Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

LUẬT THUẾ

ThS. PHAN THỴ TƯỜNG VY


TÀI LIỆU HỌC TẬP

I. SÁCH THAM KHẢO


• Giáo trình Luật Thuế Việt Nam,
Trường ĐH Luật Hà Nội, NXB Tư
pháp
• Giáo trình Luật Thuế, Trường ĐH
Luật TPHCM
• Tài liệu hướng dẫn học tập Luật
Thuế, Phan Thỵ Tường Vi, NXB
ĐHQG TPHCM, 2015

ThS. Phan Thỵ Tường Vi, Khoa Luật, VLU


TÀI LIỆU HỌC TẬP
II. VĂN BẢN PHÁP LUẬT

1. Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016

2. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008

3. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luât thuế TTĐB 2014

4. Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008

5. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luât thuế GTGT 2013

6. Luật số 71/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật thuế

7. Luật số 106/2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế GTGT, thuế TTĐB và luật quản lý thuế

ThS. Phan Thỵ Tường Vi, Khoa Luật, VLU


TÀI LIỆU HỌC TẬP
II. VĂN BẢN PHÁP LUẬT
8. Luật thuế bảo vệ môi trường 2010
9. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2008
10. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNDN 2013
11. Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007
12. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNCN 2012
13. Luật Thuế tài nguyên 2009
14. Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 2010
15. Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp 1993
16. Luật Quản lý thuế 2019
17. Luật Ngân sách nhà nước 2015

ThS. Phan Thỵ Tường Vi, Khoa Luật, VLU


CHƯƠNG I.
NHỮNG
VẤN ĐỀ
CHUNG VỀ
THUẾ VÀ
PHÁP LUẬT
THUẾ
ThS. Phan Thỵ Tường Vi, Khoa Luật, VLU
CẤU TRÚC BÀI HỌC

I.KHÁI QUÁT CHUNG THUẾ

II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN


VỀ PHÁP LUẬT THUẾ

ThS. Phan Thỵ Tường Vi, Khoa Luật, VLU


I.KHÁI QUÁT CHUNG THUẾ

1. Nguồn gốc và sự hình thành của thuế ( tự nghiên cứu)

Hai điều kiện cần và đủ để thuế ra đời:

- Sự xuất hiện nhà nước

- Sự xuất hiện giá trị thặng dư, thu nhập của xã hội

ThS. Phan Thỵ Tường Vi, Khoa Luật, VLU


I.KHÁI QUÁT CHUNG THUẾ
2. Khái niệm, đặc điểm thuế

a, Các quan niệm về thuế

- Thuyết khế ước

- Thuyết quyền lực

- Thuyết tự nguyện…

ThS. Phan Thỵ Tường Vi, Khoa Luật, VLU


I.KHÁI QUÁT CHUNG THUẾ

2. Khái niệm, đặc điểm thuế

b, Khái niệm

Thuế là một khoản thu bắt buộc mang tính cưỡng chế bằng
sức mạnh của nhà nước mà các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ
phải nộp vào ngân sách nhà nước; các khoản thu này không
mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế.

ThS. Phan Thỵ Tường Vi, Khoa Luật, VLU


I.KHÁI QUÁT CHUNG THUẾ
2. Khái niệm, đặc điểm thuế

c, Đặc điểm

- thuế là một phạm trù mang tính lịch sử, gắn liền với nhà nước;

- thuế là một khoản thu bắt buộc do pháp luật qui định được bảo
đảm bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước;

- thuế không mang tính đối giá và hoàn trả trực tiếp

ThS. Phan Thỵ Tường Vi, Khoa Luật, VLU


I. KHÁI QUÁT CHUNG THUẾ

3.Vai trò của thuế

- Một là, thuế tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước

- Hai là, thuế là công cụ giúp nhà nước quản lý, điều tiết vĩ mô nền
kinh tế.

- Ba là, thuế góp phần tạo công bằng xã hội, điều tiết thu nhập

ThS. Phan Thỵ Tường Vi, Khoa Luật, VLU


I. KHÁI QUÁT CHUNG THUẾ
4. Phân loại thuế
Phân loại thuế là sự sắp xếp các sắc thuế trong một hệ thống chính sách
thuế thành những nhóm khác nhau theo các tiêu chí nhất định.
a. Căn cứ vào tính chất điều tiết của thuế:
- Thuế gián thu là loại thuế mà người trực tiếp nộp thuế không
phải là người chịu thuế.
- Thuế trực thu là loại thuế mà người trực tiếp nộp thuế đồng thời
cũng là người chịu thuế

ThS. Phan Thỵ Tường Vi, Khoa Luật, VLU


Trình bày ưu, nhược
điểm của mỗi loại thuế
gián thu, thuế trực thu
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT THUẾ

1. Khái niệm về pháp luật thuế:


Pháp luật thuế là tổng hợp các qui phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình thu nộp thuế.
 Các nhóm quan hệ pháp luật thuế:
- nhóm quan hệ pháp sinh trong quá trình quản lý thuế của cơ
quan nhà nước;
- nhóm quan hệ pháp sinh trong quá trình thu nộp thuế

ThS. Phan Thỵ Tường Vi, Khoa Luật, VLU


II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT THUẾ

1. Khái niệm về pháp luật thuế:


 Nội dung điều chỉnh của pháp luật thuế:
- xác lập nghĩa vụ đối với tổ chức, cá nhân, hộ gia đình
- xác lập các thức điều tiết thuế
- xác lập trình tự thực hiện các nghĩa vụ thuế
- xác lập các biện pháp quản lý

ThS. Phan Thỵ Tường Vi, Khoa Luật, VLU


II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP
LUẬT THUẾ
2. Các yếu tố cấu thành của một đạo luật thuế ( sắc thuế)

a, tên gọi của đạo luật thuế

VD: thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu

 Tên gọi của một loại thuế được xác định theo đối tượng nộp thuế hoặc theo đối
tượng tính thuế hoặc kết hợp cả hai, cũng có thể được xác định theo nội dung và
tính chất của các hoạt động làm phát sinh điều kiện pháp lý để áp dụng.

ThS. Phan Thỵ Tường Vi, Khoa Luật, VLU


II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT THUẾ

2. Các yếu tố cấu thành của một đạo luật thuế ( sắc thuế)

b, đối tượng chịu thuế: là đối tượng khách quan (vật chuẩn) thu được thu,
do đó có thể là hàng hóa, dịch vụ, thu nhập.

VD: thuế XK, thuế NK có đối tượng chịu thuế là hàng hoá xuất, nhập khẩu

thuế TNDN có đối tượng chịu thuế là thu nhập từ hoạt động sản xuất,
kinh doanh và thu nhập khác

thuế tài nguyên có đối tượng chịu thuế là tài nguyên thiên nhiên

ThS. Phan Thỵ Tường Vi, Khoa Luật, VLU


II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP
LUẬT THUẾ
2. Các yếu tố cấu thành của một đạo luật thuế ( sắc thuế)

c, người nộp thuế:là đối tượng theo pháp luật thuế quy định
thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho Nhà nước, có thể là
cá nhân, tổ chức, hộ gia đình

 Phân biệt “người nộp thuế” với “đối tượng nộp thuế”

ThS. Phan Thỵ Tường Vi, Khoa Luật, VLU


II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT THUẾ
2. Các yếu tố cấu thành của một đạo luật thuế ( sắc thuế)
d, Căn cứ tính thuế: là những yếu tố do pháp luật quy định để dựa vào đó mà người
nộp thuế xác định được số tiền phải nộp cho Nhà nước, cũng như để cơ quan
tiến hành việc kiểm tra giám sát hoạt động kê khai, nộp thuế của người nộp
thuế
- cơ sở tính thuế: dựa vào tính chất của từng sắc thuế điều tiết vào cái gì, như: thu
nhập (thuế trực thu) hay giá của hàng hóa, dịch vụ (thuế gián thu)
- giá tính thuế được quy định để xác định giá trị tính thuế của hàng hoá, dịch vụ và
thường là giá chưa có loại thể đó.
- thuế suất: mức thuế phải thu mà người nộp thuế có nghĩa vụ phải nộp vào ngân
sách nhà nước theo một mức nhất định. Thuế suất có thể là con số cố định
hay là tỷ lệ phẩn trăm.
* thuế suất tuyệt đối
VD: thuế suất của túi nylon trong thuế bảo vệ môi trường là 40.000đ/kg
* thuế tỷ lệ ( thuế suất tương đối)
+ thuế suất tỷ lệ cố định
VD: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 25% trên thu nhập tính thuế
+ thuế suất lũy tiến
ThS. Phan Thỵ Tường Vi, Khoa Luật, VLU
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP
LUẬT THUẾ
2. Các yếu tố cấu thành của một đạo luật thuế ( sắc thuế)
e, Chế độ miễn, giảm thuế: là những trường hợp mà đạo luật thuế
dự liệu đặt ra, dành sự ưu đãi cho người nộp thuế.
f, Hoàn thuế: là việc cơ quan thuế trả lại một phần hoặc toàn bộ số
tiền thuế cho người nộp thuế.
g, Truy thu thuế:là việc cơ quan thu thuế tiến hành truy thu số tiền
thuế mà người nộp thuế chưa nộp.

ThS. Phan Thỵ Tường Vi, Khoa Luật, VLU


-Phân biệt “người nộp thuế”
với “ người chịu thuế”
-Phân biệt “ thuế suất bằng 0”,
“đối tượng không thuộc diện
chịu thuế” và “ miễn thuế”
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT THUẾ

3. Các nguyên tắc khi xây dựng hệ thống thuế:

- nguyên tắc công bằng

- nguyên tắc hiệu quả

- nguyên tắc đơn giản, rõ ràng

ThS. Phan Thỵ Tường Vi, Khoa Luật, VLU


II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP
LUẬT THUẾ
4. Hệ thống pháp luật thuế ở Việt Nam:

a, Cơ quan thu thuế:

- cơ quan thuế

- cơ quan hải quan

ThS. Phan Thỵ Tường Vi, Khoa Luật, VLU


II. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT THUẾ
4. Hệ thống pháp luật thuế ở Việt Nam:

- thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu - thuế tài nguyên

- thuế tiêu thụ đặc biệt - thuế bảo vệ môi trường

- thuế giá trị gia tăng - thuế sử dụng đất nông nghiệp

- thuế thu nhập doanh nghiệp - thuế sử dụng đất phi nông nghiệp

- thuế thu nhập cá nhân - thuế môn bài

- thuế tài nguyên


CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG I
1, So sánh thuế với phí, lệ phí
2, Trình bày ưu, nhược điểm của thuế trực thu, thuế gián thu
3, Phân biệt đối tượng không thuộc diện chịu thuế – đối tượng không thuộc diện nộp
thuế; người nộp thuế - người chịu thuế
4, Trình bày ưu, nhược điểm của thuế tuyệt đối, thuế suất tỷ lệ
5, Phân biệt thế nào là miễn thuế, không phải nộp thuế, thuế suất 0%
6, Trình bày quan hệ pháp luật thuế
7, Phân tích vai trò của thuế

ThS. Phan Thỵ Tường Vi, Khoa Luật, VLU

You might also like