Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 31

Y HỌC THẢM HỌA

KẾ HOẠCH QUẢN LÝ THẢM HOẠ DO


BÃO NHIỆT ĐỚI TẠI TỈNH CÀ MAU
NĂM 2024

Nhóm 4 – YK54A
// World Tsunami Awareness Day

Thành viên nhóm

Vũ Thị Thu Ngân Phạm Duy Phan


Nguyễn Công Nhật Đoàn Hà Phương
Phạm Thị Nhung Trần Hải Phuơng
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Năm 2023, thời tiết Việt Nam và nhiều quốc gia khác trải qua các quy luật thời tiết bất
thường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và hiện tượng thời tiết El Nino.
Thống kê năm 2023, Việt Nam đã ghi nhận hơn 1145 trận thiên tai thuộc 22 loại hình,
gây tác động nghiêm trọng. Trong đó, các sự kiện thiên tai đồ họa như mưa lớn, sạt lở
đất đã gây thiệt hại nghiêm trọng tại khu vực Tây Nguyên, Bắc Bộ và miền Trung.
Tính đến ngày 14/12/2023, thiên tai đã khiến 166 người chết, mất tích và thiệt hại kinh
tế ước tính khoảng 8228 tỷ đồng.
Với tình trạng thời tiết tại Việt Nam, các tỉnh ven biển cần đặc biệt chú ý thời tiết và kịp
thời xây dựng kế hoạch phòng tránh thiên tai. Kế hoạch này bao gồm dự phòng, cứu hộ
và tái thiết sau thảm họa, với mục tiêu giảm thiệt hại, bảo vệ môi trường và tiết kiệm
ngân sách.
XÂY DỰNG TÌNH HUỐNG

Đêm 31/03/2024
Một vùng áp thấp trên khu vực nam Biển Đông đã mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, cách
quần đảo Trường Sa khoảng 350 km về phía đông đông nam
Trưa 01/04/2024
Áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng tây, mạnh lên thành bão số 5, có tên quốc tế là
Linda. Sau khi hình thành, bão số 5 di chuyển tương đối ổn định theo hướng giữa tây và
tây tây bắc, tốc độ khoảng 22-23 km/giờ, đồng thời mạnh lên
Sớm 02/04/2024
Bão đạt cường độ cấp 9-10, giật trên cấp 10 khi còn cách Côn Đảo khoảng 100km về phía
đông
11-12 giờ, 02/04/2024
Tâm bão đi sát ngay phía nam Côn Đảo. Theo số liệu gió quan trắc tại đảo này thì đây là
thời điểm cường độ bão đạt tới mức mạnh nhất (cấp 10-11, giật trên cấp 12).
II. NỘI DUNG

1. MỤC TIÊU
- Kịp thời cảnh báo sớm đến người dân, các chủ tàu, thuyền trên địa bàn về phạm vi ảnh
hưởng và hướng đi của bão
- Kịp thời đáp ứng y tế trong trường hợp thảm họa do siêu bão gây ra trên địa bàn tỉnh
- Củng cố đê điều, các công trình thủy lợi, đảm bảo nơi tránh trú bão cho tàu thuyền trên
địa bàn tỉnh
-Sẵn sàng hệ thống thông tin liên lạc trong tình huống khẩn cấp khi bão xảy ra
-Giảm thiểu tối đa thiệt hại về người do bão gây ra trên địa bàn tỉnh
2. ĐẶT VẤN ĐỀ
2.1. Dự báo tình huống bão
- Cà Mau là tỉnh ít xảy ra bão mạnh. Hàng năm, tỉnh Cà Mau luôn chủ động
xây dựng các phương án phòng chống, giảm nhẹ thiên tai trên nhiều
hướng, với nhiều lực lượng tham gia.
- Hạn chế: Tuy nhiên do nhiều năm qua bão mạnh, siêu bão ít xảy ra nên ý
thức và tâm lý người dân còn chủ quan, đồng thời kinh nghiệm về phòng
chống giảm nhẹ thiên tai, khả năng xử lý tình huống thông tin còn nhiều
mặt hạn chế.
2.2. Phân tích tình hình
Tỉnh Cà Mau là một tỉnh ven biển, có chiều dài bờ biển 254 km, tiếp giáp cả biển Đông
và biển Tây (Vịnh Thái Lan). Địa bàn tỉnh có 87 cửa sông thông ra biển (có 07 cửa sông lớn
như: Gành Hào, Bồ Đề, Rạch Gốc, Ông Trang, Cái Đôi Vàm, Sông Đốc, Khánh Hội), có độ
sâu trung bình từ 5 đến 15m. Vùng biển của tỉnh rộng khoảng 80.000 km²; có 02 cụm đảo:
phía Nam có Hòn Khoai cách cửa sông Rạch Gốc 13 hải lý; phía Tây Nam có đảo Hòn
Chuối cách cửa Sông Đốc 18 hải lý và Hòn Đá Bạc cách cửa kính Đá Bạc 600m.
- Về các đơn vị hành chính: tỉnh có 01 thành phố và 08 huyện (trong đó có đến 06
huyện ven biển); gồm 101 xã, phường, thị trấn (trong đó có 20 xã và 03 thị trấn ven biển).
- Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết
diễn biến bất thường, không tuân theo quy luật, các hiện tượng giông tố, lốc xoáy,sét xảy ra
nhiều hơn và phạm vi ảnh hưởng ngày càng lớn hơn, nguy hiểm hơn, bão mạnh và bão rất
mạnh đã và đang có chiều hướng gia tăng và xuất hiện ở vĩ độ thấp, đường đi và diễn biến
của bão ngày càng phức tạp, khó lường, ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh ĐBSCL, trong đó
có Cà Mau. Do đặc thù điều kiện tự nhiên của tỉnh người dân thường sinh sống tập trung
ven các sông và dọc theo các tuyến kênh, cuộc sống chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và
nuôi trồng thủy sản, mức sống trung bình, nhà ở chủ yếu là nhà bán kiên cố và nhà cấp 4,
nên khi bão mạnh đổ bộ trực tiếp trên địa bàn gây thiệt hại rất lớn về tài sản và nhà cửa của
3. Phương hướng hoạt động
3.1. Giải pháp cụ thể

Tổ chức tập huấn cho các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu
nạn; các lực lượng hộ đê của các xã, phường, thị trấn duyên giang, duyên hải
- Các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thành lập các đội phản ứng nhanh để đối phó
trong trường hợp thảm họa xảy ra trên địa bàn tỉnh, thực hiện phân loại nạn nhân
tại chỗ, sẵn sàng di chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất
- Chuẩn bị sẵn sàng các phương tiện di chuyển, vật tư cần thiết để đưa nạn nhân
ra khỏi vùng nguy hiểm. Đảm bảo về tính mạng cho nạn nhân cũng như sự an
toàn của nhân viên y tế
-Tập huấn, hướng dẫn cho người dân, nhân viên y tế về tầm quan trọng và cách
thức thực hiện “4 tại chỗ”, “3 sẵn sàng”
- Thực hiện công tác hậu phương phòng, chống thiên tai, chú trọng công tác bảo
vệ người và tài sản; chuẩn bị các nguồn lực để chi viện cho tiền phương, khắc
phục hậu quả thiên tai và phục hồi sản xuất;
- Sơ tán dân và bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân ở các vùng đê bối, bãi
sông, ven biển khi xảy ra lũ, bão, thiên tai.
- Chuẩn bị tránh, trú bão cho tàu, thuyền; phương án bảo vệ và cứu hộ, cứu nạn
đối với ngư dân làm nghề cá trên sông và nuôi trồng thủy, hải sản
- Thực hiện công tác hậu phương phòng,
chống thiên tai, chú trọng công tác bảo vệ
người và tài sản; chuẩn bị các nguồn lực để
chi viện cho tiền phương, khắc phục hậu quả
thiên tai và phục hồi sản xuất;
- Chuẩn bị tránh, trú bão cho tàu, thuyền;
phương án bảo vệ và cứu hộ, cứu nạn đối với
ngư dân làm nghề cá trên sông và nuôi trồng
thủy, hải sản.
- Kiểm tra việc chuẩn bị lực lượng, vật tư,
phương tiện để chi viện cho các xã ven đê và
việc sơ tán, bảo vệ dân ở những nơi nhà cửa
không bảo đảm an toàn trong lũ, bão
- Việc tổ chức lực lượng an ninh, lực lượng
giải tỏa giao thông, cứu thương, sơ tán dân khi
có lũ, bão.
3.2. Nhân lực
3.2.1. Các cơ quan chức năng:
- Chính quyền địa phương Bộ đội Công an

Cán bộ y tế Lực lượng dân quân tự vệ


3.2.2. Các tổ chức phi chính phủ:
Hỗ trợ tài chính, vật lực và nhân lực cho công tác phòng chống
bão lụt.

3.3. Người dân:


- Nâng cao ý thức về phòng chống bão lụt: Tìm hiểu thông tin về dự báo thời
tiết, hướng dẫn ứng phó với bão, chuẩn bị đầy đủ vật dụng cần thiết.
- Tuân thủ các hướng dẫn của chính quyền địa phương: Di dời khi được yêu
cầu, không chủ quan, lơ là.
- Tham gia hỗ trợ cộng đồng: Giúp đỡ những người gặp khó khăn trong và
sau bão.
3.4.Vật lực
Vật tư, phương tiện, trang thiết bị, hệ thống thông tin, nhu yếu phẩm cho hoạt động phòng,
chống thiên tai
3.4.1 Vật tư, phương tiện, trang thiết bị cho hoạt động phòng, chống thiên tai
Bao gồm vật tư, phương tiện, trang thiết bị của Nhà nước; huy động của tổ chức, cá nhân
trên địa bàn; của tổ chức, cá nhân, hộ gia đình tự chuẩn bị.
3.4.2. Hệ thống thông tin phục vụ quản lý nhà nước và hoạt động phòng, chống thiên tai
bao gồm:
- Cơ sở hạ tầng thông tin gồm hệ thống thông tin công cộng và trang thiết bị chuyên dùng
phục vụ cho hoạt động chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai; thiết bị quan trắc tự động
truyền tin; hệ thống thông tin cảnh báo sớm
- Cơ sở dữ liệu về thông tin gồm cơ sở dữ liệu về khí tượng, thủy văn, hải văn, động đất,
sóng thần; cơ sở dữ liệu về thiên tai và thiệt hại thiên tai; cơ sở dữ liệu về hệ thống công
trình phòng, chống thiên tai; cơ sở dữ liệu về công trình hạ tầng có liên quan đến phòng,
chống thiên tai; số liệu quan trắc và truyền phát tự động tại thời điểm thiên tai đang diễn ra.
3.4.3 Nhu yếu phẩm của tổ chức, cá nhân và hàng hóa, vật tư, thiết bị thuộc dự trữ quốc
gia của cơ quan nhà nước phục vụ cho hoạt động phòng, chống thiên tai bao gồm lương
thực, thuốc chữa bệnh, nước uống, hóa chất, thiết bị xử lý nước, thuốc khử trùng và vật
phẩm cần thiết khác để bảo đảm đời sống nhân dân khi thiên tai xảy ra.
3.5. Tài lực
- Quỹ ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
- Quỹ do các mạnh thường quân đóng góp: Kêu gọi từ báo đài,
mạng xã hội,...
- Sự giúp đỡ tài chính từ cục quản lý đê điều và phòng,chống thiên
tai
- Kho bạc nhà nước Tỉnh Cà Mau.
- Phát động phong trào “Lá lành đùm lá rách” huy động mọi nguồn
lực trong dân để giúp đỡ những người dân bị thiệt hại vượt qua khó
khăn,hoạn nạn.
3.6. Giám sát đánh giá
- Kiểm tra việc tổ chức tập huấn cho các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống
thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn; các lực lượng hộ đê của các xã, phường, thị trấn
duyên giang, duyên hải như: Lực lượng canh coi, cử sách, xung kích, bơi lặn
theo kế hoạch được giao
- Việc chuẩn bị vật tư dự phòng trong nhân dân cả về số lượng, chất lượng và vị
trí tập kết
- Việc thực hiện công tác hậu phương phòng, chống thiên tai, chú trọng công tác
bảo vệ người và tài sản; chuẩn bị các nguồn lực để chi viện cho tiền phương,
khắc phục hậu quả thiên tai và phục hồi sản xuất
- Kiểm tra phương án sơ tán dân và bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân
dân ở các vùng đê bối, bãi sông, ven biển khi xảy ra lũ, bão, thiên tai
- Đối với các xã phường, thị trấn nội đồng: Kiểm tra việc chuẩn bị lực
lượng, vật tư, phương tiện để chi viện cho các xã ven đê và việc sơ tán,
bảo vệ dân ở những nơi nhà cửa không bảo đảm an toàn trong lũ, bão
- Việc tổ chức lực lượng an ninh, lực lượng giải tỏa giao thông, cứu
thương, sơ tán dân khi có lũ, bão.
- Thời gian kiểm tra dự kiến: Từ ngày 15/5/2024 đến ngày 31/5/2024.
- Trong trường hợp Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, các sở, ngành bố
trí công việc trùng với thời gian nêu trên chưa tổ chức thực hiện việc kiểm
tra thì phải sắp xếp, điều chỉnh thời gian kiểm tra và phải hoàn thành trước
ngày 31/5/2024; đồng thời, báo cáo bằng văn bản về Ban Chỉ huy Phòng,
chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
4. QUẢN LÝ TRONG THẢM HOẠ
4.1. Các đáp ứng y tế ứng phó với thảm hoạ
4.1.1. Xây dựng phương án phòng chống tại chỗ
a) Phương án di chuyển, sơ tán của từng bộ phận trong đơn vị, bảo vệ cán bộ, viên chức và bệnh nhân
tại các bệnh viện có trong khu vực ảnh hưởng bởi bão.
b) Phương án đảm bảo hoạt động khi có tình huống phòng chống thảm họa, phối hợp với các Sở, ban
ngành, đoàn thể, các địa phương khẩn cấp tiếp nhận, phân loại, sơ cứu, cấp cứu, vận chuyển, thu
dung, điều trị bệnh nhân theo phân tầng điều trị.
c) Phương án đảm bảo hậu cần, chuẩn bị phương tiện vận chuyển, cơ số thuốc, hóa chất, dụng cụ y tế.

4.1.2. Thành lập các đội xung kích ứng cứu tại chỗ
- Các đơn vị y tế tuyến tỉnh; Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố: thành lập đội xung kích ứng
cứu tại chỗ. Phân công nhiệm vụ cụ thể của đội, hỗ trợ các bộ phận di chuyển bảo vệ tài sản, bệnh nhân
và ứng cứu khi có các tình huống đột xuất, theo lệnh của phòng chống thảm họa, tìm kiếm cứu nạn của
đơn vị.
4.1.3. Tổ chức lực lượng cơ động phòng chống thảm hoạ, tìm kiếm cứu nạn
- Bệnh viện đa khoa tỉnh
- Các bệnh viện tuyến tỉnh
- Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố
- Trạm Y tế

4.1.4. Phương án cơ động tìm kiếm cứu nạn


- Thành lập các đội cơ động cấp cứu điều trị và phòng, chống dịch bệnh xử lý môi
trường, phải thường trực 24/24h trong ngày tại đơn vị khi có báo động khẩn cấp sẵn
sàng cơ động nhận nhiệm vụ.
- Xây dựng phương án cơ động và địa điểm tập kết phục vụ khi có tình huống xảy ra tại
các vùng trọng điểm
- Điều động các đội cơ động của ngành, phát lệnh điều động các cơ số thuốc, hóa chất,
dụng cụ y tế phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn
4.1.6. Chế độ thường trực, trực ban và chế độ báo cáo
a) Chế độ thường trực, trực ban: thực hiện chế độ thường trực, trực ban và trực chỉ
huy theo chế độ thường trực 24/24h
b) Thường trực, trực ban ở Sở Y tế: đảm bảo chế 6 độ thường trực 24/24h trong
ngày (Mỗi ngày phân thành 02 ca ngày và đêm) theo thời gian quy định và phân
công cán bộ phù hợp cho từng ca trực, đảm bảo thực hiện tốt một số nhiệm vụ chủ
yếu sau khi có chỉ đạo:
c) Chế độ báo cáo: Trong suốt thời gian xảy ra thảm hoạ, BCH PCTT và TKCN các
đơn vị phải thường xuyên báo cáo bằng điện thoại, Fax, điện báo hoặc bằng văn bản
về BCH PCTT và TKCN ngành hàng ngày, bất kỳ lúc nào khi có tình huống mới
bất thường xảy ra.
4.2. Cấp cứu y tế trong thảm hoạ
4.2.1. Đáp ứng yêu cầu cấp cứu và huy động cấp cứu
- Các đội cấp cứu nhanh chóng đến hiện trường
- Chỉ huy hiện trường: Xác định ai là người chỉ huy cao nhất (Lãnh đạo chính
quyền địa phương), chỉ huy từng lãnh vực chuyên môn (chỉ huy lực lượng y tế,
công an, cứu hoả cứu hộ) tại hiện trường thảm hoạ có nhiều lực lượng tham gia

4.2.2. Kiểm soát cấp cứu thương vong hàng loạt


- Khi đến hiện trường việc đầu tiên là thông báo kêu gọi sự giúp đỡ từ bên ngoài
và xung quanh, nhất là trường hợp đi cấp cứu một mình, phương tiện cấp cứu hạn
chế, ở nơi xa trung tâm
- Phân công công việc cho từng người trong nhóm, để thực hiện nhanh chóng và
hiệu quả việc cấp cứu nạn nhân
*Phân loại nạn nhân tại hiện trường:
a. Mục đích: giúp các nhân viên nhanh chóng cứu chữa các trường hợp bệnh nặng
b. Nguyên tắc:
- Năng động, nhanh chóng.
- Ưu tiên cho điều trị và giải cứu nạn nhân khỏi hiện trường.
- Phân loại tốt, dự hậu bệnh tốt
- Cán bộ y tế phải bình tĩnh
c. Các dạng phân loại
- Phân loại tại chỗ
- Khẩn cấp
- Không khẩn cấp
- Phân loại y tế: Sử dụng phương pháp S.M.A.R.T để ký hiệu gắn màu cho bệnh nhân: Đỏ (ưu
tiên)-Vàng (chờ cấp cứu)-Xanh (vết thương nhỏ)-Đen(tử vong)
- Phân loại vận chuyển
· Đỏ: cần vận chuyển càng sớm càng tốt
· Vàng: không có vấn đề đe dọa tính mạng
· Xanh: có thể đi bộ được
· Đen: tử vong
* Di chuyển nạn nhân

Nhân viên y tế cần nắm vững các kỹ thuật vận chuyển bệnh nhân từ hiện trường (sau khi
phân loại) đến phương tiện vận chuyển:

- Khiêng chuyển bệnh nhân bằng tay (trường hợp có 1 người, trường hợp có 2
người).
- Khiêng chuyển bệnh nhân bằng ghế khiêng (hay xe lăn)
- Khiêng chuyển bệnh nhân bằng cáng

* Phương tiện di chuyển:

- Xe cứu thương: các đơn vị sẵn sàng xe cứu thương để di chuyển bệnh nhân khẩn cấp
- Xe máy cấp cứu: sử dụng trong trường hợp nạn nhân ở các khu vực khó tiếp cận
- Ca nô cấp cứu, ghe: sử dụng trong trường hợp nạn nhân ở các vùng sông nước không
có đường bộ. Các đơn vị cấp huyện có đường sông sẵn sàng từ 2 đến 5 chiếc cho các Đội
cấp cứu
Tiếp nhận bệnh nhân:

Gồm các khoa: khoa Cấp cứu, khoa khám bệnh

- Khoa khám bệnh: tiếp nhận bệnh nhân trong giờ hành chính, có thể có nhiều
bệnh nhân đến khám với cùng một triệu chứng trên cùng một địa bàn.
- Khoa cấp cứu: nhận điện thoại từ các đơn vị cứu hộ địa phương, Trung tâm cấp
cứu 115.
5. Quản lí sau thảm họa
Tránh bùng phát dịch bệnh:
+ Bệnh sốt xuất huyết
+ Bệnh đường hô hấp:viêm họng,
+ Cáccúm,viêm
cảm bệnh về da:
tiểunấm
phế kẽ chân,
quản
ghẻ, viêm nang lông, nước ăn chân
(do nấm ký sinh gây ra), mẩn
ngứa, chốc lở…
+ Bệnh tiêu chảy cấp:tả, lỵ, thương
hàn
+ Đau mắt đỏ
- Xử lý môi trường: phun khử trùng, vôi,… - Đảm bảo cung cấp nước sạch: nước sinh hoạt,….
- Duy trì cung cấp đầy đủ vật tư y tế: Dựa theo kế hoạch mà phân bổ nguồn nhân lực hợp

- Tham gia dập dịch bệnh và xử lý môi trường.
- Thường xuyên để mắt đến trẻ em, không để chúng nghịch nước tại các nơi như cống
thoát nước mưa, khe núi hoặc cống rãnh;
- Không sử dụng thực phẩm đã tiếp xúc với nước lũ hoặc thực phẩm đã bị hư hỏng. Sử
dụng nước từ các nguồn an toàn (chẳng hạn như nước đóng chai) cho đến khi nguồn nước
sinh hoạt của gia đình không còn bị ô nhiễm (đun sôi, khử trùng hoặc chưng cất làm sạch
nước);
6. KẾT LUẬN

- Năm 2023, thời tiết ở Việt Nam và ở nhiều quốc gia trên thế giới đã phá vỡ những
quy luật. Đây được cho là do biến đổi khí hậu và hiện tượng thời tiết El Nino. Theo
Tổng cục Khí tượng Thủy văn Việt Nam, năm 2023 không có cơn bão nào đổ bộ trực
tiếp vào đất liền. Xây dựng kế hoạch hoạt động chi tiết ứng phó trước, trong và sau
bão là điều quan trọng đòi hỏi sự tham gia phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể, tổ
chức và tinh thần trách nhiệm của người dân với mục tiêu giảm thiểu thiệt hại tối đa
về con người và tài sản, khôi phục kinh tế một cách nhanh nhất
- Xây dựng bản kế hoạch quản lý trước, sau và trong thảm họa đưa ra những mục tiêu
từ đó xây dựng kế hoạch hoạt động và thực hiện cụ thể, chi tiết nhằm tổng quát được
nguy cơ và tìm ra cách ứng phó phù hợp hiệu quả nhất để giảm thiệt thiệt hại do thiên
tai gây ra. Để thực hiện tốt thì bản thân mỗi cán bộ nhân viên y tế phải tự mình trang
bị kiến thức, kĩ năng buộc phải có khi có tình huống khẩn cấp xảy ra, chủ động sẵn
sàng hành động khi có thảm họa xảy ra, chỉ có như vậy thì việc lập kế hoạch mới có
thể áp dụng vào thực tế. Cùng với đó sự hợp tác các tổ chức, cơ quan liên ngành hỗ
trợ, sẵn sàng giúp đỡ cùng nhau bảo vệ sức khỏe cộng động, đảm bảo ổn định sớm
cuộc sống cho người dân.
7. KHUYẾN NGHỊ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Bão nhiệt đới: Biện pháp phòng tránh hiệu quả
Bão nhiệt đới gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho con người và môi trường. Để chủ động
phòng tránh tác hại của bão, người dân cần thực hiện các biện pháp sau:

Trước khi xảy ra bão:

- Theo dõi thông tin cảnh báo chính thức.


- Chuẩn bị thuyền, phao, bè gia cố nhà.
- Dự trữ nước uống, lương thực, thực phẩm, thuốc men đủ dùng ít nhất 7 ngày.
- Sơ tán gia đình ra khỏi khu vực nguy cơ.
- Lưu trữ số điện thoại và địa chỉ liên lạc khẩn cấp.
Trong khi xảy ra bão:

- Tuân thủ các hướng dẫn của cơ quan chức năng.


- Tránh ra khỏi các khu vực nguy cơ.
- Cố gắng giữ an toàn và thoát khỏi nguy hiểm.
- Nếu chính quyền địa phương yêu cầu, hãy lập tức di chuyển đến khu vực trú ẩn an toàn có
nền đất cao.
- Tránh xa khu vực nguy hiểm bị ngập lụt.
- Không thực hiện việc đi bộ, bơi lội hay lái xe qua vùng nước chảy xiết.
- Sử dụng đèn pin thay vì sử dụng thiết bị chiếu sáng bằng ngọn lửa trần nến, đuốc.
- Hãy đề phòng lũ quét tiềm ẩn.
- Theo dõi tin tức mới nhất về tình hình bão thông qua tivi, báo, đài phát thanh.
Sau khi bão nhiệt đới kết thúc:

– Thường xuyên để mắt đến trẻ em, không để chúng ra ngoài trong thời điểm trong và
sau cơn bão.

– Không sử dụng thực phẩm đã tiếp xúc với nước lũ hoặc thực phẩm đã bị hư hỏng. Sử
dụng nước từ các nguồn an toàn (chẳng hạn như nước đóng chai) cho đến khi nguồn
nước sinh hoạt của gia đình không còn bị ô nhiễm (đun sôi, khử trùng hoặc chưng cất
làm sạch nước);
– Trước khi trở về ngôi nhà bị hư hỏng do bão,lũ cần ngắt điện ở hộp cầu chì, aptomat
hoặc cầu dao chính cho đến khi ngôi nhà của mình được làm khô an toàn; kiểm tra hệ
thống gas; kiểm tra và tìm các nguy cơ có thể xảy ra cháy nổ; kiểm tra sàn nhà, cửa ra
vào, cửa sổ và tường xem có vết nứt hoặc các hư hỏng khác để đảm bảo ngôi nhà
không có nguy cơ bị sập.
// World Tsunami Awareness Day

THANK
S

You might also like