Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 27

Bài 5

TRÁCH NHIỆM
HÌNH SỰ
Giảng viên: Tiến sĩ Ngô Ngọc Diễm
Websside: Thinksmartlaw.vn – Hotline: 1900636391
Email: ngodiemccl@gmail.com – mobile: 0904177699

w
Cấu trúc bài học:

1. Khái niệm và đặc điểm của TNHS

2. Cơ sở của TNHS

3. Điều kiện của TNHS

4. Thời hiệu truy cứu TNHS

5. Miễn TNHS
1. Khái niệm và đặc điểm của TNHS

Khái niệm

TNHS là hậu quả pháp lý bất lợi của việc thực hiện
hành vi tội phạm bởi cả nhân (một cách độc lập) hoặc bởi
cá nhân (trong sự liên đới với pháp nhân) và được thể
hiện bằng việc áp dụng 01 hoặc nhiều BPCCh hình sự do
pháp luật hình sự quy định đối với chủ thể là cá nhân
hoặc pháp nhân thương mại thực hiệnj tội phạm.
Đặc điểm của TNHS:
1. TNHS là một dạng cụ thể của trách nhiệm pháp lý.
2. TNHS là hậu quả pháp lý tất yếu của việc thực hiện tội
phạm.
3. Bản chất của TNHS là sự lên án của Nhà nước đối với
hành vi phạm tội.
4. TNHS mang tính công
5. TNHS không chỉ là trách nhiệm cá nhân mà còn là TNHS
của pháp nhân.
6. TNHS được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhà
nước đặc biệt là hình phạt.
7. TNHS là quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước và
người, pháp nhân thực hiện tội phạm.
2. Cơ sở TNHS

Cơ sở khách quan Cơ sở chủ quan Cơ sở pháp lý


Về mặt nội dung: Cơ sở của TNHS Căn cứ khoản 1,2
Cơ sở của TNHS là là lỗi của người, pháp Điều 2 BLHS 2015
việc thực hiện hành vi Cơ sở (pháp lý) của
nguy hiểm cho xã hội nhân thương mại TNHS là hành vi nguy
mà LHS quy định là tội phạm tội khi thực hiện hiểm cho xã hội có đầy đủ
phạm. hành vi nguy hiểm cho các dấu hiệu của CTTP cụ
Về mặt hình thức: xã hội. thể tương ứng được ghi
TNHS là căn cứ chung, nhận trong pháp luật hình
có tính chất bắt buộc sự
và do pháp luật hình
sự quy định.
3. Điều kiện của TNHS
3.1. Điều kiện đối với người phạm tội

 Chủ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt
hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được
BLHS bảo vệ.
 Hành vi đó được BLHS quy định là tội phạm
 Chủ thể có lỗi (cố ý hoặc vô ý).
 Chủ thể thực hiện hành vi phạm tội thỏa mãn Điều 12 BLHS
(tuổi chịu TNHS) và không thuộc Điều 21 BLHS (trường hợp
Không có NLTNHS).
3. Điều kiện của TNHS
3.2. Điều kiện đối với PNTM phạm tội

 Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân
thương mại.
 Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân
thương mại
 Hành vi phạm vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều
hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại.
 Hành vi phạm tội chưa hết thời hiệu truy cứu TNHS theo Điều
27 BLHS 2015
 (Điều 75 BLHS 2015)
4. Thời hiệu truy cứu TNHS

4.1. Khái niệm


Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời
hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn
đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách
nhiệm hình sự.
(khoản 1 Điều 27 BLHS 2015)
4. Thời hiệu truy cứu TNHS
4.2. Điều kiện
Điều kiện thứ nhất (Khoản 2 Đ.27)
Kể từ khi thực hiện tội phạm đã trải qua một thời hạn do BLHS
quy định. Tội phạm càng nghiêm trọng thì thời hạn đỏ được pháp
luật quy định càng dài.
05 năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng
10 năm đối với các tội phạm nghiêm trọng
15 năm đối với các tội phạm rất nghiêm trọng
20 năm đối với các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng
Theo quy định của BLHS (khoản 3 Điều 27 BLHS) thì thời hiệu
truy cứu TNHS được tính từ ngày tội phạm được thực hiện.
4. Thời hiệu truy cứu TNHS
4.2. Điều kiện (tiếp..)
 Điều kiện thứ hai (k3Đ.27)
Trong thời hạn quy định tại k2 Đ.27 BLHS, người phạm tội
không thực hiện hành vi phạm tội mới mà BLHS quy định
mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm

 Điều kiện thứ ba (k3Đ.27)
Trong thời hạn quy định tại k2 Đ.27, người phạm tội không cố
tình trốn tránh đồng thời không có quyết định truy nã của cơ
quan có thẩm quyền.
* Lưu ý:

 Trong trường hợp người phạm tội lại phạm


tội mới, vi phạm điều kiện thứ hai nêu trên thì
thời hiệu đối với tội cũ cũng như tội mới được
tính từ ngày phạm tội mới;

 Nếu người phạm tội có tình trốn tránh và


đã có lệnh truy nã thì thời hiệu được tính
lại từ ngày người đó ra tự thú hoặc bị bắt
giữ.
4.3. Những trường hợp không áp dụng
thời hiệu (Điều 28 BLHS)

Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự quy
định tại Đ27 của Bộ luật này đối với các tội phạm sau đây:
1. Các tội xâm phạm an ninh quốc gia quy định tại Chương
XIII của Bộ luật này;
2. Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm
chiến tranh quy định tại Chương XXVI của Bộ luật này;
3. Tội tham ô tài sản thuộc trường hợp quy định tại k3 và
k4 Đ.353 của Bộ luật này; Tội nhận hối lộ thuộc trường
hợp quy định tại k3 và k4 Đ.354 của Bộ luật này.
5. Miễn TNHS
5.1. Khái niệm
Miễn TNHS có nghĩa là miễn cho chủ thể không
phải gánh chịu những hậu quả pháp lý do việc thực hiện
tội phạm khi có những điều kiện theo quy định của pháp
luật.
5. Miễn TNHS
Trong Bộ luật hình sự năm 2015, miễn trách nhiệm hình
sự được quy định tại một số điều luật ở Phần quy định chung
và Phần Các tội phạm. Đó là Đ.16; Đ.29; k2 Đ.91; k4 Đ.110;
đoạn 2 k7 Đ.364 và k2 Đ.390. Đây là những trường hợp vì
những lý do khác nhau mà việc truy cứu trách nhiệm hình sự
đối với các trường hợp này là không cần thiết. Người được
miễn trách nhiệm hình sự không bị coi là có án tích.
5. Các trường hợp miễn TNHS
1. Trường hợp thứ nhất: Điều 16. Tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy
không có gì ngăn cản.
Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội được miễn
trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã
thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người
đó phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.
5. Các trường hợp miễn TNHS
2. Trường hợp thứ hai: Điều 29 BLHS
1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi
phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi có quyết định đại xá.
2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy
hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả
năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác, người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả
vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập
công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
3. Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính
mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác, đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt
hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện
hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
5. Các trường hợp miễn TNHS
3. Trường hợp thứ ba: k2 Đ.91 BLHS
K2. Người dưới 18 tuổi phạm tội thuộc một trong các
trường hợp sau đây và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, tự
nguyện khắc phục phần lớn hậu quả, nếu không thuộc
trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, thì có
thể được miễn trách nhiệm hình sự và áp dụng một trong
các biện pháp quy định tại Mục 2 Chương này:
4. Trường hợp thứ 4. Tội làm gián điệp (k4 Đ.110)
Người đã nhận làm gián điệp, nhưng không thực hiện
nhiệm vụ được giao và tự thú, thành khẩn khai báo với cơ
quan nhà nước có thẩm quyền, thì được miễn trách nhiệm
hình sự về tội này.
5. Trường hợp thứ 5. Tội đưa hối lộ - k7 Đ.364
Người đưa hối lộ tuy không bị ép buộc nhưng đã chủ động khai
báo trước khi bị phát giác, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự
và được trả lại một phần hoặc toàn bộ của đã dùng để đưa hối lộ.
(đoạn 2 - k7 Đ.364)
6. Trường hợp thứ 6, k2 Đ.390

k2. “Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn


người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có
thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.”
5.2. Các trường hợp miễn hình phạt

1. Các trường hợp đặc biệt được miễn hình phạt

- Theo Điều 59 BLHS thì người phạm tội có thể được miễn hình phạt nếu thuộc
trường hợp quy định tại k1 và k2 Đ.54 của Bộ luật này mà đáng được khoan hồng
đặc biệt nhưng chưa đến mức được miễn TNHS.
- Điều 88 BLHS cũng quy định miễn hình phạt đối với pháp nhân thương mại phạm
tội: "Pháp nhân thương mại phạm tội có thể được miễn hình phạt khi đã khắc phục
toàn bộ hậu quả và đã bồi thường toàn bộ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra".
 Phân biệt miễn TNHS với không CTTP

TT Miễn TNHS Không CTTP

1 Có trách nhiệm hình sự nhưng Không đầy đủ hoặc không có


được miễn vì có các điều kiện các dấu hiệu của CTTP cụ thể
cụ thể

2 Toà án tuyên bố Toà án tuyên bố


miễn TNHS không phạm tội
 Tình huống nghiên cứu:
Tình huống 1:

Ngày 31/7/2018, S phạm tội cố ý gây thương tích quy định tại k1Đ.134 BLHS. Ngày
01/9/2020, S lại phạm tội trọm cắp tài sản quy định tại k1 Đ.173 BLHS thì thời hiệu
TCTNHS đối với S về tội cố ý gây thương tích được tính như nào?

Tình huống 2:

Ngày 26/1/2018, A được người quen cho một khẩu súng Ak 47 để phòng thân. Sau
khi nhận súng, A đem khẩu súng ở trong tủ quần áo để khi có dịp cần sẽ đem sử dụng.
Hỏi: giả sử đến ngày 06/3/2030, hành vi tang trữ trái phép vũ khí quan dụng của A mới bị
phạt hiện thì hành vi này còn thời hiệu truy cứu TNHS hay Không?
 Tình huống nghiên cứu:
Tình huống 3:
Tình huống 1: Anh B có một trang trại nuôi gà với diện tích 200m2. Do trang trại nuôi
cách nhà anh B 1km, đêm đến không có ai trông coi nên để đề phòng rắn bắt gà, anh B
đã làm hàng rào điện cao áp xung quanh trang trại. Một hôm, anh C say rượu, trong lúc
đi về nhà không may vấp ngã vào hàng rào điện của trang trại anh B dẫn đến tử vong.
Hỏi:
1. Hành vi của anh B có phải là tội phạm không?
2. Nếu có tội có được miễn TNHS hay Không?
2. Khách thể được luật hình sự bảo vệ?
3. Lỗi thuộc mặt chủ quan của tội phạm?
 Tình huống nghiên cứu:

 Các khảng định sau đây đúng hay sai?

1. Người được miễn TNHS được coi là Không có tội.


2. Không áp dụng thời hiệu truy cứu TNHS đối với tội nhận hối lộ và tội tham ô tài sản.
Giải đáp tình huống 1: Thời hiệu truy cứu TNHS được xác định dựa vào loại tội phạm mà
người phạm tội thực hiện và được tính từ ngày hành vi phạm tội được thực hiện. Đối với
tội cố ý gây thuwong tích mà S đã phạm thuộc k1 Đ.134, mức cao nhất của khung hình
phạt này là 3 năm tù, vậy theo Đ.9 thì đây là loại tội ít nghiêm trọng. Như vậy, cawn cứ và
k2 Đ27 thì thời hiệu truy cứu TNHS đối với tội của S là 5 năm tính từ ngày S thực hiện tội
phạm từ ngày 31/7/2018.
Tuy nhiên, đến ngày 01/9/2020, S lại có hành vi phạm tội mới. Theo k3 Đ.27 thì thời
hiệu ttruy cứu TNHS đối với tội phạm trước sẽ được tính lại từ đầu (từ ngày phạm tội
mới). Trong trường hợp này thời hiệu TCTNHS đối với tội cố ý gây thương tích tính lại từ
ngày 1/9/2020.
Như vậy, thời hiệu truy cứu TNHS đối với S về tội cố ý gây thương tích được tính từ
ngày 1/9/2025.
Giải đáp tình huống 1: Thời hiệu truy cứu TNHS được xác định dựa vào loại tội phạm mà
người phạm tội thực hiện và được tính từ ngày hành vi phạm tội được thực hiện. Đối với
tội cố ý gây thuwong tích mà S đã phạm thuộc k1 Đ.134, mức cao nhất của khung hình
phạt này là 3 năm tù, vậy theo Đ.9 thì đây là loại tội ít nghiêm trọng. Như vậy, cawn cứ và
k2 Đ27 thì thời hiệu truy cứu TNHS đối với tội của S là 5 năm tính từ ngày S thực hiện tội
phạm từ ngày 31/7/2018.
Tuy nhiên, đến ngày 01/9/2020, S lại có hành vi phạm tội mới. Theo k3 Đ.27 thì thời
hiệu ttruy cứu TNHS đối với tội phạm trước sẽ được tính lại từ đầu (từ ngày phạm tội
mới). Trong trường hợp này thời hiệu TCTNHS đối với tội cố ý gây thương tích tính lại từ
ngày 1/9/2020.
Như vậy, thời hiệu truy cứu TNHS đối với S về tội cố ý gây thương tích được tính từ
ngày 1/9/2025.
Giải đáp câu hỏi trắc nghiệm
Câu số 1: Sai. Bởi vì người được miễn TNHS là trường hợp hành vi đã đủ yếu tố CTT
một tội phạm cụ thể nhưng do người phạm tội thoả mãn một số căn cứ nhất định được
quy định trong BLHS nên Không phải chịu TNHS về tội phạm mà họ thực hiện. Bản thân
người được miễn TNHS vẫn là có tội, họ chỉ không phải gánh chịu hậu quả pháp lý bất lợi
do hành vi phạm tội của mình mà thôi.
Câu số 2. Sai. Theo quy tại Đ.28 BLHS những trường hợp Không quy định thời hiệu
truy cứu TNHS, k3 Đ28 có quy định là Không áp dụng thời hiệu truy cứu TNHS đối với
“tham ô tài sản bị truy tố với k3,k4 Đ.353 và tội nhận hối lộ theo quy định tại k4 Đ.354.
Như vậy, nếu phạm tội Không thuộc các trường hợp trên vẫn được áp dụng thời hiệu
miễn truy cứu TNHS theo Đ27 BLHS.

You might also like