Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 31

Bài 4 – Triết lý & phương

pháp luận nghiên cứu


Triết lý Nghiên cứu
• Nghiên cứu là quá trình phát triển tri thức => Quá trình
phát triển tri thức có thể khách quan? hoặc chủ quan?
Triết lý Nghiên cứu
• Nghiên cứu là quá trình phát triển tri thức => Quá trình
phát triển tri thức có thể khách quan? hoặc chủ quan?
Triết lý Nghiên cứu
Triết lý Nghiên cứu
• Nhà nghiên cứu phải lựa chọn vị trí để nhìn nhận vấn đề nghiên
cứu? Chọn vị trí nào: Thực chứng vs. Diễn dịch?
• Thực chứng dựa trên sự đo lường và suy luận, tri thức được bộc
lộ từ quan sát trung lập và có thể đo lường được (có thể định
lượng) về hoạt động, hành động hoặc phản ứng. Chủ nghĩa thực
chứng cho rằng nếu một cái gì đó không thể đo lường được thì
nó không thể hiểu biết về nó một cách chắc chắn.
• Chủ nghĩa diễn giải là một phương pháp nghiên cứu xã hội học
trong đó một hành động hoặc sự kiện được phân tích dựa trên
niềm tin, chuẩn mực và giá trị văn hóa của xã hội nơi nó diễn ra.
Triết lý Nghiên cứu

Triết lý Nghiên cứu
• Nhà nghiên cứu phải lựa chọn vị trí để nhìn nhận vấn đề
nghiên cứu? Chọn vị trí nào: Thực chứng vs. Diễn dịch?
=> chọn vị trí thực dụng? chủ nghĩa thực dụng khẳng
định rằng các khái niệm phù hợp khi chúng hỗ trợ cho
hành động (Kelemen và Rumen 2008).
Vì vậy, yếu tố quan trọng nhất quyết định vị trí của nhà
nghiên cứu dựa trên câu hỏi nghiên cứu => chọn vị trí
để trả lời một câu hỏi cụ thể.
Triết lý Nghiên cứu
• Nếu câu hỏi nghiên cứu không gợi ý rõ ràng về một triết
lý nghiên cứu/vị trí cụ thể => có thể áp dụng chủ nghĩa
thực dụng.
• Đối với những người theo chủ nghĩa thực dụng, tầm quan
trọng là kết quả thực tế. Những người theo chủ nghĩa
thực dụng thừa nhận rằng có nhiều cách để giải thích thế
giới và thực hiện nghiên cứu, không có một quan điểm
nào có thể đưa ra toàn bộ bức tranh thực tế.
Triết lý Nghiên cứu
• Điều này không có nghĩa là những người theo chủ nghĩa
thực dụng luôn sử dụng nhiều phương pháp, thay vào đó
họ có thể sử dụng một hoặc nhiều phương pháp cho
phép thu thập dữ liệu tin cậy, có căn cứ, và phù hợp với
nghiên cứu (Kelemen và Rumens 2008).
Triết lý Nghiên cứu
Có 2 khía cạnh thực tế: khách quan và chủ quan.
• Chủ nghĩa khách quan: quan niệm rằng mọi thứ, chẳng hạn như
các thực thể xã hội, tồn tại như một thực tế bên ngoài các tác
nhân xã hội (Crotty 1998).
• Chủ nghĩa chủ quan: chủ trương rằng các hiện tượng xã hội
được tạo ra thông qua nhận thức và hành động của các tác
nhân xã hội.
Triết lý Nghiên cứu
Chủ nghĩa khách quan
• Chủ nghĩa khách quan cho rằng các thực thể xã hội tồn tại trong
thực tế bên ngoài và độc lập với các chủ thể xã hội.
• Ví dụ: quản lý là một thực thể khách quan. Nhà quản lý có bản
mô tả công việc, có các quy trình vận hành là cấu trúc định vị họ
theo một hệ thống.
Triết lý Nghiên cứu
Chủ nghĩa khách quan
• Quan điểm này nhấn mạnh các khía cạnh cấu trúc của quản lý
và giả định rằng việc quản lý là giống nhau ở tất cả các tổ chức.
• Các khía cạnh của quản lý có thể khác nhau nhưng bản chất
chức năng là giống nhau ở các tổ chức. Trong chừng mực, quản
lý có sự khác nhau giữa các tổ chức thì đó là khía cạnh khách
quan khác nhau của quản lý.
Triết lý Nghiên cứu
Chủ nghĩa chủ quan
• Chúng ta có thể đưa ra quan điểm rằng các khía cạnh khách
quan của quản lý ít quan trọng hơn cách thức các nhà quản lý
gắn ý nghĩa cá nhân của họ vào công việc và cách họ suy nghĩ
công việc quản lý nên được thực hiện như thế nào.
• Cách tiếp cận này sẽ giống với cái nhìn chủ quan.
Triết lý Nghiên cứu
Chủ nghĩa chủ quan
• Chủ nghĩa chủ quan khẳng định rằng các hiện tượng xã hội
được tạo ra từ nhận thức và hậu quả hành động của các chủ
thể xã hội.
• Sự tương tác xã hội giữa các tác nhân là một quá trình liên tục,
nên các hiện tượng xã hội luôn biến đổi. Điều này có nghĩa là
cần nghiên cứu các chi tiết của một tình huống để hiểu những
gì xảy ra.
Triết lý Nghiên cứu
Chủ nghĩa chủ quan
• Nhận thức là tương đối – liên quan đến mối quan hệ giữa khách hàng
với tình huống.
• Cách giải thích khác nhau có thể ảnh hưởng đến hành động và sự tương
tác xã hội. Với ý nghĩa này, khách hàng không chỉ tương tác với môi
trường, họ tìm hiểu ý nghĩa của nó thông qua giải thích các sự kiện.
• Ngược lại, hành động của họ có thể được người khác coi là có ý nghĩa
trong bối cảnh của những diễn giải và ý nghĩa do xã hội tạo ra.
Triết lý Nghiên cứu
Chủ nghĩa chủ quan
• Vì vậy, trong trường hợp nghiên cứu khách hàng. Chúng ta cần
tìm cách hiểu thực tế chủ quan của khách hàng để có thể hiểu
được ý thức. động cơ, hành động và ý định của khách hàng.
Triết lý Nghiên cứu
Chủ nghĩa thực chứng
• Nếu nghiên cứu phản ánh triết lý chủ nghĩa thực chứng thì nên
áp dụng tư duy của nhà khoa học tự nhiên.
• Chúng ta cần thu thập dữ liệu về một thực tế có thể quan sát
được và tìm kiếm những quy luật, các mối quan hệ nhân quả
trong dữ liệu => để khái quát hóa thành quy luật (Gill và
Johnson 2010).
Triết lý Nghiên cứu
Chủ nghĩa thực chứng
• Chỉ những hiện tượng có thể quan sát được mới tạo ra những dữ
liệu đáng tin cậy.
=> Vì vậy, cần chiến lược nghiên giúp thu thập được dữ liệu
• Chúng ta có thể sử dụng các lý thuyết hiện có để xây dựng các giả
thuyết nghiên cứu. Giả thuyết sẽ được kiểm định => chấp nhận
hoặc bị bác bỏ giả thuyết. => dẫn đến phát triển sâu hơn các lý
thuyết => và kiểm chứng bằng nghiên cứu sâu hơn.
Triết lý Nghiên cứu
Chủ nghĩa thực chứng
• Tuy nhiên, không nhất thiết một người theo chủ nghĩa thực
chứng phải bắt đầu với các lý thuyết hiện có.
• Tất cả các ngành khoa học tự nhiên đều phát triển từ thực tiễn
quan sát thế giới => trong đó dữ liệu được thu thập và quan sát
=> xây dựng các giả thuyết => kiểm định giả thuyết.
Triết lý Nghiên cứu
Chủ nghĩa chủ quan
Triết lý Nghiên cứu
Chủ nghĩa hiện thực
• Chủ nghĩa hiện thực là một quan điểm triết học khác liên quan
đến nghiên cứu khoa học. Bản chất của chủ nghĩa hiện thực là
“những gì chúng ta cảm nhận được là thực tế” => vật thể/thực
tế tồn tại độc lập với tâm trí con người.
• Chủ nghĩa hiện thực tin rằng: “có một thực tế hoàn toàn độc
lập với tâm trí”. => chủ nghĩa hiện thực đối lập với chủ nghĩa
duy tâm (chủ nghĩa duy tâm cho rằng chỉ có tâm trí và tư duy
của tâm trí tồn tại) (Crotty 1998).
Triết lý Nghiên cứu
Chủ nghĩa hiện thực
• Chủ nghĩa hiện thực là một nhánh của chủ nghĩa thực chứng =>
thừa nhận một cách tiếp cận khoa học cho phát triển tri thức.
• Nhấn mạnh việc thu thập dữ liệu và sự hiểu biết về những dữ
liệu.
Triết lý Nghiên cứu
Chủ nghĩa diễn giải
• Chúng ta thấy rằng thế giới kinh doanh và quản lý quá phức
tạp để có thể đưa ra lý thuyết và “quy luật” như các ngành khoa
học tự nhiên.
• Những nhà phản biện chủ nghĩa thực chứng cho rằng những
hiểu biết sâu sắc về thế giới phức tạp sẽ bị mất đi nếu thực tế
bị đơn giản hoá thành một chuỗi các khái niệm quát hóa giống
như quy luật.
Triết lý Nghiên cứu
Chủ nghĩa diễn giải
• Chủ nghĩa diễn giải cho rằng nhà nghiên cứu cần phải hiểu được
sự khác biệt giữa con người với vai trò là tác nhân xã hội. =>
Nhấn mạnh sự khác biệt giữa nghiên cứu con người và nghiên
cứu đối tượng vật lý như xe tải và máy tính.
• Thuật ngữ “tác nhân xã hội” có ý nghĩa là với tư cách là con
người, chúng ta đóng một vai trò nào đó trên sân khấu của cuộc
đời.
Triết lý Nghiên cứu
Chủ nghĩa diễn giải
• Trên sân khấu, diễn viên đóng một vai mà họ diễn giải theo một
cách cụ thể (có thể là của họ hoặc của đạo diễn) và thực hiện
phần việc của mình theo cách diễn giải này.
• Chúng ta giải thích các vai trò xã hội hàng ngày của mình phù
hợp với ý nghĩa mà chúng ta gán cho những vai trò này =>
Chúng ta giải thích vai trò xã hội của người khác phù hợp với ý
nghĩa của chúng ta gán cho vai trò họ.
Triết lý Nghiên cứu
Ảnh hưởng của các giá trị là gì?
• Một nhánh triết học cho rằng ảnh hưởng của giá trị về thẩm mỹ
và đạo đức đến các quá trình xã hội.
=> Giá trị sẽ ảnh hưởng lên các giai đoạn nghiên cứu và kết quả
nghiên cứu.
Triết lý Nghiên cứu
Triết lý Nghiên cứu
Triết lý Nghiên cứu
Triết lý Nghiên cứu
Triết lý Nghiên cứu

You might also like