Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 60

CHƯƠNG 2: CẦU, CUNG VÀ THỊ

TRƯỜNG
KHÁI NIỆM VỀ THỊ TRƯỜNG
 Thị trường là cơ chế mà thông qua đó người bán và
người mua trao đổi hàng hóa, dịch vụ hay nguồn
lực.
 Thị trường được cấu thành bởi hai thành phần:
 Cung xác định hành vi của người bán.
 Cầu xác định hành vi của người mua.
PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG
 Phân loại thị trường theo nội dung hàng hóa
 Thịtrường sản phẩm (thị trường đầu ra): Thị trường cho
hàng hóa và dịch vụ phục vụ mục đích tiêu dùng.
 Ví dụ: thực phẩm, quần áo, xe máy, giáo dục, y tế …
 Thị trường yếu tố sản xuất (thị trường đầu vào): Thị
trường cho đầu vào phục vụ mục đích sản xuất.
 Ví dụ: lao động, vốn, đất đai, nguyên vật liệu …
PHÂN LOẠI THỊ TRƯỜNG
 Phân loại thị trường theo không gian kinh tế
 Thị trường có thể phân ra thành thị trường thế giới, thị
trường khu vực, thị trường quốc gia, thị trường vùng hay
địa phương.
 Phân loại thị trường theo cấu trúc thị trường
 Cấu trúc thị trường được định dạng theo số lượng người
bán, người mua và mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa
họ.
 Thị trường cạnh tranh hoàn hảo: từng người bán hoặc người
mua không có quyền lực chi phối giá cả.
 Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo: người bán hoặc người

mua riêng biệt có khả năng chi phối giá.


CẦU
 Cầuvề sản phẩm thể hiện số lượng sản phẩm mà
người tiêu dùng sẵn lòng và có khả năng mua tại
mỗi mức giá trong một thời kỳ nhất định.
CẦU

CẦU
P

Đường cầu: Mối quan hệ


giữa giá và lượng cầu trên
PA A đồ thị.

B
PB

Q DA Q DB Q
HÀM CẦU
Hàm số cầu thể hiện mối quan hệ giữa giá và lượng cầu

QD = aPD + b

Trong đó:
• a và b là những tham số nhất định
• QD là lượng cầu
• P là giá hàng hoá
QUI LUẬT CẦU
 Qui luật cầu: Khi giá giảm thì lượng cầu tăng trong khi
các yếu tố khác không đổi.
 Thể hiện mối quan hệ nghịch giữa giá và lượng cầu.
 Giải thích qui luật cầu
 Hiệu ứng thu nhập: giá giảm làm tăng sức mua của thu
nhập của người mua cho phép họ mua nhiều sản phẩm
hơn.
 Hiệu ứng thay thế: người mua có xu hướng mua sản phẩm
tương đương rẻ hơn thay thế cho sản phẩm đắt hơn.
CẦU THỊ TRƯỜNG
 Cầu thị trường về một sản phẩm chỉ đến tổng tất cả
các cầu cá nhân về sản phẩm đó.
 Trên đồ thị, đường cầu thị trường được xây dựng
bằng cách cộng theo trục hoành tất cả các đường cầu
cá nhân.
CẦU THỊ TRƯỜNG

Giá ($) Lan QD (kg) Mai QD (kg) Nam QD (kg) Thị trường
QDM (kg)

5 2 1 0 3
4 4 3 2 9
3 5 4 5 14
2 6 5 6 17
1 8 7 9 24
CẦU VÀ LƯỢNG CẦU
 Cầu mô tả hành vi của người mua tại mỗi mức giá
(đường cầu).
 Lượng cầu chỉ đến số lượng có nhu cầu tại một mức
giá cụ thể (một điểm trên đường cầu).
 Lượng cầu chỉ có ý nghĩa khi biết được mức giá.
CẦU VÀ LƯỢNG CẦU

P
Cầu chỉ đến toàn
bộ đường cầu

PA A

D
Q
Lượng cầu chỉ đến số lượng hàng Q DA
hóa mà người mua muốn mua tại D ≠ QD
một mức giá cho trước.
CẦU VÀ LƯỢNG CẦU
 Thay đổi trong lượng cầu chỉ đến sự trượt dọc theo
đường cầu.
 Thay đổi trong lượng cầu xảy ra khi có sự thay đổi của giá
sản phẩm.
 Thay đổi trong cầu chỉ đến sự dịch chuyển của toàn bộ
đường cầu.
 Đường cầu dịch sang phải: tăng cầu
 Đường cầu dịch sang trái: giảm cầu
 Thay đổi trong cầu xảy ra khi có sự thay đổi trong yếu tố
xác định cầu.
YẾU TỐ XÁC ĐỊNH CẦU
 Yếutố xác định cầu là các yếu tố làm cầu thay đổi,
bao gồm:
 Sở thích và thị hiếu của người tiêu dùng
 Thu nhập của người tiêu dùng
 Giá của hàng hóa liên quan
 Kỳ vọng
 Số lượng người mua
 Thời tiết
 …
YẾU TỐ XÁC ĐỊNH CẦU
 Hàng hóa thông thường: hàng hóa có cầu thay đổi
thuận theo thu nhập.
 Khithu nhập tăng (giảm) thì cầu về hàng hóa thông
thường sẽ tăng (giảm).
 Hàng hóa thứ cấp: hàng hóa có cầu thay đổi nghịch
theo thu nhập.
 Khi thu nhập tăng (giảm) thì cầu về hàng hóa thứ cấp
sẽ giảm (tăng).
YẾU TỐ XÁC ĐỊNH CẦU
 Hàng hóa thay thế: hàng hóa tương đương có thể
được tiêu dùng thay thế cho nhau.
 Khi giá cho một hàng hóa tăng (giảm) thì cầu về hàng
hóa thay thế cho nó sẽ tăng (giảm).
 Hàng hóa bổ trợ: hàng hóa được tiêu dùng cùng
nhau.
 Khi giá cho một hàng hóa tăng (giảm) thì cầu về hàng
hóa bổ trợ với nó sẽ giảm (tăng).
YẾU TỐ XÁC ĐỊNH CẦU
 Kỳ vọng: dự tính cho tương lai
 Thay đổi trong kỳ vọng về giá hay thu nhập hay sự
kiện nào đấy trong tương lai có thể làm cho cầu cho
sản phẩm thay đổi.
 Số lượng người mua
 Thay đổi trong số lượng người mua làm thay đổi cầu
thị trường cho sản phẩm.
CUNG
 Cung về sản phẩm thể hiện số lượng sản phẩm mà
người bán sẵn lòng và có khả năng bán tại mỗi mức
giá trong thời kỳ xác định.
CUNG

CUNG
P Đường cung: mối quan hệ giữa giá và
S
lượng cung trên đồ thị.

B
PB
A
PA

Q SA Q SA Q
HÀM CUNG
Hàm số cung thể hiện mối quan hệ giữa giá và lượng cung

Qs = cPs + d

Trong đó:
• c và d là những tham số nhất định
• QS là lượng cầu
• P là giá hàng hoá
QUI LUẬT CUNG
 Qui luật cung: Khi giá tăng thì lượng cung tăng trong khi
các yếu tố khác không đổi.
 Thể hiện mối quan hệ thuận giữa giá và lượng cung.
CUNG THỊ TRƯỜNG

CUNG VÀ LƯỢNG CUNG
 Cung mô tả hành vi của người bán tại mỗi mức giá
(đường cung).
 Lượng cung chỉ đến số lượng được cung ứng tại
một mức giá cụ thể (một điểm trên đường cung).
 Lượng cung chỉ có ý nghĩa khi biết được mức giá.
CUNG VÀ LƯỢNG CUNG
P
S
Cung chỉ đến toàn
A bộ đường cung.
PA

S ≠ QS

Lượng cung chỉ đến số lượng Q SA Q


hàng hóa mà người bán muốn bán
tại một mức giá cho trước.
CUNG VÀ LƯỢNG CUNG
 Thay đổi trong lượng cung chỉ đến sự trượt dọc theo
đường cung.
 Thay đổi trong lượng cung xảy ra khi có sự thay đổi của
giá sản phẩm.
 Thay đổi trong cung chỉ đến sự dịch chuyển của toàn bộ
đường cung.
 Đường cung dịch sang phải: tăng cung
 Đường cung dịch sang trái: giảm cung
 Thay đổi trong cung xảy ra khi có sự thay đổi trong yếu tố
xác định cung.
YẾU TỐ XÁC ĐỊNH CUNG
 Yếu tố xác định cung là những yếu tố làm cung thay
đổi, bao gồm:
 Giá đầu vào: chi phí cho yếu tố sản xuất
 Công nghệ
 Thuế và trợ cấp
 Giá của hàng hóa khác được cung ứng bởi cùng nhà
sản xuất
 Kỳ vọng
 Số lượng người bán
 Thời tiết
 ….
CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG
 Cân bằng thị trường được xác lập tại điểm giao nhau của
cung và cầu thị trường.
 Tại trạng thái cân bằng thị trường:
 Lượng cung bằng lượng cầu và được gọi là sản lượng cân
bằng.
 Giá làm cân đối lượng cung và lượng cầu được gọi là giá cân
bằng thị trường.
CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG

P S
Trạng thái cân bằng
thị trường xác định
giá cân bằng và sản
lượng cân bằng thị PE E
trường.

QE Q
DƯ THỪA VÀ THIẾU HỤT TRÊN THỊ
TRƯỜNG
 Dư thừa
 Khi giá cao hơn giá cân bằng thì lượng cung sẽ nhiều hơn lượng
cầu.
 Tồn tại hiện tượng dư cung hay được gọi là dư thừa trên thị trường.
 Người bán có xu hướng giảm giá để tăng lượng bán → trượt dọc
đến trạng thái cân bằng.
 Thiếu hụt
 Khi giá thấp hơn giá cân bằng thì lượng cầu sẽ nhiều hơn lượng
cung.
 Tồn tại hiện tượng dư cầu hay được gọi là thiếu hụt trên thị trường.
 Người bán có xu hướng đẩy giá lên → trượt dọc đến trạng thái cân
bằng.
THAY ĐỔI TRONG CÂN BẰNG THỊ
TRƯỜNG
 Cân bằng thị trường sẽ thay đổi khi có sự thay đổi
trong cầu, cung thị trường hoặc cả hai. Khi đó sẽ
dẫn đến sự thay đổi trong cả giá và lượng cân bằng
thị trường.
 Biến động trong điều kiện thị trường
 Thay đổi trong cầu thị trường
 Thay đổi trong cung thị trường
 Thay đổi trong cả cung và cầu thị trường
VÍ DỤ: THAY ĐỔI TRONG CẦU THỊ TRƯỜNG

Ban đầu thị trường ở trạng thái cân bằng E1


P = PE1 và Q = QE1 P
S1
Sự kiện: Thu nhập của người tiêu dùng tăng
và xe máy là hàng hóa thông thường → Cầu
về xe máy tăng và đường cầu dịch sang phải.
PE2 E2
Thị trường đạt trạng thái cân bằng mới tại E 2 E1
PE1
P = PE2 và Q = QE2
PE2 > PE1 : Giá cân bằng tăng
D2
QE2 > QE1 : Sản lượng cân bằng thị trường
D1
tăng
QE1 QE2 Q

Thị trường xe máy


VÍ DỤ: THAY ĐỔI TRONG CUNG THỊ TRƯỜNG

Thị trường ban đầu ở trạng thái cân bằng E1


P
P = PE1 và Q = QE1 S1
Sự kiện: Chi phí sắt thép giảm → Cung xe S2
máy tang và đường cung dịch sang phải.
E1
Thị trường đạt trạng thái cân bằng mới tại E 2 PE1
P = PE2 và Q = QE2
PE2 E2
PE2 < PE1 : Giá cân bằng giảm
QE2 > QE1 : Sản lượng cân bằng tăng D1

QE1 QE2 Q

Thị trường xe máy


VÍ DỤ: CẢ CUNG VÀ CẦU ĐỀU TĂNG
P
S1 P S1
S2 S2
PE2 E1 E2
E1 E2
PE1 PE1=PE2

D2
D1 D2
Q D1
QE1 QE2
P S1 Q
S2 QE1 QE2

E1
PE1 • Sản lượng cân bằng tăng.
E2
PE2 • Sự thay đổi của giá cân
bằng là không rõ ràng.
D2
D1
Q
QE1 QE2
THAY ĐỔI TRONG CÂN BẰNG THỊ
TRƯỜNG

Cung không Tăng cung Giảm cung


đổi
Cầu không đổi P không đổi P giảm P tăng
Q không đổi Q tăng Q giảm

Tăng cầu P tăng P không rõ P tăng


Q tăng Q tăng Q không rõ

Giảm cầu P giảm P giảm P không rõ


Q giảm Q không rõ Q giảm
ĐỘ CO GIÃN
 Độco giãn của cầu đo lường phản ứng của lượng
cầu trước sự thay đổi của yếu tố tác động đến nó.
 Độ co giãn của cầu theo giá
 Độ co dãn của cầu theo thu nhập
 Độ co giãn của cầu theo giá chéo
ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ
 Độ co giãn của cầu theo giá đo lường phản ứng của lượng
cầu cho một sản phẩm trước sự thay đổi của giá cho sản
phẩm đấy.
 Công thức:
%Q
EP 
%P
 Độ co giãn đoạn:
Q2  Q1 (P  P ) / 2
EP   1 2
(Q1  Q2 ) / 2 P2  P1

 Độ Q P
co giãn điểm: EP  
P Q
ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ
 Cầu kém co giãn: EP  1
 Lượng cầu thay đổi yếu trước sự thay đổi của giá.
 Cầu rất co giãn: EP  1
 Lượng cầu thay đổi mạnh trước sự thay đổi của giá.
 Cầu co giãn một đơn vị: EP  1
 Lượng cầu thay đổi theo cùng tỷ lệ với sự thay đổi của giá.
 Cầu hoàn toàn không co giãn:
 Lượng EP đổi0 của giá.
cầu không thay đổi trước sự thay
 Cầu hoàn toàn co giãn:
 Lượng E 
P
cầu thay đổi vô cùng trước sự thay đổi nhỏ của giá.
CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH ĐỘ CO GIÃN
CỦA CẦU THEO GIÁ
 Tính sẵn có của hàng hóa thay thế
 Càng có nhiều hàng hóa thay thế sẵn có, độ co giãn của cầu theo
giá càng cao.
 Tính thiết yếu của hàng hóa
 Hàng hóa thiết yếu có độ co giãn của cầu theo giá thấp.
 Hàng hóa xa xỉ có độ co giãn của cầu theo giá cao.
 Yếu tố thời gian
 Trong khoảng thời gian ngắn, cầu cho hàng hóa ít co giãn theo
giá.
 Trong khoảng thời gian dài, cầu cho hàng hóa co giãn mạnh theo
giá.
 Tỷ trọng ngân sách chi tiêu cho hàng hóa
 Hàng hóa có tỷ trọng chi tiêu trong ngân sách cao (thấp) có độ
co giãn của cầu cao (thấp) theo giá.
ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ VÀ
TỔNG DOANH THU

 Tổngdoanh thu là lượng tiền mà người bán nhận


được cho số lượng sản phẩm bán ra.
TR = P × Q
P

D
Q
TR

Q
ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ VÀ
TỔNG DOANH THU
 Khi cầu rất co giãn
 Giá tăng làm giảm tổng doanh thu.
 Giá giảm làm tăng tổng doanh thu.

 Khi cầu kém co giãn


 Giá tăng làm tăng tổng doanh thu.
 Giá giảm làm giảm tổng doanh thu.

 Khi cầu co giãn một đơn vị


 Giá thay đổi không làm thay đổi tổng doanh thu.
ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU THEO THU
NHẬP
 Độ co giãn của cầu theo thu nhập đo lường phản ứng của
lượng cầu cho một sản phẩm trước sự thay đổi của thu
nhập người tiêu dùng.
 Công thức:
%Q
EI 
%I
 Độ co giãn đoạn:
Q2  Q1 ( I1  I 2 ) / 2
EI  
(Q1  Q2 ) / 2 I 2  I1

 Độ co giãn điểm: Q I
EI  
I Q
ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU THEO THU
NHẬP
 Hàng hóa thông thường và hàng hóa thứ cấp
 Hàng hóa thông thường có EI > 0.
 Hàng hóa thứ cấp có EI < 0.
 Thể loại hàng hóa thông thường
 Hàng hóa thiết yếu có 0 < EI < 1.
 Hàng hóa xa xỉ có EI >1.
ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ
CHÉO
 Độ co giãn của cầu theo giá chéo đo lường phản ứng của
lượng cầu cho một sản phẩm trước sự thay đổi của giá
cho sản phẩm khác.
 Công thức: %QX
E X ,Y 
%PY
 Độ co giãn đoạn:
QX 2  QX 1 ( PY 1  PY 2 ) / 2
E X ,Y  
(QX 1  QX 2 ) / 2 PY 2  PY 1
 Độ co giãn điểm: Q X PY
E X ,Y  
PY Q X
ĐỘ CO GIÃN CỦA CẦU THEO GIÁ
CHÉO
 Hàng hóa thay thế có EX,Y > 0.
 Độ co giãn của cầu theo giá chéo càng lớn thì mức độ
thay thế giữa hai hàng hóa càng cao.
 Hàng hóa bổ trợ có EX,Y < 0.

 Độ co giãn của cầu theo giá chéo (tính theo trị số tuyệt
đối) càng lớn thì mức độ bổ trợ của hai hàng hóa càng
cao.
 Hàng hóa không có liên quan với nhau có EX,Y = 0.
ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG THEO GIÁ
 Độ co giãn của cung theo giá đo lường phản ứng của
lượng cung cho một sản phẩm trước sự thay đổi của giá
cho sản phẩm đấy.
 Công thức:
%QS
EPS 
%P
 Độ co giãn đoạn:
QS 2  QS1 ( P1  P2 ) / 2
EPS  
(QS1  QS 2 ) / 2 P2  P1

 Độ co giãn điểm: QS P


EPS  
P QS
ĐỘ CO GIÃN CỦA CUNG THEO GIÁ
 Cung kém co giãn: E PS  1
 Lượng cung thay đổi yếu trước sự thay đổi của giá.
 Cung rất co giãn: E PS  1
 Lượng cung thay đổi mạnh trước sự thay đổi của giá.
 Cung co giãn một đơn vị: E PS  1
 Lượng cung thay đổi theo cùng tỷ lệ với sự thay đổi của giá.
 Cung hoàn toàn không co giãn:
 Lượng cung không thay đổi trước sự thay  0của giá.
E PSđổi
 Cung hoàn toàn co giãn:
 Lượng PS  sự
cung thay đổi vô cùngEtrước  thay đổi nhỏ của giá.
CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT GIÁ
 Trong thị trường tự do, các lực thị trường thiết lập giá và
lượng cân bằng trên thị trường.
 Trong khi trạng thái cân bằng thị trường đem lại tính hiệu
quả song có thể không làm thỏa mãn tất cả các bên tham
gia.
 Khi các nhà hoặch định chính sách tin rằng giá thị trường
không công bằng với người bán hoặc người mua thì chính
sách kiểm soát giá sẽ được thực thi.
CHÍNH SÁCH KIỂM SOÁT GIÁ
 Kiểmsoát giá là chính sách mà chính phủ thực hiện
nhằm can thiệp vào giá thị trường.
 Giá trần: mức giá cao nhất được phép bán sản phẩm.
 Giá trần dẫn tới sự thiếu hụt trên thị trường.
 Giá sàn: mức giá thấp nhất được phép bán sản phẩm.
 Giá sàn dẫn tới sự dư thừa trên thị trường.
CHÍNH SÁCH THUẾ CỦA CHÍNH PHỦ
 Chính phủ đánh thuế vào sản phẩm được mua bán trên
thị trường.
 Thuế đánh vào người bán
 Thuế đánh vào người mua
 Tác động của thuế
 Thuế làm giảm hoạt động thị trường: lượng sản phẩm
được giao dịch trên thị trường giảm.
 Người mua phải trả nhiều hơn trong khi người bán được
nhận ít hơn.
 Cả người bán và người mua phải chịu gánh nặng của thuế.
THUẾ ĐÁNH VÀO NGƯỜI MUA

Giá người Gánh nặng thuế cho người mua S1


mua phải
trả B
Pm E1
C
Giá Pe
Thuế đánh vào
trước Pb Thuế t
người mua làm
thuế A
đường cầu dịch
Gánh nặng thuế sang trái
Giá người bán cho người bán
nhận được

D1
D2

0 Q2 Q1 Q

Copyright©2003 Southwestern/Thomson Learning


THUẾ ĐÁNH VÀO NGƯỜI BÁN

P
Thuế đánh vào người
Giá người S2 bán làm đường cung
mua phải Gánh nặng thuế dịch sang trái
trả cho người mua A
Pm Thuế t
Giá Pe C S1
E1
trước thuế Pb
B
Gánh nặng thuế cho
người bán
Giá người
bán nhận được

D1

0 Q2 Q1 Q

Copyright©2003 Southwestern/Thomson Learning


CHÍNH SÁCH TRỢ CẤP CỦA CHÍNH PHỦ
 Chính phủ thanh toán trợ cấp cho sản phẩm được mua
bán trên thị trường.
 Chính phủ trợ cấp cho người bán
 Chính phủ trợ cấp cho người mua
 Tác động của trợ cấp
 Trợ cấp khuyến khích hoạt động thị trường: lượng sản
phẩm được giao dịch trên thị trường tăng.
 Người mua phải trả ít hơn trong khi người bán được nhận
nhiều hơn.
 Cả người bán và người mua đều được hưởng lợi ích của
trợ cấp.
THẶNG DƯ NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ
THẶNG DƯ NHÀ SẢN XUẤT
 Khi tham gia vào thị trường, cả người bán và người mua
đều nhận được lợi ích kinh tế.
 Thặng dư người tiêu dùng chỉ đến lợi ích kinh tế của
người mua.
 Thặng dư nhà sản xuất chỉ đến lợi ích kinh tế của người
bán.
THẶNG DƯ NGƯỜI TIÊU DÙNG
 Thặng dư người tiêu dùng được tính bằng phần chênh lệch
giữa giá trị của hàng hóa cho người mua và giá người mua
phải trả cho hàng hóa đó.
CS = V – P
 Giá trị của hàng hóa cho người mua (V): giá trị mỗi người mua
nhận thức được cho hàng hóa. Nó phản ánh sự sẵn lòng chi trả cho
hàng hóa đối với từng người mua.
 Giá người mua phải trả cho hàng hóa (P): giá bán của hàng hóa.

 Trên đồ thị, thặng dư người tiêu dùng được đo bằng diện tích
phần phía dưới đường cầu và phía trên đường giá.
THẶNG DƯ NHÀ SẢN XUẤT
 Thặng dư nhà sản xuất được tính bằng phần chênh lệch
giữa giá mà người bán nhận được cho hàng hóa và chi
phí sản xuất cho người bán.
PS = P – C
 Giá người bán nhận được cho hàng hóa (P): giá bán của
hàng hóa.
 Chi phí sản xuất cho người bán(C): chi phí tiêu tốn để sản
xuất ra hàng hóa.
 Trên đồ thị, thặng dư nhà sản xuất được đo bằng diện
tích phần phía dưới đường giá và phía trên đường cung.
HIỆU QUẢ THỊ TRƯỜNG
CS = Giá trị của hàng hóa cho người mua – Giá hàng hóa
PS = Giá hàng hóa – Chi phí sản xuất cho người bán
Tổng thặng dư = CS + PS
= Giá trị của hàng hóa cho người mua
– Chi phí sản xuất cho người bán
 Hiệu quả thị trường: Trạng thái cân bằng thị trường đạt được
tổng thặng dư cao nhất.
THẶNG DƯ NGƯỜI TIÊU DÙNG VÀ THẶNG DƯ NHÀ SẢN
XUẤT TẠI TRẠNG THÁI CÂN BẰNG THỊ TRƯỜNG

P A

Thặng dư
người tiêu dùng
Giá cân
E
bằng
Thặng dư
nhà sản xuất

0 Sản lượng cân bằng


Q
Copyright©2003 Southwestern/Thomson Learning

You might also like