Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

Vi phạm pháp luật và trách

nhiệm pháp lý
TS Bùi Xuân Phái
Các nội dung chính
• I. Vi phạm pháp luật
• II. Trách nhiệm pháp lý
I. Vi phạm pháp luật
• 1.1 Khái niệm vi phạm pháp luật
• 1.2 Cấu thành của vi phạm pháp luật (rất quan trọng)
• 1.3 Phân loại vi phạm pháp luật (đọc giáo trình)
II. Trách nhiệm pháp lý
• 1.1 Khái niệm trách nhiệm pháp lý
• 1.2 Phân loại trách nhiệm pháp lý
• 1.3 Truy cứu trách nhiệm pháp lý
1.1 Khái niệm vi phạm pháp luật
• Ý nghĩa của việc nghiên cứu vi phạm pháp luật
• Định nghĩa: Vi phạm pháp luật là hành vi /trái pháp luật, do chủ thể có năng
lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, có lỗi khi xâm hại các quan hệ xã hội được
pháp luật bảo vệ.
• Các dấu hiệu của vi phạm pháp luật:
- Là hành vi xác định của con người;
- Hành vi này trái quy định của pháp luật (xem lại bộ phận quy định của quy
phạm pháp luật);
- Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện (liên hệ thêm với năng
lực hành vi pháp luật của chủ thể qhpl);
- Có lỗi của chủ thể thực hiện hành vi.
1.2 Cấu thành của vi phạm pháp luật
• Ý nghĩa của việc nghiên cứu cấu thành vi phạm pháp luật
• Định nghĩa: Cấu thành vi phạm pháp luật là tổng hợp các yếu tố tạo
nên một vi phạm pháp luật cụ thể
• Các yếu tố cấu thành cụ thể của vi phạm pháp luật:
- 1. Mặt khách quan;
- 2. Mặt chủ quan;
- 3. Chủ thể;
- 4. Khách thể.
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật

• Định nghĩa: là toàn bộ những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp
luật
• Biểu hiện của mặt khách quan:
- Hành vi trái pháp luật; (pháp luật mô tả chi tiết đặc trưng)
- Hậu quả của hành vi đó; là những thiệt hại cho xã hội
- Thời gian; thời điểm hay khoảng thời gian xảy ra vi phạm pháp luật
- Địa điểm; nơi xảy ra vi phạm pháp luật
- Công cụ, phương tiện vi phạm;
- Thủ đoạn vi phạm…
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật
• Định nghĩa: là những diễn biến tâm lý bên trong của chủ thể khi vi
phạm pháp luật
• Mặt chủ quan biểu hiện ở các dấu hiệu:
- Lỗi; (giữ vai trò đặc biệt quan trọng vì được coi là thước đo trách
nhiêm pháp lý) có lỗi cố ý và vô ý. Lỗi cố ý được chia thành cố ý trực
tiếp và cố ý gián tiếp, lỗi vô ý được chia thành vô ý do cẩu thả và vô ý
do quá tự tin.
- Động cơ;
- Mục đích.
Chủ thể vi phạm pháp luật

• Định nghĩa: Là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý thực
hiện hành vi vi phạm pháp luật
• Chủ thể vi phạm pháp luật được xem xét ở các góc độ:
- Năng lực trách nhiệm pháp lý;
- Dấu hiệu riêng biệt dành cho từng loại vi phạm pháp luật;
- Yếu tố nhân thân. (tốt hay xấu, có tiền án tiền sự không? Có hiểu biết
ở mức độ nào…)
Khách thể của vi phạm pháp luật
• Định nghĩa:
• Là quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng đã bị hành vi vi phạm
pháp luật xâm hại.
• Khách thể của vi phạm pháp luật phản ánh tính chất nguy hiểm của vi
phạm pháp luật. Quan hệ xã hội càng quan trọng thì vi phạm pháp
luật càng nguy hiểm.
• Có nhiều quan hệ xã hội là khách thể của các vi phạm pháp luật.
1.3 Phân loại vi phạm pháp luật
• Dựa vào khách thể của vi phạm pháp luật và mức độ thiệt hại của các
quan hệ xã hội;
• Có bốn loại vi phạm pháp luật chủ yếu sau:
• vi phạm pháp luật hình sự (còn gọi là tội phạm);
• Vi phạm hành chính;
• Vi phạm pháp luật kỷ luật;
• Vi phạm pháp luật dân sự.
II. Trách nhiệm pháp lý
• 2.1 Khái niệm:
- định nghĩa: trách nhiệm pháp lý được hiểu theo những góc độ khác
nhau nên không chỉ có một định nghĩa. Tuy nhiên, trách nhiệm pháp
lý chủ yếu được xét dưới cả góc độ tích cực và tiêu cực.
- Ở vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý được hiểu dưới góc độ tiêu
cực. Theo đó, trách nhiệm pháp lý là sự bắt buộc phải gánh chịu hậu
quả pháp lý bất lợi của chủ thể vi phạm pháp luật thể hiện dưới dạng
là các biện pháp chế tài pháp luật (đã được hiện thực hóa).
Đặc điểm của trách nhiệm pháp lý (gắn với vi
phạm pháp luật )
• Luôn gắn liền với vi phạm pháp luật;
• Là hậu quả pháp lý tiêu cực, có tính bất lợi cho người bị áp dụng;
• Được pháp luật quy định, thể hiện thái độ của nhà nước đối với chủ
thể vi phạm pháp luật;
• Được xác định trước trong các quy phạm pháp luật (bộ phận chế tài)
• Được nhà nước bảo đảm thực hiện;
• Áp dụng cho chủ thể vi phạm pháp luật.
2.2 Phân loại trách nhiệm pháp lý
• Đối với vi pháp luật, trách nhiệm pháp lý được xác định theo các loại
vi phạm pháp luật:
- Trách nhiệm hình sự;
- Trách nhiệm hành chính;
- Trách nhiệm kỷ luật;
- Trách nhiệm dân sự.
Các biện pháp trách nhiệm pháp lý có sự tương ứng với các loại chế tài
pháp luật
2.3 Truy cứu trách nhiệm pháp lý
• Định nghĩa: truy cứu trách nhiệm pháp lý là hoạt động áp dụng pháp
luật đặc biệt, trong đó, các chủ thể có thẩm quyển xem xét áp dụng các
biện pháp trách nhiệm pháp lý đối với chủ thể vi phạm pháp luật
• Truy cứu trách nhiệm pháp lý có đầy đủ các đặc điểm nói chung của áp
dụng pháp luật
• Đặc điểm riêng:
- hoạt động này gắn liền với vi phạm pháp luật;
- Luôn có khả năng tạo ra hậu quả pháp lý tiêu cực cho chủ thể vi phạm
pháp luật;
- Nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực (oan sai) cho người bị áp dụng
Yêu cầu đối với hoạt động truy cứu trách
nhiệm pháp lý
• Tự đọc giáo trình
Căn cứ truy cứu trách nhiệm pháp lý
• Định nghĩa: là toàn bộ những cơ sở mà chủ thể tiến hành truy cứu trách nhiệm
pháp lý dựa vào để xác định các biện pháp trách nhiệm pháp lý cho chủ thể vi
phạm pháp luật.
• Có hai căn cứ cơ bản là: Căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế.
- Căn cứ pháp lý (xem lại bài Hình thức và nguồn của pháp luật và bài Thực hiện
pháp luật và giải thích pháp luật)các quy định của pháp luật về nội dung trong
việc xác định hv nào là vi phạm pháp luật, mức độ chế tài, tình tiết tăng nặng ,
giảm nhẹ trách nhiệm pháp lý…; về hình thức có thủ tục, trình tự, thẩm quyền
truy cứu trách nhiệm pháp lý (tố tụng), thời hiệu truy cứu trách nhiệm pháp lý;

- Căn cứ thực tế chính là vi phạm pháp luật đã xảy ra với biểu hiện của các yếu
tố cấu thành nên vi phạm pháp luật đó

You might also like