nhóm2-yhth

You might also like

Download as pptx, pdf, or txt
Download as pptx, pdf, or txt
You are on page 1of 71

Kế hoạch quản lý trước,

trong và sau thảm họa lũ


lụt, sạt lở tại tỉnh Lào Cai
năm 2025

Nhóm 2- YK54L
Thành viên

1. Nguyễn Thị Hồng Hạnh


2. Nguyễn Thị Thanh Hằng
3. Lý Ngọc Hiền
4. Đào Minh Hoàng
5. Đỗ Ngọc Huyền
6. Phạm Tuấn Khanh
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Đặt vấn đề
Việt Nam là một nước có khí hậu gió mùa nóng ẩm, lưu lượng mưa hằng năm nhiều, cộng
với đặc thù địa hình cắt xẻ lớn, ¾ là núi đồi, đường bờ biển kéo dài là những yếu tố thuận
lợi cho thiên tai hoành hành. Trong những năm qua, dưới tác động của biến đổi khí hậu, tình
hình thiên tai ngày càng diễn biến phức tạp, bất thường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân. Trong các loại hình thiên tai ở nước ta, lũ lụt
luôn có sức tàn phá lớn nhất, xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại lớn nhất cả về con người và
tài sản. Điều đáng nói là lũ lụt trong những năm gần đây ngày càng diễn biến trái quy luật,
kể cả trong những tháng được xem là hiếm khi xuất hiện.

Trong các khu vực trên cả nước, các tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc nói chung và
tỉnh Lào Cai nói riêng luôn là một trong những “điểm nóng” của lũ lụt đi kèm sạt lở đất
trong nhiều năm liền.
I. Đặt vấn đề

Việt Nam là một nước có khí hậu gió mùa nóng ẩm, lưu lượng
mưa hằng năm nhiều, cộng với đặc thù địa hình cắt xẻ lớn, ¾ là
núi đồi, đường bờ biển kéo dài là những yếu tố thuận lợi cho
thiên tai hoành hành. Trong những năm qua, dưới tác động của
biến đổi khí hậu, tình hình thiên tai ngày càng diễn biến phức
tạp, bất thường, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời
sống sinh hoạt của người dân. Trong các loại hình thiên tai ở
nước ta, lũ lụt luôn có sức tàn phá lớn nhất, xảy ra thường xuyên,
gây thiệt hại lớn nhất cả về con người và tài sản. Điều đáng nói
là lũ lụt trong những năm gần đây ngày càng diễn biến trái quy
luật, kể cả trong những tháng được xem là hiếm khi xuất hiện.
I. Đặt vấn đề
Trong các khu vực trên cả nước, các tỉnh thuộc khu vực miền
núi phía Bắc nói chung và tỉnh Lào Cai nói riêng luôn là một
trong những “điểm nóng” của lũ lụt đi kèm sạt lở đất trong nhiều
năm liền.
Đối với tỉnh Lào Cai, lũ lụt kéo theo sạt lở đất luôn có cường suất
lớn, sức tàn phá ác liệt, xảy ra liên tục hàng năm. Theo báo cáo
của ban chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh Lào Cai, chỉ tính riêng năm
2023 và 3 tháng đầu năm 2024, toàn tỉnh Lào Cai đã xảy ra hơn
30 đợt thiên tai chủ yếu là mưa lũ, sạt lở đất đá làm 18 người
chết, 1 người mất tích và 7 người bị thương; 659 nhà bị thiệt hại
và ảnh hưởng; gần 12.500 ha lúa, ngô, hoa màu, cây ăn quả, thủy
sản, cây xanh bị thiệt hại; hơn 500 con gia súc, gia cầm bị chết;
gần 150 công trình cơ sở hạ tầng bị hư hỏng. Đặc biệt, lũ lụt đã
làm sạt lở gần 1.000 vị trí trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh,
đường huyện, đường xá với hàng trăm nghìn m3 đất, đá
I. Đặt vấn đề
Mặc dù địa phương đã có rất nhiều các kế hoạch phòng chống thiên tai lồng ghép với kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội , các nghiên cứu, giải pháp, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, khắc
phục hậu quả.... nhưng công tác phòng, chống lũ lụt, sạt lở đất, cứu nạn, cứu hộ vẫn còn
nhiều khó khăn, bất cập như: công tác chỉ đạo của một số địa phương cả cấp huyện và cấp xã
về phòng ngừa, ứng phó khắc phục hậu quả chưa quyết liệt; công tác tham mưu tổng hợp,
đánh giá thiệt hại đôi khi chưa đáp ứng yêu cầu; cán bộ làm nhiệm vụ phòng chống thiên tai
còn thiếu về số lượng, yếu về chất lượng; số lượng các kế hoạch, giải pháp ứng phó với các
tác động của lũ lụt, sạt lở đất đến sức khỏe của người dân và các vấn đề liên quan đến y tế
còn ít, vai trò của y tế trong các kế hoạch địa phương đưa ra chưa thực sự rõ ràng, chi tiết
khiến cho nhân viên y tế cũng như người dân còn lúng túng trong việc thực hiện hành động
cụ thể; kiến thức của người dân liên quan đến các vấn đề sức khỏe, y tế trong thảm họa lũ lụt,
sạt lở đất chưa cao.
I. Đặt vấn đề

Xuất phát từ thực tiễn nói trên, với mong muốn chủ động ứng phó, không để bị động, bất ngờ
khi lũ lụt, sạt lở đất xảy ra tại Lào Cai năm 2025, nâng cao chất lượng của đội phòng chống
cứu hộ cứu nạn, nâng cao vai trò của các cán bộ y tế trong việc phòng chống lũ lụt, sạt lở đất,
tăng cường hoạt động thông tin, truyền thông, hướng dẫn cho người dân kỹ năng phòng ngừa,
ứng phó, bảo vệ sức khỏe trước, trong và sau với các loại hình thiên tai phổ biến nói chung,
lũ lụt, sạt lở đất nói riêng. Chúng tôi quyết định chọn vấn đề KẾ HOẠCH QUẢN LÝ
TRƯỚC, TRONG VÀ SAU THẢM HỌA LŨ LỤT, SẠT LỞ TẠI TỈNH LÀO CAI NĂM
2025 nhằm đóng góp một số giải pháp cụ thể cho việc phòng chống lũ lụt, sạt lở đất tại Lào
Cai, giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản.
II. NỘI DUNG

A. Đặc điểm tự nhiên, dân sinh kinh tế - xã hội; thời tiết khí hậu, thiên tai; các loại hình thiên tai; cấp độ
rủi ro thiên tai; phạm vi, ảnh hưởng

B. Kế hoạch quản lý trước thảm họa lũ lụt, sạt lở tại tỉnh lào cai năm 2025

C. Kế hoạch quản lý trong và sau thảm họa lũ lụt, sạt lở tại tỉnh lào cai năm 2025
A. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, DÂN SINH KINH TẾ -
XÃ HỘI; THỜI TIẾT KHÍ HẬU, THIÊN TAI;
CÁC LOẠI HÌNH THIÊN TAI; CẤP ĐỘ RỦI RO
THIÊN TAI; PHẠM VI, ẢNH HƯỞNG
I. Đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội
1. Đặc điểm tự nhiên
Tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên 636.425 ha, với vị trí địa lý nằm ở vùng
miền núi phía Tây Bắc, cách Hà Nội 296 km theo đường sắt; 245 km theo
đường QL 70; 265 km theo đường cao tốc Lào Cai - Hà Nội. Phía Đông
giáp tỉnh Hà Giang; phía Tây giáp tỉnh Lai Châu; phía Nam giáp tỉnh Yên
Bái, phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) với 182,086 km đường Biên
giới.
I. Đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội
2. Địa hình
Tỉnh Lào Cai có địa hình rất phức
tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ
chia cắt mạnh, độ dốc lớn. Địa hình
đặc trưng chủ yếu là núi cao, đồi
dốc, khe sâu; những vùng đất có độ
dốc trên 25° chiếm 80% diện tích
đất của toàn tỉnh. Địa hình được
chia thành 2 vùng; chịu tác động
của khí hậu thời tiết, thiên tai khác
nhau, gồm
I. Đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội

3. Sông suối
Lào Cai có hệ thống sông, suối dày
đặc được phân bố khá đều trên địa
bàn tỉnh, trong đó có ba con sông
lớn là sông Hồng, sông Chảy và
sông Nậm Thi có độ dốc cao, hàm
lượng phù sa lớn.
I. Đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội
3. Sông suối
Sông Hồng: Điểm tiếp xúc đầu tiên
của sông Hồng với lãnh thổ Việt
Nam tại xã A Mú Sung, huyện Bát
Xát; chính giữa sông là điểm phân
chia lãnh thổ hai nước; đến thành
phố Lào Cai, sông Hồng chảy hẳn
vào lãnh thổ Việt Nam, trong đó
chảy qua tỉnh Lào Cai với chiều dài
khoảng 120 km; mực nước cao
nhất 7.915 cm, thấp nhất 7.562 cm;
lưu lượng nước cao nhất 1.860
m3/s, thấp nhất 115 m3/s..
I. Đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội
3. Sông suối
Sông Chảy: Bắt nguồn từ Trung
Quốc chảy qua các huyện: Si Ma
Cai, Bắc Hà, Bảo Yên. Độ dài sông
Chảy đi qua tỉnh Lào Cai với chiều
dài khoảng 124 km; mực nước cao
nhất 7.901 cm, thấp nhất 7.529 cm;
lưu lượng nước cao nhất 569 m3/s,
thấp nhất 3 m3/s.
I. Đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội
3. Sông suối
Sông Nậm Thi: Bắt nguồn từ Trung
Quốc chảy qua các huyện Mường
Khương, Bảo Thắng, thành phố
Lào Cai. Độ dài sông Nậm Thi đi
qua tỉnh Lào Cai khoảng 122 km,
mùa mưa thường xuyên xảy ra lũ,
ngập lụt khu vực ven sông các
huyện Bảo Thắng và thành phố Lào
Cai.
I. Đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội
3. Sông suối
Suối: Ngoài ba con sông chính,
trên địa bàn tỉnh Lào Cai còn có
trên 107 dòng suối lớn, nhỏ như
suối Ngòi Bo, suối Ngòi Nhù, Suối
Minh Lương,... về mùa mưa có thể
gây sạt lở đất, ngập lụt, lũ ống, lũ
quét..., gây thiệt hại về người và tài
sản của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
I. Đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội

4. Đặc điểm dân số, lao động, tỷ lệ hộ nghèo (Theo niên giám thống kê tỉnh
năm 2022)

Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2022: 770.589 người (Nam 392.999 người, chiếm
51%; Nữ 377.590 người, chiếm 49%). Mật độ dân số bình quân 121,09 người/km 2.
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên: Tổng số: 396.165 người (Nam 214.134
người, chiếm 54,05%; Nữ 182.031 người, chiếm 49,95%).
Tỷ lệ hộ nghèo 19,37%; tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh: 95,5%;
thành thị 100%.
I. Đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội

4. Đặc điểm dân số, lao động, tỷ lệ hộ nghèo (Theo niên giám thống
kê tỉnh năm 2022)
* Đối tượng dễ bị tổn thương
- Dân số trung bình toàn tỉnh năm 2022: 770.589 người, xác định
các đối tượng dễ bị tổn thương như sau:
+ Người già: trên 80000 người.
+ Trẻ em: 227000 người.
+ Người khuyết tật, bệnh hiểm nghèo: trên 7000 người.
I. Đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội

5. Đặc điểm cơ sở hạ tầng


• Giáo dục: 598 trường học, trong đó 197 trường mần non, 182 trường tiểu học,
144 trường Trung học cơ sở, 27 trường trung học phổ thông, 43 trường phổ
thông cơ sở, 9 trường trung cơ sở liên cấp học với 57.614 học sinh mầm non;
169.758 học sinh phổ thông và cao đẳng.
• Y tế: Cơ sở y tế khám, chữa bệnh 365 cơ sở, trong đó 14 bệnh viện và 01
bệnh viện phục hồi chức năng và điều dưỡng, 18 phòng khám đa khoa khu
vực, 152 trạm y tế cấp xã, 180 cơ sở y tế khác với 3.420 giường bệnh. Nhân
lực ngành y 5.012 người, trong đó 4.175 người làm việc trong ngành y tế,
837 người làm việc trong ngành Dược, số Bác sỹ bình quân trên 1 vạn dân
13,03 người năm 2022 tăng lên 0,34 người so với năm 2021.
I. Đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội
5. Đặc điểm cơ sở hạ tầng
• Hệ thống đường giao thông: Trên địa bàn tỉnh hiện có
khoảng 11.867 km, trong đó đường cao tốc Nội Bài -
Lào Cai đoạn qua địa phận tỉnh Lào Cai dài 72 km; 05
Quốc lộ qua địa phận tỉnh Lào Cai dài 546 km; 16 tuyến
đường tỉnh dài 821 km; 770 km đường huyện; 9.000 km
đường xã, đường giao thông nông thôn khác; 440 km
đường đô thị; 14,5 km đường chuyên dùng; 203 đường
tuần tra biên giới.
• Cơ sở hạ tầng khác: 1.143 công trình thủy lợi, 67 hồ
đập thủy điện điều tiết nguồn nước cho sản xuất, sinh
hoạt và điều tiết nguồn nước ứng phó khi có mưa, lũ; 21
hồ đập sản xuất công nghiệp; 152 trụ sở UBND cấp xã;
trên 152 Đài phát thanh cấp xã; 152 nhà văn hóa đa
năng, nhà văn hóa cộng đồng (100% cấp xã có Đài phát
thanh và nhà văn hóa cộng đồng)..
I. Đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội
6. Năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai
Hiện nay, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh đang quản lý 50 trạm đo mưa
tự động và 3 trạm thời tiết tổng hợp để dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai. Dự kiến trong
năm 2024, tiếp tục lắp đặt thêm 01 hệ thống thời tiết tổng hợp kết hợp với Đài khí tượng
thủy văn Lào Cai có: 9 trạm quan trắc KTTV (05 trạm Thủy văn, 04 trạm khí tượng) thuộc
mạng lưới trạm quốc gia; 95 trạm đo tự động; 02 trạm ra đa thời tiết và các phần mềm dự
báo, cảnh báo thời tiết, phần mềm phân tích, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất (luquetsatlo.nchmf)
từ số liệu mưa và dự báo mưa vệ tinh; sản phẩm JMA- Nhật Bản; sản phẩm ECMWF- Châu
Âu, Mỹ, các dữ liệu mưa từ các trạm đo mưa tự động; số liệu độ ẩm, khí áp,... từ các trạm
khí tượng và 03 trạm thời tiết tổng hợp,...
Ngoài ra, Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh dự kiến xây dựng bản đồ trượt lở
đất trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, cập nhật kịp thời kịch bản biến đổi khí hậu, dự báo về thiên
tai, nguồn nước, nhất là các sông, suối sát biên giới để cảnh báo mưa, lũ, lũ quét, ngập úng,
sạt lở đất, sạt lở bờ sông, suối và các hiện tượng thời tiết, thiên tai nguy hiểm khác.
I. Đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội
7. Khả năng đáp ứng với lũ lụt sạt lở đất của ngành y tế

* Công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của tỉnh, xác định dựa vào phương
châm “4 tại chỗ”: Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ và hậu cần
tại chỗ.
I. Đặc điểm tự nhiên, dân sinh, kinh tế - xã hội
7. Khả năng đáp ứng với lũ lụt sạt lở đất của ngành y tế

- Chỉ huy: Trung tâm y tế phối hợp với ban chỉ đạo phòng chống thiên tai và trạm y tế.
- Lực lượng tại chỗ:
+ Cán bộ y tế.
+ Y tế thôn bản.
- Phương tiện, vật tư tại chỗ: Gồm xe tải, trang thiết bị, vật tư y tế sẵn sàng cho công
tác điều trị cho người dân
- Hậu cần tại chỗ: Bao gồm bộ phận y tế sẵn sàng chữa trị cho người dân khi bị
thương, hướng dẫn xử lý nước sạch các giếng đào, xử lý môi trường, phun thuốc tiêu độc
khử trùng, phòng trừ dịch bệnh.
II. Thời tiết khí hậu, thiên tai; các loại hình thiên tai; các điểm có nguy cơ
xảy ra thiên tai
1. Thời tiết, khí hậu
Theo dự báo của Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy Văn quốc gia và Đài Khí tượng
Thủy văn tỉnh Lào Cai. Trong năm 2024, tỉnh Lào Cai có nhiệt độ trung bình vùng
thấp từ 22-23°C; lượng mưa trung bình từ 1.800 - 2.000mm; độ ẩm không khí 80-83%.
Khu vực vùng cao và núi cao của tỉnh nền nhiệt dao động từ 15-17°C; độ ẩm không
khí trung bình dao động từ 85-90%. Do bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp, phân
tầng độ cao lớn, nên có sự đan xen một số tiểu vùng khí hậu á nhiệt đới, ôn đới. Tỉnh
Lào Cai thường có sự chênh lệch khí hậu giữa các vùng; vùng cao độ ẩm lớn hơn vùng
thấp; mùa hè nhiệt độ cao nhất có nơi đạt 40C°; mùa Đông có sương mù thường xuất
hiện khá phổ biến trên toàn tỉnh, có nơi mật độ rất dày. Trong các đợt rét hại thường
xuất hiện sương muối ở những vùng có độ cao trên 1.500m như: Sa Pa, Bát Xát; nhiều
năm có tuyết rơi, nhiệt độ dưới 0C°..
II. Thời tiết khí hậu, thiên tai; các loại hình thiên tai; các điểm có nguy cơ
xảy ra thiên tai
2. Các điểm có nguy cơ xảy ra thiên tai
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có trên 769
điểm có nguy cơ xảy ra thiên tai; trong
đó: 601 điểm chưa có biển cảnh báo
(Ngầm tràn 71 điểm; sạt lở đất 222 điểm;
lũ ống, lũ quét 113 điểm; ngập úng 107
điểm; sạt lở bờ sông, suối 36 điểm; sụt lún
do mưa lũ hoặc dòng chảy 52 điểm); 168
điểm đã có biển cảnh báo (Ngầm tràn 38
điểm; sạt lở đất 93 điểm; lũ ống, lũ quét
30 điểm; ngập úng 4 điểm; sạt lở bờ sông,
suối 02 điểm; sụt lún do mưa lũ hoặc
dòng chảy 01 điểm
III. Cấp độ rủi ro mưa lũ, sạt lở có khả năng ảnh hưởng đến tỉnh Lào Cai

1. Đối với bão và áp thấp nhiệt đới: Cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 3.
2. Đối với mưa lớn: Cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 2.
3. Đối với lũ, ngập lụt: Cấp độ rủi ro cao nhất là cấp 3
4. Đối với lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy: Cấp độ rủi ro cao
nhất là cấp 3.
IV. Phạm vi ảnh hưởng và số lần xuất hiện

1. Áp thấp nhiệt đới, hoàn lưu bão


- Tỉnh Lào Cai không chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhưng lại chịu ảnh hưởng của
hoàn lưu bão gây mưa lớn, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất; ngập úng ở vùng thấp trũng thấp.
Áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến tỉnh Lào Cai thường có sức gió đã suy yếu khoảng
cấp 5 ÷ 6; tốc độ gió từ 39 ÷ 49 km/h, kèm theo mưa kéo dài trong khoảng từ 2-4 ngày.
- Số đợt ATNĐ ảnh hưởng đến tỉnh Lào Cai trung bình từ 5- 7 đợt /năm 2024.
- Phạm vi ảnh hưởng: Trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó các khu vực vùng thấp như
thành phố Lào Cai, Bảo Yên, Bảo Thắng và một phần huyện Bát Xát, Văn Bàn thường
chịu ảnh hưởng, thiệt hại do áp thấp nhiệt đới gây ra nhiều hơn so với các huyện, thị
xã khác
IV. Phạm vi ảnh hưởng và số lần xuất hiện
2. Mưa lớn

a) Là loại hình thiên tai gây thiệt hại lớn nhất; mưa lớn có thể gây lũ ống, lũ quét, trượt
sạt lở đất, ngập lụt làm ách tắc giao thông, phá hủy các công trình hạ tầng, nhà cửa,
hoa mầu của người dân. Mưa lớn được chia làm 3 cấp:
- Mưa vừa: Lượng mưa đo được từ 16 đến 50 mm/24h hoặc 8 đến 25 mm/12h.
- Mưa to: Lượng mưa đo được từ 51 đến 100 mm/24h hoặc 26 đến 50mm/12h.
- Mưa rất to: Lượng mưa đo được > 100 mm/24h hoặc > 50 mm/12h.
b) Số đợt mưa lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh trung bình từ: 7-8 đợt/năm; lượng mưa từ
100 - 200 mm trong 24 giờ kéo dài từ 2 ngày đến 5 ngày.
c) Phạm vi ảnh hưởng: Trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó các địa phương thường chịu
ảnh hưởng nhiều nhất tập trung ở các huyện Bảo Yên, Bảo Thắng, Văn Bàn, thị xã Sa
Pa, thành phố Lào Cai, một số xã vùng thấp huyện Bát Xát, Mường Khương.
IV. Phạm vi ảnh hưởng và số lần xuất hiện
3. Lũ, ngập lụt
a) Lũ: xảy ra bất ngờ, tồn tại trong một thời gian ngắn, dòng chảy xiết, có hàm lượng chất rắn cao,
sức tàn phá lớn; thường xảy ra ở các lưu vực nhỏ, có thảm thực bì thưa, độ dốc lưu vực trên 20%.
Hàng năm, tỉnh Lào Cai thường chịu ảnh hưởng khoảng 50 trận lũ lớn, nhỏ từ 3 con sông chính:
Sông Hồng, sông Chảy, sông Nậm Thi và 107 dòng suối lớn nhỏ trên địa bàn tỉnh.
b) Ngập lụt: Xảy ra khi mực nước sông, suối dâng cao do lũ lớn làm tràn, ngập, phá hủy các công
trình hạ tầng, nhà cửa, tài sản dọc theo sông, suối hoặc có thể do mưa lớn khả năng thoát nước
không kịp. Nguyên nhân do mưa lớn hoặc rừng bị tàn phá.
c) Số đợt xuất hiện trên địa bàn tỉnh trung bình từ: 08÷09 đợt/sông, suối/năm; lượng mưa trên 100
mm/đợt hoặc mưa cục bộ tạo dòng chảy lớn.
d) Phạm vi ảnh hưởng: Trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó tập trung nhiều nhất ở các huyện, thị xã:
Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai, Văn Bàn, Bát Xát, Mường Khương, Bảo Yên. Đối với ngập lụt thường
xảy ra ở các huyện vùng thấp: Bảo Yên, Bảo Thắng, thành phố Lào Cai và một số xã vùng thấp
huyện Bát Xát.
IV. Phạm vi ảnh hưởng và số lần xuất hiện
4. Lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
a) Lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trên địa bàn tỉnh thường do mưa, mưa
lớn kéo dài. Lượng mưa từ 100 mm đến 200 mm trong 24 giờ và mưa đã xảy ra trước đó từ 1
ngày đến 2 ngày kết hợp với kết cấu địa
chất kém, độ dốc địa hình cao, thảm thực vật kém hoặc do thi công công trình để lại các hố sâu, ta
luy cao.
b) Lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy có thể gây thiệt hại về người, nhà cửa,
tài sản, hoa mầu, các công trình hạ tầng, gây ách tắc giao thông, làm hư hỏng nhiều tài sản máy
móc, thiết bị khác. Theo kết quả thống kê tổng hợp của các huyện, thị xã, thành phố, hiện nay có
314 điểm sạt lở đất trên 50 m3 (93 điểm đã có biển cảnh báo, 222 điểm chưa có biển cảnh báo);
53 điểm có nguy cơ sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy trên 50 m3 (01 điểm đã có biển cảnh
báo, 53 điểm chưa có biển cảnh báo).
c) Phạm vi ảnh hưởng: Trên địa bàn toàn tỉnh, trong đó tập trung chủ yếu ở các huyện: Si Ma Cai,
Mường Khương, Bắc Hà và một số xã vùng cao huyện Bát Xát, Văn bản; thị xã Sa Pa.
KẾ HOẠCH
Quản lý trước thảm họa lũ lụt, sạt lở
tại tỉnh Lào Cai năm 2025
Kế hoạch quản lý trước thảm họa lũ lụt, sạt lở tại tỉnh lào cai năm 2025

Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-BYT ngày 23 tháng 02 năm 2021 Chỉ thị của Bộ Y tế
về việc triển khai công tác phòng, chống thiên tai và tổ chức tìm kiếm cứu nạn
trong ngành Y tế năm 2021;

Căn cứ Quyết định số 1355/QĐ-BYT ngày 23 tháng 02 năm 2021 Quyết định
phê duyệt kế hoạch phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2021 của Bộ
Y tế;

Sở Y tế xây dựng Kế hoạch Quản lý trước thảm hoạ lũ lụt, sạt lở tại tỉnh Lào
Cai năm 2025 cụ thể như sau:
I- MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung:
Chủ động dự phòng, sẵn sàng ứng phó, nhằm giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản do
thiên tai, thảm họa gây ra; nâng cao nhận thức và kỹ năng phòng, tránh của nhân dân với
thiên tai, thảm họa.
2. Mục tiêu cụ thể:
2.1. Tăng cường năng lực hệ thống tổ chức, điều hành, quản lý công tác chuẩn bị, đáp
ứng và khắc phục hậu quả thiên tai của ngành Y tế từ huyện đến địa phương;
2.2. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách của ngành Y tế trong chuẩn bị, ứng phó
và khắc phục hậu quả thiên tai;
2.3. Tăng cường năng lực của các cơ sở y tế nhằm cung cấp dịch vụ y tế một cách hiệu
quả và kịp thời trong tình huống thảm họa;
2.4. Huy động mọi nguồn lực và tăng cường sự tham gia phối hợp của cộng đồng, các tổ
chức;
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Tăng cường năng lực hệ thống điều hành, quản lý và đáp ứng thiên tai của sở Y tế
Hoạt động cụ thể: Chương trình kiện toàn bộ máy tổ chức, điều hành công tác chuẩn bị, ứng
phó và khắc phục hậu quả thiên tai ngành y tế
Đơn vị thực hiện: Phòng Tổ chức cán Bộ
Đơn vị phối hợp: UBND, Các cơ quan, ban chỉ đạo phòng chống thiên tai cứu hộ cứu nạn
( Quân đội, Công anh, Đoàn thanh niên…)
Kinh phí, cơ sở vật chất: Hỗ trợ kinh phí Thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số
08/2019/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai về mức
chi đặc thù bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật cho
người dân tại cơ sở và các văn bản khác có liên quan;
Dự kiến kết quả: Trong năm 2024, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Sở Y tế được bổ sung đơn vị thành viên hoặc phối hợp như Truyền thông, quân y. Các Tiểu
Ban của Ban được qui trách nhiệm rõ ràng và đã tham gia vào các hoạt động định kì của Ban
trong lập kế hoạch, tổ chức tập huấn, nâng cao nhận thức cho các lực lượng tham gia công tác
phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương và cộng đồng:
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tăng cường năng lực hệ thống điều hành, quản lý và đáp ứng thiên tai của sở Y tế
Hoạt động cụ thể: Rà soát chức năng và hoạt động của Ban chỉ huy từ Trung ương đến địa
phương làm cơ sở thông tin cho xây dựng chính sách nhân sự, cải tiến hệ thống điều
hành/quản lý phòng chống thiên tai
Đơn vị thực hiện: Thường trực - Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn
Kinh phí, cơ sở vật chất: Hỗ trợ kinh phí Thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số
08/2019/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai về mức
chi đặc thù bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp cận pháp luật cho
người dân tại cơ sở và các văn bản khác có liên quan;
Dự kiến kết quả: Đến 2025, nhân sự chuyên trách (và có nguồn kinh phí riêng) cho hoạt
động điều hành quản lý từ tỉnh đến địa phương được tuyển dụng, đào tạo và sử dụng (dựa
trên Chính sách nhân sự và tài chính phục vụ nâng cao năng lực PCTH của Sở Y tế).
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tăng cường năng lực hệ thống điều hành, quản lý và đáp ứng thiên tai của
sở Y tế
Hoạt động cụ thể: Chương trình nâng cao năng lực quản lý thiên tai: tuyển chọn,
đào tạo và duy trì đội ngũ cán bộ quản lý y tế trong thiên tai.
Đơn vị thực hiện: Phòng Tổ chức cán Bộ

Kinh phí, cơ sở vật chất: Hỗ trợ kinh phí Thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số
08/2019/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai
về mức chi đặc thù bảo đảm cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, chuẩn tiếp
cận pháp luật cho người dân tại cơ sở và các văn bản khác có liên quan;
Dự kiến kết quả: Đến tháng 12 năm 2024, 100% cán bộ chuyên trách công tác
quản lý công tác thiên tai được tham gia các chương trình đào tạo trong và ngoài
nước về quản lý thiên tai
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

2. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách của sở Y tế


Hoạt động cụ thể: Rà soát các qui định, chính sách hiện hành có thể ứng dụng
trong việc chuẩn bị và ứng phó với thiên tai
Đơn vị thực hiện: Đơn vị Phòng chống thảm họa và tìm kiếm cứu nạn
Đơn vị phối hợp: UBND, Các cơ quan, ban chỉ đạo phòng chống thiên tai cứu hộ
cứu nạn ( Quân đội, Công anh, Đoàn thanh niên…)
Kinh phí, cơ sở vật chất: Mức chi căn cứ theo dự toán được các cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt và khả năng cân đối của Quỹ tỉnh
Dự kiến kết quả: Số văn bản chính sách (tài chính, đãi ngộ,v.v.) được rà soát và
đưa vào vận dụng trong công tác thiên tai.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

2. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách của sở Y tế


Hoạt động cụ thể: Chương trình hoàn thiện hệ thống văn bản, cơ chế chính sách
Đơn vị thực hiện: Phòng Tổ chức cán Bộ
Đơn vị phối hợp: UBND, Các cơ quan, ban chỉ đạo phòng chống thiên tai cứu hộ
cứu nạn ( Quân đội, Công anh, Đoàn thanh niên…)
Kinh phí, cơ sở vật chất: Mức chi căn cứ theo dự toán được các cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt và khả năng cân đối của Quỹ tỉnh
Dự kiến kết quả: Đến 2025, Ban hành qui định về nhân sự chuyên trách trong công
tác phòng chống thiên tai cùng với cơ chế khuyến khích, Qui định về cơ cấu tổ chức
trong công tác chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

2. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế chính sách của sở Y tế


Hoạt động cụ thể: Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn lập kế hoạch, kỹ thuật và qui
trình quản lý thiên tai toàn diện của ngành Y tế theo ba giai đoạn trước, trong và sau
thiên tai.
Đơn vị thực hiện: Đơn vị Phòng chống thảm họa và tìm kiếm cứu nạn
Đơn vị phối hợp: UBND, Các cơ quan, ban chỉ đạo phòng chống thiên tai cứu hộ
cứu nạn ( Quân đội, Công anh, Đoàn thanh niên…)
Kinh phí, cơ sở vật chất: Mức chi căn cứ theo dự toán được các cơ quan có thẩm
quyền phê duyệt và khả năng cân đối của Quỹ tỉnh
Dự kiến kết quả: Đến 2025, khung chính sách cho công tác chuẩn bị, ứng phó với
thiên tai được xây dựng và cập nhật theo thời gian
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
3. Tăng cường năng lực của các cơ sở y tế nhằm cung cấp dịch vụ y tế một cách hiệu
quả và kịp thời trong tình huống thiên tai
Hoạt động cụ thể: Xây dựng và triển khai chương trình/mô hình bệnh viện an toàn tại các vùng
trọng điểm
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Quản lý khám chữa bệnh, Phòng nghiệp vụ Y, Dược; Phòng Kế
hoạch tài chinh, Trung tâm Quản lý khám chữa bệnh, Đơn vị Phòng chống thảm họa và tìm
kiếm cứu nạn
Đơn vị phối hợp: UBND, Các cơ quan, ban chỉ đạo phòng chống thiên tai cứu hộ cứu nạn
( Quân đội, Công anh, Đoàn thanh niên…)
Kinh phí, cơ sở vật chất: Hỗ trợ diễn tập phòng, chống thiên tai ở các cấp: Mức hỗ trợ căn cứ
theo dự toán được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối của Quỹ
Dự kiến kết quả: Đến 2025, 80% cơ sở y tế tại các tỉnh trọng điểm có cơ sở vật chất đạt được
tiêu chí cần thiết bền vững trong thiên tai, 100% các cơ sở y tế có trang thiết bị, hoá chất, thuốc
thiết yếu, ngân hàng máu (cấp khu vực, tỉnh) dự trù cho các tình huống thiên tai và khống chế
dịch bệnh bùng phát, 90% số cơ sở y tế (từ tỉnh đến huyện) có kế hoạch quản lý thiên tai và
diễn tập định kì đáp ứng với các tình huống thiên tai khác nhau
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

3. Tăng cường năng lực của các cơ sở y tế nhằm cung cấp dịch vụ y tế một cách hiệu
quả và kịp thời trong tình huống thiên tai
Hoạt động cụ thể:Nâng cao năng lực cấp cứu và quản lý thương vong hàng loạt tại bệnh viện
Trung ương, khu vực, tuyến Tỉnh/huyện có nguy cơ cao trong việc đối mặt với tình huống khẩn
cấp, thiên tai
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Quản lý khám chữa bệnh, Phòng nghiệp vụ Y, Dược; Phòng Kế
hoạch tài chinh, Trung tâm Quản lý khám chữa bệnh, Đơn vị Phòng chống thảm họa và tìm
kiếm cứu nạn
Đơn vị phối hợp: UBND, Các cơ quan, ban chỉ đạo phòng chống thiên tai cứu hộ cứu nạn
( Quân đội, Công anh, Đoàn thanh niên…)
Kinh phí, cơ sở vật chất: Hỗ trợ diễn tập phòng, chống thiên tai ở các cấp: Mức hỗ trợ căn cứ
theo dự toán được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối của Quỹ
Dự kiến kết quả: Đến 2025, 90% số cơ sở y tế (từ tỉnh đến huyện) có kế hoạch quản lý thiên
tai và diễn tập định kì đáp ứng với các tình huống thiên tai khác nhau.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

3. Tăng cường năng lực của các cơ sở y tế nhằm cung cấp dịch vụ y tế một cách hiệu
quả và kịp thời trong tình huống thiên tai
Hoạt động cụ thể: Chương trình nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hình thức cung
cấp dịch vụ y tế theo đội cơ động trong sơ cấp cứu và phòng chống dịch bệnh
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Quản lý khám chữa bệnh, Phòng nghiệp vụ Y, Dược; Phòng Kế
hoạch tài chinh, Trung tâm Quản lý khám chữa bệnh, Đơn vị Phòng chống thảm họa và tìm
kiếm cứu nạn
Đơn vị phối hợp: UBND, Các cơ quan, ban chỉ đạo phòng chống thiên tai cứu hộ cứu nạn
( Quân đội, Công anh, Đoàn thanh niên…)
Kinh phí, cơ sở vật chất: Hỗ trợ diễn tập phòng, chống thiên tai ở các cấp: Mức hỗ trợ căn cứ
theo dự toán được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối của Quỹ
Dự kiến kết quả: Đến 2025, 60% cán bộ chuyên môn ở các tỉnh trọng điểm được tập huấn về
cung cấp dịch vụ y tế trong tình huống thiên tai. Ví dụ như các dịch vụ CSSKSS, cấp cứu ngoại
khoa, ngộ độc, bỏng. Đến 2020, tăng tỉ lệ này lên 100% tại tất cả các tỉnh, thành phố có nguy cơ
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
3. Tăng cường năng lực của các cơ sở y tế nhằm cung cấp dịch vụ y tế một cách hiệu
quả và kịp thời trong tình huống thiên tai
Hoạt động cụ thể: Xây dựng mô hình ứng phó với thiên tai tại cộng đồng: lồng ghép các
chương trình y tế, mô hình cộng đồng an toàn/làng an toàn/làng văn hoá sức khẻ, chăm sóc
sức khỏe cho người nghèo, mô hình quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng, quân dân y kết hợp
thành một mô hình toàn diện ứng phó với thiên tai tại cộng đồng ở các vùng trọng điểm
Đơn vị thực hiện: Trung tâm Quản lý khám chữa bệnh, Phòng nghiệp vụ Y, Dược; Phòng Kế
hoạch tài chinh, Trung tâm Quản lý khám chữa bệnh, Đơn vị Phòng chống thảm họa và tìm
kiếm cứu nạn
Đơn vị phối hợp: UBND, Các cơ quan, ban chỉ đạo phòng chống thiên tai cứu hộ cứu nạn
( Quân đội, Công anh, Đoàn thanh niên…)
Kinh phí, cơ sở vật chất: Hỗ trợ diễn tập phòng, chống thiên tai ở các cấp: Mức hỗ trợ căn cứ
theo dự toán được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và khả năng cân đối của Quỹ
Dự kiến kết quả: Đến 2025, 100% các cơ sở y tế có cơ chế phối hợp giữa bệnh viện, Y tế dự
phòng và cộng đồng trong việc xử lý các tình huống trước, trong và sau thiên tai (đặc biệt vấn
đề vệ sinh môi trường, ngăn ngừa bệnh dịch bùng phát)
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

4. Huy động mọi nguồn lực và tăng cường sự tham gia phối hợp của cộng đồng, các tổ
chức
Hoạt động cụ thể: Tăng cường vai trò chủ đạo, điều phối nguồn lực của Sở Y tế trong các hoạt
động liên quan đến khía cạnh y tế trong thiên tai
Đơn vị thực hiện: Phòng Tổ chức cán bộ
Đơn vị phối hợp: UBND, Các cơ quan, ban chỉ đạo phòng chống thiên tai cứu hộ cứu nạn
( Quân đội, Công anh, Đoàn thanh niên…)
Dự kiến kết quả: Vai trò của đơn vị chuyên trách công tác phòng chống thiên tai từ Trung ương
tới địa phương được tăng cường (cơ sở pháp lý, số lượng và chất lượng nhân sự) và cơ chế
phối hợp giữa các bên theo cách tiếp cận liên ngành được xác định và vận hành theo cơ chế đã
định
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

4. Huy động mọi nguồn lực và tăng cường sự tham gia phối hợp của cộng đồng, các tổ
chức
Hoạt động cụ thể: Xây dựng các mô hình quản lý và đáp ứng thiên tai có sự tham gia của các
tổ chức, ban ngành liên quan (bao gồm quân đội và công an) và cộng đồng
Đơn vị thực hiện: Đơn vị Phòng chống thảm họa và tìm kiếm cứu nạn, Văn phòng Bộ Y tế
Đơn vị phối hợp: UBND, Các cơ quan, ban chỉ đạo phòng chống thiên tai cứu hộ cứu nạn
( Quân đội, Công anh, Đoàn thanh niên…)
Dự kiến kết quả: Các nhóm tình nguyện của cộng đồng được hình thành và được tập huấn
nâng cao năng lực đáp ứng với thiên tai và tình huống khẩn cấp
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

4. Huy động mọi nguồn lực và tăng cường sự tham gia phối hợp của cộng đồng, các tổ
chức
Hoạt động cụ thể: Nâng cao nhận thức, vai trò của cộng đồng và sự tham gia các tổ chức
trong lĩnh vực ứng phó với thiên tai trong ngành Y tế
Đơn vị thực hiện: Phòng truyền thông
Đơn vị phối hợp: UBND, Các cơ quan, ban chỉ đạo phòng chống thiên tai cứu hộ cứu nạn
( Quân đội, Công anh, Đoàn thanh niên…)
Dự kiến kết quả: Số các kênh truyền thông, hình thức vận động và thông điệp nâng cao nhận
thức tầm quan trọng về chuẩn bị đáp ứng với thiên tai nói chung và tình huống thiên tai cụ thể
nói riêng được triển khai., Số các hội thảo quốc tế theo các chuyên đề trong lĩnh vực thiên tai
được tổ chức nhằm chia sẻ thông tin và bài học kinh nghiệm trong chuẩn bị và ứng phó với
thiên tai, Số chuyên gia quốc tế tham gia vào các hoạt động tư vấn nâng cao năng lực đào tạo,
nghiên cứu và đáp ứng trong tình huống thiên tai tới làm việc tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu
thiên tai
Kế hoạch quản lý trong và sau thảm họa lũ lụt, sạt lở tại tỉnh lào cai
năm 2025
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng,
chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;
Căn cứ Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai;
Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số
điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên
tai và Luật Đê điều; Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt
động ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn;
Căn cứ Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo,
cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai;
Căn cứ Nghị quyết số 31-NQ/TU ngày 24/7/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về công tác phòng chống
thiên tai, bảo vệ môi trường giai đoạn 2020-2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tại Văn bản số 149/SNN-PCTT ngày 22/01/2024
1. Mục tiêu:

Mục tiêu 1: Kịp thời tìm kiếm và phát hiện những người mất tích trong thảm
hoạ lũ lụt tại tỉnh Lào Cai.
Mục tiêu 2: Sơ cứu, cấp cứu kịp thời và có hiệu quả những người bị thương
trong thảm hoạ lũ lụt tại tỉnh Lào Cai
Mục tiêu 1: Kịp thời tìm kiếm và phát hiện những người mất tích trong thảm
hoạ lũ lụt tại tỉnh Lào Cai.

Hoạt động: Đảm bảo thông tin liên lạc


Hoạt động cụ thể: Huy động nguồn lực tại chỗ để cứu hộ, cứu nạn; sơ cấp cứu người bị
thương và kịp thời chuyển lên các bệnh viện gần nhất
Đơn vị thực hiện: Sở Y tế cùng với cán bộ Sở Y Tế tỉnh Lào Cai, Sở y tế, UBND huyện, cán bộ
y tế huyện
Đơn vị phối hợp: Sở tài chính, Sở thông tin và truyền thông. UBND các huyện, thị xã, thành
phố: UBND xã , phường, thị trấn
Dự kiến kết quả: Đảm bảo thông suốt từ cơ quan chỉ huy đến hiện trường tìm kiếm cứ nạn, dự
kiến 100% các trường hợp mất tích trên địa bàn có thể tìm thấy và cứu chữa kịp thời
Mục tiêu 1: Kịp thời tìm kiếm và phát hiện những người mất tích trong thảm
hoạ lũ lụt tại tỉnh Lào Cai.

Hoạt động : Tổ chức trực ứng phó thảm họa 24/24 giờ, tiếp nhận và xử lý thông tin kịp thời,
chính xác, kích hoạt hệ thống báo cáo khẩn hàng giờ về tình hình thảm họa để huy động sự hỗ
trợ tốt từ bên ngoài.
Hoạt động cụ thể: Huy động nguồn lực tại chỗ để cứu hộ, cứu nạn; sơ cấp cứu người bị
thương và kịp thời chuyển lên các bệnh viện gần nhất
Đơn vị thực hiện: BCH Quân sự huyện, BCH Bộ đội Biên phòng huyện
Dự kiến kết quả: 100% các ca mất tích phải được thông báo khẩn cấp, kịp thời tới đội trực để
huy động người đến các vùng đã được khoanh
Mục tiêu 1: Kịp thời tìm kiếm và phát hiện những người mất tích trong thảm
hoạ lũ lụt tại tỉnh Lào Cai.

Hoạt động : Bố trí, phân công người phát ngôn chính thức của ngành y tế về thông
tin diễn biến tình hình khẩn cấp với cơ quan truyền thông
Hoạt động cụ thể: Thông tin báo cáo khả năng phối hợp hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị có liên
quan trên địa bàn để ban Chỉ đạo cập nhật thông tin và tìm giải pháp hỗ trợ tích cực, đảm bảo
sử dụng hiệu quả phương châm “Năm tại chỗ”.
Đơn vị thực hiện: Đài truyền hình tỉnh Thanh Hóa, Đài phát thanh huyện và các xã
Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thị xã, thành phố; UBND xã, phường, thị trấn
Dự kiến kết quả: Đảm bảo cơ quan truyền thông có thể đưa thông tin chính xác tới
người dân toàn huyện để chung tay góp sức trong công cuộc tìm kiếm cứu hộ cứu
nạn
Mục tiêu 2: Sơ cứu, cấp cứu kịp thời và có hiệu quả những người bị thương
trong thảm hoạ lũ lụt tại tỉnh Lào Cai

Hoạt động : Tổ chức hoạt động hỗ trợ y tế trong vùng xảy ra thảm hoạ
Hoạt động cụ thể: Tổ chức thực hiện tốt nguyên tắc: Phân loại, điều trị và vận chuyển; đáp ứng
y tế tại hiện trường khi thảm họa xảy ra là thực hiện 6 nhiệm vụ cấp cứu: Phát hiện sớm, báo
cáo nhanh, đáp ứng kịp thời, chăm sóc tại hiện trường, chăm sóc trên đường vận chuyển,
chuyển nạn nhân đến nơi cấp cứu, điều trị.
Đơn vị thực hiện: Trung tâm y tế huyện Như Xuân và các cơ sở y tế
Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, ban chỉ đạo phòng chống thiên tai cứu hộ cứu nạn, người dân
tại địa phương, Đội thanh niên tình nguyện huyện, Các tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn,
người dân tại địa phương
Dự kiến kết quả: Đảm bảo công tác phân loại, điều trị và vận chuyển; đáp ứng y tế tại hiện
trường khi thảm hoạ xảy ra
Mục tiêu 2: Sơ cứu, cấp cứu kịp thời và có hiệu quả những người bị thương
trong thảm hoạ lũ lụt tại tỉnh Lào Cai

Hoạt động : Tổ chức hoạt động hỗ trợ y tế trong vùng xảy ra thảm hoạ
Hoạt động cụ thể: Đội đáp ứng nhanh của đơn vị y tế tại địa phương sẽ được huy động và tiếp
cận hiện trường để cùng phối hợp với các đơn vị chức năng tại địa phương tiếp nhận và đánh
giá nhanh mức độ thảm họa, phạm vi ảnh hưởng, nguyên nhân gây tổn thương chính và những
tổn thương có thể mắc phải đối với nạn nhân.
Đơn vị thực hiện: UBND huyện, UBND xã
Đơn vị phối hợp: Cán bộ y tế huyện, cán bộ y tế xã, Các cơ quan, ban chỉ đạo phòng chống
thiên tai cứu hộ cứu nạn, người dân tại địa phương
Dự kiến kết quả: Tiếp cận hiện trường kịp thời, đánh giá nhanh, chính xác mức độ và phạm vi
thảm hoạ, xác định nguyên nhân và đối tượng dễ tổn thương
Mục tiêu 2: Sơ cứu, cấp cứu kịp thời và có hiệu quả những người bị thương
trong thảm hoạ lũ lụt tại tỉnh Lào Cai

Hoạt động : Tổ chức hoạt động hỗ trợ y tế trong vùng xảy ra thảm hoạ
Hoạt động cụ thể: Cập nhật thông tin chung về cộng đồng bị tổn thương, những đối tượng dễ
bị tổn thương để có những biện pháp ưu tiên trong việc tìm kiếm cứu nạn.
Đơn vị thực hiện: Đài truyền hình tỉnh Lào Cai, Đài phát thanh huyện và các xã
Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, ban chỉ đạo phòng chống thiên tai cứu hộ cứu nạn, người dân
tại địa phương
Dự kiến kết quả: Đảm bảo nguồn thông tin nhanh chóng, cập nhật, chính xác
Mục tiêu 2: Sơ cứu, cấp cứu kịp thời và có hiệu quả những người bị thương
trong thảm hoạ lũ lụt tại tỉnh Lào Cai

Hoạt động : Tổ chức hoạt động hỗ trợ y tế trong vùng xảy ra thảm hoạ
Hoạt động cụ thể: Đánh giá nhanh khả năng các nguồn lực tại chỗ như kỹ năng, kiến thức,
phương tiện tại chỗ hiện có đối với các gia đình xung quanh trong việc ứng cứu tại chỗ
Đơn vị thực hiện: UBND huyện, UBND xã
Đơn vị phối hợp: Các cơ quan, ban chỉ đạo phòng chống thiên tai cứu hộ cứu nạn
Dự kiến kết quả: Đánh giá nhanh, chính xác khả năng của các nguồn lực tại chỗ
Mục tiêu 2: Sơ cứu, cấp cứu kịp thời và có hiệu quả những người bị thương
trong thảm hoạ lũ lụt tại tỉnh Lào Cai

Hoạt động : Tổ chức hoạt động hỗ trợ y tế trong vùng xảy ra thảm hoạ
Hoạt động cụ thể: Tiến hành phân loại thương tật và vận chuyển nạn nhân ra ngoài vùng ảnh
hưởng cùng với các lực lượng ứng cứu tại chỗ của địa phương
Đơn vị thực hiện: Các cơ quan, ban chỉ đạo phòng chống thiên tai cứu hộ cứu nạn
Dự kiến kết quả: Phân loại nhanh, chính xác và đảm bảo vận chuyển nạn nhân kịp thời, an
toàn
Mục tiêu 2: Sơ cứu, cấp cứu kịp thời và có hiệu quả những người bị thương
trong thảm hoạ lũ lụt tại tỉnh Lào Cai

Hoạt động : Hỗ trợ tổ chức cứu trợ y tế ngoài vùng xảy ra thảm hoạ và tại các cơ sở y tế lân
cận
Hoạt động cụ thể: Kích hoạt hệ thống khẩn cấp, bố trí nguồn nhân lực tại chỗ của các cơ sở y
tế tại khu vực lân cận nơi xảy ra thảm họa để kịp thời hỗ trợ, điều động khi cần thiết, bố trí trực
thảm họa 24/24 giờ
Đơn vị thực hiện: UBND huyện, UBND xã
Đơn vị phối hợp: Trung tâm y tế huyện Như Xuân và các cơ sở y tế
Dự kiến kết quả: Đảm bảo nguồn nhân lực để hoạt động kịp thời, hiệu quả mọi thời điểm
Mục tiêu 2: Sơ cứu, cấp cứu kịp thời và có hiệu quả những người bị thương
trong thảm hoạ lũ lụt tại tỉnh Lào Cai

Hoạt động : Hỗ trợ tổ chức cứu trợ y tế ngoài vùng xảy ra thảm hoạ và tại các cơ sở y tế lân
cận
Hoạt động cụ thể: Huy động nguồn nhân lực tại chỗ và hỗ trợ của vùng lân cận cũng như
phương tiện, trang thiết bị thiết yếu để thực hiện các thủ thuật cần thiết nhằm hạn chế tối đa
mức độ thương vong
Đơn vị thực hiện: UBND huyện, UBND xã
Đơn vị phối hợp: Trung tâm y tế huyện Như Xuân và các cơ sở y tế
Dự kiến kết quả: Đảm bảo nguồn nhân lực, vật lực đáp ứng kịp thời trong mọi thời điểm
Mục tiêu 2: Sơ cứu, cấp cứu kịp thời và có hiệu quả những người bị thương
trong thảm hoạ lũ lụt tại tỉnh Lào Cai

Hoạt động : Hỗ trợ tổ chức cứu trợ y tế ngoài vùng xảy ra thảm hoạ và tại các cơ sở y tế lân
cận
Hoạt động cụ thể: Tiến hành phân loại tiếp tục để chuyển lên vùng an toàn và xử lý như trường
hợp tai nạn thông thường tại các cơ sở y tế.
Đơn vị thực hiện: Trung tâm y tế huyện và các cơ sở y tế
Đơn vị phối hợp: Cán bộ y tế TTYT huyện, cán bộ y tế TYT xã, Đội thanh niên tình nguyện
huyện, người dân tại địa phương
Dự kiến kết quả: Phân loại nhanh, chính xác và đảm bảo vận chuyển, xử lí nạn nhân kịp thời,
an toàn
Mục tiêu 2: Sơ cứu, cấp cứu kịp thời và có hiệu quả những người bị thương
trong thảm hoạ lũ lụt tại tỉnh Lào Cai

Hoạt động : Hỗ trợ tổ chức cứu trợ y tế ngoài vùng xảy ra thảm hoạ và tại các cơ sở y tế lân
cận
Hoạt động cụ thể: Tổ chức huy động mọi nguồn lực tại chỗ cũng như hỗ trợ từ bên ngoài để
đáp ứng nhu cầu cấp cứu nạn nhân của thảm họa..
Đơn vị thực hiện: UBND huyện, UBND xã
Đơn vị phối hợp: Đội thanh niên tình nguyện huyện, người dân tại địa phương
Dự kiến kết quả: Huy động được nguồn lực mạnh để đáp ứng nhu cầu cấp cứu nạn nhân
Mục tiêu 2: Sơ cứu, cấp cứu kịp thời và có hiệu quả những người bị thương
trong thảm hoạ lũ lụt tại tỉnh Lào Cai

Hoạt động : Hỗ trợ tổ chức cứu trợ y tế ngoài vùng xảy ra thảm hoạ và tại các cơ sở y tế lân
cận
Hoạt động cụ thể: Kịp thời động viên thăm hỏi, kêu gọi hỗ trợ giúp đỡ cho những nạn nhân bị
tổn thương trong thảm họa
Đơn vị thực hiện: UBND huyện, UBND xã
Đơn vị phối hợp: Cán bộ y tế TTYT huyện, cán bộ y tế TYT xã, Đội thanh niên tình nguyện
huyện, người dân tại địa phương
Dự kiến kết quả: Giúp nạn nhân ổn định tâm lí và yên tâm điều trị
II. Quản lý sau thảm hoạ

1. Mục tiêu và giải pháp thực hiện


Mục tiêu: Đảm bảo các vấn đề sức khoẻ và phòng tránh dịch bệnh phát sinh sau mưa lũ
Giải pháp: Đảm bảo người dân được cung cấp đủ nhu yếu phẩm cần thiết cũng như nước
sạch, đảm bảo người dân xử lý được nguồn nước bị ô nhiễm sau lũ lụt, đảm bảo phòng tránh
dịch bệnh phát sinh sau mưa lũ
II. Quản lý sau thảm hoạ

1. Mục tiêu và giải pháp thực hiện


Phương pháp thực hiện: Trung tâm Y tế huyện hướng dẫn, kiểm tra, tổ chức thực hiện công
tác phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, xử lý nước cấp cho ăn uống, sinh hoạt trước,
trong và sau bão lụt cho Nhân dân trên địa bàn.
- Phối hợp với các ban, ngành liên quan tăng cường truyền thông, giáo dục sức khỏe, công tác
vệ sinh môi trường, xử lý nước ăn uống, sinh hoạt, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng
chống dịch bệnh trong mùa mưa bão.
- Tổ chức kiểm tra, giám sát công tác an toàn vệ sinh thực phẩm, cung cấp nước sạch tại các
vùng trọng điểm;
- Tích cực hướng dẫn và vận động nhân dân xử lý phân, nước, rác, tuyên truyền, hướng dẫn
nhân dân chuẩn bị phương tiện trữ nước cho sinh hoạt và túi thuốc gia đình thông thường để tự
phục vụ khi bị lũ lụt chia cắt.
- Có biện pháp quản lý chặt chẽ các ổ dịch cũ, kịp thời phát hiện, giám sát và xử lý dịch kịp thời
khi có dịch bệnh xảy ra.
II. Quản lý sau thảm hoạ

1. Mục tiêu và giải pháp thực hiện


Mục tiêu: Đảm bảo an toàn tinh mạng cho người dân trong và sau thảm họa
Giải pháp: Thực hiện cứu nạn, cứu hộ kịp thời trong và sau thảm họa, sơ cứu, vận chuyển,
điều trị kịp thời cho các nạn nhân trong thảm họa
Phương pháp thực hiện: Điều động các đội phản ứng nhanh phối hợp với các đơn vị bộ dội,
dân quân thực hiện giải cứu các nạn nhân trong thảm họa, thực hiện sơ cứu, phân loại, vận
chuyển nạn nhân đến các trạm y tế, bệnh viện dã chiến gần nhất, chữa trị cho các nạn nhân tại
các cơ sở y tế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trong quá trình thực hiện xây dựng Kế hoạch quản lý trước, trong và sau thảm
họa lũ lụt, sạt lở tại tỉnh Lào Cai năm 2025, nhóm 2 chúng tôi đã tham khảo một số
thông tin, số liệu, trích dẫn từ các tài liệu sau
Tiếng Việt
1. Sổ tay xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai tại các cấp địa phương - Tập 2
( Tổng cục Phòng, chống thiên tai - Bộ NN&PTNT)
2. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn, “Tài liệu tập huấn Thích ứng với biến
đổi khí hậu và giảm thiểu rủi ro thiên tai”, 2012
3. Kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn Thành Phố
Lào Cai năm 2023 - UBND TP Lào Cai
4. Giáo trình Y học thảm hoạ - trường ĐH Y Dược Thái Nguyên
5. Các tài liệu khác liên quan
IV. KẾT LUẬN

Trên cơ sở các tài liệu thu thập, cập nhật, chúng tôi đã tập trung phân tích đánh giá các vấn đề,
gồm đặc điểm điều kiện tự nhiên, đặc điểm dân sinh – kinh tế xã hội tỉnh, đặc điểm kết cấu hạ
tầng. Kế hoạch đã tổng hợp, phân tích, đánh giá được hiện trạng công tác phòng chống lũ lụt
sạt lở của tỉnh Lào Cai.

Từ diễn biến về lũ lụt, sạt lở, hiện trạng hạ tầng PCTT hàng năm, chúng tôi đã tiến hành đánh
giá rủi ro, gồm đánh giá độ lớn của lũ lụt sạt lở đất, đánh giá tính dễ bị tổn thương đối với con
người, cơ sở hạ tầng, kinh tế do lũ lụt sạt lở gây ra; đánh giá năng lực PCTT của ngành y tế cấp
xã, phường, thị trấn.

Từ đó chúng tôi xây dựng kế hoạch quản lý trước thảm họa liên quan mật thiết đến y tế nhằm:
Tăng cường năng lực hệ thống điều hành, quản lý và đáp ứng thiên tai của bộ Y tế. Xây dựng
và hoàn thiện cơ chế chính sách của của sở Y tế. Tăng cường năng lực của các cơ sở y tế
nhằm cung cấp dịch vụ y tế một cách hiệu quả và kịp thời trong tình huống lũ lụt, sạt lở đất.
IV. KẾT LUẬN

Căn cứ cấp độ rủi ro của lũ lụt sạt lở đất đã xác định, chúng tôi đã xây dựng kế hoạch ứng phó
trong thảm họa các được các biện pháp nhằm kịp thời tìm kiếm và phát hiện những người mất
tích trong thảm hoạ lũ lụt, sơ cứu, cấp cứu kịp thời và có hiệu quả những người bị thương trong
thảm hoạ lũ lụt.

Song song là kế hoạch khắc phục hậu quả do thiên tai đem lại đảm bảo các vấn đề sức khỏe và
dịch bệnh phát sinh sau mưa lũ, tiếp tục thực hiện tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ kịp thời để đảm
bảo an toàn tính mạng cho người dân.. Để đảm bảo thực hiện Kế hoạch, công tác về chế độ
thông tin, báo cáo giám sát thực hiện Kế hoạch phải được thực hiện đầy đủ, định kỳ.
V. KHUYẾN NGHỊ, BÀI HỌC KINH NGHIỆM
1. Khuyến nghị
Thứ nhất, phối hợp với địa phương sớm xây dựng mô hình toàn diện ứng phó với thiên tai tại
cộng đồng. Mô hình này này phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Thứ hai,việc tổ chức thực hiện tổ chức diễn tập nâng cao năng lực của cán bộ đối với khu vực
sẽ chịu ảnh hưởng của thiên tai phải có chất lượng như diễn tập khu vực phòng thủ của quân
khu, tỉnh, huyện đã làm hàng năm. Tránh hiện tượng tổ chức nhưng hình thức, hời hợt, chiếu lệ;
thiếu sự tham gia, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị.
Thứ ba, phối hợp với địa phương nhằm tăng cường công tác tuyên truyền phòng tránh lũ lụt sạt
lở đất ở địa phương. Nội dung trên phải được tuyên truyền rộng rãi với nhiều hình thức sách,
báo, loa đài, mạng xã hội,...
V. KHUYẾN NGHỊ, BÀI HỌC KINH NGHIỆM
2. Bài học kinh nghiệm
Chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt là phối hợp chặt chẽ với Lãnh đạo,
Ban Chỉ đạo, UBND Tỉnh và các Bộ, ngành là hết sức cần thiết, quan trọng, hiệu quả
Cần tăng cường nhận thức của chính quyền các cấp và người dân trong việc chủ động phòng
tránh thiên tai.
Tiếp tục nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ y tế trong việc ứng phó với tình trạng khẩn cấp
xảy ra do lũ lụt, sạt lở đất.
Xây dựng kế hoạch, phương án PCTT, tổ chức diễn tập, huấn luyện thuần thục để sẵn sàng
ứng phó kịp thời.
Tăng cường trang thiết bị, vật tư y tế, dự trù thiết bị cho tình huống khẩn cấp xảy ra bất kì lúc
nào.
Tiếp tục phát huy phương châm “4 tại chỗ”: “Chủ động phòng, tránh-ứng phó kịp thời-khắc phục
khẩn trương và có hiệu quả”.
Teacher binder infographics
Venus is the second Despite being red, Mars Saturn is a gas giant and
planet from the Sun is a cold place has several rings
Step #2 Step #4 Goal

Step #1 Step #3 Step #5


Mercury is the closest Earth is the third planet Jupiter is the biggest
planet to the Sun from the Sun planet in the System

You might also like