Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

Nghệ thuật kể chuyện trong

tác phẩm
KÉP TƯ BỀN
Nguyễn Công Hoan
Nội dung chính
Phần 1 Phần 4
Mở bài Nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật

Phần 2 Phần 5
Giới thiệu tác giả Đặc điểm của người kể chuyện trong
,Tác phẩm truyện ngắn và vai trò của ngôi kể, điểm
nhìn và lời trần thuật trong việc khắc họa
Phần 3 nhân vật
Phần 6
Tóm tắt tác phẩm
Kết bài
01
Mở bài
Dọc theo chiều sân khấu ta thấy được những ánh
đèn rực rỡ, những giây phút huy hoàng, những
tiếng hát bay cao và những câu chuyện kinh điển,
nhưng đồng thời ta cũng thấy được một góc khuất
ẩn sâu đầy đau thương và ảm đạm. Đau thương ấy
không phải vì vai diễn chưa được trọn vẹn mà vì
người diễn đã tự thất bại trong chính vai diễn về
cuộc đời chính mình. Đằng sau những ánh đèn lấp
lánh trên sân khấu có lẽ đã cất giấu biết bao giọt
nước mắt. Đọc lại “ Kép Tư Bền” của Nguyễn Công
Hoan ta càng thấy được những góc khuất của
người nghệ sĩ được nhân rộng. Không chỉ có giá trị
về mặt tư tưởng, “Kép tư bền” còn đặc sắc về nghệ
thuật tự sự. Đây cũng là phương diện chứa được
chú ý nhiều trong những phân tích,bình giảng về
truyện ngắn này.
02
Giới thiệu tác giả,
tác phẩm
Một vài nét cơ bản về
tác giả Nguyễn Công Hoan

- Quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện


Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
(nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang,
tỉnh Hưng Yên)
- Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân
Nho học thất thế => ảnh hưởng mạnh mẽ đến
phong cách văn chương của ông sau này
- Năm 1926, ông tốt nghiệp cao đẳng sư phạm,
làm nghề dạy học ở nhiều nơi cho đến khi
Cách mạng tháng Tám nổ ra
- Nguyễn Công Hoan được mệnh danh là bậc
thầy truyện ngắn
Một vài nét cơ bản về
tác giả Nguyễn Công Hoan

- Truyện ngắn của ông đa dạng, phong phú từ


thể loại đến cốt truyện, mỗi một truyện ngắn
của Nguyễn Công Hoan luôn mang đến cho
bạn đọc nhiều cảm hứng mới
- Truyện ngắn của ông có nét gần với truyện
cười dân gian, tiếp thu được truyền thống lạc
quan của nhân dân muốn dùng tiếng cười
như một vũ khí của người mạnh để tiễn
những cái lạc hậu đi vào quá khứ
- Một số tác phẩm tiêu biểu: Cái thủ lợn, Bước
đường cùng, Tắt lửa lòng, Đống rác cũ, Đời
viết văn của tôi, Vợ, Xin chữ cụ nghè, Tinh
thần thể dục,…
Tác phẩm “Kép tư
- bền”
Tác phẩm được Nguyễn Công Hoan viết năm 1933
trong bối cảnh đất nước có sự du nhập của nền văn
hóa phương Tây, nghề hát bội, diễn kịch phát triển
- “Kép tư bền” là tác phẩm được viết dưới ngòi bút
hiện thực phê phán
- Tác phẩm đã thành công trong việc truyền tải những
tư tưởng về sứ mệnh cao cả của người nghệ sĩ đến
với độc giả. Tác phẩm đã sống với nhiều thế hệ độc
giả bởi ý nghĩa nhân văn mà nó mang lại, nó không
chỉ miêu tả những mánh khóe bốc lột vô cùng tinh vi
của tên chủ gánh hát, hình ảnh đại diện cho thế lực
cầm quyền của xã hội phong kiến, mà còn là sự mâu
thuẫn đắng cay cuộc đời.Trái ngược với sự vui nhộn
bên ngoài là cái bi kịch ẩn sâu bên trong, Kép Tư
Bền là sự hi sinh cao cả của người nghệ sĩ vì họ
mất đi nhiều thứ để cống hiến những tác phẩm trọn
vẹn cho độc giả và cho cuộc đời
03
Tóm tắt tác phẩm
Tóm tắt tác phẩm “Kép tư bền”

Câu chuyện xoay quanh kép Tư Bền-một nghệ sĩ hát bội kiêm diễn viên hài nổi tiếng bởi
khả năng khôi hài thiên phú chỉ quá nét mặt và cử chỉ của mình cũng khiến khán giả phải
ôm bụng cười.Mặc dù được bao quanh bởi sự yêu mến nồng nhiệt nhưng Tư Bền vẫn chỉ
là một kép hát nghèo với người cha ngày càng già yếu. Trước tình cảnh đó, kép Tư Bền
phải ngừng diễn, chạy chữa thuốc thang ở khắp nơi.Bởi số tiền anh tích góp ngày càng ít đi
khiến Tư Bền đành phải vay mượn các ông chủ rạp hát để chữa bệnh cho cha. Anh đã
đứng trước lựa chọn ở nhà phụng dưỡng cha và đi diễn để có tiền chi trả để đến cuối cùng,
anh phải ký hợp đồng biểu diễn cho một ông chủ rạp trong tình thế thiếu nợ, hết tiền, cha
bệnh nặng mà lại không muốn con mình làm phật lòng chủ nợ. Thế rồi anh phải đi diễn
trong nỗi bất lực đớn đau của kẻ vẽ nhọ mang lại tiếng cười trên sân khấu.Để đề phòng
chuyện anh vì việc lo lắng cho bố mà không diễn được tròn vai, ông chủ rạp hát đã ngăn
không cho người nhà báo tin rằng bố anh đang hấp hối. Tới khi kép Tư Bền diễn xong thì
bố anh đã qua đời.
04
Nghệ thuật xây dựng tâm lý nhân vật
- Tác giả Nguyễn Công Hoan đã đi sâu vào dòng cảm xúc của nhân vật
Tư Bền, từ sự sung sướng, vui vẻ đến “muốn khóc cũng vẫn phải
- cười”
Biến cố của cuộc đời anh Tư Bền xảy ra là khi cha anh bị ốm nặng, từ đây,
mọi thứ trong cuộc sống anh đều bị đảo lộn. Anh bỏ bê công việc, đam mê
của mình chỉ vì phải ở nhà chăm sóc cha “Đã hơn một tháng nay, lúc nào
trong cái gác tối om ở gian nhà ngay đầu ngõ Sầm Công, cái tiếng rên rỉ
của ông cụ cũng hòa lẫn với tiếng rầu rỉ của siêu thuốc mà làm anh Tư Bền
phải rầu gan nát ruột, chẳng thiết đến sự làm ăn”.
- Những khó khăn càng ngày càng chống chất khiến cho một anh Tư Bền
phải đưa ra quyết định lựa chọn giữa: ở nhà chăm sóc cho cha và đi diễn
để có tiền trả nợ
- Một người đang đau khổ ở bước đường cùng: muốn khóc mà lại phải cười.
Sự đối nghịch giữa 2 dòng cảm xúc của những người khan giả đang reo hò
với nỗi đau khổ của người nghệ sĩ dưới lớp mặt nạ kia đã thể hiện được sự
tàn nhẫn của xã hội thời bấy giờ.
=> Đọc Kép Tư Bền, người đọc cảm nhận được đằng sau tiếng cười là
hoàn cảnh thương tâm, đầy nước mắt. Người kép hát tài hoa phải diễn trò
mua vui trong hoàn cảnh bố lâm bệnh nguy kịch. Tâm trạng đau khổ nhưng
Tư Bền vẫn phải diễn trò. Màn một, màn hai, màn ba, anh đều phải “hò, hét,
ngâm, cười, múa, nhẩy để mua gượng lấy những tràng vỗ tay”. Cùng với
những tràng vỗ tay hưởng ứng, ngợi khen của khán giả ở từng màn là tâm
trạng đau đớn, khổ tâm của anh trước sự ngày càng nguy kịch của cha
mình. Và đến khi buổi diễn kết thúc sau những tiếng vỗ tay thì cũng là lúc
Tư Bền không bao giờ gặp lại cha. Thật là một vở diễn bi hài kịch. Nguyễn
Công Hoan đã đặt các nhân vật trong các tình huống mâu thuẫn hài hước
khác nhau để từ đó bộc lộ bản chất bằng chính hành động tạo nên tiếng
cười hài hước
05
Đặc điểm của người kể chuyện trong
truyện ngắn và vai trò của ngôi kể, điểm
nhìn và lời trần thuật trong việc khắc họa
nhân vật
Ngôi kể: ngôi thứ 3, người kể chuyện toàn tri nắm được
toàn bộ diễn biến, hành động của nhân vật.
=> NKC bao quát được toàn bộ câu chuyện, kể chuyện 1
cách linh hoạt và không có yếu tố cá nhân.
=> Làm nổi bật, khắc hoạ rõ được những hành động, cảm
xúc của nhân vật Kép Tư Bền khi chứng kiến xuyên suốt
toàn bộ câu chuyện.
Điểm nhìn: điểm nhìn bên trong, gắn với suy nghĩ và nội tâm nhân vật và sự thay
đổi điểm nhìn từ điểm nhìn của người kể chuyện sang Kép Tư Bền.
=> Giúp người kể khắc hoạ được hành động, cảm xúc của nhân vật (Tư Bền) 1 cách
linh hoạt, rõ ràng.
D/c: + “Anh Tư Bền nhắc lại ba tiếng đó, nhưng trong óc anh lẩn vẩn nghĩ ngợi
bao nhiêu điều..”
=> thể hiện sự phân vân, do dự của anh Tư Bền khi đứng trước 2 sự lựa
chọn: ở nhà chăm cha và tập diễn để trả nợ (đặt nhân vật vào sự lựa chọn khó
khăn )
=> Sau cùng nhân vật vẫn lựa chọn việc đi tập diễn, vừa để kiếm tiền trả
nợ trông nom ba, vừa muốn mang lại niềm vui cho mọi người.
+ “Làm cho anh ruột càng như thiêu đốt.” => bộc lộ được sự lo lắng, bồn chồn,
nóng lòng nóng ruột của anh Tư khi thấy cha ốm nặng.
+ “Anh tưởng phen này quyết hết nợ, quyết được về cạnh giường bệnh của
cha để nhìn mặt cha một lượt sau cùng trước khi tắt nghỉ” => miêu tả sự hụt hẫng,
anh đã mong chờ được nghỉ để có thể về cạnh cha nhưng sự thật đã khiến anh bất
lực.Anh đã mong chờ khoảnh khắc về bên giường bệnh của cha nhưng mng lại yêu
cầu diễn lại => nửa vừa thất vọng vì không thể về nửa lại không muốn để khán giả
tiếc nuối (1 lần nữa đặt nhân vật vào sự lựa chọn)
Vai trò của điểm nhìn và ngôi kể trong việc khắc họa nhân vật:
Ngôi kể chính xác và khách quan. Không có sự đánh giá,bình phẩm
nhân vật một cách phiến diện, chủ quan, chỉ đơn thuần là kể lại toàn
bộ câu chuyện theo góc nhìn của mình.
Điểm nhìn bên trong khắc họa rõ nét được nội tâm, diễn biến tâm lí
của nhân vật Tư ( miêu tả được sự lo lắng, lòng hiếu thảo của nhân
vật Tư khi cha bị ốm nặng nhưng vẫn hết mình với nghề nghiệp): nội
tâm anh Tư luôn luôn lo lắng, hướng về người cha đang bị bệnh của
mình nhưng vẫn cố gắng hoàn thành tốt vai diễn vừa để trả món nợ
cũng vừa vì tình yêu nghề mà đem lại tiếng cười cho mọi người.
Tác giả đã thành công miêu tả được sự rối ren (“anh Tư Bền mới lật
đật chạy vào buồng trò, cởi vội mũ áo và rửa quàng mặt mũi” )
Sự đau khổ qua những nụ cười, hành động đầy sự gượng ép ( “Anh
lại phải hò, hét, ngâm, cười, múa, nhảy để mua gượng lấy những
tràng vỗ tay”.)
06
So sánh về mối tương quan
giữa nhân vật “Tư Bền”-
“Kép Tư Bền” và Hộ - “Đời
thừa”
Nghệthuật làm giàu tâm hồn con người, nhưng nghệ thuật cũng từng làm con người
ta phải đau khổ trong những ngày tháng đất nước bị gọng kìm của chế độ thực dân đàn
áp. Không chỉ có Tư Bền là người hy sinh tất cả vì nghệ thuật, văn sĩ Hộ trong “ Đời
thừa” của Nam Cao cũng phải đắn đo, trăn trở giữa lựa chọn sống có tình thương với vợ
con hay chọn làm người tàn nhẫn tức từ bỏ gia đình để cống hiến cho nghệ thuật. Quả
thực, sáng tác và làm việc dưới gọng kìm của thực dân đã khiến những người tài giỏi
cũng khó qua ải nghèo khó, họ luôn bị đẩy vào những tình huống éo le, bị đặt giữa vòng
quay của cuộc sống mà người nắm giữ vận mệnh là những người có quyền uy trong xã
hội. Văn sĩ Hộ vì “ miếng cơm manh áo” mà phải viết vội, sáng tác những câu chuyện
mà ngay cả khi anh đọc lại cũng thấy xấu hổ. Rồi Kép Tư Bền khi muốn biết tin về cha
cũng không được hay biết, muốn được về với cha nhưng lại không thể, anh chỉ đành cố
đến giây phút cuối cùng. Nhưng giữa họ đều có những điểm sáng- đó là tình yêu thương
gia đình, Kép Tư Bền thương cha và văn sĩ Hộ yêu thương vợ con. Họ cũng là những
người có tài, có tâm nhưng lại vì hoàn cảnh đặt họ vào sự thê lương, đau khổ.
07
Kết bài
Cái kết của “Kép Tư Bền” thật bất ngờ và đau đớn. Nguyễn Công Hoan
đã thẳng thắn dung ngòi mực chân thật và đanh thép của mình để nói lên
góc khuất của những ánh đèn sau sân khấu. Và phải chăng vấn đề của anh
chàng Tư Bền cũng không phải là vấn đề của thời ấy mà còn là vấn đề của
thời nay khi con người đang tự khoác lên mình một vai diễn “ ảo” với
mạng xã hội.

You might also like