Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 30

TỔN THƯƠNG CƠ BẢN CỦA

TẾ BÀO VÀ MÔ
MỤC TIÊU:
1. Mô tả được năm dạng tổn
thương thoái hóa của tế bào.
2. Mô tả được các tổn thương chết
tế bào và mô.
3. Trình bày được các tổn thương
tế bào do rối loạn thích nghi.
4. Trình bày được các tổn thương
do rối loạn sinh sản tế bào.
1. ĐỊNH NGHĨA:

Tổn thương cơ bản của tế bào


và mô là những hình thức phản
ứng khác nhau của tế bào và mô
trước các tác nhân xâm phạm làm
biến đổi cân bằng sinh học bình
thường của tế bào và mô, ảnh
hưởng đến sự sống của tế bào.
2. TÁC NHÂN XÂM PHẠM:
2.1. Tác nhân nội sinh:
- Rối loạn chuyển hóa bẩm sinh:
Thiếu enzym gluco-6-phosphatase
trong bệnh Von Gierke gây tích tụ
glycogen quá mức trong các tế bào
của gan, thận.
- Rối loạn nội tiết: Cường vỏ thượng
thận trong hội chứng Cursing gây nên
phệ, cao huyết áp, mất vôi ở xương.
- Dị dạng bẩm sinh: Teo ống
mật gây ứ mật trong gan.
2.2. Tác nhân ngoại sinh:
- Các chất hóa học.
- Các yếu tố vật lí: Phóng
xạ, nhiệt.
- Sinh vật: Virus, vi khuẩn,
kí sinh trùng.
3. MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG HAY MỨC ĐỘ PHẢN
ỨNG CỦA TẾ BÀO:
Tổn thương tế bào tùy thuộc tính
chất, cường độ, thời gian và tác nhân
tác động, gồm ba mức độ:
- Tổn thương khả hồi: Tế bào có khả
năng tái lập lại cân bằng sinh học bình
thường khi tác nhân xâm phạm yếu,
các bào quan chủ yếu đảm bảo sự
sống của tế bào không bị xâm phạm.
- Tổn thương có nguy cơ gây chết
tế bào: Cân bằng sinh học bị rối
loạn trầm trọng, phục hồi chậm
hoặc không phục hồi hoặc tạo nên
một cân bằng mới (nở to, teo đét,
thay hình tế bào).
- Tổn thương bất khả hồi: Hoại tử
tế bào, không thể phục hồi, chuyển
sang trạng thái cân bằng mới.
4. Biểu hiện tổn thương tế bào
4.1. Nở to:
- Thể tích tế bào và các bào quan tăng,
hình thái, cấu trúc, hoạt động chức năng
của tế bào bình thường.
- Sinh lí: Cơ bắp của các lực sĩ, vận
động viên nở to do vận động nhiều. Các sợi
cơ tử cung nở to khi mang thai.
- Bệnh lí: Cơ tim nở to do hoạt động
nhiều khi van tim bị hẹp. Cắt bỏ một phần
gan, phần còn lại nở to để hoạt động bù.
4.2. Teo đét:
- Thể tích tế bào và các bào quan giảm,
hoạt động chức năng của tế bào giảm.
- Tổn thương thoái hóa, khó hoặc không
hồi phục được, thường liên quan đến bệnh lí.
4.3. Thay hình: Tế bào bị thay đổi về hình
thái, cấu trúc và chức năng, trở thành tế bào
của mô khác, ví dụ:
+ Tế bào biểu mô trụ của khí quản trở
thành tế bào biểu mô dạng biểu bì.
+ Tế bào biểu mô tuyến của dạ dày trở
thành tế bào biểu mô tuyến của ruột…
4.4. Không biệt hóa và không trưởng thành:
- Sự biệt hóa: Bình thường, tế bào non mới
sinh ra do phân bào sẽ được biệt hóa để trở thành
tế bào trưởng thành đặc trưng cho từng mô, ví dụ:
- Trong biểu mô da, các tế bào non sinh ra
từ tế bào đáy sẽ được biệt hóa trở thành các tế
bào Malpighi.
- Trong một mô tồn tại những tế bào với 3
mức độ biệt hóa khác nhau:
+ Biệt hóa cao;
+ Biệt hóa vừa;
+ Biệt hóa kém hoặc không biệt hóa.
Các tế bào lớp đáy (lớp sinh sản)
là những tế bào non, chưa biệt hóa,
hình tròn, nhân to, tỷ lệ nhân/bào
tương lớn, nhân kiềm tính, có hạt
nhân lớn, thường có phân bào, bào
tương ít và kiềm tính, các bào quan
cũng ít hơn các tế bào đã biệt hóa.
4.5. Thoái hóa:
Thoái hoá là tình trạng bệnh lý, các tế bào
thay đổi về cấu trúc và chức năng. Tổn thương
chủ yếu ở bào tương tế bào.
Tổn thương thoái hóa mức độ nhẹ có thể hồi
phục được, khi các kích thích bệnh lý giảm hoặc
mất, với mức độ nặng, tế bào có thể bị hoại tử.
Các tế bào già, trước khi chết cũng trải qua
giai đoạn thoái hoá.
Thoái hóa tế bào liên quan chặt chẽ với
RLCH protid - thành phần chính cấu tạo nên các
tế bào.
Các loại tổn thương thoái hóa tế bào:
- Thoái hoá hạt:
Là tình trạng bệnh lý, do rối loạn chuyển hoá Protein, tế
bào ứ nước trương to, trong bào tương tế bào xuất hiện các hạt
nhỏ, bắt màu đỏ khi nhuộm hematoxylin-eosin (H.E). Hoạt động
chức năng của các tế bào thoái hoá giảm. Thoái hóa hạt hay gặp
trong các tế bào nhu mô các phủ tạng (tế bào gan trong suy tim,
tế bào ống thận trong nhiễm độc).
- Thoái hoá nước:
Tế bào trương to, nước ứ lại trong các túi lưới nội bào
tạo thành các hốc sáng không đều nhau, thường liên quan chặt
chẽ với thoái hoá hạt. Thoái hoá nước hay gặp trong tế bào bào
nhu mô tạng (gan, ống thận) do thiếu oxy hoặc nhiễm độc hoá
chất. Tổn thương này có thể hồi phục được, nhưng cũng có thể
chuyển thành tổn thương không hồi phục nếu nguyên nhân tổn
thương kéo dài.
- Thoái hoá hốc:
Là hiện tượng hình thành những khoang, hốc nhỏ
trong bào tương tế bào. những khoang, hốc đó có thể
trống rỗng hoặc chứa glycogen, mỡ, sắc tố ...
Thoái hoá hốc có thể do:
+ Tổn thương các bào quan, đặc biệt là lưới nội
bào (lưới Golgi) và ty thể (Microsome), (tự thực).
+ Dị thực: Tế bào thu nhận những chất không thể
chuyển hoá được dẫn đến tích tụ trong tế bào (bệnh bụi
phổi, các sắc tố dùng để xăm da).
+ Ứ đọng nhiều các sản phẩm chuyển hoá trong
bào tương tế bào (ứ mỡ trong tế bào gan, glycogen trong
tế bào biểu mô ống thận, hoặc các chất hình thành trong
cơ thể như melanin, hemoglobin, hemosiderin,
lipofuscin).
3.4. Thoái hoá mỡ
Là tình trạng xuất hiện những giọt mỡ bất thường
trong bào tương tế bào. Thoái hoá mỡ biểu hiện bằng
những hốc sáng lớn, tròn đều trong bào tương tế bào (khi
nhuộm H.E), chúng có thể tập trung lại thành một hốc lớn
chiếm toàn bộ tế bào, chiếm chỗ của nhân... Khi nhuộm
thuốc nhuộm mỡ (Sudan III), các hốc chứa mỡ trong bào
tương bắt màu vàng da cam.
Thoái hoá mỡ thường hay gặp ở tế bào gan, nhất là
vùng trung tâm tiểu thuỳ, do các bệnh rối loạn chuyển hoá
(nghiện rượu, sau viêm gan, suy tim, suy dinh dưỡng),
nhưng cũng có thể xẩy ra ở tim, cơ, thận.
Tổn thương tế bào không hồi phục
(chết tế bào)
Chết tế bào sinh lý
Hoại tử
Hoại tử tế bào:
+ Nhân đông
+ Nhân tan
+ Nhân vãi
Hoại tử mô:
+ Hoại tử đông
+ Hoại tử lỏng hay nhuyễn hoá
+ Hoại tử bã đậu.
+ Hoại tử hoại thư.
Hoại tử mô:
+ Hoại tử đông
+ Hoại tử lỏng hay nhuyễn hoá
+ Hoại tử bã đậu.
+ Hoại tử hoại thư.
+ Hoại tử dạng tơ huyết.
+ Hoại tử chảy máu, thiếu máu.
+ Hoại tử mỡ.
Tổn thương do rối loạn thích nghi
Nở to
Teo đét
Biệt hóa và rối loạn biệt hóa.
Dị sản
Loạn sản
Thoái sản (bất thục sản)
Tổn thương do rối loạn sinh sản tế bào
- Quá sản
- Giảm sản

You might also like