Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

HÀ NỘI

BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN


i. một số di tích lịch sử
văn hóa, lễ hội, ẩm thực
của hà nội
1. một số di tích lịch sử văn hóa của hà nội

Văn Miếu - Quốc Tử Giám


• Ngôi trường đại học tiền thân đầu tiên tại
Việt Nam
• Xây dựng từ năm 1070, thời vua Lý Thánh
Tông.
• Có 82 bia tiến sĩ, khắc tên 1304 vị Tiến sĩ
từ khoa thi năm 1442 đến năm 1779
• Địa chỉ: Số 58, đường Quốc Tử Giám,
phường Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội
Bia tiến sĩ tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám
1. một số di tích lịch sử văn hóa của hà nội

Chùa Trấn Quốc


• Xây dựng theo nguyên tắc chặt chẽ của
Phật Giáo và bao gồm một loạt các công
trình quý báu như Cổng tam quan, Tiền
đường, Thượng điện, Thiêu hương
• Có tòa bảo tháp 11 tầng, cao khoảng 15
mét, nơi mà các tượng Phật A Di Đà được
điêu khắc từ đá quý và sắp xếp trong các ô
cửa hình vòm
• Địa chỉ: Đường Thanh Niên, quận Tây Hồ, Toàn cảnh chùa Trấn Quốc - Hà Nội
Hà Nội
2. Một số lễ hội truyền thống của hà nội

Lễ hội Gò Đống Đa
• Lễ hội tưởng niệm chiến thắng Ngọc Hồi -
Đống Đa lừng lẫy của anh hùng áo vải
Quang Trung - Nguyễn Huệ. Một lễ hội lâu
đời và quan trọng bậc nhất ở Hà Nội đã có
từ 200 năm trước.
• Thời gian: Mùng 5 tết hàng năm
• Màn rước kiệu, những màn múa rồng, các
trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ rất
đáng để đến tham dự. Rước kiệu tại lễ hội Gò Đống Đa
2. Một số lễ hội truyền thống của hà nội
Lễ hội đền Gióng Sóc Sơn
• Lễ hội được tổ chức tại đền Gióng từ mùng
6 đến mùng 8 tháng Giêng Âm lịch để
tưởng nhớ Thánh Gióng - vị anh hùng có
công đánh đuổi giặc Ân.
• Phần nghi lễ: phần văn tế của Huyện, tế lễ
của các thôn làng: Lễ rước giò hoa tre, Lễ
rước ngựa, Lễ rước voi, Lễ rước trầu cau,
Lễ rước ngà voi,…
• Phần hội: đi cà kheo, đi cầu thăng bằng,
Tượng đài Thánh Gióng ở Sóc Sơn - Hà Nội
đập niêu đất, hội thi nấu cơm… các hoạt
động biểu diễn nghệ thuật
3. Một số nét ẩm thực độc đáo của hà nội

Phở Hà Nội
• Phở Hà Nội được biết đến đầu tiên qua những
gánh hàng rong. Thời điểm đó mọi người hay
gọi món ăn này “phở gánh”, tạo nên nét đặc
trưng riêng.
• Phở Hà Nội đặc biệt nhờ nước dùng ngọt
thanh, trong vắt được ninh từ xương cùng với
hành tây và các loại gia vị như đinh hương,
quế chi, thảo quả… Khi ăn cùng những sợi
phở dai dai kèm thêm một chút hành lá, giấm
ớt, rau xanh,... tạo nên hương vị phở hoàn
Phở Hà Nội
hảo, không nơi đâu có được.
3. Một số nét ẩm thực độc đáo của hà nội
Chả cá Lã Vọng
• Chả cá Lã Vọng ra đời từ năm 1871, do gia tộc
họ Đoàn sáng chế.
• Chả cá được chế biến từ những loại cá ngon
nhất, đặc biệt là cá lăng. Thịt cá được lọc kỹ
xương, ngọt dịu, vàng thơm và thấm gia vị. Rau
thì là, hành hoa cắt khúc đảo lẫn trong chảo cá
nóng. Khi ăn kết hợp với bánh đa nướng, bún
và mắm tôm - thứ không thể thiếu giúp tạo
hương vị đậm đà.
• Món ăn được đưa vào cuốn sách "1.000 nơi nên
biết trước khi chết", thuộc top 5 trong 10 điểm Chả cá Lã Vọng
nên đến trên thế giới.
iI. một số thách thức và
biện pháp bảo vệ văn hóa
truyền thống của hà nội
1. Một số thách thức đối với sự phát triển văn
hóa truyền thống của hà nội
• Thị hiếu người tiêu dùng liên tục thay đổi và khắt khe hơn.
• Hiện tượng di dân từ nông thôn ra thành thị ngày càng phổ
biến khiến cho việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá
truyền thống gặp nhiều khó khăn.
• Người trẻ ở các làng nghề không mặn mà với việc nối
nghiệp nghề truyền thống của gia đình.
• Hàng thủ công truyền thống làm ra không đủ sức cạnh
tranh.
• Một số di tích lịch sử, văn hoá có nguy cơ bị xâm lấn hoặc
chưa được lập hồ sơ đầy đủ khiến cho việc bảo tồn và phát Di tích lịch sử bị xâm lấn
huy giá trị của di tích gặp khó khăn.
2. các biện pháp bảo vệ, phát huy văn hóa truyền
thống của hà nội
• Bảo tồn các di tích lịch sử: Giúp du khách và người dân có
cơ hội học hỏi và hiểu thêm về lịch sử và văn hóa của thành
phố.
• Tổ chức các sự kiện văn hóa truyền thống: Là cách tiếp cận
hiệu quả để phát huy văn hóa truyền thống của Hà Nội.
• Gia tăng chương trình giáo dục văn hóa: Nâng cao nhận
thức và sự hiểu biết về văn hóa truyền thống của người dân.
• Hỗ trợ các nghệ nhân và thợ thủ công truyền thống: Cần có
các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các
nghệ nhân và thợ thủ công làm việc, bảo tồn và phát triển Trải nghiệm đêm tại Văn Miếu - Quốc
các nghề truyền thống. Tử Giám
3. Trách nhiệm của học sinh thpt trong bảo vệ
văn hóa truyền thống của hà nội
• Học và tìm hiểu văn hoá Hà Nội: Mỗi HS có trách nhiệm
học và tìm hiểu về văn hóa địa phương của mình để có
thể hiểu và trân trọng các giá trị văn hóa truyền thống ấy
• Tham gia các hoạt động văn hoá , các hoạt động xã hội:
Mỗi HS có thể tham gia các hoạt động xã hội để giúp đỡ
cộng đồng trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn
hóa truyền thống của Hà Nội
• Giữ gìn và phát huy truyền thống tốt: hướng dẫn các thế
hệ trẻ tuân thủ và kế thừa các giá trị truyền thống, đóng
Học sinh tham quan di tích nhà tù
góp và tham gia vào các hoạt động như kỉ niệm các ngày
Hỏa Lò
lễ lớn,..

You might also like