Chương 6 - Mô Hình Số Nhân Keynes

You might also like

Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 39

CHƯƠNG 6

MÔ HÌNH SỐ NHÂN KEYNES VỀ


XÁC ĐỊNH SẢN LƯỢNG
Nội dung của chương

 Cách tiếp cận thu nhập – chi tiêu của Keynes


 Các bộ phận của tổng chi tiêu
 Sản lượng hay thu nhập cân bằng
 Chính sách tài khóa và ngân sách chính phủ

2
1. Tổng cầu trong nền kinh tế đóng

 Giả định:
– Nền kinh tế chỉ gồm hai tác nhân là hộ gia đình và
doanh nghiệp
– Giá cả và tiền lương không đổi
 Định nghĩa: Tổng cầu là toàn bộ số lượng hàng
hóa và dịch vụ mà các hộ gia đình và các doanh
nghiệp dự kiến chi tiêu, tương ứng với mức thu
nhập của họ.
AD = C + I
3
1.1 Hàm tiêu dùng

 Tiêu dùng là toàn bộ chi tiêu của dân cư về


hàng hóa và dịch vụ cuối cùng
 Tiêu dùng phụ thuộc:
- Thu nhập (từ tiền lương)
- Giá hàng hóa có liên quan
- Sở thích, thị hiếu tiêu dùng
- Kỳ vọng của người mua

4
1.1 Hàm tiêu dùng

 Hàm tiêu dùng biểu thị mối quan hệ giữa


tổng tiêu dùng và tổng thu nhập
– Hàm tiêu dùng giản đơn có dạng:
C = Co + MPCY
– Trong đó:
 Co là tiêu dùng tự định không phụ thuộc vào thu nhập
 MPC là xu hướng tiêu dùng biên (Marginal Propensity to
Consume), 0 < MPC < 1.

5
Xu hướng tiêu dùng biên

 Xu hướng tiêu dùng biên (MPC) biểu thị mối


quan hệ giữa sự gia tăng của tiêu dùng với
sự gia tăng của thu nhập. Khi thu nhập tăng
lên 1 đơn vị thì tiêu dùng có xu hướng tăng
lên MPC đơn vị

ΔC
MPC =
ΔY
6
 Nếu tiêu dùng tăng từ 358 tỷ đồng lên 364 tỷ
đồng, khi thu nhập khả dụng tăng từ 412 tỷ
đồng lên 427 tỷ đồng thì khuynh hướng tiêu
dùng cận biên (MPC) sẽ bằng:
 a. 0,4
 b. 0,6
 c. 0,8
 d. 0,9
7
 Nếu thu nhập khả dụng bằng 375 tỷ đồng và khuynh
hướng tiêu dùng cận biên (MPC) tăng từ 0,7 lên 0,8
thì:
 a. Tiêu dùng bằng 262,5 tỷ đồng; tiết kiệm bằng 112,5 tỷ
đồng
 b. Tiêu dùng bằng 325 tỷ đồng; tiết kiệm bằng 50 tỷ đồng.
 c. Tiêu dùng bằng 300 tỷ đồng; tiết kiệm bằng 75 tỷ đồng
 d. Khuynh hướng tiết kiệm cận biên là 0,3

8
 Trong nền kinh tế giản đơn, MPC bằng 0,6, một
khoản suy giảm tổng chi tiêu bằng bao nhiêu sẽ
dẫn đến sản lượng cân bằng giảm 25 tỷ đồng?
 a. 10 tỷ đồng
 b. 15 tỷ đồng
 c. 16,67 tỷ đồng
 d. 25 tỷ đồng

9
o
Đường 45
C

C = Co + MPCY
Tiêu dùng vừa đủ
Tổng chi tiêu

Co

0 Y
Thu nhập vừa đủ
1.2 Hàm tiết kiệm

 Tiết kiệm là phần còn lại sau khi tiêu dùng


S=Y–C
S = - Co + (1-MPC)Y
S = - Co + MPSY
– Trong đó:
 MPS là xu hướng tiết kiệm biên
 0 < MPC < 1.
 MPC + MPS = 1

11
o
Đường 45
C
C = Co + MPCY

Co

0 Y

S = -Co + MPSY

0
Y

-Co
Đường tiêu dùng và đường tiết kiệm
1.3 Hàm đầu tư

 Đầu tư là khoản chi phí của doanh nghiệp để


mua các yếu tố phục vụ cho sản xuất.
 Trong nền kinh tế giản đơn, đầu tư là khoản
không đổi

I = Io

13
1.4 Hàm tổng cầu và sản lượng cân bằng

AD = C + I
AD = Co + MPCY + Io
AD = (Co + Io ) + MPCY
Thị trường hàng hóa và dịch vụ cân bằng khi sản
lượng sản xuất ra trong nền kinh tế bằng tổng cầu

Y = AD = (Co + Io ) + MPCY
1
Y= (Co + Io )
(1 – MPC)
14
 Trong một nền kinh tế giản đơn, nếu đầu tư tăng
thêm 15 tỷ và có MPC = 0,8 thì làm gia tăng mức
sản lượng cân bằng:
 a. 30 tỷ
 b. 19 tỷ
 c. 17 tỷ
 d. Không có câu nào đúng

15
o
Đường 45
AD = C + I
C

C = Co + MPCY

Co + Io

Co

0 Y
Thu nhập vừa đủ
1.5 Số nhân chi tiêu

1
Y= (Co + Io )
(1 – MPC)
1 1
m= =
(1 – MPC) MPS

Y = m (Co + Io )
m: số nhân chi tiêu
cho biết sản lượng sẽ thay đổi bao nhiêu khi có thay đổi một
đơn vị trong mức chi tiêu tự định
17
2. Tổng cầu trong nền kinh tế đóng
có sự tham gia của chính phủ

 Giả định:
– Dự kiến chi tiêu và thu thuế của chính phủ được ấn
định trước
G = Go; T= To
– Chính phủ thu thuế để chi tiêu

 Tổng cầu:
AD = C + I + G

18
2.1 Chi tiêu của chính phủ và tổng cầu

AD = Y = (Co + Io + Go )+ MPCY

1
Y= (Co + Io + Go )
(1 – MPC)

Y = m (Co + Io + Go)

19
2.2 Thuế và tổng cầu

Thuế ròng:
T = TA – TR
Trong đó:
T – Thuế ròng
TA – Thuế
TR – Các khoản trợ cấp từ chính phủ cho công chúng
Thu nhập khả dụng:
Yd = Y - T
20
2.2 Thuế và tổng cầu

AD = Y = (Co + Io + Go) + MPC(Y – T)

1 MPC
Y= x (Co + Io + Go ) - x To
(1 – MPC) (1 – MPC)

Số nhân chi tiêu 1 Số nhân thuế


- MPC
m= mt =
(1 – MPC) (1 – MPC)

Y = m.(Co + Io + Go) + mt .To


21
 Trong một nền kinh tế đóng, thuế cố định, MPC
bằng 0,75, chính phủ có thể tăng sản lượng cân
bằng lên thêm 150 tỷ bằng cách giảm thuế:
 a. 33,3 tỷ
 b. 50 tỷ
 c. 66,7 tỷ
 d. 75 tỷ

22
2.2 Thuế và tổng cầu

Số nhân ngân sách


mt + m = 1

Sản lượng tăng lên do tăng chi tiêu của chính


phủ lớn hơn sản lượng giảm đi do tăng thuế

23
2.2 Thuế và tổng cầu

Thuế phụ thuộc vào thu nhập:


T = t.Y
Trong đó:
T – Thuế
t – Thuế suất
Thu nhập khả dụng:
Yd = Y – t.Y = (1 - t).Y

24
2.2 Thuế và tổng cầu

AD = Y = (Co + Io + Go) + MPC(1 - t)Y

1
Y=  (Co + Io + Go )
1 – MPC (1-t)

1
Số nhân chi tiêu của nền kinh tế đóng có m’ =
1 – MPC (1-t)
sự tham gia của chính phủ

Y = m’.(Co + Io + Go)
25
 Trong một nền kinh tế đóng, thuế theo tỷ lệ t =
0,2, MPC = 0,75. Nếu chính phủ tăng chi tiêu cho
hàng hóa và dịch vụ thêm 40 tỷ thì sản lượng
cân bằng mới sẽ tăng thêm:
 a. 200 tỷ
 b. 160 tỷ
 c. 100 tỷ
 d. 60 tỷ

26
 Trong một nền kinh tế đóng, thuế theo tỷ lệ t =
0,25. MPC là 0,8. Số nhân của tổng cầu bằng:
 a. 5
 b. 4
 c. 2,5
 d. 2

27
 Trong một nền kinh tế đóng, thuế suất theo tỷ lệ
t = 0,25, MPC là 0,8. Nếu chính phủ tăng mức
thuế suất lên 3 lần thì số nhân chi tiêu sẽ giảm đi
mấy lần?
 a. 3 lần
 b. 2 lần
 c. 1,5 lần
 d. 1,2 lần

28
3. Tổng cầu trong nền kinh tế mở
Giả định:
–Cầu về hàng xuất khẩu không đổi

X = Xo
–Cầu về hàng nhập khẩu phụ thuộc vào thu nhập
IM = MPM  Y

Xu hướng nhập khẩu biên (MPM)


Cho biết khi thu nhập tăng lên 1 đơn vị, công dân trong nước muốn tăng
hàng nhập khẩu bao nhiêu
Tổng cầu

AD = C + I + G + X - IM
29
3. Tổng cầu trong nền kinh tế mở

AD = Y = {(Co + Io + Go) + MPC(1 - t)Y} + X – (MPM  Y)


1
Y=  (Co + Io + Go + Xo )
1 – MPC (1-t) + MPM

1
Số nhân chi tiêu của nền m” =
1 – MPC (1-t) + MPM
kinh tế mở

Y = m”.(Co + Io + Go + Xo)
30
 Trong một nền kinh tế mở, MPC là 0,8, t = 0,2,
MPM = 0,14. Số nhân chi tiêu bằng:
 a. 5
 b 2,78
 c. 2
 d. 1,5

31
Nội dung của chương

 Tổng cầu và sản lượng cân bằng


 Chính sách tài khóa

32
1. Chính sách tài khóa trong lý thuyết

Định nghĩa:
Chính sách tài khóa là việc chính phủ sử
dụng thuế khóa và chi tiêu công cộng để điều
tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế.
1. Chính sách tài khóa trong lý thuyết

 Chính sách tài khóa mở rộng (khi nền kinh tế suy thoái)
– Tăng chi tiêu G hoặc giảm thuế thu nhập T sẽ làm tăng sản lượng
cân bằng

 Chính sách tài khóa thắt chặt (khi nền kinh tế tăng trưởng quá
mức)
– Giảm chi tiêu G hoặc tăng thuế thu nhập T sẽ làm giảm sản lượng
cân bằng

34
Tác động của chính sách tài khóa

 Tác động của thay đổi chi


1
Y   G
tiêu chính phủ và thuế làm 1  MPC (1  t )  MPM
sản lượng thay đổi một
lượng lớn hơn lượng thay
 MPC
đổi chi tiêu chính phủ và Y   T
1  MPC (1  t )  MPM
thuế được gọi là hiệu ứng
số nhân

35
2. Chính sách tài khóa thực tế

 Tác động của chính sách tài khóa trên thực tế có


nhiều hạn chế.
 Nguyên nhân:
– Khó tính toán chính xác liều lượng cần thiết của chính sách
do hệ thống tài chính hiện đại có yếu tố tự ổn định.
– Chính sách tài khóa có độ trễ lớn phụ thuộc vào các yếu tố
chính trị và cơ cấu tổ chức bộ máy
– Chính sách tài khóa thường được thực hiện thông qua các
dự án công cộng nhưng đa số kém hiệu quả
3. Chính sách tài khóa và thâm hụt ngân sách

 Cán cân ngân sách bằng thuế thu được trừ


đi chi tiêu chính phủ (T – G)
– T – G > 0: thặng dư ngân sách
– T – G < 0: thâm hụt ngân sách
– T – G = 0: ngân sách cân bằng

37
3. Chính sách tài khóa và thâm hụt ngân sách

 Các loại thâm hụt ngân sách:


– Thâm hụt ngân sách thực tế: số chi thực tế vượt số thu thực tế
trong một thời kỳ nhất định
– Thâm hụt ngân sách cơ cấu: Là thâm hụt tính toán trong trường
hợp nền kinh tế hoạt động ở mức sản lượng tiềm năng
– Thâm hụt ngân sách chu kỳ: là thâm hụt ngân sách bị động do
tình trạng của chu kỳ kinh doanh.

38
4. Các biện pháp tài trợ cho thâm hụt ngân sách

 Nguồn tài trợ khi ngân sách thâm hụt


– Phát hành trái phiếu chính phủ ra công chúng
 Tăng lãi suất trong nước và thoái lui đầu tư tư nhân

– Vay nước ngoài


 Tăng nợ nước ngoài và làm mất giá nội tệ

– Vay tiền từ ngân hàng trung ương (in tiền để tài trợ thâm hụt)
 Lạm phát lâu dài

39

You might also like