Bài 12 - Ý THỨC PHÁP LUẬT

You might also like

Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 12

BÀI 12

Ý THỨC PHÁP LUẬT


I. KHÁI NIỆM Ý THỨC PHÁP LUẬT

 1. Định nghĩa:
YTPL là những tư tưởng, học thuyết, quan điểm, thái độ,
tình cảm, sự đánh giá của con người về pháp luật trên các
phương diện, tiêu chí cơ bản như:
+ về sự cần thiết (hay không cần thiết);
+ về vai trò, chức năng của PL;
+ về tính công bằng hay không công bằng, đúng
đắn hay không đúng đắn của các QPPL hiện hành, PL đã
qua trong quá khứ, PL cần phải có;
+ về tính hợp pháp hay không hợp pháp trong
hành vi của các cá nhân, NN, các tổ chức XH.
I. KHÁI NIỆM Ý THỨC PHÁP LUẬT

 Có thể hiểu:
YTPL là khái niệm trừu tượng, là một hình thái ý thức xã hội.
YTPL được hình thành từ nhận thức và thái độ của con
người đối với pháp luật và thực tiễn pháp luật ở hai cấp độ:
nhận thức về pháp luật ở tầm khái quát, lý luận cao (các
quan điểm, tư tưởng, học thuyết, khái niệm, phạm trù…về
pháp luật) và nhận thức về pháp luật tự phát, trực tiếp từ
hoạt động tâm lý của bản thân con người trong đời sống
thực tiễn.
(Nhận thức là quá trình/kết quả phản ánh và tái hiện hiện
thực vào trong tư duy; quá trình con người nhận biết, hiểu
biết thế giới khách quan)
I. KHÁI NIỆM Ý THỨC PHÁP LUẬT

2. Những đặc điểm cơ bản của YTPL

Thứ nhất, YTPL là một hình thái YTXH, chịu sự quy định
của tồn tại XH.

Thứ hai, YTPL có tính độc lập tương đối đối với tồn tại XH.
YTPL tác động trở lại tồn tại XH (thông qua đặc tính kế
thừa (cả tích cực và tiêu cực (lạc hậu)), tính dự báo có thể
thúc đẩy tồn tại XH phát triển hoặc cản trở sự phát triển của
tồn tại XH).

Thứ ba, YTPL mang tính giai cấp (tổng hợp các hệ tư
tưởng, quan điểm của các giai cấp trong XH).
II. CƠ CẤU VÀ CÁC HÌNH THỨC CỦA YTPL
1. Cơ cấu ý thức pháp luật (cấu thành ý thức pháp luật): YTPL được
hình thành từ hai cấu thành sau:
Ý thức pháp luật

Hệ tư tưởng pháp luật Tâm lý pháp luật


(quan điểm, quan niệm, tư tưởng, tri (thái độ, tình cảm, cảm xúc, tâm
thức về pháp luật…) trạng… của con người đối với PL)
YTPL được hình thành từ nhận thức tự
YTPL được hình thành từ nhận phát, trực tiếp về hoạt động tâm lý của
thức khái quát, lý luận về pháp luật bản thân đánh giá về pháp luật, thực
(Bao gồm quá trình: tiếp thu tri tiễn pháp luật
thức, hiện thực + tư duy + đánh giá (Tâm lý thờ ơ, coi thường, sợ hãi, phẫn
(thể hiện tư tưởng, quan điểm, thái nộ, quan tâm, ủng hộ, tự giác, mong
độ) mang tính khái quát, lý luận cao muốn… đối với các hiện tượng PL. Tâm lý
về pháp luật và thực tiễn pháp luật này bị tác động bởi các yếu tố: văn hóa,
hình thành những quan điểm, học xã hội, tôn giáo, kinh tế, học vấn, trình độ
nhận thức, thông tin, tri thức, niềm tin,
thuyết, khái niệm, phạm trù, tri
mức độ hưởng quyền, hệ tư tưởng pháp
thức… về pháp luật) luật…)
1. Cơ cấu của ý thức pháp luật

a. Hệ tư tưởng pháp luật là toàn bộ các quan điểm, quan niệm,


tư tưởng, trí tuệ, tri thức, khái niệm, phạm trù… về pháp luật
- Hệ tư tưởng pháp luật có thể được tạo nên từ các trường phái khác
nhau về pháp luật, hình thành các quan điểm, tư tưởng, học thuyết
pháp luật (nhận thức về pháp luật được khái quát ở tầm lý luận).
VD: Tư tưởng pháp luật của Platon, Heghen, Khổng Tử, Hàn Phi
Tử; tư tưởng pháp quyền nhân nghĩa của HCM...
- Hệ tư tưởng pháp luật cũng có thể được tạo nên từ những quan
điểm, tư tưởng, ý chí, bản chất giai cấp …thông qua pháp luật và
thực tiễn pháp luật của một nhà nước cụ thể. VD: tư tưởng PL
XHCN, tư tưởng PL tư sản…
- Tâm lý pháp luật có vai trò quan trọng trong việc hình thành và
phát triển tư tưởng pháp luật
- Tư tưởng pháp luật có vai trò định hướng đối với tâm lý pháp luật
1. Cơ cấu của ý thức pháp luật
b. Tâm lý pháp luật: là sự phản ánh những tâm trạng, cảm xúc,
thái độ, tình cảm đối với PL và các hiện tượng pháp lý cụ thể khác.
 Ở bình diện này, YTPL được hình thành từ nhận thức tự phát, trực
tiếp về hoạt động tâm lý của bản thân, qua đó hình thành các quan
điểm, thái độ, đánh giá về pháp luật, thực tiễn pháp luật.
 VD: Tâm lý thờ ơ, coi thường, sợ hãi, phẫn nộ, quan tâm, ủng hộ,
tự giác, mong muốn… đối với các hiện tượng PL. Tâm lý này bị
tác động bởi các yếu tố: văn hóa, xã hội, tôn giáo, kinh tế, học
vấn, trình độ nhận thức, thông tin, tri thức, niềm tin, mức độ
hưởng quyền, hệ tư tưởng pháp luật
Lưu ý: Giữa Tâm lý PL và Hệ tư tưởng PL có mối quan hệ
biện chứng, phụ thuộc và tác động lẫn nhau.
- Tâm lý pháp luật có vai trò quan trọng trong việc hình thành và
phát triển tư tưởng pháp luật
- Tư tưởng pháp luật có vai trò định hướng đối với tâm lý pháp luật.
2. Các hình thức cơ bản của YTPL (Phân loại)

* Căn cứ vào cấp độ và phạm vi nhân thức:


- YTPL thông thường: được hình thành 1 cách tự phát dưới
tác động trực tiếp của điều kiện và kinh nghiệm cuộc sống cá
nhân, chưa có khả năng đi sâu vào bản chất của PL, chưa
được khái quát hóa, hệ thống hóa.
- YTPL lý luận: được thể hiện dưới dạng các quan điểm, khái
niệm, học thuyết về PL; thường có tính khái quát và tính hệ
thống cao, được xây dựng trên cơ sở khoa học đúc kết từ
thực tiễn.
- YTPL nghề nghiệp: là YTPL của những người có hoạt động
liên quan trực tiếp đến PL.
2. Các hình thức cơ bản của YTPL (Phân loại)

* Căn cứ vào tiêu chí chủ thể của YTPL:


- YTPL cá nhân: phản ánh quan điểm, thái độ, tình cảm,
hiểu biết về PL của mỗi cá nhân.
- YTPL nhóm XH: phản ánh những đặc điểm của nhóm
XH nhất định (VD: giai cấp, tầng lớp XH).
- YTPL xã hội: là YTPL của bộ phận tiên tiến đại diện
cho XH. Nội dung của nó thể hiện các tư tưởng, quan
điểm, tư duy KH về PL.
III. MỐI QUAN HỆ GIỮA YTPL VÀ PHÁP LUẬT
1. Tác động của YTPL đối với PL
Thứ nhất, sự tác động của YTPL đối với PL trong hoạt
động xây dựng PL
- YTPL của các nhà lập pháp trong hoạt động xây dựng pháp luật
- YTPL của người dân
Thứ hai, sự tác động của YTPL đối với PL trong hoạt
động thực hiện pháp luật

2. Sự tác động trở lại của PL đối với YTPL


Sự tác động trở lại của PL đối với YTPL cũng có thể theo 2
chiều hướng: tích cực hoặc tiêu cực.
IV. VẤN ĐỀ BỒI DƯỠNG VÀ GIÁO DỤC NÂNG CAO YTPL

* Khái niệm:
Giáo dục pháp luật: là sự tác động một cách có hệ
thống, có mục đích và thường xuyên tới nhận thức
của con người nhằm trang bị cho mỗi người một
trình độ kiến thức pháp lý nhất định, để từ đó có ý
thức đúng đắn về PL, tôn trọng và tự giác xử sự theo
yêu cầu của PL.
IV. VẤN ĐỀ BỒI DƯỠNG VÀ GIÁO DỤC NÂNG CAO YTPL
* Các hình thức GDPL cơ bản ở nước ta hiện nay:
- Phổ biến, GDPL trực tiếp: tuyên truyền miệng về PL;
- GDPL trên các phương tiện đại chúng; biên soạn giáo trình, tài liệu
phổ biến, GDPL;
- GDPL trong nhà trường;
- Tổ chức thi tìm hiểu PL;
- Phổ biến, GDPL thông qua sinh hoạt của các CLB PL, xây dựng,
quản lý, khai thác tủ sách PL;
- Phổ biến, GDPL thông qua hoạt động tư vấn PL và trợ giúp pháp
lý;
- Phổ biến, GDPL thông qua hoạt động hòa giải ở cơ sở, thông qua
các loại hình văn hóa, nghệ thuật.

You might also like