Bai Giang Va Cau Hoi Bai 5

You might also like

Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 14

V.7.

Khủng hoảng của chủ nghĩa công năng,


Design thích nghi và nghệ thuật dân dã (Pop Art)

V.7.1. Khủng hoảng của chủ nghĩa công năng


- Những năm 60 (TK XX) là thời điểm đạt tới đỉnh cao của xã
hội tiêu dùng và của chủ nghĩa công năng song chuyển qua
nửa sau của thập niên người ta đã thấy xuất hiên dấu hiệu
khủng hoảng của chủ nghĩa công năng.
- Lúc này lý thuyết của chủ nghĩa công năng không còn sức
thuyết phục nữa, người ta đi tìm lối thoát khỏi sự bế tắc này.
Trong đời sống văn hoá của các đô thị và đặc biệt tầng lớp
thanh niên bị cuốn hút bởi các phong trào âm nhạc Pop art và
phim ảnh mạnh mẽ. Khởi đầu bắt nguồn từ Anh, Italia, và lan
sang Đức hình thành phong trào cực đoan chống lại chủ nghĩa
công năng trong kiến trúc và tạo dáng công nghiệp. Các quan
điểm chống lại sản xuất hàng loạt của các viện Design công
nghiệp.
- Tại Mỹ xuất hiện các bài báo phê phán hiện đại trên
các mặt văn hoá, tâm lý biểu tượng trong kiến trúc,
coi kiến trúc là trung tâm của vấn đề cần lên án. Và
cũng từ đây bắt đầu sự ra đời của lý luận hậu hiện
đại.
V.7.2. Design thích nghi và nghệ thuật dân
dã (Pop Art)
Design thích nghi
- Trong thời kỳ suy thoái của phái hiện đại lúc này một số
nhà Design đang muốn tìm một lối thoát, khởi đầu của thập
niên 70 họ đã tìm kiếm những giải pháp để thoát khỏi sự
khan hiếm vật tư nguyên liêu và ô nhiễm môi trường.

- Năm 1974 J.Gros và nhóm thiết kế của ông đã hướng con


đường thích nghi ứng dụng vào thực tế. Những tấm nhựa ép
đã được sử dụng để tạo dáng như làm chao đèn, tấm đệm
ghế thành tủ đựng, lốp xe trở thành ghế bành. Một thị trường
mới hình thành.
-Pop art (nghệ thuật Pop) tuyên chiến với những tiêu
chuẩn thẩm mỹ của chủ nghĩa công năng.

- Loại hình thẩm mỹ đó trực tiếp tác động đến Design


và việc ứng dụng các vật liệu mới như chất dẻo… đã
cho phép các nhà thiết kế tạo ra các hình dáng hấp
dẫn, mang dáng dấp kì lạ, uốn éo, đôi khi còn kích
động và khước từ quan niệm sống mẫu mực của giới
trung lưu. Trong trang trí nội thất lúc này được pha
trộn giữa đồ rẻ tiền, đồ ngoại lai bên cạnh đồ cổ điển,
các đồ cũ kĩ bên cạnh đồ dùng mới ra đời nên lúc
này sự phức để tạo nên một không gian đầy cảm
xúc.
VI. Chủ nghĩa hậu hiện đại và Design đa hướng
(1980 – nay)
VI.1. Chủ nghĩa hậu hiện đại và Design hậu hiện đại

- Danh từ Postmodernism được Federico de Onis đưa vào


văn bản lần đầu vào thập niên 1930 để chỉ sự đối kháng với
chủ nghĩa hiện đại, và được sử dụng rộng rãi vào năm 1960
tại New York.
- Từ những nhận thức rằng thế giới cảm thụ của mỗi cá thể
là vô cùng phong phú, những thị hiếu phong phú theo cách
nghĩ của chủ nghĩa công năng. Do vậy đã nảy sinh và bột
phát tính đa năng của hình dáng dẫn đến phong trào đối lập
với phái hiện đại trong thập kỉ 70. Đầu tiên những mâu thuẫn
đó xuất hiện trong giới kiến trúc. Các cuộc tranh cãi diễn ra
gay gắt, đến thập kỉ 80 khái niệm của phái hậu hiện đại diễn
ra phổ biến rộng rãi. Mục đích chính của cuộc đối đầu này là
chấp nhận hay xoá bỏ cái cũ.
- Yếu tố quan trọng nhất để coi một công trình kiến trúc
có phong cách hậu hiện đại hay không dựa vào những
yếu tố như có dựa theo phong cách lịch sử, mang tính
biểu tượng, trang trí và có các trang trí hoa lá uốn lượn
theo tạo hình cho chức năng, dù có liên quan đến công
năng hay không chỉ là thứ yếu, mà quan trọng là đập
vào mắt người xem tạo ấn tượng mạnh về thị giác.
- Trong giai đoạn đầu danh từ chủ nghĩa hậu hiện đại chỉ
dành cho kiến trúc sau được ứng dụng cho lĩnh vực thiết
kế.

- Design hậu hiện đại chủ yếu là phong cách của bàn
ghế hay các sản phẩm bắt chước lại kiểu dáng của kiến
trúc, với những dáng vẻ khác nhau với những màu sắc
rực rỡ trang trí đa dạng và ít chú trọng đến công năng
của sản phẩm.
-Có thể thấy được rằng sự xuất hiện của trào lưu hậu
hiện đại trong thập kỉ 70 – 80 là một sự giải phóng khỏi
những điều cứng nhắc của chủ nghĩa hiện đại.

 Tuyên ngôn của phái hậu hiện đại đấu tranh cho 1
tuyên ngôn chung: dân dã và hào nhoáng, cá thể và sự
đa dạng rực rỡ màu sắc để đối lập với sự duy lý, tính
đơn điệu về hình thức giáo điều của một thứ hiện đại
khô cứng.
Stuffed Animals Sofa
* Studio Alchimia.Memphis

- Những tác phẩm đầu tiên của Design hậu hiện đại là
những mẫu bàn ghế của 2 nhóm Design của nước Italia:
Alchimia và Memphis.
- Lần đầu tiên nhóm này giới thiệu sưu tập về Bauhaus
năm 1981 trưng bày dự án có tên gọi Mobilli infini
( Mobile infinito - những mẫu đồ gỗ chưa hoàn chỉnh).
Khoảng 30 nhà thiết kế, kiến trúc sư, hoạ sỹ cùng làm
việc với nhau trong 1 dự án, mỗi người thiết kế một bộ
phận riêng lẻ và cùng nhau lắp ghép thành 1 sản phẩm.

- Triết lý của nhóm coi việc lắp ghép các hình thể, màu
sắc và các chất liệu khác nhau là nguyên lý, hình khối
của chiếc bàn ghế là sản phẩm được tập hợp và hoà
nhập của nhiều thành phần trở thành 1 tác phẩm có linh
hồn sống động.

Năm 1981 E.Sottsass đã giã từ Alchimia và cùng một số


đồng nghiệp thành lập nhóm Memphis.
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU – BÀI SỐ 5

 Những đóng góp và thành công của nghệ thuật Op Art trong Design?
 Qua tìm hiểu và nghiên cứu Design Hậu hiện đại, em hãy nêu những đặc
trưng, các nhà thiết kế và những tác phẩm tiêu biểu. Sức sống và tinh thần
của chủ nghĩa Design Hậu hiện đại trong sự phát triển Design hiện nay
(trên thế giới và Việt Nam)

Hạn nộp bài 19/3/2021

You might also like