Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

Vấn đề 1:

NGUỒN GỐC VÀ
KIỂU NHÀ NƯỚC

Giảng viên: ThS. Phạm Vĩnh Hà


07/06/2024 1
NỘI DUNG CHÍNH
1. Khái niệm nhà nước

1. Định nghĩa nhà nước

2. Đặc trưng của nhà nước

II. Nguồn gốc nhà nước

III. Kiểu nhà nước

1. Khái niệm kiểu nhà nước

2. Sự ra đời, cơ sở kinh tế - xã hội và quá trình phát triển của các kiểu nhà nước
trong lịch sử.

07/06/2024 NGUỒN GỐC VÀ KIỂU NHÀ NƯỚC 2


I. KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC

1. Định nghĩa:

 Nhà nước là đối tượng nghiên cứu chung của rất nhiều các ngành khoa học:

Chính trị học, Kinh tế học, Xã hội học, Triết học, Sử học, Luật học…
 Có hàng chục định nghĩa khoa học khác nhau về nhà nước.
 Cách tiếp cận của giáo trình:

Nhà nước là tổ chức quyền lực đặc biệt của xã hội, bao gồm một lớp người được tách ra từ xã hội để
chuyên thực thi quyền lực, nhằm tổ chức và quản lý xã hội, phục vụ lợi ích chung của toàn xã hội
cũng như lợi ích của lực lượng cầm quyền trong xã hội.

07/06/2024 NGUỒN GỐC VÀ KIỂU NHÀ NƯỚC 3


I. KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC

NHÀ NƯỚC ≠ XÃ HỘI

NHÀ NƯỚC ≠ QUỐC GIA

NHÀ NƯỚC ≠ CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI THÔNG THƯỜNG

07/06/2024 NGUỒN GỐC VÀ KIỂU NHÀ NƯỚC 4


I. KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC

2. Các đặc trưng cơ bản của nhà nước:

 Nhà nước thiết lập một quyền lực công đặc biệt.
Quyền lực là gì? Tại sao gọi quyền lực nhà nước là quyền lực công đặc biệt?
 Nhà nước quản lí dân cư theo lãnh thổ.
Đối tượng quản lí? Tiêu chí quản lí?
 Nhà nước nắm giữ và thực thi chủ quyền quốc gia.
Chủ quyền? Nhà nước vs Quốc gia? Tại sao chủ quyền quốc gia lại do nhà nước nắm giữ?
 Nhà nước ban hành ra pháp luật và dùng pháp luật để quản lí xã hội.
Công cụ quản lí? Khác gì so với các loại quy tắc xã hội khác?
 Nhà nước phát hành tiền, có quyền đặt ra và thu các loại thuế.
Kinh phí hoạt động? Mục đích? Khác gì so với các nguồn thu xã hội khác?

07/06/2024 NGUỒN GỐC VÀ KIỂU NHÀ NƯỚC 5


I. KHÁI NIỆM NHÀ NƯỚC

Các dạng câu hỏi thường gặp (dựa trên kiến thức về các đặc trưng của nhà nước):

 Phân tích các đặc trưng cơ bản của nhà nước?  nhận thức bậc

 Phân tích định nghĩa nhà nước theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin?  nhận thức bậc

 Phân biệt nhà nước với các tổ chức xã hội khác? (xây dựng tiêu

chí)
07/06/2024 NGUỒN GỐC VÀ KIỂU NHÀ NƯỚC 6
II. NGUỒN GỐC NHÀ NƯỚC

- Nhà nước từ đâu mà có? (tiền thân)


- Nhà nước có từ bao giờ? (thời điểm hình thành)
- Nhà nước ra đời như thế nào? (cách thức)

07/06/2024 NGUỒN GỐC VÀ KIỂU NHÀ NƯỚC 7


II. NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC

Thuyết Đại diện Nội dung chính

+ NN là sản phẩm do thượng đế tạo ra


+ Quyền lực NN là quyền lực phái sinh từ quyền lực thượng đế  NN luôn
Thần học Agustin phụ thuộc ý chí thượng đế
+ Quyền lực thượng đế là vĩnh cửu  NN là nhất thành bất biến, từ khi loài
người xuất hiện đã có NN.

+ NN là kết quả phát triển của gia đình


Platon, Aristote,
Gia trưởng + Quyền lực NN là sự phát triển tiếp tục quyền lực của người gia trưởng
Philmo
+ NN là hình thức tổ chức tự nhiên của cuộc sống  có trong mọi XH.

07/06/2024 NGUỒN GỐC VÀ KIỂU NHÀ NƯỚC 8


II. NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC

Thuyết Đại diện Nội dung chính

+ NN như cơ thể sống, phát triển tương tự sự tiến hoá của XH. Quy luật phát
triển của NN giống quy luật tiến hoá sinh học.
Sinh học Spencer
+ Kết quả của các quá trình chọn lọc tự nhiên, tiến hoá, đấu tranh sinh tồn là
sự liên kết của con người lại trong một thiết chế gọi là NN

Spinoza, Hobber, + NN là sản phẩm của lý trí loài người, xuất hiện từ việc con người từ tự
Khế ước
Locke, nhiên tự nguyện ký kết khế ước về thành lập NN với những điều kiện và ràng
xã hội
Montesquieu, … buộc nhất định

+ Nguyên nhân sinh ra nhà nước là bạo lực.


Duyring, Jhering, + Nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc này đối với
Bạo lực
Gumplovich thị tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng lập ra hệ thống cơ quan đặc biệt
để nô dịch kể chiến bại. Hệ thống cơ quan đó chính là NN

07/06/2024 NGUỒN GỐC VÀ KIỂU NHÀ NƯỚC 9


II. NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC

Học thuyết Mác-Lênin về nguồn gốc nhà nước:

 Nguyên nhân ra đời NN:

- NN không phải là hiện tượng vĩnh cửu và bất biến, không phải là lực lượng từ bên ngoài áp đặt vào

XH mà nó là xuất hiện một cách khách quan khi XH phát triển đến một giai đoạn nhất định.

- NN ra đời do 2 nguyên nhân trực tiếp là nguyên nhân kinh tế và nguyên nhân xã hội.

+ Kinh tế: Sự xuất hiện của chế độ tư hữu về TLSX (thay thế cho chế độ công hữu tồn tại trước đó).

+ Xã hội: Sự xuất hiện của giai cấp và đấu tranh giai cấp (đến mức độ gay gắt không điều hòa được).

07/06/2024 NGUỒN GỐC VÀ KIỂU NHÀ NƯỚC 10


II. NGUỒN GỐC CỦA NHÀ NƯỚC

Học thuyết Mác-Lênin về nguồn gốc nhà nước:

 Quá trình ra đời của nhà nước: (gắn với 3 lần phân công lao động xã hội)
Yếu tố tư hữu, yếu tố giai cấp không phải ngày một, ngày hai hình thành mà trải qua một quá trình phức tạp, đánh
dấu bằng nhiều cột mốc khác nhau.
Lưu ý: Quá trình ra đời của nhà nước đồng thời là quá trình tan rã của các tổ chức thị tộc, bộ lạc.
 Các hình thức xuất hiện điển hình của nhà nước:
Theo Ănghen có ba hình thức xuất hiện NN điển hình:
 Mô hình giống nhà nước Athen
 Mô hình giống nhà nước Rôma
 Mô hình giống nhà nước Giecman
(*) Thực tế chứng minh còn có mô hình xuất hiện NN theo kiểu phương Đông mà Ănghen chưa có điều kiện
nghiên cứu kỹ
07/06/2024 NGUỒN GỐC VÀ KIỂU NHÀ NƯỚC 11
III. KIỂU NHÀ NƯỚC

1. Khái niệm:

Kiểu nhà nước là tổng thể những đặc điểm, đặc thù của một nhóm nhà nước, qua đó phân biệt với
nhóm nhà nước khác. *Có nhiều tiêu chí để phân kiểu

2. Các kiểu nhà nước trong lịch sử: (dựa trên căn cứ là các hình thái KT-XH)

Hình thái KT-XH Kiểu nhà nước


Cộng sản nguyên thuỷ Chưa có nhà nước

Chiếm hữu nô lệ Nhà nước chủ nô

Phong kiến Nhà nước phong kiến

Tư bản chủ nghĩa Nhà nước tư sản

(XHCN) Cộng sản chủ nghĩa (Nhà nước XHCN) tiêu vong

07/06/2024 NGUỒN GỐC VÀ KIỂU NHÀ NƯỚC 12


Trọng tâm ôn tập:

1. Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn
gốc nhà nước? (nguyên nhân, quá trình)
2. Các cách phân kiểu (phân loại) nhà nước, ý nghĩa của việc
phân kiểu theo hình thái KT-XH?
+ Slide 6

07/06/2024 NGUỒN GỐC VÀ KIỂU NHÀ NƯỚC 13

You might also like