Luật QT Về Quyền Con Người

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

Luật nhân quyền quốc tế

THS. PHẠM THANH TÙNG


KHOA LUẬT QUỐC TẾ - HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
Kỳ vọng về buổi học
Thảo luận nhóm

Người không quốc tịch có được hưởng quyền con


người không?
Phân biệt quyền con người và quyền công dân?
Quyền trẻ em có phải quyền con người không?
Có những đối tượng yếu thế nào trong xã hội? Tại
sao họ lại yếu thế hơn những đối tượng khác?
Cá nhân có phải chủ thể của LQT về quyền con
người không?
Định nghĩa về luật nhân quyền quốc tế
Định nghĩa

Luật nhân quyền quốc tế là tổng thể nguyên tắc,


quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ giữa các chủ
thể của Luật quốc tế trong việc bảo vệ và phát triển
các quyền cơ bản của con người ở từng quốc gia

Vì cá nhân không phải chủ thể của LQT nên Luật
nhân quyền quốc tế điều chỉnh nghĩa vụ của các
quốc gia đảm bảo thực hiện quyền con người
Các nguyên tắc của LQT về quyền con
người

Nguyên tắc quyền dân tộc tự quyết


- Mỗi quốc gia và dân tộc có những chuẩn mực riêng
cần được tôn trọng
- Xây dựng trên cơ sở tôn trọng hòa bình, an ninh
quốc gia
Các nguyên tắc của LQT về quyền con
người

Nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ tôn


trọng các quyền cơ bản của con người và hợp
tác quốc tế trong việc bảo vệ, phát triển
quyền con người
- Quyền con người là quyền phổ quát
- Không được lợi dụng các nguyên tắc về quyền tự
quyết để vi phạm quyền con người
Các nguyên tắc của LQT về quyền con
người

Nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối


xử
- Thế nào là bình đẳng?
- Thế nào là không phân biệt đối xử?
Sự phát triển Luật nhân quyền

Giai đoạn trước thế kỷ 19, quyền con người không thực
sự được đề cao. Lĩnh vực này hoàn toàn thuộc sự điều
chỉnh của luật trong nước
Sau sự ra đời của Hội quốc liên vào năm 1919, một số
quyền con người tối thiểu được ghi nhận trong Hiến
chương của Hội quốc liên tại các điều 22, 23
Chiến tranh thế giới thứ 2 kết thúc => Sự ra đời của LHQ
năm 1945 => quyền con người được quan tâm và bảo vệ
Các thế hệ quyền con người

• Quyền dân sự chính trị


1
• Quyền văn hóa, kinh tế, xã
2 hội

• Quyền tập thể


3
Bộ luật nhân quyền quốc tế
- Tuyên ngôn nhân quyền 1948 (UDHR)
- Công ước các quyền dân sự chính trị 1966 (ICCPR)
- Công ước các quyền văn hoá, kinh tế, xã hội 1966
(ICESCR)
Các thế hệ quyền con người

1. Quyền dân sự chính trị


- Thế hệ quyền thứ nhất bao gồm các quyền dân sự và
chính trị, nhằm bảo vệ các cá nhân chống lại sự can thiệp
của nhà nước (nghĩa vụ thụ động)
- Thế hệ quyền này được đề cập từ điều 2 đến điều 21
trong Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền. Các quyền
trong lĩnh vực dân sự chính trị bao gồm: quyền sống,
quyền tự do và an ninh cá nhân, quyền bình đẳng trước pháp
luật, quyền được xét xử công bằng, quyền tự do đi lại, cư
trú, quyền tự do tôn giáo, ngôn luận…
- Nhóm quyền này xuất phát từ học thuyết của các nước
phương Tây trên nền tảng quyền tự do của mỗi cá nhân, các
quyền con người này được xem như tấm lá chắn nhằm
chống lại sự xâm phạm của nhà nước
Các thế hệ quyền con người

2. Quyền kinh tế, văn hóa và xã hội


- Nhóm quyền này được quy định trong các điều từ
22 đến 27 của Tuyên ngôn thế giới về Nhân
quyền => Nghĩa vụ chủ động của quốc gia
- Các quyền cụ thể như: quyền có việc làm, tự do
chọn nghề, quyền thành lập hoặc gia nhập công
đoàn, quyền giáo dục, quyền tham gia vào đời
sống văn hoá, cộng đồng,…
- Nhóm quyền này được các nước Đông Âu và các
nước đang phát triển đề xuất và ủng hộ
Các thế hệ quyền con người

3. Quyền tập thể


- Hình thành mới nhất trong các thế hệ quyền
- Hình thành thông qua 2 quá trình:
a. Các dân tộc đấu tranh đòi quyền tự quyết
b. Nhu cầu cần phải bảo vệ nhóm yếu thế trong xã
hộ i
- Các quyền này bao gồm: quyền dân tộc tự quyết,
quyền phát triển, quyền sống trong hoà bình,
quyền sống trong bầu không khí trong lành,
quyền của các nhóm thiểu số, quyền của các nhóm
yếu thế,…
Các thế hệ quyền con người

Câu hỏi: Nhận xét của các em về việc phân loại


quyền như trên?
Nguồn của luật quốc tế về quyền con
người

Các công ước quốc tế phổ cập


Các công ước điều
chỉnh chuyên biệt
Công ước toàn cầu Công ước khu vực

Công ước về xóa bỏ mọi


Hiến chương Liên Hợp Công ước Châu Âu về nhân
hình thức phân biệt đối xử
quốc quyền
đối với phụ nữ 1970

Tuyên ngôn quốc tế về Tuyên bố nhân quyền Công ước về quyền trẻ em
quyền con người ASEAN 1989

Công ước chống Tra tấn


Công ước các quyền dân sự Công ước Châu Mỹ về nhân và Trừng phạt hoặc Đối xử
chính trị (ICCPR 1966) quyền tàn nhẫn, vô nhân đạo làm
mất phẩm giá khác

Công ước các quyền văn


hóa, kinh tế, xã hội
(ICESCR 1966)
Thảo luận

Một phụ nữ châu Á 17 tuổi đồng ý cuộc hôn nhân do gia


đình cô sắp đặt. Tuy nhiên, ngay sau khi kết hôn, người
chồng bắt đầu đánh cô. Cô ấy muốn ly hôn chồng
nhưng gia đình không cho phép. Họ bắt cô ấy quay lại
nhà chồng và nói rằng trong văn hóa của họ nếu cô
ấy bỏ chồng cô ấy sẽ làm xấu hổ gia đình.
Hàng xóm của bạn khăng khăng đòi quyền tự do ngôn
luận của anh ta để chơi nhạc rock heavy metal cho đến
tận đêm khuya.
Một người đàn ông làm việc tại một tổ chức Cơ đốc giáo
bị giảm lương 20% vì anh ta thay đổi tôn giáo của mình từ
Cơ đốc giáo sang Phật giáo.
Các thiết chế nhân quyền toàn cầu và khu vực

Các thiết chế quốc tế nhân quyền


theo Hiến chương Liên hợp quốc
- Đại hội đồng LHQ
- Hội đồng bảo an
- Hội đồng kinh tế và xã hội
- Cao ủy nhân quyền
- Hội đồng nhân quyền LHQ
Các thiết chế nhân quyền toàn cầu và khu vực

Đại hội đồng LHQ


- Đại hội đồng là cơ quan mang tính đại diện cao
nhất của Liên hợp quốc, với 193 quốc gia thành
viên
- Điều 13, Hiến chương quy định: “Đại hội đồng tổ
chức nghiên cứu và thông qua các kiến nghị
nhằm…tăng cường sự hợp tác quốc tế trong các
lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội…hỗ trợ việc
thực hiện các quyền con người và các tự do
cơ bản đối với mọi người không phân biệt
chủng tộc, giới tính, ngôn ngữ và tôn giáo.”
Các thiết chế nhân quyền toàn cầu và khu vực

Đại hội đồng LHQ

- Điều 15, Hiến chương, Đại hội đồng có thẩm quyền


xem xét định kỳ các khuyến nghị của Hội đồng Kinh tế,
xã hội, tiếp nhận báo cáo của các cơ quan nhân quyền
- Đại hội đồng bầu:
i. 10 Uỷ viên không thường trực của Hội đồng Bảo an,
ii. 54 thành viên của Hội đồng Kinh tế, xã hội,
iii. và 47 thành viên của Hội đồng Nhân quyền.
- Đại hội đồng thường xuyên thông qua các sáng kiến bắt
nguồn từ Uỷ ban Nhân quyền trước đây
Các thiết chế nhân quyền toàn cầu và khu vực

Hội đồng bảo an


- Hội đồng Bảo an là cơ quan quyền lực cao nhất
của Liên hợp quốc
- Theo Chương VII, Hiến chương Liên hợp quốc, Hội
đồng Bảo an có thẩm quyền đưa ra những khuyến
nghị hoặc quyết định những giải pháp để duy trì, gìn
giữ hòa bình và an ninh thế giới
- Nhằm đạt được những mục tiêu trên, HĐA có những
hành động nào?
Các thiết chế nhân quyền toàn cầu và khu vực

Hội đồng bảo an


- Các giải pháp mà Hội đồng Bảo an thực hiện bao
gồm:
i. Cứu trợ nhân đạo
ii. Trừng phạt kinh tế
iii. Can thiệp quân sự
Các thiết chế nhân quyền toàn cầu và khu vực

Cứu trợ nhân đạo


Các thiết chế nhân quyền toàn cầu và khu vực

Trừng phạt kinh tế là gì?


Can thiệp quân sự là gì?
Các thiết chế nhân quyền toàn cầu và khu vực

Điều 41: Hội đồng bảo an có thẩm quyền quyết định những biện
pháp nào phải được áp dụng mà không sử dụng vũ lực để thực hiện các
nghị quyết của Hội đồng, và có thể yêu cầu các thành viên của Liên hợp
quốc áp dụng những biện pháp ấy. Các biện pháp này có thể là cắt đứt
toàn bộ hay từng phần quan hệ kinh tế, đường sắt, đường biển, hàng
không, bưu chính, điện tín, vô tuyến điện và các phương tiện thông tin
khác, kể cả việc cắt đứt quan hệ ngoại giao.

Điều 42: Nếu Hội đồng bảo an nhận thấy những biện pháp nói ở
điều 41 là không thích hợp, hoặc tỏ ra là không thích hợp, thì Hội đồng
bảo an có quyền áp dụng mọi hành động của hải, lục, không quân mà Hội
đồng bảo an xét thấy cần thiết cho việc duy trì hoặc khôi phục hoà
bình và an ninh quốc tế. Những hành động này có thể là những cuộc
biểu dương lực lượng, phong toả và những cuộc hành quân khác, do các l ực
lượng hải, lục, không quân của các quốc gia thành viên Liên hợp quốc
thực hiện.
Các thiết chế nhân quyền toàn cầu và khu vực

Điều 51: Không có một điều khoản nào trong Hiến chương
này làm tổn hại đến quyền tự vệ cá nhân hay tập thể chính
đáng trong trường hợp thành viên Liên hợp quốc bị tấn công
vũ trang cho đến khi Hội đồng bảo an chưa áp dụng được
những biện pháp cần thiết để duy trì hoà bình và an ninh
quốc tế. Những biện pháp mà các thành viên Liên hợp quốc
áp dụng trong việc bảo vệ quyền tự vệ chính đáng ấy phải
được báo ngay cho Hội đồng bảo an và không được gây ảnh
hưởng gì đến quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng bảo
an, chiểu theo Hiến chương này, đối với việc Hội đồng bảo
an áp dụng bất kỳ lúc nào những hành động mà Hội đồng
thấy cần thiết để duy trì hoặc khôi phục hoà bình và an ninh
quốc tế.
Việt Nam và vấn đề bảo vệ quyền con người

Bài tập: Viết 5 trang Phân tích trở ngại và thách thức
với việc đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo
tại Việt Nam
Hạn: 17h00 ngày 20/11/2021

You might also like