Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

MIỄN TRỪ QUỐC GIA

GIỚI THIỆU
MIỄN TRỪ DÀNH CHO
◦ Quốc gia nước ngoài
◦ Các cơ quan của quốc gia nước ngoài
◦ Các phái đoàn đặc biệt, bao gồm cả các cơ quan nước ngoài trong
các chuyến thăm chính thức
◦ Nhà ngoại giao
◦ Các tổ chức quốc tế và các cơ quan của các tổ chức quốc tế đó
◦ Miễn trừ trước các tòa án quốc gia và các tòa án quốc tế
Miễn trừ quốc gia khỏi thẩm quyền của
các quốc gia nước ngoài
Trong quá khứ, miễn trừ quốc gia là tuyệt đối (dựa trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền quốc
gia)
Sau chiến tranh thế giới lần thứ I:
◦ Các hành động mang tính chất jure imperii: hành động mang tính chất chủ quyền
◦ Các hành động jure gestionis mang thính chất tương tự như các pháp nhân của nội luật (các hoạt động
giao dịch mang tính chất thương mại)

Miễn trừ quốc gia chỉ áp dụng đối với các hành động mang tính chất jure imperii (thuyết miễn
trừ hạn chế)
◦ Hành động jure gestionis không phải là thách thức hoặc liên quan điều tra các hành vi chủ quyền, cũng
không có mối đe dọa đối với phẩm giá của quốc gia đó hoặc can thiệp vào các chức năng chủ quyền của
quốc gia đó
Cách xác định một hành động mang bản chất jure gestionis?
- Bản chất và mục đích của hành động
VD: mua đồ ăn sử dụng cho lực lượng quân đội?
+ Luật của một số quốc gia quy định cụ thể
+ Công ước LHQ về miễn trừ quốc gia và tài sản quốc gia 2004( chưa có hiệu lực)
Các vụ việc mà quyền miễn trừ quốc gia không thể viện dẫn (Quy định ở
chương III):
Điều 10 (giao dịch thương mại. Điều 11 (hợp đồng lao động)
Điều 12 (thiệt hại đối với cá nhân và tài sản…
Article 2.2. In determining whether a contract or transaction is a “commercial transaction” under
paragraph 1 (c), reference should be made primarily to the nature of the contract or transaction, but
its purpose should also be taken into account if the parties to the contract or transaction have so
agreed, or if, in the practice of the State of the forum, that purpose is relevant to determining the non-
commercial character of the contract or transaction.

Điều 2(2)
“Để xác định liệu một hợp đồng hay một giao dịch có phải là ‘một giao dịch thương mại’ theo khoản
1(c) hay không, cần xem xét chủ yếu đến bản chất của hợp đồng hay giao dịch đó, nhưng mục đích cũng
nên được xem xét đến nếu các bên giao kết hợp đồng hay giao dịch đồng ý, hoặc nếu, trong thực tiễn
của Quốc gia sở tại, mục đích đó là yếu tố có liên quan trong việc xác định tính chất phi-thương mại của
hợp đồng hay giao dịch.”
Jus cogens và miễn trừ quốc gia
Một quốc gia có thể viện dẫn quyền miễn trừ quốc gia khi bị kiện trước tòa án quốc gia khác vì
các tội ác quốc tế?
ECHR, Al-Adsani v UK (2001):
Al-Adsani ( một người mang 2 quốc tịch Anh-Kuwait) đã kiện đòi Kuwait bồi thường, nhưng
tòa án tối cao (UK) và tòa Phúc thẩm đều cho rằng Kuwait đưởng hưởng quyền miễn trừ
Sau đó người này kiện Anh lên ECHR do Anh đã không bảo vệ quyền không bị tra tấn của anh ta
ECHR; Dù chống tra tấn là một quy phạm jus cogens, tuy nhiên một quốc gia sẽ không bị mất đi
quyền miễn trừ từ các vụ kiện dân sự trước tòa án quốc gia mình hoặc tòa án quốc gia khác khi
nghĩa vụ chống tra tấn bị vi phạm
(Bên cạnh đó, hành vi tra tấn này diễn ra tại Kuwait)
•Ferrini v Federal Republic of Germany, Italian Court of Cassation (2004)
•Luigi Ferrini là một công dân Ý, bị quân đội Đức Quốc xã bắt và đưa sang Đức vào tháng 8 năm
1944, Ông bị bắt làm việc và sau đó bị chuyển đến một trại tập trung cho đến tháng 4 năm 1945 .
• Ngày 23 tháng 9 năm 1998, Luigi Ferrini đã khởi kiện Chính phủ Đức trước Tòa án Arezzo,Ý, đòi bồi
thường thiệt hại về thể chất và tâm lý do hậu quả của việc anh ta bị bắt và bị trục xuất bởi Đức.
• Đức đã yêu cầu quyền miễn trừ về quyền tài phán theo tập quán quốc tế
• 3 tháng 11 năm 2000, Tòa án Arezzo đã bác đơn kiện vì thiếu thẩm quyền, cho rằng những hành vi mà Đức
bị cáo buộc là những hành vi mang tính chất jure imperii
• Ferrini đã kháng cáo quyết định này, nhưng Tòa phúc thẩm Florence ko bác phán quyết trước đó của tòa
Arezzo
• Ferrini đã phản đối và tiếp tục đưa vụ việc ra trước Tòa án Tối cao (Corte suprema di cassazione)
Quyết định của tòa án tối cao, Ý:
Các hoạt động quân sự mang tính chất jure imperii, được
hưởng quyền miễn trừ
Nhưng, không thể viện dẫn quyền miễn trừ khi các hoạt
động quân sự liên quan đến các tội ác quốc tế. Trong trường
hợp có xung đột giữa jus cogens và tập quán quốc tế, thì jus
cogen thắng thế
ICJ, Germany v. Italy (2012)
Tập quán quốc tế tiếp tục yêu cầu một quốc gia phải được quyền miễn trừ trong thủ tục tố tụng
đối với những sơ suất được các cơ quan của quốc gia đó thực hiện trên lãnh thổ của một quốc gia
khác trong quá trình xảy ra xung đột vũ trang
Theo tập quán quốc tế, một quốc gia không bị tước quyền miễn trừ vì lý do bị cáo buộc vi phạm
nghiêm trọng luật nhân quyền quốc tế hoặc luật quốc tế về xung đột vũ trang.
Có sự phân biệt giữa các câu hỏi về vất đề thực chất và vấn đề thủ tục (jus cogens) là một quy
tắc (về vấn đề thực chất) không có tác động đến quyền miễn trừ quốc gia (một vấn đề mang tính
thủ tục)

You might also like