Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 39

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI


KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

MARITIME CONTAINERS
CONTAINER ĐƯỜNG BIỂN

TP.HCM tháng 8 năm 2023


1
NỘI DUNG MÔN HỌC

• TỔNG QUAN VỀ VẬN TẢI CONTAINER BẰNG


Chương 1: ĐƯỜNG BIỂN

Chương 2: • PHÂN LOẠI VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA CONTAINER

Chương 3: • QUY TRÌNH XẾP DỠ CONTAINER

• CHỨNG TỪ TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG


Chương 4: CONTAINER

• HỢP ĐỒNG VÀ GIÁ CƯỚC TRONG VẬN TẢI


Chương 5: CONTAINER

Chương 6: • ĐỊA LÝ VẬN TẢI HÀNG CONTAINER 2


CHƯƠNG 4:
CHỨNG TỪ TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG
CONTAINER

• Nội dung chương:


• 4.1 Các loại vận đơn trong vận chuyển hàng hoá Container
• 4.2. Điểm khác nhau giữa B/L gốc và Sea Waybill
• 4.3 Trao đổi dữ liệu chứng từ điện tử (EDI) trong vận
chuyển hàng hoá bằng Container

3
4.1 CÁC LOẠI VẬN ĐƠN TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ
CONTAINER

• Bill of Lading – Vận đơn – B/L là chứng từ chuyên chở hàng hoá bằng
đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát
hành cho người gửi hàng sau khi hàng hoá đã được xếp lên tàu hoặc sau khi
nhận.

4
• Bill of lading là một trong những tài liệu quan trọng nhất trong quy trình
vận chuyển. Để vận chuyển bất kỳ hàng hóa nào, vận đơn (bill of lading)
được yêu cầu hoạt động như một biên nhận (hay một hợp đồng vận
chuyển). Thông tin trong vận đơn rất quan trọng vì nó chỉ đạo cho các hành
động của nhân viên vận tải trong suốt hành trình vận chuyển hàng hóa trên
tàu. Các thông tin, thông số về số lượng, cách thức thanh toán, cách xử lý
trên bến tàu,… sẽ được thể hiện trong vận đơn.
• Một Bill of lading hợp pháp cho thấy rằng hãng đã nhận được cước vận
chuyển như mô tả và có nghĩa vụ giao hàng hóa đó trong tình trạng tốt cho
người nhận hàng.

5
Tác dụng của vận đơn đường biển (B/L)
• Người ta dựa vào vận đơn để làm căn cứ khai hải quan và thủ tục cho việc
xuất nhập khẩu hàng hóa.
• Vận đơn được xem là tài liệu kèm theo hóa đơn thương mại trong bộ chứng từ
mà người bán gửi cho người mua (hoặc ngân hàng) để thanh toán tiền hàng.
• Được xem là chứng từ để cầm cố, chuyển nhượng hoặc mua bán hàng hóa.
• Dùng làm căn cứ xác định số lượng hàng hóa mà người bán gửi cho người
mua.

6
Chức năng, ý nghĩa của vận đơn đường biển (Bill of Lading)
• Là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết bởi hai bên, nêu
rõ nội dung, điều khoản của hợp đồng đó. Đồng thời B/L cũng chính thức
xác định quan hệ pháp lý giữa người vận tải và chủ hàng, và quan hệ pháp
lý của người vận tải và người nhận hàng.
• B/L được xem như là biên lai xác nhận của nhận của người vận tải cho
người chuyên chở. Người vận tải chỉ giao hàng cho người nào xuất trình
B/L hợp lệ đầu tiên mà họ đã ký phát ở cảng xếp hàng. Cũng chính vì vậy,
B/L rất quan trọng và được đính kèm trong bộ chứng từ trong các giao dịch
ngoại thương.
• B/L là chứng từ xác nhận quyền sở đối với các loại hàng hóa đã được ghi
trên nó. Tương ứng với việc, nó có thể có giá trị như một loại giấy tờ dùng
để cầm cố, mua bán và chuyển nhượng.
7
CÁC THUẬT NGỮ CƠ BẢN TRÊN VẬN ĐƠN
ĐƯỜNG BIỂN

8
CÁCH NHẬN
BIẾT VẬN ĐƠN
ĐƯỜNG BIỂN
(B/L) CỦA CÁC
HÃNG TÀU –
ĐẦU NGỮ VÀ
SỐ

9
PHÂN LOẠI VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN PHỔ BIẾN

Phân loại B/L theo chủ thể nhận hàng (Straight BL – To Order BL)
• Vận đơn đích danh (Straight Bill)
• Là vận đơn ghi rõ tên, địa chỉ người nhận hàng và người chở hàng chỉ giao hàng đúng
với tên, địa chỉ trên bill. (Trong ví dụ là mục consignee, vận đơn trên là vận đơn đích
danh).
Vận đơn theo lệnh (To order Bill)
• Thường thì trên bill gốc không thể hiện tên consignee mà chỉ để chữ “To Order” tại
mục consignee. Vận đơn này miễn người nào cầm vận đơn gốc và được xác nhận ký
hậu của shipper là có thể nhận hàng.
• Trên vận đơn “To Order” ô Consignee có thể thi: To order of consignee, to order of
bank…. Khi gặp vận đơn này phải chú ý ký hậu và đóng dấu. Việc ký hậu và đóng
dấu là cách chuyển nhượng quyền sở hữu của lô hàng. (Thường ký hậu và đóng dấu 10
vào mặt sau của Bill)
Phân loại vận đơn đường biển theo chủ thể cấp vận đơn
Master BL – House BL
Vận đơn chủ (Master Bill)
• Do hãng tàu phát hành và thường được viết tắt là MBL hay MB/L. Bạn sẽ thấy
tên và logo của hãng tàu trên đầu trang vận đơn. Nếu làm quen thì sẽ nhận biết
tên hãng tàu khá dễ dàng, chẳng hạn như MCC, SITC, Yang Ming, OOCL… Bạn
có thể tìm hiểu tên một số hãng lớn trong danh sách hãng tàu tại Việt Nam. Mỗi
lô hàng chỉ phát hành 1 MBL, gồm nhiều liên (cùng nội dung).

11
• Trên Master Bill, người gửi hàng là Công ty giao nhận vận tải ở nước xuất khẩu
(không phải là công ty xuất khẩu), còn người nhận hàng là Công ty giao nhận
vận tải ở nước nhập khẩu. Thường 2 công ty giao nhận ở 2 nước có mối quan
hệ đại lý, hoặc công ty mẹ con.

12
House Bill of Lading
• Là vận đơn đường biển do công ty giao
nhận vận tải (freight forwarder) phát hành,
dịch là Vận đơn nhà, thường được viết tắt
là HBL, HB/L, hay House Bill.
• Ở nước ngoài, HBL còn có thể do 1 loại
công ty vận chuyển có tên là chủ tàu
không tàu – NVOCC (Non Vessel Ocean
Common Carrier) phát hành. Nhưng ở Việt
Nam chưa thấy loại hình này. Thế nên
HB/L được hiểu là của Forwarder cấp. Sau
khi chủ hàng đóng hàng và giao cho công
ty giao nhận, làm xong thủ tục hải quan
xuất khẩu, và nộp một số phí liên quan,
công ty giao nhận sẽ phát hành HBL cho
khách hàng. 13
Căn cứ vào tính pháp lý của hàng hóa vận chuyển
• Vận đơn gốc (Original Bil)
Là vận đơn được có dấu Original và được đóng mộc, ký bằng tay. Bill gốc
mang tính chủ sở hữu hàng hoá. Ví dụ Bill trên của Maersk Line là vận đơn
gốc, theo lệnh (to order).
• Vận đơn bản sao (Copy B/L)
Nội dung vận đơn này giống với vận đơn gốc, không có dấu và không được ký
bằng tay, có chữ COPY-NON NEGOTIABLE. Có nghĩa là không được chuyển
nhượng.

14
Căn cứ vào phê chú trên vận đơn đường biển
• Vận đơn hoàn hảo (Clean Bill)
Là loại vận đơn mà không có bất cứ ghi chú khiếm khuyết gì về ghi chú
của lô hàng. Điều này rất quan trọng bởi vì vận đơn này để consignee hoặc
ngân hàng cảm thấy an tâm về lô hàng khi shipper gửi.
• Vận đơn không hoàn hảo (Unclean Bill hay Dirty Bill)
Là loại vận đơn mà người chuyên chở có ghi chú xấu về tình trạng của lô
hàng. Có thể ghi một số thông tin xấu về lô hàng như Case Leaking (thủng
chảy), Bag Torn (bao rách)…

15
Căn cứ vào hành trình và phương thức chuyên chở hàng hóa
• Vận đơn đi thẳng (Direct Bill)
Là loại vận đơn hàng được chở thẳng từ cảng load hàng sang cảng dỡ hàng không qua
chuyển tải hay tàu ghé cảng nào cả.
• Vận đơn chở suốt (Through Bill)
Cấp cho chủ hàng không cần quan tâm đến hàng có chuyển tải hay không. Trong loại vận
đơn nay có thể có nhiều người chuyên chở và nhiều tàu chuyên chở. Tuy nhiên chỉ có 1
vận đơn có tính sở hữu duy nhất. Trong loại này còn có các vận đơn con gọi là vận đơn
địa hạt (Local B/L) không có tính sở hữu. Vận đơn địa hạt này như là 1 biên lai ghi nhận
các nhà chuyên chở nhận hàng và trao đổi hàng cho nhau.
• Vận đơn đa phương thức (Multimodal BilL, Intermodal Bill or Combined Bill)
Vận đơn này thường dùng trong vận chuyển container với hình thức “door to door”. Có
thể sử dụng nhiều phương pháp vận chuyển kết hơp như : đường biển, hàng không, đường
bộ…
16
Căn cứ vào hành trình và phương thức chuyên chở hàng hóa
• Vận đơn gốc (Original B/L)
Người nhận hàng phải xuất trình vận đơn gốc mới được lấy lệnh giao hàng (D/O).
• Vận đơn giao hàng bằng điện (Telex Release B/L)
Người nhận hàng không cần xuất trình vận đơn gốc, vì đã có điện giao hàng.
• Vận đơn đã được xuất trình (Surrendered B/L)
Vận đơn đã được xuất trình cho hãng tàu, hoặc đại diện hãng tàu ở đâu đó, thường là tại cảng
xếp hàng (sau khi phát hành). Tương tự như Telex Release B/L phía trên, người nhận hàng chỉ
cần làm thủ tục thanh toán các phí Local charges đầu cảng dỡ là có thể lấy D/O, mà không
cần nộp Bill gốc.

17
4.2. ĐIỂM KHÁC NHAU GIỮA B/L GỐC VÀ SEA WAYBILL

Sea Way bill cũng là một chứng từ vận tải mà hãng tàu cấp cho shipper sau khi
người này hoàn thành việc giao hàng. Nội dung cơ bản của một Sea Way bill cũng
giống một vận đơn. Nhưng điểm khác nhau lớn nhất của hai chứng từ này nằm ở
chỗ chức năng của nó.

18
• Nếu vận đơn đường biển có đủ 03 chức năng: chứng từ sở hữu hàng hoá, bằng chứng của hợp
đồng thuê tàu và là một biên nhận giao hàng; thì Sea Way bill không có chức năng chứng từ sở
hữu hàng hoá. Do vậy một SWB gốc cũng không chuyển nhượng được. Sea Way bill ghi tên
đích danh người nhận hàng và chỉ có người này mới được nhận hàng bất chấp người này có
xuất trình được SWB bản gốc hay không, chỉ cần chứng minh mình là consignee đích thực
bằng cách xuất trình thông báo hàng đến.

19
• Chính vì tính chất này mà khi thanh toán bằng L/C, rất ít
ngân hàng chấp nhận chứng từ vận tải là một Sea Way bill.
Bản chất của SWB là thường ghi đích danh tên người nhận
hàng là người NK, người NK không cần sự xác nhận/uỷ
quyền của ngân hàng/không cần bộ chứng từ lô hàng mà
ngân hàng đang giữ trong tay cũng có thể lấy hàng ở hãng
tàu. Ngân hàng không có cách nào khống chế người
NK/không cho người NK lấy hàng nếu người này lúc trước
chưa ký quỹ đủ 100% để mở L/C. Tình huống này, rất rủi
ro cho ngân hàng, nên họ không chấp nhận dùng Sea Way
bill.
• Tuy nhiên cũng có một vài L/C cho phép sử dụng Sea Way
bill nhưng thường là khi đó người NK phải ký quỹ được
100% tiền hàng khi đề nghị mở L/C.

20
QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ NẾU DÙNG SEA WAYBILL

• Người XK giao hàng cho hãng tàu và yêu cầu sử


dụng Sea Way bill, không phát hành B/L gốc;
• Hãng tàu sẽ phát hành ra SWB giao cho người XK
để chứng minh đã nhận hàng của người XK.
• Ngay sau khi tàu chạy, hãng tàu đầu xuất báo cho
hãng tàu đầu nhập biết về việc sử dụng SWB. Lô
hàng khi ấy coi như đã được thả ra sẵn. Hành động
này được văn phòng hãng tàu hai đầu thực hiện
trên cùng một hệ thống điện tử nội bộ.
21
• Việc thả hàng này diễn ra trên hệ thống điện tử
nên người ta còn gọi đây là hình thức E-B/L
(Electronic B/L). Việc thả hàng diễn ra rất
nhanh nên còn gọi là Express Bill (Thả hàng
tốc hành).
• Hãng tàu cho hàng đi. Hàng đến cảng đích.
• Dù người XK gửi/hoặc không cần gửi bản
SWB này cho người NK khi gửi bộ chứng từ
lô hàng. (Chỉ cần gửi bản mềm để người NK
yên tâm là hàng đã được giao lên tàu)
• Người NK đến Văn phòng hãng tàu đầu nhập
xuất trình Thông báo hàng đến + và giấy giới
thiệu công ty là lấy được hàng. (không cần có
SWB bản cứng)
22
SEA WAY BILL CHỈ DÙNG KHI

• Người NK với người XK có quan


hệ là công ty mẹ/con hoặc khách
hàng thân thiết, tin cậy; người NK
đã trả trước tiền hàng; Người XK
cho trả tiền chậm; số tiền trong hợp
đồng là nhỏ…
• Hai bên muốn tiết kiệm chi phí,
không cần phát hành B/L gốc;
• Người NK thường không có nhu
cầu chuyển nhượng lại lô hàng
bằng chứng từ (SWB không chuyển
nhượng được) 23
24
Bản lược khai hàng hoá trong tiếng Anh là Cargo
manifest; gọi tắt Manifest.

Bản lược khai hàng hoá đối với phương tiện vận tải (Cargo
manifest) là bản liệt kê tóm tắt về hàng hoá đã xếp lên tàu để
vận chuyển đến các cảng khác nhau, do đại lí tàu tại cảng xếp
hàng lập, căn cứ vào vận tải đơn đã xếp hàng

25
4.3. TRAO ĐỔI DỮ LIỆU CHỨNG TỪ ĐIỆN TỬ (EDI)
TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG HOÁ BẰNG CONTAINER

26
TỔNG QUAN VỀ EDI

• Định nghĩa về EDI


• EDI (Electronic Data Interchange) là sự truyền thông tin
từ máy tính của doanh nghiệp này đến máy tính của doanh
nghiệp kia, trong đó có sử dụng một số định dạng chuẩn
nào đó
• Theo Ủy ban liên hợp quốc về luật thương mại quốc tế
(UNCITRAL), việc trao đổi dữ liệu điện tử được xác định
như sau: “Trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) là việc chuyển
giao thông tin từ máy tính điện tử này sang máy tính điện
tử khác bằng phương tiện điện tử, có sử dụng một tiêu
chuẩn đã được thỏa thuận để cấu trúc thông tin”.

27
• EDI trong quản lý chuỗi cung ứng được sử dụng để sắp xếp việc chuyển nhiều loại tài liệu
như vận đơn (B/L – Bill of Lading), chứng từ hải quan, trạng thái vận chuyển, hướng dẫn
định tuyến, hóa đơn và nhiều các văn bản có liên quan khác. Với EDI, các giao dịch được
sắp xếp và tổ chức một cách tự động hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tạo và
truyền hóa đơn cũng như các dữ liệu cần thiết khác. Hệ thống này thay thế cho cách làm
thủ công hiện có vốn tiêu tốn rất nhiều nhân lực của doanh nghiệp.
Chuỗi cung ứng có thể gặp trở ngại rất lớn nếu thiếu EDI nhằm phục vụ các công việc
sau:
• Quá trình tổng hợp, phân tích dữ liệu lập kế hoạch
• Đồng bộ dòng thông tin giữa các chủ thể trong chuỗi: nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà
phân phối và người tiêu dùng
• Kết nối thông suốt các hoạt động logistics: vận tải, lưu kho, thủ tục hải quan,v.v
• Quản trị rủi ro nhờ linh hoạt và kịp thời truy xuất nguồn gốc xuất xứ hàng hóa, đồng thời
tại niềm tin nơi người tiêu dùng.
28
Lợi ích của EDI
• Những ích lợi chung nhất của EDI là tốc độ cao,
tính kinh tế và sự chính xác trong việc xử lý chứng
từ giao dịch. Cụ thể hơn, EDI đem lại:
• • Sự tiện lợi của việc trao đổi chứng từ giao dịch
cả trong và ngoài giờ làm việc
• • Chi phí giao dịch thấp hơn
• • Dịch vụ khách hàng tốt hơn
• • Khả năng đối chiếu so sánh chứng từ tự động,
nhanh chóng và chính xác
• • Dữ liệu được lưu chuyển một cách hiệu quả hơn
cả ở mức nội bộ và liên công ty.
• • Quan hệ đối tác đem lại hiệu suất cao hơn

29
Sự hoạt động của EDI
• EDI rút thông tin từ những ứng dụng
của công ty và truyền tải các chứng
từ giao dịch phi giấy tờ dưới dạng
máy tính đọc được qua đường dây
diện thoại hoặc các thiết bị viễn
thông khác. Ở đầu nhận, dữ liệu có
thể nhập trực tiếp vào hệ thống máy
tính của đối tác, được tự động xử lý
với các ứng dụng nội bộ tại nơi nhận

30
Bản chất của EDI
• EDI bao hàm những qui trình đảm bảo cho hình thức truyền thông này an
toàn hơn. Ngoài khả năng nhận dạng, kỹ thuật này còn có thể hỗ trợ phát hiện
và sửa lỗi. Chứng thực theo hướng xác nhận nội dung dữ liệu có thể được
thực hiện và tính cá nhân được đảm bảo bởi một số phương tiện tích hợp
trong hệ thống. Sau hết, chứng thực người được quyền gửi thông điệp cũng
được đảm bảo.
• EDI có thể được sử dụng để truyền theo đường điện tử các tài liệu như hóa
đơn, phiếu đặt hàng, giấy biên nhận, các tài liệu vận chuyển và các thư từ trao
đổi nghiệp vụ chuẩn khác giữa các tổ chức và các đối tác kinh doanh. EDI
cũng có thể được sử dụng để truyền thông tin tài chính và thanh toán dưới
dạng điện tử, thường được gọi là chuyển tiền điện tử (EFT- Electronic Funds
Transfer).
31
ỨNG DỤNG EDI Ở VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC VẬN
TẢI HÀNG HOÁ BẰNG CONTAINER

- Mỗi năm, hệ thống cảng biển VN


tiếp nhận hơn 130tr tấn hàng hóa các
loại, song chủ yếu tập trung ở các
cảng chính như: Tân Cảng, Sài Gòn,
Hải Phòng, Bến Nghé, Cái Lân, Đà
Nẵng, VICT,….
- Theo khảo sát: hiện nay hầu hết các
cảng container chính của VN đều
chưa thể ứng dụng được EDI trừ 1 số
cảng : VICT, Sài Gòn, Hải Phòng.
32
+ VICT (Vietnam International Container Terminal) là cảng container chuyên
dụng đầu tiên ở VN cóliên doanh nước ngoài áp dụng và thực hiện hệ thống vi
tính quản lý trong tất cả các hoạt động khai thác cảng. Hệ thống EDI giữa cảng
và các đối tác sử dụng cảng đã giúp nâng cao hiệu quả và năng suất hoạt động
của cảng nhằm đảm bảo luồng thông tin được lưu chuyển một cách liên tục,
đồng thời mang lại các tiện ích cho khách hàng.
+Cảng Hải Phòng áp dụng hệ thống EDI xây dựng theo chuẩn quốc tế
EDIFACT, ghép nối dữ liệu quản lý container từ hệ thống thông tin quản lý
MIS hiện tại của cảng để tạo lập các báo cáo điện tử theo mẫu chuẩn quốc tế
gửi cho các hãng tàu như: MAERSK, MCC, HANJIN, MOL, WAN HAI,..
+Cảng Sài Gòn (hay cảng TP HCM) tuy có sử dụng các phần mềm quản lý
khai thác cảng và ứng dụng EDI nhưng chỉ ở mức độ sơ khai.
33
• Hiện tại Cảng Hải Phòng đang áp dụng hệ thống EDI chủ yếu tập trung vào 2 phần
CODECO (khai thác bãi) và COARRI (khai thác tàu) với một số hãng tàu, hoạt động rất có
hiệu quả. Tuy nhiên việc áp dụng EDI đòi hỏi:
•- Về hãng tàu: Phải có hệ thống EDI toàn cầu, hệ thống này phải có chức năng nhận
thông tin EDI từ các cảng thông qua dạng file text mã hoá sau đó được truyền về hãng tàu
và giải mã đưa vào hệ thống để thành dữ liệu khai thác.
•- Về Cảng:
• + Phải có hệ thống tin học hoàn chỉnh (các thông tin khai thác hàng ngày được cập nhật
online thì mới có dữ liệu để trao đổi EDI)
• + Phải có chương trình EDI lấy dữ liệu sau đó tự dịch theo chuẩn EDI và gửi cho hãng tàu
theo hình thức tự động hoặc gửi mail bẳng tay.
• + Ngoài ra việc trao đổi dữ liệu EDI còn có thể mở rộng để trao đổi dữ liệu giữa các cảng
theo chuẩn EDIFACT được (trong tương lai), hiện tại các cảng chưa sử dụng được do trình
độ tin học chưa đồng đều, đầu tư cho hệ thống kinh phí lớn....
34
• Hệ thống EDI của Cảng Hải Phòng bao gồm hai phần chính:
• Phần khai thác bãi Container (theo chuẩn quốc tế CODECO) bao gồm các
tác nghiệp, phương án dịch chuyển container: Nhập bãi, xuất bãi, nhập
hàng, rút hàng.
• Phần khai thác tàu (theo chuẩn quốc tế gọi là COARRI) bao gồm các tác
nghiệp dỡ container, xếp container và vận chuyển.

35
MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG EDI
CẢNG HẢI PHÒNG

36
BÀI TẬP CHƯƠNG 4

Câu 1: Dựa trên bộ chứng từ thực tế, Cho biết thông tin liên quan đến lô hàng được
thể hiện trên vận đơn? Bill of Lading No, Shipper, consignee, Notify Party, Vessel No,
Port of Loading, Port of Discharge, Container No/ Seal No, Freight prepaid, Gross
weight, Measurement?
Câu 2: Dựa trên bộ chứng từ thực tế, phân tích đó là loại vận đơn nào?

37
BÀI TẬP CHƯƠNG 4

Câu 1: Dựa trên bộ chứng từ thực tế, phân tích đó là loại vận đơn nào?
Câu 2: Trong các trường hợp sau đây, có thể sử dụng được các loại vận đơn nào?
2.1 Ngày 06/8/2022, Công ty TNHH Hùng Trang Phước Tỉnh, xuất khẩu lô hàng cá
basa đông lạnh sang Trung Quốc, không chuyển tải, (Line WHL, POL: HCM, POD:
XIAMEN,VOL: 40RF, ETD: 16/8, tên tàu: Interasia Vision, Transit time: 6 days)
2.2 Ngày 03/8/2022, Công ty Cổ Phần Lương Thực Long An xuất khẩu một lô hàng
sang Nhật thông tin như sau: Line Cosco, POL: HCM, POD: Tokyo, Comm: Gạo
(10% tấm), VOL: 20DC, ETD: 3/8, tên tàu: Integra, Transit Singapore, lên tàu OOCL
New Zealand, Transit time: 21 days.
Câu 3: Công ty Hùng Trang cần xuất 5 cont 40RF, mặt hàng Seafood. Công ty yêu cầu
cảng đến là Terminal Xiamen Hatian và yêu cầu carrier là KMTC.
Vậy làm để nào để biết hãng tàu WHL có tàu đi đến Terminal Xiamen Hatian không?
38
BÀI TẬP CHƯƠNG 4

Câu 1: Cho biết các nội dung của các ô


Câu 2: Đọc phân loại và chỉ ra các loại vận đơn
Câu 3: Công ty Hùng Trang cần xuất 5 cont 40RF, mặt hàng Seafood. Công ty yêu cầu
cảng đến là Terminal Xiamen Hatian và yêu cầu carrier là KMTC.
Vậy làm để nào để biết hãng tàu WHL có tàu đi đến Terminal Xiamen Hatian không?

39

You might also like