Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 37

NHÓM 2

Chủ đề 9: Cho ví dụ cụ thể để làm rõ quan điểm của triết học Mác – Lênin:
Bản chất ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là quá trình
phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan của óc người. Từ đó rút ra
ý nghĩa đối với bản thân.”
STT Họ Và Tên Phân Công Tiến Độ (%)

1 Phạm Hoàng Chiều Thuyết trình. 100%

100%
2 Hồng Vân Tiên Soạn phần ý nghĩa của ví dụ.

100%
3 Trần Lê Phúc Soạn phần bản chất của ý thức.

100%
4 Nguyễn Hạnh Tuyền Soạn phần kết cấu của ý thức.

100%
5 Phạm Văn Trí Soạn phần khái niệm của ý thức.

100%
6 Nguyễn Phát Đạt Soạn phần nguồn gốc của ý thức.

Cho ví dụ về quan điểm trên, soạn ppt 100%


7 Nguyễn Dương Gia Hân
thuyết trình.
Nội dung

1. Nguồn gốc 2. Bản chất


của của
ý thức ý thức

3. Kết cấu
4. Ví dụ
của
cụ thể
ý thức
 KHÁI NIỆM CỦA Ý THỨC

- Ý thức là một trong hai phạm trù cơ bản được các trường phái triết học quan tâm
nghiên cứu, nhưng tùy theo cách lí giải khác nhau mà có những quan niệm rất khác nhau,
là cơ sở để hình thành các trường phái triết học khác nhau.
- Đứng vững trên lập trường của chủ nghĩa duy vật biện chứng, khái quát những thành
tựu mới nhất của khoa học tự nhiên và bám sát thực tiễn xã hội, triết học Mác – Lênin đã
góp phần làm sáng tỏ vấn đề ý thức.
 KHÁI NIỆM CỦA Ý THỨC

 Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan bởi bộ óc của con người, nhưng
không phải cứ có thế giới khách quan và bộ óc người là có ý thức, mà phải đặt
chúng trong mối quan hệ với thực tiễn xã hội. Ý thức là sản phẩm xã hội, một
hiện tượng xã hội đặc trưng của loài người.
1. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC

1.1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY TÂM

 Khi lý giải nguồn gốc ra đời của ý thức, các nhà triết học duy
tâm cho rằng, ý thức là nguyên thể đầu tiên, tồn tại vĩnh viễn,
là nguyên nhân sinh thành, chi phối sự tồn tại, biến đổi của
toàn bộ thế giới vật chất.
 Chủ nghĩa duy tâm gồm: Chủ nghĩa duy tâm khách quan và
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

I. Kant
1. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC

1.1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY TÂM

a) Chủ nghĩa duy tâm khách quan.


Hegel

Plato, Hegel đã tuyệt đối hóa vai trò của lý tính,


khẳng định thế giới “ý niệm”, hay “ý niệm tuyệt đối”
là bản thể, sinh ra toàn bộ thế giới hiện thực. Ý thức
của con người chỉ là sự “hồi tưởng” về “ý niệm”, hay
“tự ý thức” lại “ý niệm tuyệt đối”.

Plato
1. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC

1.1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY TÂM

b) Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.


G.Berkeley

G. Berkely, E.Mach lại tuyệt đối hoá vai trò của


cảm giác, coi cảm giác là tồn tại duy nhất, “tiên
thiên”, sản sinh ra thế giới vật chất. Ý thức của con
người là do cảm giác sinh ra, nhưng cảm giác theo
quan niệm của họ không phải là sự phản ánh thế
giới khách quan mà chỉ là cái vốn có của mỗi cá
E. Mach nhân tồn tại tách rời, biệt lập với thế giới bên ngoài.
1. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC

1.2. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT SIÊU HÌNH

D.Diderot
Các nhà duy vật siêu hình phủ nhận tính chất siêu
tự nhiên của ý thức, tinh thần. Họ xuất phát từ thế
giới hiện thực để lý giải nguồn gốc của ý thức, họ
đã đồng nhất ý thức với vật chất. Các nhà duy vật
siêu hình coi ý thức cũng chỉ là một dạng vật chất
đặc biệt, do vật chất sản sinh ra.
Can
Vogt
1. NGUỒN GỐC CỦA Ý THỨC

1.3. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG

- Trong khi phê phán chủ nghĩa duy tâm khách


quan, C. Mác đồng thời khẳng định quan điểm: “ý
niệm chẳng qua chỉ là vật chất được đem chuyển
vào trong đầu óc con người và được cải biến đi ở
trong đó”.
- Sự ra đời của ý thức gồm có nguồn gốc tự nhiên
và nguồn gốc xã hội.
- Nguồn gốc tự nhiên là điều kiện cần, còn nguồn
gốc xã hội là điều kiện đủ để ý thức hình thành, tồn
tại và phát triển.
C.Mác &
V.I.Lênin
Nguồn gốc của
ý thức

Nguồn gốc Nguồn gốc


tự nhiên xã hội

Năng lực
Bộ óc phản ánh Lao Ngôn
con người của động ngữ
TGVC
Cấu trúc đặc biệt phát triển, rất tinh vi và phức
tạp
Bộ óc
con người Thu nhận và xử lí thông tin từ TG khách quan

Hình thành những phản xạ có điều kiện và ngược lại

Điều khiển các hoạt động của cơ thể


Nguồn gốc
tự nhiên
Giúp các cơ thể sống thích nghi
với môi trường
Thế giới Phản ánh
hữu sinh sinh học Có sự định hướng, lựa chọn
Năng lực
phản ánh Thụ động
của TGVC Thế giới Phản ánh
vô sinh cơ, lý, hóa Chưa có sự định hướng, lựa chọn
Phương thức tồn tại cơ bản

Mang tính xã hội


Lao động
Bộ máy phát âm và trung tâm ngôn ngữ hình thành và hoàn thiện dần

Hệ thống tín hiệu vật chất mang nội dung ý thức


Nguồn gốc Là “vỏ vật chất” của tư duy
xã hội
Hiện thực trực tiếp của ý thức

Phương thức để ý thức tồn tại


Ngôn ngữ
Có vai trò to lớn
(tiếng nói
và chữ Phương tiện giao tiếp
viết)
Công cụ của tư duy
2. BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC

Theo chủ nghĩa duy vật, bản chất của ý


thức là sự phản ánh những hình ảnh chủ
quan của thế giới khách quan. Nghĩa là,
ý thức trở thành tấm gương phản chiếu
thế giới nhưng không giống hoàn toàn.
Nó phụ thuộc vào nhận thức, suy nghĩ
và cảm nhận về thế giới xung quanh của
một chủ thể. Đây chính là điểm khác
biệt tạo nên bản chất của ý thức.
2. BẢN CHẤT CỦA Ý THỨC

2.1. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan

- Về nội dung mà ý thức phản ánh là khách quan, còn hình thức của phản ánh là
chủ quan. Ý thức là cái vật chất ở bên ngoài “di chuyển” vào trong đầu óc của con
người được cải biến đi ở trong đó. Kết quả phản ánh của ý thức tùy thuộc vào
nhiều yếu tố: đối tượng phản ánh, điều kiện lịch sử - xã hội, phẩm chất, năng lực,
kinh nghiệm sống của chủ thể phản ánh…
- Trong trường hợp cùng một sự vật được phản ánh và cùng một chủ thể phản ánh
thì kết quả nhận được nhiều khi cũng khác nhau bởi điều kiện lịch sử và các đặc
điểm về thể chất và tinh thần của con người.
2.2. Ý thức là sự phản ánh mang tính tự giác, tích cực và sáng tạo gắn bó chặt
chẽ với thực tiễn xã hội. Các yếu tố đặc trưng cho bản chất của ý thức bao
gồm tính tự chủ, tính sáng tạo và tính xã hội.

+ Tính tự chủ: Bộ não con người có thể tiếp thu nội dung giống nhau, nhưng lại
sinh ra nhiều chiều hướng suy nghĩ khác nhau. Nó là một cá thể độc lập, thuộc
phạm vi chủ quan. Nên ý thức gần như mang hình ảnh tinh thần, nó có định hướng,
có lựa chọn dựa vào cơ sở vật chất.

+ Tính sáng tạo: Biểu hiện ở dạng vật chất di chuyển vào não bộ con người và cải
biến thành cái tinh thần. Nó được thể hiện rất phong phú, đa dạng và trừu tượng
hoá, dựa trên cái đã có sẵn để tạo ra một cái mới chất lượng hơn, phát triển hơn về
sự vật, hiện tượng và con người.
+ Tính xã hội: Ý thức trong bất kì tình huống nào đều là sự phản ánh và chính
thực tiễn xã hội, còn gọi là thế giới khách quan của con người, tạo ra một sự phản
ánh phức tạp, năng động, sáng tạo, tư duy và phát triển hơn.
Ý thức là sản phẩm tồn tại của xã hội. Nó bắt nguồn từ xã hội, hình thành do nhu
cầu tiến bộ và cải thiện chất lượng cuộc sống. Trải qua các thời kỳ phát triển từ đồ
đá đến phát minh các khoa học hiện đại, tiên tiến.
Về bản chất của ý thức, có một số kinh nghiệm ứng dụng trong thực tế được rút ra
như sau:
1. Xuất phát từ thực tế khách quan, chúng ta cần:
- Nghiên cứu, tìm tòi về các đối tượng vật chất xung quanh để phục vụ nhu cầu
tìm kiếm tri thức của con người nhằm cải tạo thế giới.
- Cần chống bệnh chủ quan duy ý chí.
- Cần xóa bỏ thói quan liêu.
2. Cần phát huy tính năng động của mỗi con người:
- Phát huy hết tiềm năng, vai trò của của nhân tố con người.
- Phát huy trí tuệ, khả năng sáng tạo, sự nhạy bén trong quá trình học tập tích lũy
kiến thức nói riêng và trong mọi công việc nói chung.
- Bài trừ thói quen thụ động ỷ lại vào người khác, thái độ tiêu cực trong quá trình
tiếp thu kiến thức.
3. KẾT CẤU CỦA Ý THỨC

3.1. CÁC LỚP CẤU TRÚC CỦA Ý THỨC

Các lớp cấu trúc của ý thức bao gồm: tri thức,
tình cảm và ý chí, trong đó tri thức là nhân tố
quan trọng nhất.
Vì ý thức mà không bao hàm và không dựa
vào tri thức thì đó là một sự trừu tượng trống
rỗng, không giúp ích cho con người trong hoạt
động thực tiễn.
3.1. CÁC LỚP CẤU TRÚC CỦA Ý THỨC

- Tri thức là toàn bộ những hiểu biết của con người,


là kết quả của quá trình nhận thức, là sự tái tạo lại
hình ảnh của đối tượng được nhận thức dưới dạng
các loại ngôn ngữ. Mọi hoạt động của con người đều
có tri thức, được tri thức định hướng. Mọi biểu hiện
của ý thức đều chứa đựng nội dung tri thức.
- Tri thức có nhiều lĩnh vực khác nhau như tri thức
về tự nhiên, xã hội, con người. Và có nhiều cấp độ
như tri thức cảm tính và tri thức ý chí; tri thức kinh
nghiệm và tri thức lý luận.
3.1. CÁC LỚP CẤU TRÚC CỦA Ý THỨC

- Tình cảm là một hình thái đặc biệt của sự phản ánh
tồn tại, phản ánh quan hệ giữa người với người, giữa
người với thế giới quan. Và sự hòa quyện giữa tri
thức với tình cảm và trải nghiệm thực tiễn tạo nên
tính bền vững của niềm tin thôi thúc con người hoạt
động vươn lên mọi hoàn cảnh.
- Tùy vào từng đối tượng nhận thức và sự rung động
của con người về đối tượng đó trong các quan hệ mà
hình thành nên các loại tình cảm khác nhau, như
tình cảm đạo đức, tình cảm tôn giáo,…
3.1. CÁC LỚP CẤU TRÚC CỦA Ý THỨC

- Ý chí là những cố gắng, nỗ lực và khả năng huy động mọi tiềm năng trong bản
thân để vượt qua những trở ngại trong quá trình thực hiện mục đích đề ra. Có thể
coi ý chí là quyền lực của con người đối với mình; nó điều khiển, điều chỉnh hành
vi để con người hướng đến mục đích một cách tự giác; nó cho phép con người tự
kìm chế, tự làm chủ bản thân và quyết đoán trong hành động theo quan điểm và
niềm tin của mình.
- Tất cả các nhân tố cấu thành ý thức và mối quan hệ giữa các yếu tố đó thì đòi hỏi
mỗi chủ thể phải luôn tích cực học tập rèn luyện và bồi dưỡng nâng cao tri thức,
tình cảm, ý chí trong nhận thức và cải tạo thế giới.
3. KẾT CẤU CỦA Ý THỨC

3.2. CÁC CẤP ĐỘ CỦA Ý THỨC

 Xét theo chiều sâu thì gồm có 3 yếu tố sau đó là tự ý thức, tiềm thức và vô thức.
- Tự ý thức là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức về
thế giới bên ngoài. Như vậy, tự ý thức cũng là ý thức, là một thành tố quan trọng của ý
thức, nhưng đây là ý thức về bản thân mình trong mối quan hệ với ý thức về thế giới bên
ngoài. Nhờ vậy con người tự nhận thức về bản thân mình như một thực thể hoạt động có
cảm giác có tư duy, có các hành vi đạo đức và có vị trí trong xã hội. Chính trong quan hệ
xã hội, trong hoạt động thực tiễn xã hội, qua những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần
do chính con người tạo ra, con người phải tự ý thức về mình để nhận rõ bản thân mình, tự
điều chỉnh bản thân theo các quy tắc, các tiêu chuẩn mà xã hội đề ra.
3.2. CÁC CẤP ĐỘ CỦA Ý THỨC

- Tiềm thức là những hoạt động tâm lý tự


động diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của
chủ thể, song lại có liên quan trực tiếp
đến các hoạt động tâm lý đang diễn ra
dưới sự kiểm soát của chủ thể ấy. Về
thực chất, tiềm thức là những tri thức mà
chủ thể đã có được từ trước nhưng đã
gần như thành bản năng, thành kỹ năng
nằm trong tầng sâu ý thức của chủ thể, là
ý thức dưới dạng tiềm tàng.
3.2. CÁC CẤP ĐỘ CỦA Ý THỨC

- Vô thức là những hiện tượng tâm lý không phải do lý trí


điều khiển, nằm ngoài phạm vi của lý trí mà ý thức không
kiểm soát được trong một lúc nào đó. Chúng điều khiển
những hành vi thuộc về bản năng, thói quen… trong con
người thông qua phản xạ không điều kiện. Vô thức biểu
hiện thành nhiều hiện tượng khác nhau như bản năng ham
muốn, giấc mơ, mặc cảm, sự lỡ lời, trực giác… Mỗi hiện
tượng ấy có vùng hoạt động riêng, có vai trò, chức năng
riêng của nó, song tất cả đều có một chức năng chung đó
giải tỏa những ức chế tronglà:
hoạt động thần kinh vượt ngưỡng nhất là những ham muốn
bản năng không được phép bộc lộ ra và thực hiện trong quy tắc của đời sống
cộng đồng.
3.2. CÁC CẤP ĐỘ CỦA Ý THỨC

 Như vậy, không nên coi vô thức là hiện tượng tâm lý cô lập, hoàn toàn tách khỏi
hoàn cảnh xã hội xung quanh không liên quan gì đến ý thức. Thực ra, vô thức là vô
thức nằm trong con người có ý thức. Giữ vai trò chủ đạo trong con người là ý thức
chứ không phải vô thức. Nhờ có ý thức mới điều khiển được các hiện tượng vô
thức hướng tới chân, thiện, mỹ.
3.3. VẤN ĐỀ “TRÍ TUỆ NHÂN TẠO”

Công nghệ hiện đại ngày nay đã sản xuất ra nhiều loại máy móc hiện đại như: “máy
thông minh”, “trí tuệ nhân tạo”,... Tuy nhiên, chúng chỉ là những kết cấu kỹ thuật do con
người sáng tạo ra. Còn con người là một thực thể xã hội năng động được hình thành
trong tiến trình lịch sử tiến hoá lâu dài của giới tự nhiên và thực tiễn xã hội. Chỉ có con
người mới có thể sáng tạo lại hiện thực dưới dạng tinh thần và qua đó lập trình cho máy
móc thực hiện. Vì vậy, dù máy móc có hiện đại đến đâu chăng nữa cũng không thể hoàn
thiện được như bộ óc con người.
4. VÍ DỤ CỤ THỂ

Nhóm học sinh cùng học chung 1 lớp học Toán nhưng cách tiếp thu và học hỏi của từng
học sinh khác nhau nên sẽ có học sinh giỏi Toán và học sinh kém Toán.

Hs giỏi Toán

Hs kém Toán
 Ý nghĩa cho bản thân từ ví dụ trên:

Chúng ta ai cũng có thể mài dũa được sự ý thức đó nếu như chúng ta thật sự
nghiêm túc với công việc và vai trò của mình. Nếu như chúng ta muốn học được
điểm cao, làm việc có nhiều thành tích và hiệu quả thì chúng ta phải có ý thức và
nghiêm túc hoàn thành tốt công việc đó. Đừng bao giờ đổ thừa là mình không
thông minh, không có tư duy logic như người ta hoặc kiến thức mình không sâu
rộng như người ta,... Tất cả đều là lí do để che lấp đi sự vô ý, thiếu kỉ luật trong
công viêc và học tập của bản thân. Cổ nhân có câu: "Cần cù bù thông minh". Mọi
sự chăm chỉ, nỗ lực có ý thức đều dẫn ta đến những kết quả, thành công to lớn
mà ta xứng đáng nhận được.
• Câu hỏi củng cố
Câu 1. Muốn hiểu đúng bản chất của ý thức chúng ta cần xem xét nó
trong mối quan hệ qua lại với yếu tố nào?
A. Sáng tạo.
B. Tinh thần.
C. Vật chất.
D. Bản chất.
Câu 1. Muốn hiểu đúng bản chất của ý thức chúng ta cần xem xét nó
trong mối quan hệ qua lại với yếu tố nào?
A. Sáng tạo.
B. Tinh thần.
C. Vật chất.
D. Bản chất.
Câu 2. Nguồn gốc trực tiếp quyết định sự ra đời của ý thức là gì?
A. Nguồn gốc tự nhiên.
B. Nguồn gốc xã hội.
C. Nguồn gốc lịch sử.
D. Nguồn gốc vật chất.
Câu 2. Nguồn gốc trực tiếp quyết định sự ra đời của ý thức là gì?
A. Nguồn gốc tự nhiên.
B. Nguồn gốc xã hội.
C. Nguồn gốc lịch sử.
D. Nguồn gốc vật chất.
Câu 3. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là cái vật
chất ở bên ngoài “di chuyển” vào trong đầu óc của con người và được
cải biến đi ở trong đó. Vậy kết quả phản ánh trên tùy thuộc vào những
yếu tố nào?
A. Kinh nghiệm, mối quan hệ, trình độ, năng lực của mỗi người.
B. Mối quan hệ, điều kiện lịch sử - xã hội, trình độ, kinh nghiệm sống
của chủ thể phản ánh.
C. Đối tượng phản ánh, điều kiện lịch sử - xã hội, phẩm chất, năng lực,
kinh nghiệm sống của mỗi người.
D. Điều kiện lịch sử - xã hội, kinh nghiệm, trình độ của mỗi người.
Câu 3. Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, là cái vật
chất ở bên ngoài “di chuyển” vào trong đầu óc của con người và được
cải biến đi ở trong đó. Vậy kết quả phản ánh trên tùy thuộc vào những
yếu tố nào?
A. Kinh nghiệm, mối quan hệ, trình độ, năng lực của mỗi người.
B. Mối quan hệ, điều kiện lịch sử - xã hội, trình độ, kinh nghiệm sống
của chủ thể phản ánh.
C. Đối tượng phản ánh, điều kiện lịch sử - xã hội, phẩm chất, năng lực,
kinh nghiệm sống của mỗi người.
D. Điều kiện lịch sử - xã hội, kinh nghiệm, trình độ của mỗi người.
CẢM ƠN CÔ
VÀ CÁC BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE

You might also like