn bột uống.

Trị lưng gối mỏi đau, mặt trắng nhợt nhạt, chân tay lạnh
Ba kích, tục đoạn, bổ cốt chỉ, mỗi thứ 12g, hồ đào nhục 5 quả. Sắc nước uống hoặc
tán bột uống với canh.

Trị thoát vị, bìu sưng đau


Ba kích, hạt quýt mỗi thứ 12g, tiểu hồi hương 3,7g, sắc nước uống.
Đỗ Huy Bích (2006)
07
CHẾ PHẨM TỪ
CÂY BA KÍCH
Xin chân thành cám ơn thầy
cô và các bạn đã lắng nghe!

You might also like