Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 66

PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT

Mục tiêu học tập


Sau khi học xong bài này sinh viên có thể:
Kiến thức:
1. Phân tích được các nguyên tắc PCSR.
2. Trình bày được các biện pháp PCSR.
3. Nêu những khó khăn, nhiệm vụ chính trong
công tác PCSR hiện nay ở tuyến cơ sở
4. Phân tích được chiến lược phòng chống và
tiêu diệt SR trên thế giới và Việt Nam.
Kỹ năng:
1. Chọn lọc các biện pháp PCSR phù hợp với
địa phương.
2. Truyền thông giáo dục PCSR cho người dân
Thái độ:
1. Nhận thức đúng tác hại của KSTSR, từ đó
thực hiện tốt công tác phòng, chống bệnh.
2. Bệnh SR còn trầm trọng ở vùng rừng núi, dân
trí thấp và điều kiện kinh tế khó khăn.
1. BỆNH SR TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
1.1. Sốt rét trên thế giới
- Theo WHO, năm 2021 có khoảng 247 triệu
người mắc bệnh sốt rét ở 84 quốc gia có sốt
rét lưu hành, tăng 2 triệu người so với năm
2020.
Châu Phi 234 triệu người mắc, chiếm tỷ lệ
95%; Tây Nam Á 5,4 triệu, 2,2%; Đông Địa
trung hải 6,2 triệu, 2,5%; Tây Thái bình dương
1,4 triệu, 0,56%, giảm 13,5% so với năm 2020
Tử vong do SR toàn cầu năm 2021 là
619.000 người, giảm 6000 so với 2020.
50% tử vong ở 4 nước châu Phi là: Nigeria
31%, CHDC Congo 13%, Niger 4%,
Tanzania 4%.
Năm 2020 có 101 quốc gia và vùng
lãnh thổ được công nhận loại trừ bệnh SR
Tử vong do SR trên thế giới

TT Khu vực 2012 2013 2014 2015 2016 2017

1 Châu Phi 489.000 467.000 446.000 432.000 413.000 403.000


3 Châu Mỹ 400 400 300 320 460 630
2 Địa Trung Hải 7.340 6.750 8.520 8.660 8.160 8.300
4 Đông Nam Á 28.400 21.800 24.100 25.200 25.600 19.700

Tây Thái Bình


5 3.850 4.600 4.420 2.860 3.510 3.620
Dương

6 Thế giới 529.000 500.000 483.000 469.000 451.000 435.000

Thế giới (Trẻ em


7 371.000 344.000 322.000 302.000 283.000 266.000
dưới 5 tuổi)
DịchCỦA
SỰ LƯU HÀNH tễ bệnh sốt
SỐT RÉT rétTHẾ GIỚI
TRÊN
• 1.2. Tình hình sốt rét ở Việt Nam giai
đoạn 2018 – 2022
Chỉ số 2018 2019 2020 2021 2022
Số tử vong 1 0 1 0 1
Số BNSR 6870 5887 1733 467 455
Tỷ lệ mắc 0,07 0,06 0,02 0,0048 0,0045
SR/1000 dân
Số KSTSR 4813 4665 1422 467 455
Tỷ lệ KSTSR/ 0,05 0,048 0,01 0,0048 0,0045
1000 dân
Số vụ dịch SR 0 0 0 0 0
Thành phần loài KSTSR:
P. falciparum 59,78% ( 2021-44,11%); P.
vivax 36,48% ( 2021 - 55,25%)
P. malariae 3,3% ( 2021- 0,43%); phối hợp
0,44% ( 2021- 0,21%).
Tỷ lệ KST ở Tây Nguyên cao nhất 48,79%;
miền núi phía Bắc 23,52%; miền Trung
16,48%.
• Trong số 10 tỉnh có số lượng KST cao,
tỉnh Gia Lai có số KST cao nhất là 196;
Đak Lak 11 KST xếp thứ 7; Đak Nông xếp
thứ 10 với 9 KST;
2. NGUYÊN TẮC PHÒNG CHỐNG SR

2.1. Phòng chống trên quy mô rộng lớn


2.2. Phòng chống lâu dài
2.3. Xã hội hóa việc PCSR
2.4. Huy động cộng đồng tham gia
2.5. Có chiến lược phù hợp với quốc gia, địa
phương
2.6. Xây dựng các kế hoạch nối tiếp, liên tục
2.7. Tạo và duy trì các biện pháp PCSR bền
vững:
2.7.1. Giáo dục, vận động người dân có nguy
cơ sốt rét, tự PCSR cho bản thân và gia đình.
2.7.2. Phát triển mạng lưới y tế thôn bản
2.7.3. Xây dựng hệ thống giám sát dịch tễ sốt
rét đủ mạnh từ cơ sở đến trung ương
2.7.4. PCSR phải được lồng ghép vào chiến
lược chăm sóc sức khoẻ ban đầu và các chiến
lược phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
3. CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT
• 3.1. PHÁT HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ TRIỆT ĐỂ CHO
NGUỜI BỆNH
• 3.1.1. Phát hiện bệnh
• 3.1.1.1. Phát hiện chủ động
• 3.1.1.2. Phát hiện thụ động
• 3.1.1.3. Phát hiện có hệ thống
• 3.1.2. Điều trị cho người bệnh
• 3.1.3. Quản lý bệnh nhân sốt rét
Phát hiện chủ động sốt rét
3.2. GIẢI QUYẾT TRUNG GIAN TRUYỀN BỆNH
3.2.1. Biện pháp hoá học
3.2.1.1. Tẩm màn:
+ Permethrin:
0,1 g/m2 màn.
• + ICON (lambda- Cyhalothrin): 20mg/m2
màn (ICON nguyên chất);0,8 ml/m2(ICON
2,5 CS).
• + Fendona (Alpha- Cypermethrin):
25mg/m2 màn (Fendona nguyên chất);
0,25 ml/m2 (Fendona 10 CS).
3.2.1.2. Phun hoá chất:
Phun vào các loại tường, vách tới độ cao 2m
+ ICON 2,5CS : 30 mg nguyên chất/m2 tường.
Thời gian tồn lưu được 3 - 6 tháng.
+ Fendona 10 sc: phun tồn lưu liều 30 mg
nguyên chất/m2 tường. Thời gian tồn lưu được
4 - 6 tháng.
+ Permethrin: phun tồn lưu 0,5 g/m2 tường, thời
gian tồn lưu 4 – 6 tháng.
3.2.1.3. Hương xua muỗi:
Diệt muỗi bằng đường xông hơi
Hoá chất diệt muỗi cần đạt những yêu cầu:
- Diệt côn trùng nhanh, mạnh.
- Tồn lưu lâu.
- An toàn.
- Dễ sử dụng, dễ bảo quản.
- Giá thành phải thấp.
Màn tẩm hóa chất
Hóa chất Phun/ tẩm màn
• Lambdacyhalothrin
- ICON 10 WP
- ICON 2,5 CS
Alphacypermethrin:
- Fendona 10 CS
• Permethrin 50EC
(< 2001)
Màn tẩm
Màn gắn lưới Olyset
3.2.2. Biện pháp sinh học

3.2.2.1. Dùng sinh vật ăn mồi:


+ Thả các loại cá để ăn bọ gậy, quăng.
+ Ấu trùng của côn trùng như bọ gậy muỗi
Toxorynchytes ăn bọ gậy muỗi Culex, Anopheles.
+ Sử dụng Mesocyclops để ăn bọ gậy muỗi
2.2.2.2. Tiệt sinh làm cho côn trùng không sinh
sản đựơc hoặc không được thụ tinh
3.2.3. Biện pháp cải tạo môi trường
3.3. BẢO VỆ NGƯỜI LÀNH (khối cảm thụ)
3.3.1. Phòng chống muỗi đốt
+ Ngủ màn, mặc quần áo dài, đi tất...
+ Tẩm màn với các hoá chất xua diệt muỗi...
3.3.2. Uống thuốc phòng khi đến vùng sốt rét
3.3.3. Khi có sốt phải đến khám và xét nghiệm
tìm KST SR.
3.3.4. Tuyên truyền, giáo dục cho mọi người
dân
3.4. PHÁT TRIỂN KINH TẾ NHẤT LÀ VÙNG
SÂU, VÙNG XA, VÙNG KHÓ KHĂN
3.5. PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC, NÂNG CAO
DÂN TRÍ
3.6. TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC
KHOẺ
3.7. PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG
3.8. PHÁT TRIỂN MẠNG LƯỚI Y TẾ
THÔN BẢN
3.9. HUY ĐỘNG THAM GIA CỦA CỘNG
ĐỒNG PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT
3.10. TĂNG CƯỜNG NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC VỀ PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT
4. NHỮNG KHÓ KHĂN CHỦ YẾU TRONG CÔNG TÁC
PHÒNG CHỐNG SỐT RÉT HIỆN NAY

4.1. KST SR kháng thuốc


4.2. Du canh, du cư và di biến động dân số
4.3. Kinh tế, VHXH vùng SR lưu hành kém phát triển
4.4. Giao thông vùng SR lưu hành kém phát triển
4.5. Vùng SR lưu hành nặng
5. NHIỆM VỤ CHÍNH TRONG CÔNG TÁC PCSR
HIỆN NAY Ở TUYẾN CƠ SỞ

5.1. Phát hiện và điều trị triệt để cho những


người mang KST SR
5.2. Phòng chống muỗi đốt
5.3. Giám sát dịch tễ học SR:
5.3.1. Giám sát nguồn bệnh:
- Người mang ký sinh trùng sốt rét.
- Người có triệu chứng lâm sàng điển hình.
- Người bị sốt rét ác tính.
- Tử vong do sốt rét.
- Người có triệu chứng lâm sàng không điển
hình liên quan tới dịch tễ học sốt rét.
5.3.2. Giám sát khối cảm thụ:
Theo dõi diễn biến tỷ lệ bệnh từ đó dự báo
dịch sớm.
5.3.3. Giám sát muỗi truyền bệnh.
5.4. Giám sát KSTSR kháng thuốc
- Loại ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc.
- Mức độ kháng.
- Loại thuốc kháng.
5.5. Củng cố và duy trì hoạt động của nhân
viên y tế thôn bản

5.6. Phát triển các điểm kính hiển vi


đến tận xã
6. CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG VÀ TIÊU DIỆT SỐT
RÉT TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

• 6.1. CHIẾN LƯỢC PHÒNG CHỐNG VÀ TIÊU DIỆT


SỐT RÉT TRÊN THẾ GIỚI
• 6.1.1. Chiến lược tiêu diệt sốt rét
• - Năm 1950 cuộc họp lần thứ 14 của Tổ chức Y
tế thế giới (WHO) đề ra chiến lược trên toàn
thế giới là “tiêu diệt sốt rét có hạn định về mặt
thời gian” (10 - 12 năm) với 4 giai đoạn:
6.1.1. Chiến lược tiêu diệt sốt rét (TT)

+ Giai đoạn chuẩn bị: kéo dài 2 - 3 năm.


+ Giai đoạn tấn công: kéo dài 4 - 5 năm.
+ Giai đoạn củng cố: kéo dài 3 - 4 năm.
+ Giai đoạn bảo vệ: kéo dài 3 năm.
- Năm 1969 cuộc họp lần thứ 22 của WHO đề
ra chiến lược “tiêu diệt sốt rét không hạn định về
mặt thời gian”.
6.1.2. Chiến lược phòng chống sốt rét
- Năm 1979, WHO, chuyển hướng tiêu diệt sốt
rét sang “phòng chống sốt rét” với 4 loại hình
mục tiêu:
+ Loại hình mục tiêu 1: giảm và đề phòng tử
vong do sốt rét.

+ Loại hình mục tiêu 2: giống mục tiêu 1 và


giảm mắc sốt rét ở tập thể đe doạ.
+ Loại hình mục tiêu 3: giống mục tiêu 2 và
giảm mắc sốt rét ở từng thời điểm.
+ Loại hình mục tiêu 4: phòng chống sốt rét
trong cả nước, với mục tiêu cuối cùng là thanh
toán từng bước bệnh sốt rét.
- Năm 1985, Tổ chức Y tế thế giới đưa PCSR
vào nội dung chăm sóc sức khoẻ ban đầu.
- Tháng 10/1992, tại Amsterdam – Hà Lan,
Hội nghị Bộ trưởng y tế các nước sốt rét
khẳng định lại chiến lược PCSR trên toàn cầu
trước kia với mục tiêu thứ tự ưu tiên:
+ Giảm chết.
+ Giảm dịch.
+ Giảm mắc.
+ Giảm các thiệt hại về kinh tế, xã hội do sốt
rét gây nên.
- Từ 1/1998 đến nay là “Đẩy lùi sốt rét”.
Các nguyên tắc chính của đẩy lùi sốt rét là:
+ Nhất trí với các chiến lược, kỹ thuật đã được
chứng minh.
+ Nỗ lực làm giảm gánh nặng do sốt rét đồng
thời với việc cải tổ hệ thống y tế.
Mục tiêu chính của đẩy lùi SR là giảm được ít
nhất 50% gánh nặng do SR trên thế giới vào
năm 2010.
6.2. CHIẾN LƯỢC PCSR Ở VIỆT NAM
• 6.2.1. Chương trình tiêu diệt sốt rét
• - Từ năm 1958 – 1975 chương trình tiêu diệt SR
với 4 giai đoạn (chỉ thực hiện ở miền Bắc).
• + Giai đoạn chuẩn bị: hoàn thành vào năm 1960.
• + Giai đoạn tấn công: năm 1962 toàn miền Bắc bắt
đầu giai đoạn tấn công trên một diện rộng lớn
(phun DDT diệt muỗi, điều trị cho người bệnh),
• sau 3 năm, tỷ lệ KST SR từ 3,63% còn 0,31%;
những tác hại do SR đã bị ngăn chặn về cơ bản...
• Do chiến tranh, một số khó khăn về chuyên
môn nên bệnh SR lại phát triển, các vụ dịch
vẫn tồn tại và nguy cơ sốt rét quay trở lại cao,
• trong thời gian từ 1966 – 1972, tỷ lệ ký sinh
trùng vẫn giao động ở 30 - 50%O.
• - Từ năm 1976 – 1988 chương trình thanh toán
sốt rét không hạn định về mặt thời gian được
thực hiện trong phạm vi cả nước.
6.2.2. Chương trình phòng chống sốt rét

• - Từ năm 1989 chuyển thành chương trình


phòng chống sốt rét, thực hiện theo mô hình
mục tiêu 4 của WHO là:
• phòng chống sốt rét trong cả nước, với mục
tiêu cuối cùng là thanh toán từng bước bệnh
sốt rét và lồng ghép vào nội dung chăm sóc
sức khoẻ ban đầu.
• Bệnh sốt rét đã quay trở lại và ngày càng
nghiêm trọng: năm 1989 có 3.439 ca bệnh;
• đỉnh cao là năm 1991 có 1.091.201 ca bệnh
• từ đó Việt Nam chuyển hẳn sang PCSR và đưa
chương trình PCSR thành một trong các
chương trình y tế Quốc gia ưu tiên.
• - Năm 1991 chương trình PCSR của nước ta
với các mục tiêu: Giảm chết; Giảm dịch và
• Giảm mắc.
- Mục tiêu của PCSR nước ta giai đoạn 2000 -
2005 - 2010.
+ Tiếp tục đẩy lùi bệnh SR ở vùng SR lưu hành
+ Giảm tỷ lệ chết vì sốt rét.
+ Giảm tỷ lệ mắc và lưu hành bệnh sốt rét.
+ Phát triển các yếu tố bền vững để duy trì các
thành quả PCSR lâu dài.
6.2.3. Giai đoạn phòng chống, loại trừ SR
6.2.3.1. Giai đoạn phòng chống tích cực:
KST < 5% ca lâm sàng thì chuyển sang loại
trừ. Đơn vị công nhận loại trừ SR tối thiểu là
huyện
6.2.3.2. Giai đoạn loại trừ :
KST nội địa <1/1.000 DS. thực hiện đến khi
KST bằng 0, không phát hiện được ca mới
nào trong năm thì chuyển giai đoạn Phòng SR
quay lại.
6.2.3.3. Giai đoạn phòng SR quay lại:
Củng cố và duy trì tỷ lệ KST nội địa bằng 0.
Phòng và quản lý ca ngoại lai.
Sau 3 năm duy trì được tỷ lệ này WHO sẽ
kiểm tra công nhận.
Chiến lược phòng chống và loại trừ
bệnh sốt rét

Ngày 27/10/2011, Thủ tướng Chính phủ đã


ký ban hành Quyết định số 1920/QĐ-TTg về
việc phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng
chống và loại trừ bệnh sốt rét ở Việt Nam
giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến
năm 2030.

.
Mục tiêu chung của Chiến lược:
Khống chế tỷ lệ người dân mắc bệnh sốt rét
dưới 0,15/1.000; tỷ lệ người dân chết do bị
bệnh sốt rét dưới 0,02/100.000;
không còn tỉnh nào trong giai đoạn phòng
chống bệnh sốt rét tích cực;
40 tỉnh trong giai đoạn đề phòng bệnh sốt
rét quay trở lại;
15 tỉnh trong giai đoạn loại trừ bệnh SR
8 tỉnh trong giai đoạn tiền loại trừ bệnh sốt
rét vào năm 2020

Các biện pháp can thiệp cho từng vùng theo


chiến lược phòng chống và loại trừ SR
- 240 xã thuộc 64 huyện của 22 tỉnh áp dụng
dụng các biện pháp PCSR tích cực
- 529 xã thuộc 145 huyện của 35 tỉnh áp
dụng các biện pháp tiền loại trừ SR
- 1095 xã thuộc 248 huyện của 47 tỉnh áp
dụng các biện pháp loại trừ SR.
- 9288 xã thuộc 628 huyện của 62 tỉnh áp
dụng các biện pháp ngăn ngừa SR quay
trở lại.
6.2.3.4. Định hướng chiến lược phòng
chống và loại trừ bệnh sốt rét đến năm
2030
Phấn đấu đến năm 2030 loại trừ bệnh
sốt rét trên toàn quốc.
Lộ trình loại trừ sốt rét ở Việt nam

Xác định lộ trình thực hiện loại trừ bệnh sốt


rét của tỉnh, thành phố phù hợp với tình hình
sốt rét hiện tại và khả năng thực hiện
để loại trừ sốt rét P. falciparum vào năm
2025 và loại trừ tất cả các loài KSTSR trên
phạm vi toàn quốc vào năm 2030.
Đến hết năm 2022 đã có 42/63 tỉnh/ thành
phố được công nhân đạt tiêu chuẩn loại trừ
sốt rét gồm:
Sơn La, Yên Bái, Lạng Sơn, Tuyên Quang,
Cao Bằng, Lào Cai, Thái Nguyên, Quảng
Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh
Phúc, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải
Phòng, Thái Bình,
Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa,
Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Tiền Giang, Bến Tre,
Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long,
Trà Vinh, Cần Thơ, Hậu Giang, Thành phố
Hồ Chí Minh, Long An, Bạc Liêu, Sóc Trăng,
Nghệ An, Bắc Kạn, Hoà Bình, Huế, Bình
Dương, Bà Rịa Vũng Tàu, Cà Mau.
Lượng giá cuối bài

1. Liềulượng phun tồn lưu trên tường, vách


của ICON nguyên chất để phòng chống sốt
rét ở Việt Nam là:
A. 10 mg / m­2
B. 20 mg / m­2
C. 30 mg / m­2
D. 40 mg / m­2
2. Tổchức Y tế thế giới phát động chiến dịch
“ Đẩy lùi sốt rét” vào năm:
A. 1996
B. 1997
C. 1998
D. 1999
3. Phun hóa chất diệt muỗi trên tường, vách
tới độ cao là:
A. 1 m
B. 2 m
C. 3 m
D. 4 m
4. Biện pháp nào sau đây không áp dụng để
bảo vệ người lành trong phòng chống sốt
rét?
A. Phòng chống muỗi đốt
B. Uống thuốc phòng khi đến vùng sốt rét
C. Tiêm vacxin sốt rét
D. Khi bị sốt đến khám tại cơ sở y tế
5. Mục tiêu nước ta loại trừ bệnh sốt rét vào
năm:
A. 2025
B. 2030
C. 2035
D. 2040
6. Đến hết năm 2022 ở Việt Nam có bao
nhiêu tỉnh/ thành phố được công nhận đạt
tiêu chuẩn loại trừ bệnh SR?
A. 32
B. 34
C. 36
D. 42
THANK YOU
GS Đặng Văn Ngữ và con trai Đặng Nhật Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm bộ môn KST trường
Đại học Y Hà Nội
Gia đình GS
Đặng Văn
Ngữ

You might also like