Văn Miếu - Quốc Tử Giám

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

Văn Miếu – Quốc

Tử Giám
Vị trí địa lý
 Tọa lạc giữ thủ đô Hà Nội nằm ở phía Nam kinh thành
Thăng Long thời Lý.
 Bốn mặt đều là phố, cổng chính là phố Quốc Tử Giám
(phía Nam), phía Bắc là phố Nguyễn Thái Học, phía Tây
là phố Tôn Đức Thắng, phía Đông là phố Văn Miếu.
Lịch sử
 Là đại học đầu tiên của Việt Nam
 Văn miếu được hoạt động trong khoảng thời gian 1076 đến 1820
 Từ những năm đầu tiên , ngôi trường này đã tụ họp rất nhiều người tài, đóng góp
vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
 Ban đầu, trường chỉ dành riêng cho con vua và con các bậc đại quyền quý (nên gọi
tên là Quốc tử). Năm 1253, vua Trần Thái Tông đổi Quốc Tử giám thành Quốc Học
viện cho mở rộng và thu nhận cả con cái các nhà thường dân có sức học xuất sắc.
 Đời Trần Minh Tông, Chu Văn An được cử làm quan Quốc Tử giám Tư nghiệp (hiệu
trưởng) và thầy dạy trực tiếp của các hoàng tử. Năm 1370 ông mất, được vua Trần
Nghệ Tông cho thờ ở Văn miếu bên cạnh Khổng Tử.
 Sang thời Hậu Lê, Nho giáo rất thịnh hành. Vào năm 1484, Lê
Thánh Tông cho dựng bia của những người thi đỗ Tiến sĩ từ
khoa thi 1442 trở đi (chủ trương đã đề ra năm 1442 nhưng
chưa thực hiện được). Mỗi khoa, một tấm bia đặt trên lưng
rùa. Tới năm đó, nhà Lê đã tổ chức được 12 khoa thi cao cấp,
Lê Thánh Tông (1460 - 1497) đã tổ chức đều đặn cứ ba năm
một lần, đúng 12 khoa thi.
 Văn miếu Quốc Tử Giám đã trải qua bao nhiêu biến động,
thăng trầm của lịch sử nhưng nó vẫn giữ được nét đẹp truyền
thống của con người Việt Nam. Đó là giá trị tinh thần cao đẹp
được giữ gìn từ thời xa xưa.
Kiến trúc
Quần thể kiến trúc này nằm trên diện tích
54,331
chia làm ba khu vực chính: hồ Văn, vườn Giám
và khu nội tự Văn Miếu - Quốc Tử Giám mà
kiến trúc chủ thể là Văn Miếu nơi thờ Khổng Tử
và Quốc Tử Giám Chu Văn An( người thầy đầu
tiên của trường)
Hồ Văn

 Hồ Văn hay hồ Giám phía trước cổng vào Văn Miếu.


trước miếu có hồ lớn, trong hồ có gò Kim Châu
 hồ nước trong, quanh bờ cây cối râm mát, một gò đất
nổi giữa hồ trên có một kiến trúc nhỏ đẹp lẩn dưới cành
lá xum xuê, cảnh này mở đầu cho một khu kiến trúc sẽ
trở thành một tấm gương soi, nhân đôi cảnh trí, tạo cảm
giác mát mẻ dịu dàng ngay từ khi mới đặt chân vào khu
kiến trúc
 Khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh,
phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác
nhau.
 Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có 3
cửa để thông với nhau (gồm cửa chính giữa và hai cửa phụ hai
bên). Từ ngoài vào trong có các cổng lần lượt là: cổng Văn
Miếu, Đại Trung, Khuê Văn các, Đại Thành và cổng Thái Học.
Cổng Văn Miếu
 Phía trước Văn Miếu môn là tứ trụ và hai tấm bia Hạ mã hai bên đó là mốc
ranh giới chiều ngang phía trước mặt cổng.
 Tứ trụ được xây bằng gạch, hai trụ giữa xây cao hơn trên có hình 2 con
nghê chầu vào. Quan niệm tâm linh cho rằng đây là vật linh thiêng có khả
năng nhận ra kẻ ác hay người thiện. Hai trụ ngoài đắp nổi 4 con chim
phượng xoè cánh chắp đuôi vào nhau
 Tứ trụ có đôi câu đối chữ Hán:
Đông, tây, nam, bắc do tư đạo
Công, khanh, phu sĩ, xuất thử đồ
 Tạm dịch:
Đông, tây, nam, bắc cùng đạo này (đạo Nho)
Công, khanh, phu sĩ xuất thân từ đường này
Đại Trung Môn

 Từ cổng chính Văn Miếu môn, vào không gian thứ nhất
gọi là khu Nhập đạo, theo đường thẳng tới cổng thứ hai
là Đại Trung môn. Ngang hàng với Đại Trung môn bên
trái có Thành Đức môn, bên phải có Đạt Tài môn.
 Cửa Đại Trung môn làm kiểu 3 gian, xây trên nền gạch
cao, có mái lợp ngói mũi hài, có hai hàng cột hiên trước
và sau, ở giữa là hàng cột chống nóc. Gian giữa cổng
treo một tấm biển nhỏ đề 3 chữ sơn then Đại Trung môn.
Khuê Văn Các
 Khuê Văn các (nghĩa là "gác vẻ đẹp của sao Khuê") nơi
giao hoà của đất, trời
 là một lầu vuông tám mái, bao gồm bốn mái thượng và
bốn mái hạ, cao gần chín thước, do Tổng trấn Nguyễn
Văn Thành triều Nguyễn đương thời cho xây dựng vào
năm 1805.
 Gác Khuê Văn vốn là nơi xưa kia dùng để họp bình
những bài văn hay của các sĩ tử đã thi trúng khoa thi
hội.
 Gác nhỏ, kiến trúc giản dị nhưng tao nhã, đặc biệt lại
được chọn dựng giữa những cây cổ thụ xanh tốt, cạnh
giếng Thiên Quang đầy nước trong in bóng gác.
Giếng Thiên Quang, bia Tiến sĩ
 Thiên Quang tỉnh (tức "giếng soi ánh sáng bầu trời") còn được gọi là
Văn Trì (ao Văn). Thiên Quang nghĩa là ánh sáng bầu trời
 Giếng hình vuông, quanh bờ đều xây hàng lan can tới độ ngang lưng.
Người xưa còn có quan niệm giếng hình vuông tượng trưng cho đất,
cửa tròn gác Khuê Văn tượng trưng cho trời. Tinh hoa của cả trời cả
đất đều được tập trung ở trung tâm văn hóa giáo dục uy nghiêm giữa
chốn đế đô này.
 Toàn cảnh Thiên quang tỉnh (nhìn từ gác Khuê Văn), hai bên là hai khu
nhà bia, phía cuối hình là Đại thành môn dẫn vào không gian thứ ba
di tích có giá trị bậc nhất ở đây là 82 tấm
bia Tiến sĩ dựng ở hai bên phải trái của
giếng Thiên Quang, mỗi bên 41 tấm dựng
thành 2 hàng ngang, mặt bia đều quay về
phía giếng
Đại Thành Môn
 Cửa Đại Thành là một kiến trúc 3 gian với hai hàng cột hiên
trước sau và một hàng cột giữa. Chính giữa, trên giáp nóc có
treo một bức hoành khắc 3 chữ 大成門 (Đại thành môn) theo
chiều ngang, đọc từ phải sang trái
 Bước qua cửa Đại Thành là tới một sân rộng mênh mang lát
gạch Bát Tràng. Hai bên phải trái của sân là 2 dãy Hữu Vu và
Tả Vu. Chính trước mặt là tòa Đại Bái Đường rộng rãi, to lớn
và thâm nghiêm Sau Đại Bái Đường, song song với Đại Bái
Đường là tòa Thượng Điện
Cảm ơn cô và các bạn

You might also like