Download as ppt, pdf, or txt
Download as ppt, pdf, or txt
You are on page 1of 32

Chương 2:

Bảo hiểm xã hội


Mục tiêu

• Xác định vai trò, ý nghĩa của chế định Bảo hiểm xã hội
trong hệ thống pháp luật an sinh xã hội Việt Nam.
• Phân tích, làm rõ những nguyên tắc cơ bản của bảo
hiểm xã hội
• Nắm được các nội dung quan trọng của chế định bảo
hiểm xã hội
• Giải quyết được các bài tập, tình huống thực tiễn về
bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Nội dung

 2.1 Khái quát chung về bảo hiểm xã hội.


 2.2 Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
 2.3 Chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện
 2.4 Quản lý bảo hiểm xã hội và quản lý quỹ bảo
hiểm xã hội.
Văn bản quy phạm pháp luật
 ­Bộ luật Lao động năm 2019.
 ­Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
 ­Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015
 ­ ghị định số 115/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật
N
Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
 ­ ghị định số 134/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật
N
Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện
 Nghị định số 88/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn một số
điều của Luật an toàn vệ sinh lao động về bảo hiểm tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp bắt buộc.
 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật An toàn vệ sinh lao động.
 ­ ghị định số 88/2016/NĐ-CP về chương trình hưu trí bổ sung tự
N
nguyện.
Văn bản quy phạm pháp luật

 Nghị định số 58/2020/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm xã hội
bắt buộc vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
 ­ ghị định số 143/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật bảo hiểm xã hội
N
và Luật an toàn, vệ sinh lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc đối
với người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP Quy định về tuổi về hưu.
 ­ ghị định số 166/2016/NĐ-CP quy định về giao dịch điện tử trong
N
lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
 ­ ghị định số 89/2020/NĐ-CP Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
N
hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
 Nghị quyết số 93/2015/QH13 sửa đổi Điều 60 Luật BHXH 2014.
2.1 Khái quát chung về BHXH

 2.1.1 Khái niệm, đặc điểm của BHXH


 Khái niệm: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần
thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết trên
cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội” (Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội
2014)
 Là tổng thể các quan hệ kinh tế - xã hội hình thành trong các lĩnh vực bảo
đảm, trợ cấp cho người lao động trong trường hợp họ gặp những rủi ro trong
quá trình lao động khiến khả năng lao động giảm sút hoặc khi già yếu không
còn khả năng lao động.
 BHXH là cơ chế chính trong an sinh xã hội
2.1 Khái quát chung về BHXH

2.1.1 Khái niệm, đặc điểm của BHXH


Đặc điểm:
Đốitượng được bảo hiểm: NLĐ theo nghĩa rộng (K1, 2, 4 Điều 2 Luật
BHXH 2014). Người hưởng BHXH còn bao gồm thân nhân của NLĐ.
Hình thức bảo hiểm: bắt buộc và tự nguyện
Nguồn trợ cấp: do các bên tham gia bảo hiểm đóng góp (NLĐ tham gia
BHXH bắt buộc, người lao động đóng bảo hiểm tự nguyện, người SDLĐ +
sự hỗ trợ của nhà nước => hình thành quỹ BHXH)
Mức trợ cấp: chủ yếu căn cứ vào mức độ đóng góp của NLĐ vào quỹ
BHXH và mức độ rủi ro (rủi ro ngẫu nhiên và rủi ro tất yếu)
Chế độ hưởng và thời gian hưởng: chế độ bắt buộc và tự nguyện
Tính chất: Toàn diện, lâu dài, ổn định
K1,2,4 Điều 2 Luật BHXH 2014
1.Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc,
bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác
định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ
đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao
động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về
lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ
quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng
lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có
thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại
Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
K1,2,4 Điều 2 Luật BHXH 2014
 2. Người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam
có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành
nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia bảo
hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
 3...
 4. Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện là công dân Việt Nam từ
đủ 15 tuổi trở lên và không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều
này.
2.1 Khái quát chung về BHXH

2.1.2 Các nguyên tắc của bảo hiểm xã hội


Mức hưởng BHXH được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng và có chia sẻ giữa
những người tham gia bảo hiểm xã hội
Mức đóng BHXH bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương của người lao động. Mức
đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập do người lao động lựa
chọn.
Người lao động vừa có thời gian đóng BHXH bắt buộc vừa có thời gian đóng BHXH tự
nguyện được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất trên cơ sở thời gian đã đóng
BHXH. Thời gian đóng BHXH đã được tính hưởng BHXH một lần thì không tính vào
thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ BHXH.
Quỹ BHXH được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch; được sử dụng
đúng mục đích và được hạch toán độc lập theo các quỹ thành phần, các nhóm đối
tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định và chế độ tiền lương do
người sử dụng lao động quyết định.
Việc thực hiện BHXH phải đơn giản, dễ dàng, thuận tiện, bảo đảm kịp thời và đầy đủ
quyền lợi của người tham gia BHXH.
2.1 Khái quát chung về BHXH

2.1.3 Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật BHXH
Giai đoạn trước khi ban hành Hiến pháp 1992
Giai đoạn từ năm 1992 đến năm 2006
Giai đoạn từ năm 2006 đến nay
2.2 Chế độ BHXH bắt buộc
Khái niệm, đặc điểm chế độ BHXH bắt buộc
Khái niệm: “Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà
nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia”
(Khoản 2 Điều 3 Luật BHXH 2014)
Đặc điểm:
Áp dụng trong quan hệ hợp đồng lao động và quan hệ lao động khác (VD: cán
bộ, công chức)
Có tính chất bắt buộc, đặc biệt đối với người SDLĐ trong quan hệ HĐLĐ
Có 5 chế độ: (1) Chế độ ốm đau; (2) Chế độ thai sản; (3) Chế độ tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp; (4) Chế độ hưu trí; (5) Chế độ tử tuất
Nội dung cần tìm hiểu về các chế độ: Đối tượng được hưởng? Điều kiện
hưởng (Tuổi đời, Mức suy giảm hoặc mất khả năng lao động, thời gian tham
gia BH…)?/ Mức trợ cấp?/ Thời hạn hưởng?
2.2 Chế độ BHXH bắt buộc

2.2.1 Chế độ ốm đau


Đối tượng, trường hợp hưởng
Nội dung, điều kiện hưởng
Mức hưởng, thời gian hưởng
(Từ Đ24 => Đ29 Luật BHXH 2014)
2.2 Chế độ BHXH bắt buộc

2.2.2 Chế độ thai sản


Đối tượng, trường hợp hưởng
Nội dung, điều kiện hưởng
Mức hưởng, thời gian hưởng
(Từ Đ30 => Đ41 Luật BHXH 2014)
2.2 Chế độ BHXH bắt buộc

2.2.3 Chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp


Đối tượng, trường hợp hưởng
Nội dung, điều kiện hưởng
Mức hưởng, thời gian hưởng
(Từ Đ41 => Đ62 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 và các Nghị
định hướng dẫn)
2.2 Chế độ BHXH bắt buộc

2.2.4 Chế độ hưu trí


Đối tượng, trường hợp hưởng
Nội dung, điều kiện hưởng
Mức hưởng, thời gian hưởng
(Từ Đ53 => Đ65 Luật BHXH 2014, Bộ luật lao động 2019, Nghị quyết
số 93/2015/QH13 sửa Điều 60 Luật BHXH 2014, NĐ115/2015/NĐ-
CP; NĐ135/2020/NĐ-CP)
2.2 Chế độ BHXH bắt buộc

2.2.5 Chế độ tử tuất


Đối tượng, trường hợp hưởng
Nội dung, điều kiện hưởng
Mức hưởng, thời gian hưởng
(Từ Đ66 => Đ71 Luật BHXH 2014)
2.3 Chế độ BHXH tự nguyện

Khái niệm, đặc điểm


Khái niệm: “Là loại hình BHXH do nhà nước tổ chức mà người tham gia
được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của
mình và nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia
hưởng chế độ hưu trí và tử tuất” (Khoản 3 Điều 3 Luật BHXH 2014)
Đặc điểm:
Người tham gia là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên và không
thuộc đối tượng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Cơ chế đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện: người LĐ đóng góp + hỗ trợ của
nhà nước
Các chế độ bảo hiểm tự nguyện: (1) Hưu trí và (2) Tử tuất
2.3 Chế độ BHXH tự nguyện

2.3.1 Chế độ hưu trí


Đối tượng, trường hợp hưởng
Nội dung, điều kiện hưởng
Mức hưởng, thời gian hưởng
(Từ Đ72 => Đ79 Luật BHXH 2014, Nghị quyết 93/2015/QH13)
2.3 Chế độ BHXH tự nguyện

 2.3.2 Chế độ tử tuất


 Đối tượng, trường hợp hưởng
 Nội dung, điều kiện hưởng
 Mức hưởng, thời gian hưởng
 (Từ Đ80 => Đ81 Luật BHXH 2014)
2.4 Quản lý BHXH và quản lý quỹ
BHXH.

2.4.1 Quản lý bảo hiểm xã hội và quản lý quỹ bảo hiểm xã


hội
Quản lý bảo hiểm xã hội
Quản lý quỹ bảo hiểm xã hội
2.4 Quản lý BHXH và quản lý
quỹ BHXH.

Nội dung quản lý BHXH


Ban hành và tổ chức thực hiện VBPL, chiến lược, chính sách về BHXH.
Tuyên truyền, phổ biến chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội
Thực hiện công tác thống kê, thông tin về bảo hiểm xã hội
Tổ chức bộ máy thực hiện bảo hiểm xã hội; đào tạo, tập huấn nguồn nhân
lực làm công tác BHXH.
Quản lý về thu, chi,bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ BHXH
Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội; giải quyết
khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Hợp tác quốc tế về bảo hiểm xã hội.
2.4 Quản lý BHXH và quản lý quỹ
BHXH.

Cơ quan quản lý BHXH


Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội.
Bộ Lao động Thương binh và xã hội chịu trách nhiệm trước CP thực
hiện quản lý nhà nước về BHXH
Ngòai ra các Bộ, cơ quan ngang Bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về Bảo hiểm xã hội.
BHXHVN tham gia, phối hợp với Bộ LĐTBXH,Bộ TC, UBND tỉnh thực
hiện quản lý thu chi bảo toàn, phát triển và cân đối quỹ BHXH.
Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm xã
hội trong phạm vi địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
2.4 Quản lý BHXH và quản lý quỹ
BHXH.

Cơ quan quản lý BHXH (tiếp)


Quản lý sự nghiệp về bảo hiểm xã hội do CƠ QUAN BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM thực hiện.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng tổ
chức thực hiện các chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ
chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý và sử dụng các quỹ:
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế; thanh tra chuyên
ngành việc đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế
theo quy định của pháp luật.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam có tên giao dịch quốc tế tiếng Anh là Viet
Nam Social Security, viết tắt là VSS.
Căn cứ pháp lý: Nghị định 89/2020/NĐ-CP
2.4 Quản lý BHXH và quản lý quỹ
BHXH.
Cơ quan quản lý BHXH (tiếp)
Đặc điểm của Cơ quan BHXH Việt Nam:
Là một tổ chức có tư cách pháp nhân,
Hạch toán độc lập
Được nhà nước bảo hộ,
Có con dấu riêng, có tài khoản, có trụ sở đặt tại thành phố Hà Nội.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất
nghiệp; của Bộ Y tế về bảo hiểm y tế; của Bộ Tài chính về chế độ tài
chính đối với các quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm
y tế.
2.4 Quản lý BHXH và quản lý
quỹ BHXH.
Cơ quan quản lý BHXH (tiếp)
Cơ cấu, tổ chức của cơ quan BHXH Việt Nam
+ Hội đồng quản lý BHXH;
+ Tổng Giám đốc;
+ Các phó tổng giám đốc;
+ Các tổ chức trực thuộc
Tổ chức theo hệ thống dọc, tập trung, thống nhất từ trung ương đến
địa phương, gồm có: cấp Trung ương; Cấp tỉnh; Cấp huyện,
2.4 Quản lý BHXH và quản lý
quỹ BHXH.
Quản lý Quỹ BHXH
Khái niệm: Quỹ Bảo hiểm xã hội là quỹ tài chính độc lập với ngân sách nhà
nước được hình thành từ sự đóng góp của NLĐ, NSDLĐ và có sự hỗ trợ của
nhà nước (Khoản 4 Điều 3 Luật BHXH 2014)
Đặc điểm
Quỹ BHXH được nhà nước quản lý thống nhất trong hệ thống BHXH Việt Nam,
theo chế độ tài chính của nhà nước và được nhà nước bảo hộ.
Quỹ BHXH được thực hiện hạch toán riêng và cân đối thu-chi theo từng Quỹ
thành phần. Nguồn thu và việc chi trả các Quỹ thành phần được thực hiện theo
quy định pháp luật.
Hàng năm BHXH Việt Nam báo cáo tình hình quản lý và sử dụng các Quỹ, trình
Hội đồng quản lý thẩm định, gửi Bộ Tài chính xem xét, tổng hợp, trình Thủ tướng
Chính phủ để báo cáo Quốc hội.
2.4 Quản lý BHXH và quản lý quỹ
BHXH.

Quản lý Quỹ BHXH (tiếp)


Nội dung quản lý quỹ BHXH:
(1) Thu bảo hiểm xã hội
(2) Sử dụng quỹ bảo hiểm xã hội (chi trả các chế độ bảo hiểm và
các khoản chi khác)
(3) Chi quản lý bộ máy bảo hiểm xã hội
(4) Hoạt động đầu tư Quỹ bảo hiểm xã hội.
2.4 Quản lý BHXH và quản lý quỹ
BHXH.

 Các quỹ thành phần của quỹ BHXH


 (1) Quỹ ốm đau và thai sản
 (2) Quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
 (3) Quỹ hưu trí và tử tuất
2.4 Quản lý BHXH và quản lý quỹ
BHXH.

Quản lý Quỹ BHXH (tiếp)


Nguồn hình thành Quỹ BHXH bắt buộc và quỹ BHXH tự nguyện
NSDLĐ đóng
NLĐ đóng
Hỗ trợ của nhà nước
Các nguồn thu hợp pháp khác:
Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ
Nguồn tài trợ, viện trợ từ cộng đồng quốc tế, các tổ chức XH
Giá trị các TS cố định của Cơ quan BHXH
Các nguồn thu khác (VD: tiền phạt)
2.4 Quản lý BHXH và quản lý quỹ
BHXH.

Quản lý Quỹ BHXH (tiếp)


Sử dụng quỹ BHXH (Điều 84 Luật BHXH 2014)
Trảcác chế độ BHXH cho NLĐ theo quy định tại chương III và IV Luật
BHXH 2014.
Đóng BHYT cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ
cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng
chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc
hưởng trợ cấp ốm đau đối với NLĐ bị mắc bệnh thuộc danh mục bệnh
cần chữa trị dài ngày do Bộ y tế ban hành.
Chi phí quản lý quỹ BHXH theo quy định tại Điều 90 Luật BHXH 2014
Tóm tắt nội dung/thuật ngữ

 Bảo hiểm xã hội là trụ cột của an sinh xã hội. Bảo hiểm xã hội là sự bảo
đảm vật chất, sự chăm sóc và phục hồi sức khoẻ cho người lao động và gia
đình họ trong những trường hợp giảm hoặc mất thu nhập khi người lao
động bị tạm thời hoặc hoàn toàn mất sức lao động, hoặc gặp những rủi ro
khác nhằm giúp họ khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.
 Chế độ bảo hiểm có ý nghĩa quan trọng, gắn liền với quá trình sống, làm
việc của người lao động và góp phần bảo đảm ổn định chung cho toàn xã
hội. Bảo hiểm xã hội còn là phạm trù thuộc quyền con người và có tính
pháp lý quốc tế.
 Pháp luật bảo hiểm xã hội Việt Nam quy định về hai loại hình bảo hiểm xã
hội với các chế độ khác nhau: người lao động làm công ăn lương tham gia
loại hình bảo hiểm xã hội bắt buộc; Người lao động tự do tham gia loại hình
bảo hiểm xã hội tự nguyện.
 Thuật ngữ: BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện

You might also like