Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 29

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

BỘ MÔN QUẢN LÝ XÂY DỰNG

MÔN HỌC
KINH TẾ XÂY DỰNG 1

Bộ môn: Quản lý Xây dựng - Phòng 211, Nhà A5, ĐHTL


GIỚI THIỆU MÔN HỌC

1. Tài liệu môn học

 Giáo trình Kinh tế xây dựng - Lê Văn Chính,


Ngô Thị Thanh Vân, 2019

 Kinh tế kỹ thuật - Tài liệu dịch 2009, Thư viện


Đại học thuỷ lợi
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
2. Số tiết
30 Tiết học (2TC)

11 tiết Bài tập


19 tiết Lý thuyết
(Chương 2+3+4)
GIỚI THIỆU MÔN HỌC

4. Nội dung môn học


o CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÀNH XÂY DỰNG VÀ
KINH TẾ XÂY DỰNG
o CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ĐÁNH GIÁ TÀI CHÍNH,
KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC DỰ ÁN XÂY DỰNG
o CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH KINH TẾ CỦA CÁC DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
o CHƯƠNG 4: CHI PHÍ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
CÔNG TRÌNH
o CHƯƠNG 5: VỐN SẢN XUẤT TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP XÂY DỰNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI
BỘ MÔN QUẢN LÝ XÂY DỰNG

MÔN HỌC
KINH TẾ XÂY DỰNG 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ


NGÀNH XÂY DỰNG VÀ KINH TẾ
XÂY DỰNG
NỘI DUNG CHƯƠNG 1

1 VAI TRÒ CỦA NGÀNH XÂY DỰNG TRONG


NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

2 NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT


CỦA NGÀNH XÂY DỰNG

3 ĐẶC ĐIỂM CỦA THỊ TRƯỜNG XÂY DỰNG


1.1. VAI TRÒ CỦA NGÀNH XÂY DỰNG TRONG
NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
1.1.1. Một số khái niệm chính có liên quan
1. Khái niệm hoạt động đầu tư
Một số ví dụ:
1.1. VAI TRÒ CỦA NGÀNH XÂY DỰNG TRONG
NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn ở thời điểm


hiện tại, nhằm tạo ra một tài sản nào đó và vận
hành nó để sinh lợi hoặc để thỏa mãn nhu cầu nào
đó của người bỏ vốn (nhà đầu tư) trong một
khoảng thời gian xác định trong tương lai.
Đầu tư gồm 3 giai đoạn:

Thực hiện
Kh
ai th á
b ị cv
u ẩn àQ
Ch L
1.1. VAI TRÒ CỦA NGÀNH XÂY DỰNG TRONG
NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
Các hình thức đầu tư:
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu
tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư
và tham gia quản lý hoạt động
đầu tư.

Đầu tư gián tiếp

Nhà đầu tư không trực


tiếp tham gia quản lý
hoạt động đầu tư.
1.1. VAI TRÒ CỦA NGÀNH XÂY DỰNG TRONG
NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
2. Khái niệm về đầu tư xây dựng cơ bản
Đầu tư xây dựng cơ bản: Là hoạt động đầu tư thực
hiện bằng cách tiến hành xây dựng mới, mở rộng, cải
tạo, nâng cấp tài sản cố định, bao gồm các hoạt động
đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ bản (khảo sát, thiết kế,
tư vấn xây dựng, thi công xây lắp công trình, sản xuất và
cung ứng thiết bị vật tư xây dựng) nhằm thực hiện xây
dựng các công trình.
1.1. VAI TRÒ CỦA NGÀNH XÂY DỰNG TRONG
NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
3. Khái niệm hoạt động xây dựng
Theo Mục 21 - Điều 3 - Luật Xây dựng số 50/2014
1.1. VAI TRÒ CỦA NGÀNH XÂY DỰNG TRONG
NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
1.1. VAI TRÒ CỦA NGÀNH XÂY DỰNG TRONG
NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
4. Khái niệm về đầu tư xây dựng cơ bản
Xây dựng cơ bản: Là các hoạt động cụ thể để tạo ra sản
phẩm là những công trình xây dựng có quy mô, trình độ
kỹ thuật và năng lực sản xuất hoặc năng lực phục vụ
nhất định.
1.1. VAI TRÒ CỦA NGÀNH XÂY DỰNG TRONG
NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

5. Khái niệm về công trình xây dựng


Theo Mục 10 - Điều 3 - Luật Xây dựng số 50/2014:
Công trình xây dựng là sản phẩm được tạo thành bởi
sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị
lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có
thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần
dưới mặt nước và phần trên mặt nước, được xây dựng
theo thiết kế.
Có những loại công trình xây dựng nào? (Theo công
năng sử dụng)
(Tham khảo Phụ lục 1 NĐ 06/2021/NĐ-CP Quy định chi tiết 1 số
nội dung về quản lý chất lượng, thi công XD và bảo trì chất
lượng CTXD).
1.1. VAI TRÒ CỦA NGÀNH XÂY DỰNG TRONG
NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Những Công trình này thuộc loại công trình nào?

Công trình cột cờ Tổ quốc Nhà thờ lớn Hà Nội


trên đảo Trần, Cô Tô, QN
1.1. VAI TRÒ CỦA NGÀNH XÂY DỰNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Những Công trình này thuộc loại công trình nào?

Cột điện, mạng lưới điện Tượng đài Lý Thái Tổ, HN


1.1. VAI TRÒ CỦA NGÀNH XÂY DỰNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Những Công trình này thuộc loại công trình nào?

Đường sắt trên cao Công trình thủy điện


Cát Linh - Hà Đông Lai Châu
1.1. VAI TRÒ CỦA NGÀNH XÂY DỰNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Những Công trình này thuộc loại công trình nào?

Biển quảng cáo độc lập Bãi đỗ xe ô tô


1.1. VAI TRÒ CỦA NGÀNH XÂY DỰNG TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Những Công trình này thuộc loại công trình nào?

Thiên Đức Vĩnh Hằng Viên, Tòa nhà Empire State


Phù Ninh, Phú Thọ (Hoa Kỳ)
1.1. VAI TRÒ CỦA NGÀNH XÂY DỰNG TRONG
NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

6. Các lực lượng chủ yếu tham gia vào quá trình
hình thành công trình xây dựng
 Chủ đầu tư;
 Các doanh nghiệp tư vấn;
 Các doanh nghiệp xây lắp;
 Các doanh nghiệp cung cấp thiết bị và vật tư
cho dự án;
 Các tổ chức ngân hàng, tài trợ;
 Các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư và
xây dựng;
 Các tổ chức khác có liên quan.
1.1. VAI TRÒ CỦA NGÀNH XÂY DỰNG TRONG
NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
1.1.2. Vai trò của ngành xây dựng trong nền kinh tế
quốc dân

Các bệnh viện, trường học, nhà ở, nhà máy, đường xá....
đều là sản phẩm của ngành xây dựng.

1. Ngành xây dựng là ngành kinh tế lớn, đóng vai trò chủ
chốt trong khâu cuối cùng để tạo ra cơ sở vật chất, tài sản
cố định cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
2. Ngành xây dựng đóng góp rất lớn cho tích lũy của nền
kinh tế quốc dân thông qua các loại thuế như thuế thu nhập
doanh nghiệp, thuế VAT và giải quyết công ăn việc làm cho
một lực lượng lớn lao động.
1.1. VAI TRÒ CỦA NGÀNH XÂY DỰNG TRONG
NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

Ví dụ: để vận chuyển hàng hoá, sản phẩm, đặc sản từ các
vùng sâu, vùng xa đến các thành phố lớn tiêu thụ thì cần phải
xây dựng hệ thống giao thông tốt.
Ví dụ: để đảm bảo đầu ra cho người nông dân nuôi trồng chè,
mía, người ngư dân nuôi trồng thuỷ sản như tôm, cá ba sa...
thì cần phải xây dựng các nhà máy chế biến chè, đường, chế
biến thuỷ sản.

3. Xây dựng cơ bản góp phần giải quyết một cách tốt
nhất các mối quan hệ phát sinh trong xã hội: kinh tế
trung ương và kinh tế địa phương, công nghiệp và nông
nghiệp, thành thị và nông thôn.
1.1. VAI TRÒ CỦA NGÀNH XÂY DỰNG TRONG
NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN
Ví dụ: chúng ta nghe đến rất nhiều cụm từ “điện, đường, trường, trạm”
Chương trình 135 là chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó
khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa. Mục tiêu cụ thể của Chương trình 135 là:
- Phát triển sản xuất, nâng cao mức sống cho các hộ dân tộc thiểu số;
- Phát triển cơ sở hạ tầng;
- Phát triển các dịch vụ công cộng địa phương thiết yếu như điện, trường
học, trạm y tế, nước sạch
- Nâng cao đời sống văn hóa.
Khi giai đoạn I kết thúc (1997-2006), Nhà nước Việt Nam đã chi khoảng 10 nghìn
tỷ đồng, cả nước đã xây dựng và đưa vào sử dụng hơn 25 nghìn công trình
thiết yếu các loại, góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn miền núi, cải
thiện và nâng cao đời sống nhân dân.

4. Xây dựng cơ bản tạo điều kiện để nâng cao chất


lượng, hiệu quả của các hoạt động xã hội, dân sinh, quốc
phòng thông qua việc đầu tư xây dựng các công trình xã
hội, dịch vụ cơ sở hạ tầng ngày càng đạt trình độ cao.
Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
mọi người dân trong xã hội.
1.1. VAI TRÒ CỦA NGÀNH XÂY DỰNG TRONG
NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN

5. Ngành xây dựng có thể được coi là “hàn thử biểu” của
nền kinh tế quốc dân. Khi ngành xây dựng phát triển báo
hiệu khả năng phát triển của các ngành khác và ngược
lại.
6. Xây dựng cơ bản sử dụng một nguồn lực rất lớn của
xã hội: lao động, tiền vốn, vật tư, máy móc, thiết bị... vì
vậy trong xây dựng nếu mắc sai lầm từ khâu xét duyệt
chủ trương đầu tư đến khâu thi công thì sẽ gây thất thoát
lớn, hậu quả kéo dài nhiều năm khó sửa chữa.
1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT
CỦA NGÀNH XÂY DỰNG

1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của sản phẩm XD


1. Khái niệm về sản phẩm xây dựng
Sản phẩm xây dựng là các công trình xây dựng đã hoàn
thành (bao gồm cả phần lắp ráp thiết bị bên trong công
trình). Là sản phẩm có tính chất liên ngành trong đó ngành
xây dựng đứng ở khâu cuối cùng để tạo ra các công trình
đó.
Các công trình có khối lượng rất lớn phải xây dựng trong
nhiều năm, dẫn đến khái niệm:
- Sản phẩm trung gian: có thể là công việc xây dựng, các
giai đoạn và đợt xây dựng đã hoàn thành bàn giao.
- Sản phẩm cuối cùng: là các công trình hay hạng mục
công trình xây dựng đã hoàn chỉnh và đưa vào bàn giao
sử dụng.
1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT
CỦA NGÀNH XÂY DỰNG THỦY LỢI

2. Các đặc điểm của sản phẩm xây dựng


a. Được xây dựng tại chỗ, đứng cố định tại địa điểm xây
dựng và phân bố nhiều nơi trên lãnh thổ.
b. Có kích thước lớn, chi phí lớn; thời gian xây dựng, sử
dụng lâu dài.
c. Có tính đơn chiếc, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên,
khí hậu, vào địa phương nơi xây dựng.
d. Có kết cấu phức tạp, nhiều chi tiết.
e. Được XD những nơi có điều kiện phức tạp.
f. Đòi hỏi chất lượng XD cao.
g. Có liên quan đến nhiều ngành.
h. Mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, văn hóa, nghệ
thuật và quốc phòng.
1.2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT
CỦA NGÀNH XÂY DỰNG THỦY LỢI
1.2.2. Những đặc điểm của việc thi công các CTXD
1. Căn cứ tính chất của sản phẩm xây dựng
a. Việc sản xuất xây dựng luôn luôn biến động, thiếu ổn định
theo thời gian địa điểm xây dựng.
b. Chu kỳ sản xuất (thời gian xây dựng) thường dài.
c. Sản xuất xây dựng phải tiến hành theo đơn đặt hàng cụ
thể
d. Quá trình sản xuất xây dựng rất phức tạp.
e. Sản xuất xây dựng phải thực hiện ngoài trời.
f. Lợi nhuận phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa điểm xây
dựng.
2. Căn cứ vào điều kiện mỗi nước
a. Điều kiện tự nhiên.
b. Trình độ kỹ thuật, tổ chức sản xuất, quản lý kinh tế.
c. Nền kinh tế có nhiều thành phần và đang chuyển dần sang
cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.
1.3. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG XÂY DỰNG

Một người mua, nhiều người bán;


Việc mua bán sản phẩm thường diễn ra tại nơi
sản xuất;
Nhà nước là khách hàng lớn nhất;
Chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế.
1.3. ĐẶC ĐIỂM THỊ TRƯỜNG XÂY DỰNG

QL cạnh Quy luật


tranh giá trị
Giá xây
dựng

QL cung QL lưu
cầu và giá thông tiền
cả tệ

You might also like