Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 10

KINH TẾ HỌC PHÁP LUẬT

Vấn đề 2
KINH TẾ HỌC PHÁP LUẬT
VỀ QUYỀN SỞ HỮU

TS. Nguyễn Văn Tuyến – Trường Đại học Luật Hà Nội


1
TÌNH HUỐNG DẪN NHẬP

Một nông dân trồng ngô, bón phân, và dựng bù nhìn để bảo vệ
mùa màng, nhưng khi ngô chín, người láng giềng của anh thu
hoạch ngô và mang về sử dụng cho riêng gã. Người nông dân
không có một biện pháp về mặt pháp lý nào để chống lại hành
vi của gã láng giềng vì anh không sở hữu mảnh đất mà anh đã
gieo hạt trên đó. Trừ khi những biện pháp phòng vệ có tính
chất khả thi (và ta hãy giả định rằng hiện thời không có những
biện pháp đó), sau một vài vụ việc như vậy, việc canh tác trên
đất đai sẽ bị bỏ bê và xã hội sẽ chuyển sang những phương
kế sinh nhai ít liên quan đến hoạt động đầu tư chuẩn bị hơn, ví
dụ như săn bắt (Richard Posner, Lý thuyết kinh tế về quyền
sở hữu: Các khía cạnh tĩnh và động)
2
KINH TẾ HỌC PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU

Tại sao quyền sở hữu là quan trọng? Harold Demsetz là


người đưa ra cụm từ “bi kịch của tài sản chung” (tragedy of
the commons) để trình bày một quan điểm cho rằng: “khi
mọi thành viên cộng đồng đều có khả năng chi phối và sử
dụng một loại tài nguyên chung của cộng đồng, các thành
viên này sẽ ra sức lấy phần cho bản thân, khiến tài nguyên
chung đó bị khai thác kiệt quệ”.
Đây là một hiện tượng phổ biến trong lịch sử và ở nhiều xã
hội khác nhau. Gần như tất cả các ngành công nghiệp lớn
(khai thác rừng, dầu mỏ, hải sản...) đều đang phải đối mặt
với nguy cơ cạn kiệt tài nguyên do khai thác quá đà.

3
KINH TẾ HỌC PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU

Theo Harold Demsetz, sở hữu tư nhân được hình thành thay


thế cho sở hữu công cộng, sở hữu tập thể là nhằm khuyến
khích tinh thần trách nhiệm trong khai thác, sử dụng các
nguồn lực trong xã hội. Nhờ việc biến tài sản thuộc sở hữu
chung, sở hữu cộng đồng thành sở hữu tư nhân, các thành
viên cộng đồng sẽ ý thức rõ hơn về tính khan hiếm nguồn lực
trong xã hội và sử dụng tài sản một cách hiệu quả, có trách
nhiệm hơn. Cũng nhờ đó, năng suất lao động, năng suất sử
dụng các nguồn lực trong nền kinh tế được nâng lên. Có thể
coi, giải pháp “tư nhân hóa” tài sản công cộng trong lý thuyết
về sở hữu của Harold Demsetz là cách thức làm cho mỗi
thành viên trong cộng đồng nhận thức rõ hơn về tính khan
hiếm của các nguồn lực hữu ích trong xã hội.
4
KINH TẾ HỌC PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU

Theo Louis Kaplow & Steven Shavell: Việc công nhận sở


hữu tư nhân, bảo vệ sở hữu tư nhân, bảo vệ khả năng
chuyển nhượng tài sản thuộc sở hữu tư nhân được coi là
một trong những biện pháp khuyến khích “phúc lợi xã hội”
(social welfare). Chí ít, việc công nhận sở hữu tư nhân với
quy tắc cơ bản là người nào đầu tư vào tài sản thuộc sở hữu
của mình thì người đó phải được hưởng thành quả của sự
đầu tư ấy (hoa lợi, lợi tức từ tài sản) cũng góp phần thúc đẩy
tính tích cực trong lao động, đầu tư của mỗi người.

5
KINH TẾ HỌC PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU

Lý thuyết về sở hữu của Horald Demsetz đã được ứng dụng


để luận giải cho việc khắc phục tình trạng “vô chủ”, thiếu
minh bạch về chế độ trách nhiệm bằng cách tư nhân hóa
nhiều doanh nghiệp nhà nước ở nhiều quốc gia. Cũng nhờ
ứng dụng lý thuyết về sở hữu của Harold Demsetz, trong
việc bảo vệ môi trường, nhiều quốc gia đã thay đổi quan
niệm về môi trường sinh thái.
Căn cứ phát sinh quyền sở hữu: Làm thế nào để pháp luật
trao quyền sở hữu tài sản cho những chủ thể có khả năng
sử dụng tài sản hiệu quả nhất?
Tính hiệu quả của quy định theo hướng tách bạch giữa
quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất ở Việt Nam?
6
KINH TẾ HỌC PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU

Vấn đề tính minh bạch và hiệu quả trong chế độ sở hữu đất
đai ở Việt Nam: Vai trò của Nhà nước là gì trong chế độ sở
hữu đất đai? Địa vị pháp lý và mối quan hệ pháp lý phức tạp
giữa chủ sở hữu đất đai (toàn dân) với Nhà nước và người
sử dụng đất (tổ chức, cá nhân) trong việc thực thi quyền sở
hữu đất đai?
Cần cải cách chế độ sở hữu đất đai theo hướng nào để đảm
bảo tính công khai, minh bạch về quyền sở hữu và nâng cao
hiệu quả sử dụng nguồn lực đất đai: Trao quyền sở hữu cho
tư nhân hay làm rõ vai trò đích thực của Nhà nước trong chế
độ sở hữu đất đai?

7
KINH TẾ HỌC PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU

Vấn đề đảm bảo tính minh bạch của quyền sở hữu đối với
tài sản là phần vốn góp của Nhà nước trong các doanh
nghiệp (bao gồm DNNN và doanh nghiệp dân doanh): Chủ
sở hữu tài sản là ai? Cách thức trao quyền sở hữu như thế
nào? Các quyền năng thực sự của DNNN và Tập đoàn kinh
tế nhà nước đối với phần vốn Nhà nước đầu tư tại doanh
nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành?
Tính hiệu quả của cơ chế trao quyền sở hữu tài sản hiện
nay đối với DNNN và Tập đoàn kinh tế Nhà nước?
Cần cải cách quy định về trao quyền sở hữu đối với phần
vốn Nhà nước đầu tư tại DNNN và TĐKT Nhà nước như thế
nào cho hiệu quả?
8
KINH TẾ HỌC PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU

Quyền sở hữu đối với các tài sản trí tuệ và vấn đề bảo vệ
quyền sở hữu trí tuệ trên thế giới và ở Việt Nam trong bối
cảnh chuyển đổi số và toàn cầu hóa?
Các cách thức hiệu quả để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
trong bối cảnh chuyển đổi số và xu hướng toàn cầu hóa về
kinh tế?
Các hình thức sở hữu trong pháp luật Việt Nam: Tài sản nào
nên được coi là sở hữu công cộng? Tài sản nào nên được
coi là sở hữu tư nhân? Tính hiệu quả của sự lựa chọn giữa
mô hình sở hữu công cộng và sở hữu tư nhân? Cơ chế bảo
vệ quyền sở hữu đối với tài sản công và tài sản tư – sự
tương đồng hay khác biệt?
9
KINH TẾ HỌC PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN SỞ HỮU

Vấn đề sở hữu đối với nhà chung cư: Những điểm hợp lý và
những điểm còn “bất ổn” trong chính sách, pháp luật đối với nhà
chung cư hiện nay? Việc trao quyền sở hữu BDDSDL cho các
nhà đầu tư BĐSDL hiện nay?
Các phương thức bảo vệ quyền sở hữu và tính hiệu quả của nó:
a) Kiện đòi tài sản (khôi phục tài sản như nguyên trạng); b) Kiện
đòi bồi thường thiệt hai cho tài sản (trả một khoản tiền tương
đương với thiệt hại đã xảy ra cho tài sản). Định lý Coase: Chi
phí giao dịch càng thấp thì các quy định về bảo vệ quyền sở
hữu tài sản (kiện đòi tài sản) càng có tác dụng tốt; chi phí giao
dịch càng cao thì phương án kiện đòi bồi thường là lựa chọn
hiệu quả hơn.
Nghiên cứu các bài đọc và tình huống về quyền sở hữu.
10

You might also like