PP BỆNH HỌC DTD

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

Khoa Dược lý – Dược lâm sàng

CASE LÂM SÀNG


ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP II

Nhóm 4 - Tổ 11 - A3K75
NHÓM SINH VIÊN

LÊ THỊ THU HỒNG BẠCH THẢO LINH

NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG


CASE LÂM SÀNG
Thông tin chung:
Họ và tên: Cà Ngọc T
Giới tính: Nam
Tuổi: 53
Lí do vào viện:
Mệt mỏi, mờ mắt, tê bì chân tay, uống nhiều đái nhiều
Diễn biến bệnh:
Cách vào viện 1 tháng, bệnh nhân đi khám định kì phát hiện đường máu cao, điều trị ngoại
trú không mang theo đơn. Ngày vào viện, bệnh nhân đi khám lại, đường máu chưa kiểm
soát, khát nước, không sốt, không ho khạc đờm.
 Chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai
CASE LÂM SÀNG
Bệnh sử:
Tiền sử ĐTĐ 10 năm, viêm gan B 4 năm điều trị thuốc kháng virus 1 tháng nay, xơ gan
phát hiện 1 tháng nay chưa điều trị gì.

Tiền sử gia đình:


Không có gì đặc biệt

Tiền sử dị ứng:
Không có gì đặc biệt
CASE LÂM SÀNG
Khám vào viện:
Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc được
Da niêm mạc kém hồng
Tim đều, M: 85
Huyết áp: 130/70 mmHg
Bụng mềm, không chướng, không đau
Ăn ngủ được
Phổi thông khí, không rales
Mờ mắt, tê bì chân tay
Mạch mu chân, chày sau bắt rõ
Động mạch cảnh không có tiếng thổi
CASE LÂM SÀNG Định lượng HbA1c 11.8% (bt 4.0-6.0)

Cận lâm sàng: Natri 129 Mmol/L (bt 136-146)


Bệnh nhân được làm các xét nghiệm sinh hóa Clo 98 Mmol/L (bt 101-109)
và huyết học, một số kết quả bất thường như sau:
Đo hoạt độ AST 73 U/L (bt < 50)
HGB 127/108 g/L (bt 135-175)
Đo hoạt độ ALT 100 U/L (bt < 50)
HCT 0.38/0.328 L/L (bt 0.41-0.53)
SG 1.038 (bt 1.003-1.0.030)
PLT 107 G/L (bt 150-400)
PO2 115.1 mmHg ( bt 70-99)
MONO% 9.6% (bt 0-8)
HCO3 chuẩn 23.2 mmol/L (bt 25)
LYM% 24% (bt 25-45) SatO2 98.4 % (bt 70 -90)
Định lượng glucose 30.7/27.6/19.7 Mmol/L (bt 4.1-5.9)
CASE LÂM SÀNG

Chẩn đoán:
Đái tháo đường typ II, TD Xơ gan, Viêm gan B mạn tính, TD CKD
CASE LÂM SÀNG
Thuốc sử dụng trên bệnh nhân:
CASE LÂM SÀNG
Thuốc sử dụng trên bệnh nhân:
CÂU HỎI
01
Hãy nêu mục đích sử dụng của các loại thuốc sau:
Lantus 1000UI/10ml (đơn vị); Actrapid 100UI/ml 10ml (Pháp);
Agifovir 300mg
- Lantus 1000UI/10ml (đơn vị)
Lantus là thuốc điều trị có chứa insulin glargine với các đặc
tính:
Là một insulin biến đổi, rất giống với insulin của con người

TRẢ LỜI Có tác dụng hạ huyết áp lâu dài và ổn định.


- Actrapid 100UI/ml 10ml (Pháp)
Thuốc có tác dụng làm giảm glucose dễ dàng sau khi insulin
gắn kết vào thụ thể trên tế bào cơ và mỡ, đồng thời nó cũng ức
chế sản xuất glucose từ gan.
- Agifovir 300mg
Thuốc sẽ giúp ức chế sự nhân lên của HBV bằng cách cạnh
tranh với deoxyadenosine-5-triphosphate vào chuỗi ADN virus.
Từ đó thuốc ức chế sự phiên mã ngược làm cho DNA của virus
không được tạo thành để tấn công vào nhân tế bào vật chủ.
02
Xét nghiệm HbA1c có vai trò như thế nào
với bệnh nhân đái tháo đường?
Xét nghiệm HbA1c có vai trò rất quan trọng đối với bệnh nhân bị đái tháo đường.
Cụ thể như sau:
- Giúp bệnh nhân kiểm tra lượng đường trong máu: Hb và glucose liên kết với nhau sẽ tạo ra một
lớp đường bao phủ Hb. Khi đó, lớp vỏ này càng dày sẽ cho thấy lượng đường trong máu càng
tăng cao. Xét nghiệm HbA1c có thể đo được độ dày của lớp vỏ đường bên ngoài này và từ đó
nhận biết rõ về lượng đường trong máu của người bệnh.
- Xét nghiệm HbA1c là phương pháp chẩn đoán bệnh nhân mắc tiểu đường hoặc tiền tiểu đường
chính xác nhất. Với một số phương pháp khác, kết quả chỉ số đo được có thể bị ảnh hưởng do
bệnh nhân đã ăn uống những thực phẩm có chứa đường, nồng độ insulin trong máu bệnh
nhân, chế độ hoạt động của người bệnh trước khi thực hiện đo.
Chỉ số HbA1c ở người bị bệnh đái tháo đường còn cho biết tình trạng sức khỏe của bệnh nhân
trong 3 tháng gần nhất. Từ chỉ số này các bác sĩ sẽ hiểu rõ hơn về hiệu quả điều trị như thế
nào và có nên thay đổi, điều chỉnh lại phương pháp điều trị hay không. Bên cạnh đó, cũng
dựa vào chỉ số này, bác sĩ có thể tiên lượng về một số biến chứng có thể xảy ra ở những bệnh
nhân đái tháo đường, từ đó tìm biện pháp phòng tránh tối đa nguy cơ biến chứng. Trên thực
tế, nhờ xét nghiệm này, một số bệnh nhân đã phòng ngừa được một số biến chứng của bệnh
như tê bì chân tay, suy giảm thị lực, suy thận.
03
Giải thích tại sao có hiện tượng tê bì
chân tay ở bệnh nhân này?
- Tay và chân là những mạch nhỏ ở xa trung tâm, và do sự lắng
đọng của Lipid, máu không di chuyển được xuống phía dưới
đến các mạch nhỏ, dẫn đến sự tê bì chân tay
- Bệnh nhân bị đái tháo đường thì trong tế bào cơ thể bị đói
TRẢ LỜI glucose mà số lượng glucose trong máu cao do glucose không
vào được tế bào, chu trình Kreb không xảy ra thì không tạo
được NADP + NADPH+ nhưng chất chống gốc tự do trong
máu (những cái gốc này sinh ra ở trong thức ăn và trong
chuyển hóa của cơ thể sẽ gây ra tổn thương lớp Nội mô và lớp
nội mạc mạch máu thì bệnh nhân sẽ có nguy cơ xơ vữa động
mạch cao thì lâu dần có thể sinh huyết khối mạch máu ở những
cái ngón chân, ngón tay) mà ở chân và ở tay là những mạch
máu ngoại vi có áp suất thấp và ở xa trung tâm do ở satin kèm
theo thường xuyên bị tì đè chịu trọng lực của toàn bộ cơ thể
dẫn đến có huyết khối, sẽ làm tăng nguy cơ và máu không dẫn
đến để nuôi dưỡng được những phần tiếp theo.
04
Tại sao trong mục các xét nghiệm cận lâm sàng
đã có/ cần làm lại có: Chức năng gan thận ?
1. ĐTĐ dẫn tới suy thận mạn vì:
- Do tổn thương động mạch thận
Đái tháo đường lâu ngày gây xơ vữa các mạch máu lớn, trong đó có động mạch thận, làm
hẹp tắc mạch máu, hậu quả là gây tăng huyết áp và suy thận.
- Do tổn thương các mạch máu nhỏ trong thận
Người bệnh đái tháo đường, huyết áp cao kéo dài tạo ra các chất oxy hóa, lâu ngày làm tổn
thương các mạch máu nhỏ ở thận.
Đồng thời lượng đường trong máu cao, thận phải làm việc quá tải, nhiều ngày các lỗ lọc to ra
gây rò rỉ albumin vi niệu ra ngoài nước tiểu, sau thời gian dài albumin niệu nhiều hơn và
xuất hiện cả protein niệu.
- Do tổn thương hệ thần kinh
Với người bệnh đái tháo đường việc truyền tín hiệu thần kinh từ não đến các cơ quan có
trục trặc, bàng quang bị giảm kích thích, không có cảm giác khi bàng quang đầy nước tiểu, ứ
đọng lâu ngày gây nhiễm trùng đường tiết niệu, vi khuẩn đi ngược lên thận làm tổn thương
thận và dẫn tới suy thận.
2. MQH chặt chẽ giữa đái tháo đường và bệnh lý gan:
Gan có vai trò quan trọng trong chuyển hóa carbohydrate, chịu trách nhiệm cho sự cân
bằng nồng độ glucose trong máu. Cân bằng chuyển hóa của glucose bị suy giảm khi có bệnh
gan mạn tính dẫn tới kháng insulin, không dung nạp glucose và đái tháo đường. Tỷ lệ đái
tháo đường ở bệnh nhân gan mạn tính chiếm khoảng 18-71%. Ngoài ra, ở bệnh nhân mắc
bệnh gan mạn tính, tình trạng không dung nạp glucose lên đến 80%. Do đó, bệnh đái tháo
đường và bệnh gan mạn tính thường cùng tồn tại và các bằng chứng hiện có cho thấy bệnh
gan mạn tính làm tăng các biến chứng và tử vong sớm ở bệnh nhân đái tháo đường.
Ngoài ra, bệnh đái tháo đường cũng là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gan
mạn tính và ung thư biểu mô tế bào gan. Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân phổ biến nhất
của bệnh xơ gan, gan nhiễm mỡ không do rượu là một tình trạng hoạt tử gan mạn tính, dẫn
đến suy tế bào gan và cuối cùng là ung thư biểu mô tế bào gan.
05
Hoạt động thể lực có vai trò như thế nào
đối với bệnh nhân này?
TRẢ LỜI
Hoạt động thể lực giúp làm giảm lượng đường trong máu, tăng nhạy cảm insulin.
- Hoạt động thể lực có thể giúp các bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 tránh được các
biến chứng lâu dài, đặc biệt là biến chứng trên tim mạch.
- Hoạt động thể lực giúp tăng tưới máu, tăng oxy nuôi dưỡng các mô, chống lại qúa
trình oxy hoá tại gan nên giảm được việc sản sinh ra gốc tự do có hại cho gan
- Kích thích sản sinh gluthatinone => giúp tăng cường chức năng thải độc cho gan,
bảo vệ gan khỏi tác nhân gây hại
TRẢ LỜI
Lợi ích khác của hoạt động thể lực như:
 Giảm huyết áp
 Kiểm soát cân nặng
 Làm các cơ chắc khỏe
 Tăng cường sức đề kháng
 Tăng cường chất lượng cuộc sống
 Cải thiện cảm xúc
 Ngủ tốt hơn
 Giảm mệt mỏi, lo âu và stress
06
Tại sao bệnh nhân đái tháo đường lại thường
xuyên khát nước mặc dù đã uống nước rất nhiều ?
TRẢ LỜI
Nguyên nhân của tình trạng tiểu đường hay khát nước được giải thích
là do khi mắc phải bệnh lý đái tháo đường, bệnh nhân không chuyển
hóa được glucose tốt như bình thường vì thiếu hụt lượng insulin sản
xuất trong cơ thể. Vì vậy, hàm lượng glucose trong máu khá cao, lúc
này, cơ thể sẽ tách nước từ những tế bào, sau đó bơm lượng nước này
vào máu để pha loãng nồng độ glucose đang bị dư thừa tích lũy trong
máu. Vì vậy, những tế bào trong cơ thể luôn bị tách nước, dẫn đến thiếu
nước nên sẽ truyền tín hiệu và kích thích não bộ gây ra tình trạng khát
nước liên tục mặc dù đã uống nước rất nhiều.
THANKS FOR LISTENING !!!

You might also like