Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 71

TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ

CÁC YẾU TỐ NGUY


HIỂM
TAI NẠN LAO ĐỘNG
SỰ CỐ
• KHÔNG THEO KẾ HOẠCH

• KHÔNG MONG MUỐN

• Làm gián đoạn quá trình


làm việc
• CÓ TIỀM NĂNG dẫn đến
thương tích, tổn hại hoặc
thiệt hại cho người hoặc
tài sản
Một sự cố xảy có thể người lao động
không bị thương, nhưng chắc chắn gây
hư hỏng tài sản, môi trường, hoặc công
việc bị đình trệ.
Tình huống “cận nguy” (Near miss): là một
chuỗi các sự kiện và/hoặc tình huống có thể dẫn
đến thiệt hại. Thiệt hại này chỉ tránh được hoàn
toàn nhờ sự may mắn cắt đứt được chuỗi sự kiện
và/hoặc tình huống.

• có khả năng gây hại / bệnh tật hoặc


thiệt hại / mất mát, ô nhiễm, hoặc kết
nhưng
hợp của tất cả.

• mức độ nghiêm trọng tiềm ẩn của nó


hậu quả thực tế có thể từ không đáng kể đến thảm
không đáng kể
khốc.
TAI NẠN
LAO ĐỘNG
• KHÔNG THEO KẾ HOẠCH
• KHÔNG MONG MUỐN
• KHÔNG ĐƯỢC KIỂM SOÁT
• CÓ THỂ KIỂM SOÁT
• Làm gián đoạn quá trình làm
việc
• Gây thương tích cho người hoặc
thiệt hại tài sản.
Một sự cố xảy ra Tài sản bị
hư hỏng.

Một TNLĐ xảy ra  Gây thương


tích cho NLĐ
Hậu quả thực sự từ trung bình đến thảm
khốc đối với con người, môi trường, sản
xuất.
INCIDEN
T
SUSTAINED NO or NEGLIGIBLE
DAMAGE SUSTAINED DAMAGE

ACCIDENT NEARMISS

HUMA EQUIPMENT / ENVIRONMEN


N PRODUCTION T
Lưu ý: Tai nạn và “cận nguy” về cơ bản có cùng nguyên nhân…

Điều tạo nên sự khác biệt là mức độ thiệt hại thực tế.

Nó phụ thuộc vào:


• các yếu tố xấu đi
• hiệu quả của các biện pháp bảo vệ
• và… may mắn
Khái niệm & phân loại

“Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của
cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn
liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động”.
Khoản 8, Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động (Quốc hội, 2015)

Để xác định chế độ cho


người lao động qua
từng loại tai nạn.

MỤC ĐÍCH PHÂN


LOẠI TNLĐ LÀ GÌ?
GÂY
TỔN THƯƠNG
TAI • BỘ PHẬN
NẠN • CHỨC NĂNG

TỬ VONG

Quá trình lao động


Gắn liền: Thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động
CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC XÁC ĐỊNH LÀ TNLĐ:
 Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện
các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm
việc; bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm
vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh.
 Tai nạn ngoài nơi làm việc do thực hiện nhiệm vụ NSDLĐ giao.
 Tai nạn khi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở
theo tuyến đường và thời gian hợp lý có phải là TNLĐ không?
ĐÁNH GIÁ TÌNH HUỐNG
Tình huống 1

Ông Nguyễn Văn A là trưởng ca điều khiển lò luyện của Công ty


X. Vì là người giỏi kỹ thuật nên ông thường xuyên được quản đốc
nhờ hỗ trợ tăng ca. Ngày 7/6/2020, ông A làm việc ca 1 (thời gian ca
07 giờ đến 15 giờ). Đến khoảng 13 giờ, ông A thấy khó chịu trong
người, được đưa vào Phòng y tế của Công ty, sau đó ông A được đưa
đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Đến 17 giờ cùng ngày thì ông
A tử vong. Khám nghiệm tử thi kết luận ông A tử vong do “đột quỵ
kèm tiểu sử nhiều bệnh lý nền (tiểu đường, huyết áp,...)”.

Hỏi: Trường hợp tai nạn của ông A có phải là TNLĐ hay không?
ĐÁNH GIÁ TÌNH HUỐNG

Tình huống 2:

Ông Nguyễn Văn A là nhân viên phân phối sản phẩm cho Công
ty B. Hằng ngày, ông A có nhiệm vụ lấy hàng từ kho của Công
ty để giao cho các đại lý trong tỉnh bằng xe ô tô. Ngày
09/9/2020, theo nhiệm vụ được phân công, ông A đến kho
của công ty lấy hàng để giao cho đại lý. Khoảng 10 giờ 30
cùng ngày, khi đang trên đường giao hàng, xe ô tô của ông A
va chạm với xe ô tô đi ngược chiều, hậu quả làm ông A tử
vong.

Hỏi: Trường hợp tai nạn của ông A có phải là TNLĐ hay
không?
Tình huống 3
Bà Nguyễn Thị X là giáo viên Trường THPT Y.
Ngày 15/3/2019, khoảng 17 giờ 15, sau khi kết
thúc giảng dạy trên lớp, bà X đi ra nhà xe để lấy
xe máy đi về nhà, lúc dắt xe máy ra cổng trường,
trên đường đi, bà X bị quả bóng đá do học sinh Z
(đang chơi bóng đá cùng nhóm tại sân bóng của
Trường) đá trúng vào người, bà X bị ngã, xe máy
đổ vào người làm bà X gãy chân.
Hỏi: Trường hợp tai nạn của bà X có phải là
TNLĐ hay không?
Tình huống 4
Bên công ty X có 01 công nhân bị tai nạn giao thông trên đường từ
nhà đến công ty. Thời gian bắt đầu làm việc ca đêm của công ty là
23h, nhưng sự việc tai nạn của công nhân này xảy ra lúc 22h20.
Địa điểm xảy ra chỉ còn khoảng 4km (khoảng 10 phút đi xe máy )
nữa là công nhân này đến công ty.

Hỏi: Vậy trường hợp tai nạn của công nhân này có phải là TNLĐ
hay không??
Theo Điều 9 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của
Chính phủ, có 03 loại tai nạn lao động

 Tai nạn lao động chết người a. Chết tại nơi xảy ra tai nạn
b. Chết trên đường đi cấp cứu hoặc
trong thời gian cấp cứu
c. Chết trong thời gian điều trị hoặc
chết do tái phát vết thương do tai nạn
lao động gây ra theo kết luận tại biên
bản giám định pháp y
d. Người lao động được tuyên bố chết
theo kết luận của Tòa án trong trường
04 trường hợp hợp mất tích
a. Chết tại nơi xảy ra tai nạn
Đây là trường hợp người lao động chết tại nơi làm việc, nơi thực hiện công
việc mà người lao động đã được người sử dụng lao động chỉ định hoặc thỏa
thuận trong hợp đồng lao động.
 Do đó, nơi xảy ra tai nạn không chỉ là trụ sở, cơ sở sử dụng lao động mà
có thể là bất kỳ nơi nào, phụ thuộc vào quá trình thực hiện công việc của
người lao động.
Ví dụ:
• Người lao động là công nhân xây dựng bị rơi từ tầng 5 xuống trong quá trình
xây dựng căn nhà dẫn đến chết, được coi là tai nạn lao động chết người và
người lao động chết tại nơi xảy ra tai nạn.
• Người lao động thực hiện công việc đàm phán hợp đồng tại một nhà hàng với
khách hàng của doanh nghiệp, nhưng bị ngộ độc thực phẩm dẫn đến chết
người ngay tại nhà hàng. Trường hợp này người lao động vẫn được coi là bị
tai nạn lao động chết người.
b. Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu
Khi người lao động gặp tai nạn lao động trong quá trình thực hiện công việc,
người lao động không chết tại nơi xảy ra tai nạn mà chết trên đường đi cấp cứu
hoặc trong thời gian cấp cứu. Cái chết là hậu quả trực tiếp của tai nạn đã xảy ra
với người lao động.

Ví dụ:
• Ông A bị tai nạn lao động được đưa đi cấp cứu, nhưng trên đường đi cấp cứu, do mất
máu nhiều quá, ông A qua đời khi đang trên đường đến bệnh viện. Trường hợp này
được coi là chết trên đường đi cấp cứu và được xếp vào loại tai nạn lao động chết
người.
• Ông B gặp tai nạn lao động xước tay và đang trên đường đến bệnh viện, thì bị đột
quỵ dẫn đến chết trên đường đi cấp cứu. Trường hợp này cần xem xét kỹ nguyên
nhân đột quỵ của ông B có phải do tai nạn lao động gây ra, hay do yếu tố khác, ông
B có thể không được coi là trường hợp tai nạn lao động chết người.
c. Chết trong thời gian điều trị hoặc chết do tái phát vết thương do tai nạn lao
động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y.
Người lao động được đưa đi điều trị sau khi bị tai nạn lao động. Thời gian điều trị
của người lao động là quãng thời gian người lao động được điều trị tại bệnh viện, cơ
sở y tế, hoặc điều trị tại nhà nhưng có sự theo dõi y tế từ phía các cơ sở y tế. Trong
quá trình này, người lao động nếu chết do các vấn đề, di chứng của tai nạn lao động,
thì được coi là chết trong thời gian điều trị.
Sau thời gian điều trị, người lao động trong quá trình phục hồi đột nhiên tái phát
bệnh, vết thương do tai nạn gây ra dẫn đến chết người, thì đây cũng được coi là
trường hợp tai nạn lao động chết người.

Rất khó để xác định nguyên nhân dẫn đến cái chết có phải do tai nạn lao
động không khi thời gian điều trị, tái phát vết thương cách thời gian xảy ra
tai nạn một quãng thời gian nhất định  chỉ được công nhận khi có kết luận
tại biên bản giám định pháp y.
Ví dụ:
• Người lao động C bị tai nạn lao động và rách phổi, trong quá
trình điều trị tại bệnh viện bệnh nhân C bị nhiễm trùng máu do
rách phổi, dẫn đến chết. Trường hợp này được coi là tai nạn lao
động chết người.

• Người lao động D bị tai nạn lao động, do bệnh đã có tiến triển,
bệnh viện cho người này điều trị tại gia. Tuy nhiên, trong quá
trình điều trị tại gia, các vết thương trong của người lao động bị
chảy máu, nhiễm trùng dẫn đến chết. Trường hợp này vẫn được
coi là chết trong thời gian điều trị, vừa được coi là tái phát vết
thương do tai nạn lao động gây ra.
d. Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án trong
trường hợp mất tích
Người lao động trong quá trình thực hiện công việc, lao động, bị mất tích và bị
Tòa án tuyên bố chết theo quy định tại Điều 71 Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13
ngày 24/11/2015. Trong trường hợp này, nguyên nhân mất tích của người lao
động phải gắn liền với hoạt động thực hiện công việc, lao động.

Ví dụ:
• Người lao động E mất tích khi đang thực hiện công việc tại nơi làm việc
được coi là trường hợp mất tích khi đang trong quá trình lao động nên khi
Tòa án tuyên bố E chết thì người này vẫn được coi là trường hợp tai nạn
lao động chết người.
• Người lao động F đang trên đường đi công tác thì gặp lũ quét và mất tích,
sau khi Tòa án tuyên bố F chết thì trường hợp của người này cũng được
tính là tai nạn lao động.
 Tai nạn lao động làm người lao động bị
thương nặng

Các nhóm chấn thương nghiêm trọng:

+ Chấn thương vùng đầu, mặt, cổ: Các chấn


thương sọ não hở hoặc kín, dập não, máu tụ
trong sọ, vỡ sọ, tổn thương phần mềm rộng ở
mặt, bị thương vào cổ, tác hại đến thanh quản
và thực quản …

+ Chấn thương vùng ngực, bụng: Tổn


thương lồng ngực tác hại đến cơ quan bên
trong, hội chứng chèn ép trung thất, dập lồng
ngực hay lồng ngực bị ép nặng, gãy xương
sườn, thủng, vỡ tạng trọng ổ bụng, đụng, dập,
ảnh hưởng tới vận động của xương sống, vỡ,
trật xương sống, tổn thương các cơ quan sinh
dục…
 Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng
+ Chấn thương phần chi trên: Tổn thương xương, thần kinh, mạch máu ảnh hưởng
tới vận động của chi trên. Tổn thương phần mềm rộng khắp ở các chi trên, tổn
thương ở vai, cánh tay, cổ tay làm hại đến các gân, dập, gẫy, vỡ nát các xương đòn,
bả vai, bàn tay, đốt ngón tay, trật, trẹo các khớp xương lớn.
+ Chấn thương phần chi dưới: Chấn thương ở các chi dưới gây tổn thương mạch
máu, thần kinh, xương ảnh hưởng tới vận động của các chi dưới, bị thương rộng
khắp ở chi dưới, gẫy và dập xương hông, khớp hông, đùi, đầu gối, ống, cổ chân,
bàn chân và các ngón.
+ Tổn thương do bỏng: Bỏng độ 3, bỏng do nhiệt rộng khắp độ 2, độ 3, bỏng nặng
do hóa chất độ 2, độ 3, bỏng điện nặng, bị bỏng lạnh độ 3, bị bỏng lạnh rộng khắp
độ 2, độ 3.
+ Nhiễm độc các chất ở mức độ nặng: Ô xít Các-bon, Ô xít Ni-tơ, Hydro Sunfua,
Ô xít các bon níc ở nồng độ cao, Nhiễm độc cấp các loại hóa chất bảo vệ thực vật,
Các loại hóa chất độc khác thuộc danh mục phải khai báo, đăng ký.
 Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ

Ví dụ: Người lao động bị cắt vào tay


trong quá trình lao động, dẫn đến
chảy máu, nhưng sau khi băng bó thì
vết thương ngừng chảy máu, không
có ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe
người lao động. Sau 01 tuần điều trị,
người lao động có thể trở lại làm việc
bình thường. Trường hợp này được
coi là tai nạn lao động làm người lao
động bị thương nhẹ.
CÁC YẾU TỐ NGUY
HIỂM GÂY TAI NẠN
LAO ĐỘNG
Khái niệm và phân loại

Yếu tố nguy hiểm:


> Yếu tố gây mất an toàn

> Làm tổn thưởng hoặc gây tử vong

> Trong quá trình lao động


(Tác động một cách bất ngờ, gây chết người

hoặc chấn thương NLĐ)

Khoản 4, Điều 3 Luật An toàn vệ sinh lao động


Phân loại các yếu tố nguy hiểm

(1) Nhóm yếu tố nguy hiểm cơ học

(2) Nhóm các yếu tố nguy hiểm về điện

(3) Nhóm các yếu tố nguy hiểm về hoá chất

(4) Nhóm yếu tố nguy hiểm về rơi, đổ sập

(5) Nhóm yếu tố nguy hiểm về nhiệt, nổ


(1) Nhóm yếu tố nguy hiểm cơ học

 Các bộ phận cơ cấu truyền động


 Sự chuyển động của bản thân máy móc
 Các bộ phận chuyển động quay với tốc độ lớn
 Các bộ phận chuyển động tịnh tiến
 Vật văng bắn
(2) Nhóm yếu tố nguy hiểm về điện

 Điện giật (Tùy theo từng mức điện áp và


cường độ dòng điện tạo nguy cơ)
 Điện phóng
 Điện từ trường
 Cháy do chập điện, sét đánh...
(3) Nhóm các yếu tố nguy hiểm về hoá chất
(thể rắn, lỏng, khí và hơi)

 Gây nhiễm độc cấp tính (SO2, SO3, CO, CO2, NO2, H2S;

 Bỏng do hoá chất (độ 2, độ 3)

Hòa chất trong nhà


hàng gây ảnh hưởng
tới NLĐ
(4) Nhóm yếu tố nguy hiểm về rơi, đổ sập

thường là hậu quả của trạng thái vật chất không bền vững, không ổn định gây ra, như:

• sập lở
• vật rơi từ trên cao trong xây dựng;
• đá rơi, đá lăn trong khai thác đá, trong đào
đường hầm;
• đổ tường, đổ cột điện, đổ công trình trong xây
lắp; cây đổ; đổ hàng hoá khi sắp xếp, vận
chuyển...
(5) Nhóm yếu tố nguy hiểm về nổ

- Nổ vật lý (Nổ nồi hơi, bình khí nén…)

- Nổ hóa học ( Nổ cháy xăng dầu, khí đốt,


thuốc nổ,…)

- Nổ vật liệu nổ ( Nổ chất nổ)

- Nổ của kim loại nóng chảy


(5) Nhóm yếu tổ nguy hiểm về nhiệt

 Nguồn nhiệt: lò nung, bếp,..

 Môi chất ở thể rắn, lỏng, khí

 Nguy cơ: bỏng, cháy


nổ,..

(Bỏng bô xe máy do bất cẩn trong


khi sửa xe máy)
Nhận diện yếu tố nguy hiểm

Nhận diện yếu tố nguy hiểm là một quá trình để nhận diện sự tồn tại của yếu tố nguy
hiểm và xác định những đặc tính của nó (đặc điểm, tính chất, nguồn gốc phát sinh,…) để
từ đó có thể loại bỏ hoặc kiểm soát thông qua các biện pháp phù hợp.

• các lợi ích trực tiếp: phát hiện ra các yếu tố nguy
hiểm đã bị bỏ qua, xác định các yếu tố nguy hiểm
phát sinh sau khi một quy trình, hoạt động hoặc nhiệm
vụ cụ thể được thiết lập….

• các lợi ích gián tiếp là giảm các sự cố thương tích,


giảm những thiệt hại về kinh tế do người lao động
ngừng việc, nghỉ việc, giảm chi phí bồi thường tai
nạn…, tăng năng suất và sự hợp tác lao động tốt
hơn.
Nội dung nhận diện các yếu tố nguy hiểm được quy định theo Điều 5 Nghị định số Nghị
định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/05/2016 của Chính phủ, bao gồm:
02 nội dung chủ yếu:

1. Phân tích đặc điểm điều kiện lao động,


quy trình làm việc có liên quan và kết quả
kiểm tra nơi làm việc

• Tần suất sự cố

• Khả năng gây thương tích

• Mức độ thương tật

• Thiết bị, quy trình và hoạt động mới hoặc thay đổi

• Chất thải quá mức hoặc hư hỏng thiết bị


2. Khảo sát người lao động về những
yếu tố có thể gây tổn thương, bệnh tật,
làm suy giảm sức khỏe của họ tại nơi làm
việc

• Khảo sát người lao động là một phần độc lập, hoạt động này có thể được
thực hiện đồng thời, trước hoặc sau khi thực hiện các nghiệp vụ kiểm tra,
nghiên cứu khách quan về điều kiện, quy trình lao động.
Đánh giá rủi ro

Mối nguy Rủi ro


RỦI RO

Rủi ro trong an toàn và sức khỏe nghề nghiệp chính là sự kết hợp giữa khả năng
xảy ra hoặc khả năng tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm với mức độ nghiêm
trọng của chấn thương (thường được xem là hậu quả) do các yếu tố nguy hiểm
gây ra.
(ILO, 2021)

Rủi ro = xác suất thiệt hại x mức độ nghiêm trọng của thiệt hại.

Cùng một mối nguy có thể có các mức độ rủi ro


khác nhau.

Mức độ rủi ro thay đổi tùy theo các biện pháp


được sử dụng để kiểm soát nó.
Đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là ước lượng mức độ rủi ro phát sinh từ các
mối nguy có xem xét các biện pháp hiện có và quyết định xem
các rủi ro này có thể được chấp nhận hay không.

Phương pháp Phương pháp


định tính định lượng
• Một phán đoán được đưa ra xem • Định lượng mức độ rủi ro về khả
mức độ rủi ro là cao, trung bình năng xảy ra sự cố và mức độ
hay thấp về nguy cơ ai đó bị nghiêm trọng sau đó của nó.
thương
• Ma trận rủi ro.
• Người đánh giá rủi ro thường cần
được đào tạo về chỉ định mức độ
rủi ro.
Phương pháp toán học
Là phương pháp sử dụng các phép tính số học để ước lượng chỉ số RPN
(RPN: Risk Piority Number – Chỉ số rủi ro ưu tiên)

S: Severity
F: Frequency P: Posibility
Mức độ nghiêm trọng ước
Tần suất tiếp xúc Khả năng xảy ra
tính của rủi ro
(Xác suất xảy ra)

RPN = S * F * P
18-27 8-12 1-6
Rủi ro mức độ Rủi ro mức độ Rủi ro mức độ
cao–Không trung bình – thấp – Chấp
chấp nhận được Cần có đối sách nhận được
xử lý
S: Mức độ nghiêm trọng của vấn đề
Hậu quả lớn nhất cũng chỉ là ngã đau do
vấp ngã
S = 1

F: Tần suất tiếp xúc


Vì ở khu vực sản xuất nên công nhân đi
lại khá nhiều, khá liên tục
F = 3

P: Khả năng xảy ra


Khả năng vấp ngã xảy ra trung bình
P = 2

RPN = 3 x 1 x 2 = 6
Rủi ro mức độ thấp  Chấp nhận được
S: Mức độ nghiêm trọng của vấn đề
Hậu quả lớn nhất có thể là tử vong
S = 3
F: Tần suất tiếp xúc
Vì ở khu vực sản xuất nên công nhân đi
lại khá nhiều, khá liên tục
F = 3

P: Khả năng xảy ra


Vì không phải lúc nào dây điện cũng bị
hở và công nhân dẫm vào phần hở của
dây điện
P = 1

RPN = 3 x 3 x 1= 9
Rủi ro mức độ trung bình  cần có đối sách phù hợp
Phương pháp ma trận rủi ro 3X3
Ma trận rủi ro (còn được gọi là ma trận xác suất và tác động) là các bảng được sử dụng để
đánh giá các rủi ro hiện có trên cơ sở khả năng xảy ra của chúng (xác suất, khả năng xảy ra)
và mức độ nghiêm trọng của hậu quả của chúng (tác hại đến an toàn hoặc sức khỏe)

Bảng cấp độ về khả năng xảy ra tai nạn lao động


Khả năng xảy ra Mô tả
Ít có khả năng xuất hiện
Hiếm khi Khả năng ai đó bị tai nạn lao động sẽ khó xảy ra trong hoàn cảnh
hiện tại.
Có thể hoặc biết đã xuất hiện
Thỉnh thoảng Rất có thể ai đó bị thương hoặc bị bệnh khi làm việc trong hoàn
cảnh hiện tại.
Xuất hiện thông thường hoặc lặp lại
Thường xuyên Tình huống công việc mà hầu như chắc chắn rằng ai đó sẽ bị
thương tật hoặc bệnh tật trong hoàn cảnh hiện tại.
Bảng hướng dẫn đánh giá mức độ nghiêm trọng của tai nạn lao động

Hậu quả Mô tả
Không chấn thương, chấn thương hoặc ốm đau chỉ yêu cầu sơ cứu (bao
gồm các vết đứt và trầy xước nhỏ, sưng tấy, ốm đau với lo lắng tạm
Nhẹ thời). Người lao động không phải nghỉ làm hoặc chỉ phải nghỉ làm việc
tạm thời, từ 1 - 3 ngày (nếu có).

Thương tật hoặc bệnh tật nghiêm trọng hơn yêu cầu điều trị y tế hoặc
ốm đau dẫn đến ốm yếu tàn tật, gây mất khả năng lao động tạm thời
Trung mà người đó có thể phục hồi (ví dụ như gãy tay hoặc gãy xương nhẹ).
bình Thương tật hoặc bệnh tật khiến nạn nhân phải nghỉ làm và không khỏe
trong một khoảng thời gian đáng kể.

Chết người, chấn thương trầm trọng hoặc bệnh nghề nghiệp có thể làm
chết người hoặc thương tật với hậu quả lâu dài, vĩnh viễn (bao gồm:
Nặng chấn thương sọ não, cụt chân tay, gãy xương lớn, đa chấn thương, ung
thư nghề nghiệp, nhiễm độc cấp tính và chết người).
Hạng mục Điểm Diễn giải
Rất thường xuyên
5 Xảy ra hàng ngày
Thường xuyên
4 Hàng tuần hoặc sự việc có tính lặp đi lặp lại
Khả năng
Thỉnh thoảng xảy ra
xảy ra (P) 3 >1 tháng hoặc đã có những trường hợp tương tự
2 Hiếm khi xảy ra > 1 năm
1 Rất hiếm khi xảy ra
> 5 năm, có tiềm ẩn nguy cơ nhưng vẫn chưa xảy ra
5 Rất nghiêm trọng
Chết người
Nghiêm trọng
Bị thương tật toàn bộ vĩnh viễn, mất khả năng lao động (Đa chấn thương về
4 các phần thân thể ở múc độ không thể hồi phục lại, phải sống thực
Mức độ tác vật...hoặc bị mắc bệnh nghề nghiệp đe dọa tính mạng)
động/ Hậu Nặng
quả (S) Bị thương nặng và phải nghỉ làm trên 3 ngày (Bị chấn thương sọ não, bỏng
3 nặng, cụt tay, cụt chân, dập gan,...)
2 Nhẹ
Bị thương và phải nghỉ làm việc tạm thời, từ 1 - 3 ngày
Không đáng kể
1 Chỉ phải sơ cấp cứu, NLĐ không phải nghỉ làm

Phương pháp ma trận rủi ro 5X5


Quy trình đánh giá rủi ro
Bước 01: Nhận diện yếu tố nguy hiểm.
Xác định tất cả các loại yếu tố nguy hiểm, đặc tính và nguyên nhân gây ra các
nguy hiểm đó cũng như hậu quả có thể xảy ra của nó đối với con người tại tổ
chức cũng như những người không thuộc tổ chức nhưng hiện diện trong khu
vực nghiên cứu, sản xuất, bảo quản, sử dụng, tiêu hủy.

Bước 02: Xác định những người có thể bị ảnh hưởng và ảnh hưởng như
thế nào.
Sau khi xác định được các yếu tố nguy hiểm, nhóm đánh giá cũng cần xác
đinh rõ đối tượng bị ảnh hưởng và ảnh hưởng như thế nào.
• Một số nhóm đối tượng lao động có yêu cầu đặc
thù. Ví dụ: người lao động trẻ, phụ nữ mang thai
và người khuyết tật là nhóm đối tượng có thể
phải đối mặt với những rủi ro đặc thù.

• Nhân viên tạp vụ, thực tập sinh,


công nhân xây dựng, công nhân
bảo dưỡng… là những người có
thể không ở nơi làm việc toàn thời
gian.

• Mọi người trong cộng đồng có thể bị ảnh


hưởng liên đới khi họ dành thời gian ở
trong hoặc xung quanh nơi làm việc.
Thành viên của công chúng sẽ bao gồm
du khách, bệnh nhân, sinh viên hoặc
khách hàng cũng như những người qua
đường.
Bước 03: Đánh giá mức
độ rủi ro.
Một số rủi ro do yếu tố nguy
hiểm gây ra đã được giải
quyết hoặc kiểm soát. Do
đó, mục đích của việc đánh
giá rủi ro là để giảm rủi ro
còn lại. Đây được gọi là rủi
ro tồn dư.
Mục tiêu của đánh giá rủi ro
là giảm tất cả các rủi ro tồn
đọng xuống mức thấp nhất
có thể thực hiện được.
Bước 4: Các biện pháp kiểm soát rủi ro
Bước 5: Ghi lại người chịu trách nhiệm thực hiện biện
pháp kiểm soát rủi ro, và khung thời gian.
Nếu người thực hiện đánh giá quyết định bổ sung các biện
pháp kiểm soát bổ sung, phải đảm bảo các biện pháp đó được
thực hiện. Cần phân công trách nhiệm cho từng người cụ thể,
thời gian thực hiện và tuần suất thực hiện.

Bước 6: Ghi lại những phát hiện, giám sát và rà soát việc
đánh giá rủi ro, và cập nhật khi cần thiết.
Hồ sơ đánh giá rủi ro nên được lưu giữ bằng văn bản trong tổ
chức. Để đánh giá là 'phù hợp và hiệu quả', chỉ cần ghi lại
những nguy cơ đáng kể và có kết luận rõ ràng. Hồ sơ cũng
phải bao gồm chi tiết về các nhóm người bị ảnh hưởng bởi
các mối nguy và các biện pháp kiểm soát hiện có cũng như
tính hiệu quả của chúng. Hồ sơ này nên luôn sẵn sàng để
người lao động, người giám sát và thanh tra lao động có thể
tiếp cận được.
YÊU CẦU BÁO CÁO KHẢO SÁT

You might also like